439
Chiến Lược Hội Thánh Tăng Trưởng Tác giả: Benjamin P. Shinde Giới thiệu khóa học ĐƠN VỊ MỘT: TIẾP NHẬN CÁC NGUYÊN TẮC TĂNG TRƯỞNG TRONG THÁNH KINH 1. Xây Dựng Các Hội Thánh Tân Ước 2. Trung Tín Trong Những Trách Nhiệm Phức Tạp 3. Chấp Nhận Những Điều Ưu Tiên Của Đức Chúa Trời 4. Cộ ng Tác Với Đức Chúa Trời Trong Sự Phục Hưng ĐƠN VỊ HAI: PHÂN TÍCH SỰ TĂNG TRƯỞNG TẠI HỘI THÁNH CỦA BẠN 5. Nắm Lấy Các Vấn Đề Trong Hội Thánh Của Bạn 6. Tìm Kiếm Nguyên Nhân An Sau Các Vấn Đề 7. Nhìn Vào Khả Năng Của Bạn ĐƠN VỊ BA: XEM XÉT CÁNH ĐỒNG CỦA BẠN 8. Nghiên Cứu Cơ Cấu Xã Hội 9. Di Chuyển Đến Những Vùng Dễ Tiếp Nhận Tin Lành 10. Tiếp Xúc Với Cả Hai: Các Giai Cấp Và Quần Chúng Lao Động 11. Xem Xét Công Việc Của Bạn ĐƠN VỊ BỐN: HỢP TÁC TRONG NHỮNG KẾT HOẠCH DÀNH CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG 12. Truyền Giảng Cho Các Thành Phố 13. Hoạt Động Cho Các Phong Trào Quần Chúng 14. Sử Dụng Các Nguyên Tắc Hội Thánh Bản Xứ 15. Lập Các Kế Hoạch Táo Bạo Cho Sự Tăng Trưởng

Chien luot ht tang truong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chien luot ht tang truong

Chiến Lược Hội Thánh Tăng Trưởng Tác giả: Benjamin P. Shinde

Giới thiệu khóa học

ĐƠN VỊ MỘT: TIẾP NHẬN CÁC NGUYÊN TẮC TĂNG TRƯỞNG TRONG THÁNH KINH

1. Xây Dựng Các Hội Thánh Tân Ước2. Trung Tín Trong Những Trách Nhiệm Phức Tạp 3. Chấp Nhận Những Điều Ưu Tiên Của Đức Chúa Trời 4. Cộ ng Tác Với Đức Chúa Trời Trong Sự Phục Hưng

ĐƠN VỊ HAI: PHÂN TÍCH SỰ TĂNG TRƯỞNG TẠI HỘI THÁNH CỦA BẠN

5. Nắm Lấy Các Vấn Đề Trong Hội Thánh Của Bạn 6. Tìm Kiếm Nguyên Nhân An Sau Các Vấn Đề 7. Nhìn Vào Khả Năng Của Bạn

ĐƠN VỊ BA: XEM XÉT CÁNH ĐỒNG CỦA BẠN

8. Nghiên Cứu Cơ Cấu Xã Hội 9. Di Chuyển Đến Những Vùng Dễ Tiếp Nhận Tin Lành 10. Tiếp Xúc Với Cả Hai: Các Giai Cấp Và Quần Chúng Lao Động 11. Xem Xét Công Việc Của Bạn

ĐƠN VỊ BỐN: HỢP TÁC TRONG NHỮNG KẾT HOẠCH DÀNH CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG

12. Truyền Giảng Cho Các Thành Phố 13. Hoạt Động Cho Các Phong Trào Quần Chúng 14. Sử Dụng Các Nguyên Tắc Hội Thánh Bản Xứ 15. Lập Các Kế Hoạch Táo Bạo Cho Sự Tăng Trưởng

Giới Thiệu Khoá Trình

Tiếp cận với Chiến lược Hội thánh tăng trưởng

Chiến lược là một từ ngữ của quân sự. Nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Lãnh đạo một đội quân”. Ý nghĩa chính yếu của nó liên hệ đến việc điều hành quân sự, nhưng nó được dùng cho việc hoạch định và thi hành khéo léo bất cứ việc gì.

Page 2: Chien luot ht tang truong

Chắc bạn tự hỏi định nghĩa này liên quan gì đến Hội thánh? Mục sư và các tín đồ lãnh đạo nghĩ rằng Hội thánh đang chuẩn bị tấn công kẻ thù sao? Đúng là như vậy ! Nhưng điều rất quan trọng là cuộc chiến của chúng ta không phải là chiến đấu với con người hay chính quyền. Hội thánh chiến đấu với Satan và các thế lực xấu xa của nó. Đấng Christ đã phán: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta” và Satan đang cố tiêu diệt Hội thánh. Nó đang cố gắng làm Hội thánh suy yếu phần thuộc linh, làm Hội Thánh xao lãng với các mục đích chính của Hội thánh, làm Hội thánh không tiến bộ được.

Là một người lãnh đạo Hội thánh trong vùng của bạn, bạn cần phải “điều binh của mình vào các vị trí thuận lợi nhất “để thắng hơn sự chống cự của địch quân. Bạn cần phải am tường các mục tiêu chính của Hội Thánh là gì, và cách tốt nhất để bạn có thể đạt đến chúng, những tiến trình hành động nào sẽ giúp ích và tiến trình nào sẽ ngăn trở bước tiến quân của bạn. Và bạn có trách nhiệm chia sẻ kiến thức này cho những người khác. Công tác lãnh đạo bao gồm việc giúp người ta đi theo chiến lược đã hoạch định để vượt qua mọi chướng ngại vật và đạt đến được một mục tiêu rõ ràng. Đó là những gì mà giáo trình này sẽ nói đến.

Những chiến lược Hội thánh tăng trưởng không chỉ đề cập đến trận chiến giữa chúng ta với Satan mà thôi, nhưng còn hơn thế nữa - đề cập đến sự tăng trưởng. Hội Thánh không chỉ là một tổ chức. Hội thánh là một cơ thể, một thân thể sống động có khả năng tự tăng trưởng và tự sinh sôi. Mỗi Hội thánh địa phương đều có tiềm năng để tự sinh sôi, để mở mang các Hội Thánh khác. Đây là một phần trong chiến lược của Đấng Christ và là trách nhiệm của chúng ta.

Đấng Christ đã cung cấp kiểu mẫu và động lực để Hội thánh tăng trưởng trong Cong Cv 1:8. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất”. Ở đây, chúng ta có kiểu mẫu cho việc mở mang Hội thánh: 1) tại cộng đồng quê hương chúng ta (Giêrusalem của chúng ta), 2) Các miền hoặc tiểu bang lân cận (xứ Giuđê của chúng ta) 3) ở các tỉnh thành lân cận và 4) Trong các quốc gia trên khắp thế giới. Chiến lược căn bản này kêu gọi mọi Hội Thánh địa phương phải thực hiện phần việc của mình bằng cách vâng mạng lịnh của Đấng Christ. Khi Hội thánh làm như vậy, chúng ta sẽ thấy qui trình này được hoàn chỉnh, mục tiêu được hoàn tất và giành lấy thắng lợi cuối cùng: đắc thắng Satan!

Vì thế, giáo trình này được soạn ra để giúp bạn và Hội thánh bạn làm trọn toàn bộ chiến lược Hội thánh tăng trưởng. Các bài học sẽ cho bạn thấy cách áp dụng các nguyên tắc trong Kinh thánh vào các hoàn cảnh của bạn. Bạn sẽ học hỏi cách phân tích các sổ sách và các tình trạng, khám phá các nguyên nhân khiến cho Hội thánh

Page 3: Chien luot ht tang truong

tăng trưởng hoặc ngăn trở sự tăng trưởng của Hội thánh trong vùng của bạn. Bạn sẽ nghiên cứu cơ cấu xã hội và hiểu cách đem dân chúng đến cho Đấng Christ cách hữu hiệu hơn. Dầu bạn hoạt động trong một thành phố hay một quốc gia, tại một Hội thánh nhỏ hay Hội thánh lớn, bạn cũng thấy những gợi ý thực tiễn và các ví dụ sẽ thôi thúc sự tăng trưởng của Hội thánh trong các hoàn cảnh tương tự.

Các công tác trong giáo trình sẽ giúp bạn áp dụng các nguyên tắc này. Và khi bạn làm việc, Chúa sẽ cùng làm việc với bạn, ban phước cho bạn và khiến Hội thánh Ngài phải tăng trưởng!

Mô tả giáo trình Chiến lược Hội thánh tăng trưởng (CA 3023 - Tín chỉ : 3 giờ)

Giáo trình này chủ yếu dành cho Mục sư, các nhà lãnh đạo Hội thánh, các giáo sĩ. Tuy nhiên, các nhân sự không chuyên và các sinh viên đang được huấn luyện trong chức vụ cũng sẽ thấy nó rất hữu ích. Giáo trình này đề cập đến các động lực thuộc linh, văn hóa, xã hội trong sự tăng trưởng Hội thánh. Học viên sẽ học hỏi cách nghiên cứu để chẩn đoán cho một Hội thánh địa phương, và khám phá các nguyên nhân làm cho tăng trưởng hay không tăng trưởng. Học viên sẽ nghiên cứu chiến lược căn bản để Hội thánh tăng trưởng và thấy nhiều ví dụ để áp dụng nó vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sách giáo khoa trình bày các nguyên tắc căn bản trong sự tăng trưởng của Hội thánh. Điểm nhấn mạnh chính trong giáo trình là việc ứng dụng thực tiễn các nguyên tắc này vào lĩnh vực làm việc riêng biệt của học viên. Các câu hỏi nghiên cứu, các công tác đặc biệt và các bảng tường trình của học viên được soạn cho mục đích này.

Các mục tiêu của giáo trình

Khi học xong giáo trình, bạn sẽ có thể:1.Dạy hoặc giảng về bản chất và sự tăng trưởng của Hội thánh.2.Lần theo sự tăng trưởng của Hội thánh trong sách Công vụ và áp dụng các nguyên tắc được sử dụng nơi đó để phát triển Hội thánh hiện nay.3.Bày tỏ cho những người được bạn chăm sóc về tình trạng cần thiết phải điều chỉnh các điều ưu tiên được tìm thấy trong Mat Mt 28:18-20.4.Phân tích sự tăng trưởng của một Hội thánh địa phương, dùng đồ thị diễn tả các chiều hướng và nghiên cứu để khám phá nguyên nhân của sự tăng trưởng hay không tăng trưởng.5.Nêu các ví dụ về các mẫu tăng trưởng khác nhau tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và bàn luận về sự thích ứng của chúng cho các 6.Hội thánh trong vùng của bạn.7.Nhận ra cơ cấu xã hội và các đặc trưng của nền văn hóa trong các cộng đồng bạn đang hoạt động và chọn những phương pháp thích hợp nhất để xây dựng tại đó các

Page 4: Chien luot ht tang truong

Hội thánh bản xứ vững mạnh.8.Cộng tác với các nhân sự khác trong các chương trình truyền giảng tại các thành phố, đem Tin lành đến tận từng tầng lớp xã hội, mở mang các Hội thánh bản xứ, và làm việc cho các phong trào quần chúng trong các cộng đoàn.9.Dùng các kỹ thuật Hội thánh tăng trưởng để khám phá các vùng dễ tiếp nhận trong cánh đồng của bạn và thi hành các bước cần thiết để mở mang các Hội thánh tại đó.10.Xác định các mục tiêu cho sự tăng trưởng trong tương lai tại các vùng bạn đang thi hành chức vụ.11.Công nhận Đức Thánh Linh là sức mạnh năng động để bạn và những người được bạn chăm sóc thực hiện Đại Mạng Lịnh.

Sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn nghiên cứu

Bạn sẽ dùng Chiến Lược Hội Thánh Tăng Trưởng : Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu của Benjamin Shinde cùng với các sách giáo khoa kèm theo.1. Hiểu biết sự tăng trưởng của HộiThánh của Donald A. Mc Gavran. Grand Rapids, Michigan, U.S.A: Công ty xuất bản Wm. B. Eerdmans, An bản 1970 hoặc bản hiệu đính 1990.2. Hội thánh bản xứ của Melvin L.Hodges. Springfield, Missouri, U.S.A : Nhà xuất bản Tin Lành, An bản 1976.3. Kinh thánh : Các đoạn Kinh Thánh trích dẫn trong sách giáo khoa thuộc về bản King James Version và bản Revised Standard Version. Các phần trưng dẫn trong tài liệu hướng dẫn nghiên cứu trích từ Bản New International Version.

Thời gian học

Thời gian thực sự bạn cần cho mỗi bài tùy thuộc vào kiến thức của bạn về chủ đề và tùy thuộc vào kỹ năng nghiên cứu của bạn trước khi bước vào khóa học. Thời gian học còn tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các chỉ dẫn phát huy các kỹ năng cần thiết cho việc nghiên cứu. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập để bạn dành đủ thời gian đạt được các mục tiêu tác giả đã đề ra cũng như các mục tiêu của riêng bạn.

Cơ cấu bài học và cách học

Mỗi bài học gồm có 1) tựa đề, 2) nhập đề, 3) dàn bài, 4) các mục tiêu bài học, 5) các sinh hoạt học tập, 6) các từ then chốt, 6) khai triển bài học, gồm có các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài tự trắc nghiệm và 9) phần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu.

Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về chủ đề, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất khi nghiên cứu và biết phải học điều

Page 5: Chien luot ht tang truong

gì.

Phần khai triển bài học trong tài liệu này đi kèm với việc đọc sách giáo khoa theo từng đề tài. Điều này giúp bạn dễ dàng nghiên cứu tài liệu theo từng đề tài, trước hết trong sách giáo khoa rồi sau đó đến tài liệu hướng dẫn, bạn có thể tận dụng bất cứ khoảng thời gian ngắn nào bạn có, thay vì phải chờ cho đến lúc có đủ thời gian học toàn bài một lúc. Những lời giải thích, các bài tập, các câu trả lời đều đã được soạn nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu của bài học.

Điều quan trọng là phải phản ánh được từng trải cá nhân của bạn dựa theo những gì bạn đã học, và áp dụng điều bạn đã học vào các tình huống bạn được biết. Vì không phải lúc nào cũng có thể trả lời cụ thể cho thích hợp với các từng trải và các tình huống đa dạng của các học viên, chúng tôi đề nghị bạn thảo luận với người khác về câu trả lời của bạn khi tài liệu hướng dẫn không đưa ra câu hỏi và các đề tài sẽ làm cho việc nghiên cứu của bạn thêm hào hứng.

Trong một số bài học, cách tổ chức bài học và cách nghiên cứu căn bản này được làm phong phú thêm nhờ các công tác đặc biệt ở cuối bài.

Các công tác đặc biệt, công tác nhiệm ý, và các Bảng tường trình sẽ giúp bạn phân tích các tình trạng tại nơi bạn ở và cách áp dụng các nguyên tắc bạn đang nghiên cứu. Các Bảng tường trình sẽ cho phép hướng dẫn viên ICI của bạn có thể giúp bạn về bất cứ nan đề nào bạn gặp và nêu cho bạn các sự giúp đỡ có giá trị. Ở những nơi giáo trình này được dạy trong lớp hoặc trong trường, hướng dẫn viên có thể đưa lớp đi thăm thực tế tại một số vùng và nghiên cứu tỉ mỉ hơn về sự tăng trưởng của Hội thánh tại vùng của bạn.

Hãy sử dụng vở của bạn khi cần phải viết ra những phần sau đây: các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu (khi tài liệu không dành chỗ để trả lời), các bố cục, các bài viết khác, các ghi chú bạn chọn để đạt được các mục tiêu bài học, và các từ trong nội dung bài học có ý nghĩa quan trọng nhưng sách giáo khoa hoặc tài liệu này không giải thích rõ. Bạn cũng có thể ghi chú vào phần lề rộng rãi trong tài liệu này.

Bạn sẽ tìm thấy trong sách giáo khoa, trong tài liệu này các thông tin, các bố cục, các bảng biểu diễn, họa đồ, và các ví dụ có giá trị mà bạn có thể dùng để giảng dạy.

Các phương pháp nghiên cứu

Hãy đọc cẩn thận các lời khuyên về phương pháp nghiên cứu có ghi trong tập học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ ICI mong bạn học cách nào, và hãy ôn lại một nhóm bài học để làm phần đánh giá tiến bộ đơn vị, và chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Nếu bạn không nghiên cứu thường xuyên theo sách ICI chỉ dẫn bạn hãy sửa

Page 6: Chien luot ht tang truong

đổi phương pháp nghiên cứu sao cho bạn có thể đạt được thành quả cao nhất trong khóa học này.

Các phương pháp nghiên cứu tài liệu này

Bạn có thể tự nghiên cứu hoặc nghiên cứu trong một nhóm hay một lớp. Vì ICI cung cấp giáo trình này để tự nghiên cứu, nên tài liệu hướng dẫn nghiên cứu chủ yếu được soạn để tự nghiên cứu. Toàn bộ công việc của bạn đều có thể hoàn tất qua bưu điện, trừ kỳ thi cuối khóa cần phải được tổ chức dưới sự giám sát của giám khảo ICI.

Có lẽ bạn đã tham dự khóa học này trong trường Cao Đẳng Kinh Thánh, trong một chương trình mở rộng trong trường, hoặc trong một chương trình mở rộng của chính ICI các chương này có thể kết hợp một số công tác trong lớp với việc tự nghiên cứu. Dầu trong các lớp ấy hay trong các nhóm nghiên cứu, việc làm các bài tập nghiên cứu đều giúp bạn giải quyết các yêu cầu của giáo trình này.

Nếu bạn nghiên cứu giáo trình này không theo cách tự nghiên cứu, bạn sẽ có một giáo sư cho riêng bạn. Tất cả các hướng dẫn viên của bạn trong khóa học đều sẽ do vị giáo sư nầy cử đến. Ông có thể hoặc không cần giữ theo các chỉ dẫn trong tài liệu nghiên cứu. Các hướng dẫn của ông sẽ nắm quyền ưu tiên hơn những chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn nghiên cứu. Bạn phải tuân theo sự hướng dẫn của ông ta.

Có lẽ bạn sẽ thích thú khi dùng giáo trình này trong một nhóm nghiên cứu Kinh thánh tại gia, trong một lớp học Kinh thánh tại Hội thánh, hoặc với các sinh viên trong trường Cao đẳng. Bạn sẽ thấy cả chủ đề lẫn các phương pháp nghiên cứu đều xuất sắc cho các mục đích này. Tài liệu này sẽ là một công cụ hỗ trợ vô giá cho cả học viên cũng như giáo viên.

Chứng chỉ cho khóa học

Đây là một giáo trình Cao Đẳng. Bạn có thể lấy chứng chỉ qua kỳ thi 3 giờ với ICI hoặc bất cứ tổ chức nào cung cấp tài liệu này cho bạn. Bất cứ sinh viên ICI nào hoàn tất thành công khóa học đều sẽ được nhận chứng chỉ trong chương trình đào tạo của chúng tôi. Tuy nhiên, bạn có thể nghiên cứu tài liệu này mà không cần lấy chứng chỉ, nếu như bạn muốn. Trong trường hợp này, bạn không bị bắt buộc làm bài thi hoặc thực hiện các công tác trong bài. Đời sống bạn sẽ được phong phú nhờ đọc sách giáo khoa và sử dụng tài liệu hướng dẫn này theo cách bạn thích khi nghiên cứu.

Chứng chỉ qua kỳ thi

Để nhận được chứng chỉ, bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài này phải được viết

Page 7: Chien luot ht tang truong

trước mặt giám khảo ICI được cử đến trong vùng bạn. Hướng dẫn viên ICI sẽ cho bạn biết thêm chi tiết.

Nếu bạn đang theo học để lấy chứng chỉ này tại một tổ chức khác, bạn cũng có thể nhận được chứng chỉ của ICI nếu thi đậu kỳ thi cuối khóa. Do các bài tập trong tài liệu này được dọn để chuẩn bị cho bạn thi cuối khóa, chắc bạn cần làm hết mọi bài tập cùng với các công việc được giáo viên trong lớp giao cho khi bạn đang nghiên cứu tài liệu này. Tuy bạn đã học xong tài liệu, nhưng bạn phải thi đậu mới được nhận chứng chỉ.

Xếp hạng cuối khóa

Việc xếp hạng cuối khóa sẽ dựa trên bài thi cuối khóa có giám định (90%) và các công tác đặc biệt và các bản tường trình (10%). Từ 90-100 sẽ được xếp hạng A (hạng ưu); 80-89 - B (trên trung bình); 70-79:C (trung bình); 60-69: D (dưới trung bình); 0-59: U (không được cấp chứng chỉ)

Tập học viên

Kèm theo tài hướng dẫn nghiên cứu của ICI, bạn còn nhận được một gói nhỏ có tên là “tập học viên”. Trong đó có các mẫu đơn để bạn tường trình và các câu hỏi ôn tập để bạn trả lời cuối mỗi đơn vị. Tất cả các thứ này đều phải gởi đến cho hướng dẫn viên ICI của bạn để có thể đánh giá được tiến bộ của bạn. Trong tập học viên, bạn sẽ thấy các chỉ dẫn và địa chỉ văn phòng ICI để bạn sẽ gởi các mẫu đơn đến. Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu sẽ yêu cầu bạn mỗi khi cần điền vào các mẫu đơn. Bài thi cuối khóa không nằm trong tập học viên. Nó sẽ được gởi cho vị giám khảo của bạn.

Phần đánh giá tiến bộ đơn vị và bài thi cuối khóa

Nếu bạn tự nghiên cứu với ICI, bạn đã được tập học viên có đầy đủ bốn phần Đánh giá tiến bộ đơn vị (từ đơn vị 1 đến đơn vị 4). Các chỉ dẫn cần thiết có sẵn trong tài liệu hướng dẫn và tập học viên.

Bài thi cuối khóa bao gồm toàn bộ tài liệu trong bốn phần đánh giá tiến bộ các đơn vị.

Tác giả của loạt bài này

Tác giả tài liệu của bạn là Tiến sĩ Benjamin P. Shinde, hiện là giáo sư đào tạo tại viện Cao Đẳng Kinh Thánh Đông Á, cũng là giáo sư giảng dạy của trường. Ngoài chức vụ dạy dỗ, ông còn là Phụ tá Quản nhiệm Giáo hạt miền Trung của Hội thánh Phúc âm Ngũ Tuần tại Nam An Độ, và làm Mục sư của một chi hội trong một

Page 8: Chien luot ht tang truong

thành phố của Bangalore, An Độ.

Dr. Shinde nhận bằng cử nhân Thần học của Đại Chủng Viện Union Biblical Seminary, Yeotmal, An Độ, vào năm 1963. Đến năm 1967, ông nhận bằng Cao học Thần học tại Đại Chủng Viện Thần Học Asbury, Wilmore, Kentucky. Năm 1974, ông nhận được bằng Cao học Văn chương về truyền giáo của Đại Chủng Viện Thần học Fuller, Pasadena, California, và nhận bằng cấp Tiến sĩ về Truyền giáo cũng tại Chủng viện này năm 1975. Tiến sĩ Shinde đã lập gia đình và có ba người con.

Hướng dẫn viên ICI của bạn

Hướng dẫn viên ICI sẽ rất vui giúp bạn bằng bất cứ cách nào có thể được. Hãy hỏi hướng dẫn viên bất cứ thắc mắc nào trong việc thu xếp cho kỳ thi cuối khóa. Hãy viết thư cho người ấy đúng lúc để tránh bị chờ đợi giữa lúc bạn ôn tập và thi cuối khóa. Nếu có nhiều người muốn cùng nghiên cứu chúng, hãy yêu cầu hướng dẫn viên thu xếp cho việc nghiên cứu của nhóm.

Nguyện Chúa ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu tài liệu Chiến Lược Hội Thánh Tăng Trưởng. Mong rằng nó làm phong phú thêm đời sống và chức vụ của bạn và giúp bạn làm phận sự của mình trong thân thể Đấng Christ được hữu hiệu hơn.

Hỡi các Thánh đồ của Chúa ! Một nền tảng kiên cố biết bao được lập cho đức tin ngươi nơi Lời tuyệt diệu của Ngài

Xây Dựng Các Hội Thánh - Tân Ước

Suốt bao thế kỷ, các bài Thánh ca vĩ đại của con dân Chúa đã công bố chân lý: Thánh Kinh - Lời của Đức Chúa Trời - làm nền tảng cho đức tin của chúng ta và hướng dẫn cho lối cư xử của chúng ta. Trong giáo trình này, chúng ta sẽ thấy Kinh Thánh là nền tảng cho đức tin và hành động của chúng ta trong chiến lược của Hội thánh. Kinh thánh cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời muốn Hội thánh tăng trưởng như thế nào. Vì vậy, chiến lược cơ bản của chúng ta trong sự tăng trưởng của Hội thánh là phải tiếp nhận các nguyên tắc tăng trưởng tìm được trong Kinh Thánh.

Qua bài này sẽ nghiên cứu điều đầu tiên trong các nguyên tắc ấy: Nếu chúng ta muốn Hội thánh mình phải tăng trưởng, chúng ta phải xây dựng loại Hội thánh sẽ tăng trưởng - các Hội thánh Tân Ước. Chúng ta được xây dựng trên Lời được viết ra của Đức Chúa Trời - Kinh Thánh - và trên lời hằng sống của Ngài, là Chúa Jesus Christ.

Các Hội thánh ấy được xây dựng thế nào. Khi nghiên cứu tài liệu này, chúng ta hãy

Page 9: Chien luot ht tang truong

nhớ rằng Chúa Hằng Sống đang xây dựng Hội thánh Ngài và Ngài mời gọi chúng ta cùng xây dựng với Ngài. Xây dựng Hội thánh là một việc cùng góp chung sức. Chúng ta cần Đấng đã thiết lập Hội thánh chỉ dẫn cho chúng ta . Được Chúa của Hội thánh ban quyền năng và chỉ dẫn, mỗi chúng ta có thể làm phần việc của mình trong việc xây dựng Hội thánh. Qua các bài này chúng ta sẽ cósự can đảm mới mẻ và làm việc với niềm hy vọng lớn lao hơn khi chúng ta thấy được những gì Đức Chúa Trời đang thực hiện trong thế giới ngày nay. Tại hàng trăm ngàn Hội thánh địa phương trong toàn thế giới, chúng ta đều thấy mẫu mực của Tân Ước và sự ứng nghiệm lời hứa của Đấng tổng công trình sư “Ta sẽ lập Hội thánh ta” (Mat Mt 16:18).

Dàn bài Những Hội Thánh Tập Trung Vào Đấng ChristĐịnh Nghĩa Hội ThánhMối Tương Quan Với Đấng ChristNhững Hội thánh Đặt Nền Tảng trên Kinh ThánhNhững Hội thánh Được Đầy Dẫy Thánh LinhCác Thành Viên Được Thánh Linh Ban Quyền Năng.Tổ Chức Được Thánh Linh Dẫn Dắt Những Hội Thánh Tăng TrưởngTăng Trưởng thuộc linhTăng Trưởng về số lượngTăng Trưởng về Địa lý

Mục tiêu bài học Khi học xong bài này, bạn có thể:Mô tả bản chất của Hội thánh bạn và các khả năng tăng trưởng của Hội thánh bạn.Thảo luận với những người khác về chủ đích Đấng Christ dành cho Hội thánh bạn.Trình bày giao ước cá nhân trong việc hoàn thành chủ đích của Đấng Christ.Giải thích cho Hội thánh của bạn các nguyên tắc tăng trưởng dành cho các Hội thánh Tân Ước

Sinh hoạt học tập 1.Đọc phần giới thiệu tài liệu hướng dẫn nghiên cứu. Hãy lưu ý đặc biệt đến phần các mục tiêu của giáo trình.2.Nghiên cứu dàn bài và mục tiêu bài học. Những phần này sẽ giúp bạn biết các vấn đề cần cố gắng học biết khi nghiên cứu bài.3.Đọc sách giáo khoa theo như chỉ dẫn trong phần khai triển bài học.4.Nghiên cứu từng đoạn một trong phần khai triển bài học, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, sau đó kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp đã cho.5.Xem phần định nghĩa các từ then chốt trong phần từ vựng tại cuối tài liệu này.

Page 10: Chien luot ht tang truong

6.Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài, kiểm tra cẩn thận bài làm của bạn với phần giải đáp có trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời chưa đúng.7.Sau khi nghiên cứu mỗi bài, bạn sẽ có một công tác đặc biệt và bảng tường trình học tập để bạn áp dụng những gì bạn đã học. Những bảng này chiếm 10% phần xếp hạng cuối khóa của bạn. Nhưng điều quan trọng hơn việc xếp hạng ấy là kiến thức, kỹ năng và sự sáng suốt bạn sẽ gặt hái được khi làm công việc này và điền vào các bảng tường trình. Bạn sẽ thấy các bảng tường trình trong tập học viên.

Các từ then chốt Hiểu biết các từ then chốt được nêu ra tại phần đầu mỗi bài học sẽ giúp bạn khi nghiên cứu. Bạn sẽ thấy định nghĩa của chúng trong phần từ vựng ở cuối tài liệu, được sắp theo thứ tự a b c. Nếu còn thắc mắc về ý nghĩa của bất cứ từ nào trong danh sách, bạn xem chúng ngay hoặc lúc bắt gặp trong bài. Từ được sử dụng lần đầu tiên sẽ được đánh dấu (*) để cho biết rằng từ này có trong bảng từ vựng.gia tộcmạng lịnhekkaleoekklesiathâm nhậpphục khôi hạt nhâncơ thểphi thường

Khai triển bài học

NHỮNG HỘI THÁNH TẬP TRUNG VÀO ĐẤNG CHRIST

Mục tiêu 1: Nói lên bốn cách chúng ta dùng từ Hội thánh và định nghĩa Hội thánh Tân Ước theo cách dùng trong giáo trình này.

Trong Tân Ước Đấng Christ sáng lập Hội thánh, cho chúng ta thấy bảng thiết kế của tòa nhà. Có rất nhiều chi tiết ở trong các sách thơ tín. Trong Công vụ, chúng ta thấy Hội thánh trong phương diện xây dựng. Để làm nền tảng cho việc nghiên cứu về chiến lược của Hội thánh, chúng ta sẽ ôn lại nhiều phân đoạn Kinh Thánh quen thuộc. Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ một Hội thánh là gì để rồi chúng ta có thể cộng tác như thế nào với Đấng Thợ Cả để xây dựng các Hội thánh Tân Ước.

Định nghĩa về Hội thánh

Chúng ta thường dùng nhiều từ mà không hiểu biết đầy đủ những nghĩa của chúng. Đây cũng là điều xảy ra cho từ Hội thánh. Từ ngữ Hội thánh (church trong Anh

Page 11: Chien luot ht tang truong

ngữ) và những từ tương đương trong những ngôn ngữ khác như kerk, kirk, đều ra từ chữ Kuriake (thuộc về Chúa) trong tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, từ ngữ Hội thánh được dùng trong Tân Ước là ekklesia*. Nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau, ra từ chữ cơ bản là ekkaleo.

Khi Chúa Jesus phán, “Ta sẽ lập Hội thánh ta” (Mat Mt 16:18), Ngài không nói về một Đền thờ tráng lệ bằng đá. Ngài nói về những người Ngài sẽ kêu gọi ra từ trong thế gian này và tập trung lại để thuộc về chính Ngài, một hội chúng mà Ngài đang gom lại vì chủ đích đời đời của chính Ngài. Tân Ước, cuốn sách kể về sự khai sinh và tăng trưởng của Hội thánh, đã dùng từ Hội thánh theo bốn cách chính, và chúng ta đã bổ sung thêm ba cách nữa (5-7 trong danh sách sau).

Ý nghĩa của Hội thánh

1.Một nhóm Cơ đốc nhân tại địa phương nhóm lại đều đặn để thờ phượng (RoRm 16:5)2.Tất cả các Cơ đốc nhân sống tại một miền nào đó (Cong Cv 11:22).3.Tất cả Cơ đốc nhân đang sống trong một thời điểm nào đó (Eph Ep 5:32).4.Tất cả những người thật lòng tin vào Đấng Christ (trong quá khứ, hiện tại, và trong tương lai) trên trần gian hay trên thiên đàng (Eph Ep 1:22; HeDt 12:23).5.Một tòa nhà các Cơ đốc nhân dùng để nhóm lại thờ phượng.6.Một buổi lễ tôn giáo do các Cơ đốc nhân hướng dẫn.7.Một giáo phái hay một tổ chức của các Hội thánh có chung giáo lý.

Hội thánh Tân Ước, theo cách dùng trong giáo trình này, ấy là: một nhóm người hiệp một để thờ phượng, giảng dạy, thông công, và phục vụ, là những người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình, tuân theo sự dạy dỗ của Ngài, phục vụ Ngài là Chúa của mình.

1. Ghép các câu phù hợp với ý nghĩa của Hội thánh theo cách được dùng trong bài này.1) Các Cơ đốc nhân2) Các hội chúng địa phương3) Đền thờ hay tòa nhà4) Giáo phái..... a. Một nhóm tín đồ nhóm lại đều đặn để thờ phượng..... b. Nơi các Cơ đốc nhân nhóm lại để chỉ dạy Kinh Thánh cho nhau..... c. Tổ chức của các Hội thánh có chung giáo lý..... d. Những người thực lòng tin vào Đấng Christ

2. Học thuộc lòng định nghĩa về Hội thánh trong phần trên.

Page 12: Chien luot ht tang truong

a. Qua định nghĩa này, các tín đồ nhóm lại thành một Hội thánh với chủ đích gì?b. Mối tương quan của họ với Đấng Christ là gì?c. Định nghĩa này thích hợp cho Hội thánh bạn đến mức nào?

Mối tương quan với Đấng Christ

Mục tiêu 2: Bàn về bản chất của Hội và mối tương quan với Đấng Christ theo các danh xưng được dùng cho Hội thánh và các thành viên của Hội thánh được khải thị qua Kinh thánh.

Tân Ước vẽ lên bức tranh Hội thánh được hiệp nhất với Chúa Jesus Christ. Ngài là trung tâm và nguồn gốc cho sự sống của Hội thánh. Mọi thành viên của Hội thánh mà Ngài đang gây dựng đều phải được hiệp nhất với Ngài một cách riêng tư, chứ không phải chỉ là với Hội thánh thôi. Các minh họa sau được dùng cho Hội thánh trong Tân Ước nói lên sự hiệp nhất này.

KINH THÁNH - CoCl 1:9-18, 24 Eph Ep 1:16-23 5:29-30 4:1-16 ICo1Cr 12:27- GiGa 15:1-8 IICo 2Cr 11:2-3 RoRm 7:2-4 Eph Ep 5:23-30 KhKh 19:7-8 21:2- Mat Mt 16:8 IICo 2Cr 2:19-22 Eph Ep 2:19-22 HeDt 3:6 IPhi 1Pr 2:4-7- Mat Mt 16:8 IICo 2Cr 2:19-22 Eph Ep 2:19-22 HeDt 3:6 IPhi 1Pr 2:4-7

CHRIT - Đầu- Gốc nho - Chồng- Đấng sáng lập, Đá góc nhà

BAN CHO - Chỉ dẫn. Đồng ngồi trên thiên đàng. Nuôi nấng, chăm sóc- Sự sống- Chính Ngài- Hình thức, cấu trúc - Chủ đích- Các mối tương quan- Sự hiện diện của Ngài - Đức Thánh Linh

ĐÁP ỨNG CỦA HỘI THÁNH - Thân thể của Đấng Christ - Vâng lời Ngài - Sử dụng uy quyền trong Danh Ngài- Tăng trưởng hoạt động - Nhánh - Tăng trưởng, kết quả- Nàng dâu của Đấng Christ - Dâng chính Hội thánh cho Ngài - Yêu thương, vâng

Page 13: Chien luot ht tang truong

lời Ngài- Giữ sự thanh sạch, vẻ đẹp- Ngôi nhà - Đền thờ của Đức Chúa Trời- Giữ theo bản thiết kế của Ngài- Các thành viên hiệp một trong địa vị Ngài muốn Là nhà của Đức Chúa Trời.

Hội thánh Tân Ước đã tăng trưởng nhờ vào mối tương quan với Chúa Jesus Christ. Sự sống của Ngài tuôn trào qua mỗi thành viên, biến Hội thánh nên một cơ thể* chớ không phải chỉ là một tổ chức mà thôi. Ngày nay, sự sống và sự tăng trưởng của chúng ta cũng tùy thuộc vào sự hiệp một giữa chúng ta với Đấng Christ. Chúng ta công nhận điều này qua hai Thánh lễ lớn của Hội thánh - Lễ Báptem bằng nước và lễ Tiệc thánh. Lễ Báp-tem tượng trưng cho việc chúng ta được đồng chôn với Ngài và sống lại để đồng sống với Ngài trong quyền năng Phục sinh của Ngài (RoRm 6:1-12). Qua lễ Tiệc thánh chúng ta nhận rằng chúng ta có sự sống nhờ sự chết Ngài và chúng ta là các chi thể trong thân Ngài khi hiệp một với các chi thể khác (ICo1Cr 11:23-27). Chúng ta làm chứng về mối tương quan này qua sự thờ phượng, các bài ca, lời làm chứng, và qua đời sống rằng chúng ta sống trong Ngài.

3. Hãy xếp các minh họa sau đây nói về Hội thánh (chữ) phù hợp với lời mô tả (số). Hãy viết số tương ứng vào khoảng trống

.... a. Nàng dâu nói về Hội thánh như là

.... b. Tòa nhà

.... c. Đấng Christ là Đầu của Hội thánh muốn nói đến

.... d. Việc ban sự sống đến cho các Nhánh1) Tổ chức2) Thân thể của Christ3) Cơ thể

4. Hãy chọn đáp ứng nào là đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu bạn chọn. Điểm nhấn mạnh chính trong GiGa 15:1-8 cho biết rằng cứ ở trong Đấng Christ.a) biểu lộ sự tận tâm với Hội thánhb) đem đến sự sống và sự tăng trưởngc) nghĩa là chúng ta không hề phạm tộid) biểu lộ kỷ luật của những niềm khao khát của nhân loại

5. Hãy đọc Eph Ep 5:25; 4:14-16. Ở đây, tình yêu thương dường như là yếu tố cần yếu trong sự hiệp một giữa Đấng Christ và Hội thánh.a. Trong các đoạn này, tình yêu của Đấng Christ được biểu lộ như thế nào?b. Các chi thể biểu lộ tình yêu thương lẫn nhau như thế nào?6. Xem lại 2:19. Câu Kinh Thánh này mang đến cho bạn sứ điệp nào?

Page 14: Chien luot ht tang truong

Danh xưng dùng cho các Cơ đốc nhân trong Tân Ước cũng giúp chúng ta thấy được

CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘI THÁNH KINH THÁNH Cong Cv 4:32; 5:14; ITi1Tm 4:12; GiGa 14:6; 1:1 RoRm 8:9-17, 29 Cong Cv 15:36 9:13, 32 ICo1Cr 1:2, Eph Ep 5:22-27 IPhi 1Pr 1:1, 24 CoCl 3:12, 14Cong Cv 6:1-7 19:1, 8-10 Mat Mt 28:16-20 Cong Cv 11:26; GaGl 2:20Cong Cv 19:1, 8-10 Mat Mt 28:16-20 Cong Cv 9:2; 22:4 24:14, 22 GiGa 14:6Cong Cv 24:14, 22CHRIST - Lẽ thật- Ngôi Lời- Anh- Đấng Thánh- Đấng Cứu rỗi- Đấng Thánh hoá- Đấng Cứu Chuộc- Thầy- Chủ- Đấng Christ- Đấng Mê-si- Đường ĐiBAN CHO - Sự bày tỏ về Đức Chúa Trời và lẽ thật- Thánh Linh - Ngài- Sanh lại- Sự thanh tẩy- Sự tiếp nhận- Được dự phần- Mạng sống Ngài để cứu chuộc mọi người- Tri thức- Kỷ luật- Mạng lịnh- Đời sống mới- Vương quốc, hy vọng- Sự hiện diện của Ngài- Sự hướng dẫn- Sự an ninh

Page 15: Chien luot ht tang truong

- Giáo lý

CƠ ĐỐC NHÂN - Những kẻ tin- Anh em - Các Thánh đồ (biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời)- Kẻ được chọn (tuyển dân)- Môn đồ (người theo học)- Các Cơ đốc nhân- Những người đi trong Con đường này

ĐÁP ỨNG - Tin, tiếp nhận- Ap dụng lẽ thật vào đời sống- Tiếp nhận mối tương quan trong gia đình với các thành viên khác- Ăn năn tội- Dâng chính mình cho Đấng Christ - Tiếp nhận ý định của Đức Chúa Trời- Học theo Đấng Christ- Khiến muôn dân trở nên môn đồ - Sống vì Đấng Christ- Trở nên giống như Christ- Làm chứng về Đấng Christ- Bước đi theo Chúa Jesus - Tin cậy nơi Chúa Jesus- Chỉ cho người khác con đường này7. Sắp xếp bản chất của mối tương quan giữa chúng ta với Đấng Christ (chữ) phù hợp với các danh xưng được dùng cho Cơ đốc nhân theo như khung 1.2.

.... a. Tận tụy với Đấng Christ

.... b. Hạnh kiểm trong cách sống

.... c Dự phần vào chương trình của Đức Chúa Trời

.... d. Mối tương quan với các Cơ đốc nhân

.... e. Mối tương quan với Đấng Christ1) Kẻ được chọn2) Các Cơ đốc nhân3) Thánh đồ4) Môn đồ5) Anh em

Page 16: Chien luot ht tang truong

8. Hãy xem lại cả hai bảng trên:a. Mỗi danh xưng dành cho Hội thánh và thành viên của Hội thánh thích hợp với bạn và Hội thánh bạn đến mức nào?b. Những đáp ứng trong các lĩnh vực nào cần phải củng cố?

NHỮNG HỘI THÁNH ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN KINH THÁNH

Mục tiêu 3: Mô tả địa vị được giành cho Kinh Thánh trong các Hội thánh Tân Ước và áp dụng nguyên tắc này vào Hội thánh của bạn.

Các Hội thánh Tân Ước công nhận Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời là chính nền tảng cho sự hiện hữu của các Hội thánh ấy. Các sứ đồ đã chứng tỏ sự khai sinh Hội thánh vào lễ Ngũ tuần là việc làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Sứ điệp của họ nói về Chúa Jesus Christ chứng tỏ rằng Ngài làm ứng nghiệm lời dạy dỗ. Các Hội thánh này tiếp nhận các bức thơ được Thánh Linh soi dẫn từ nơi các sứ đồ để làm kim chỉ nam cho đức tin và thái độ của mình. Các tín đồ công nhận thẩm quyền của Kinh Thánh, tiếp nhận những lời dạy dỗ phù hợp với Kinh Thánh. Các Cơ đốc nhân đầu tiên này tin những hứa ngôn trong Cựu Ước và các bức thơ của các sứ đồ. Thánh Kinh đã tỏ ra sắc hơn gươm, có đủ năng quyền để đập tan đồn lũy của Satan. Bị tán loạn trong cơn bắt bớ, bị chế giễu, đương đầu với cảnh tuận đạo. họ đã đi khắp nơi để truyền rao Lời Chúa. Nhẫn nhục gieo ra hạt giống này, tưới nó bằng chính nước mắt và huyết mình, các Hội thánh này đã lan truyền khắp mọi nơi họ đặt chân đến - các Hội thánh đặt nền tảng trên Kinh thánh với đức tin mạnh mẽ vào Lời Đức Chúa Trời.

NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA HỘI THÁNH

Sự khai sinh Hội thánh ứng nghiệm lời Kinh Thánh Cong Cv 2:1-21.Đức tin của Hội thánh nơi Đấng Christ dựa vào Kinh thánh 17:2-4; 18:28Sự dạy dỗ của Hội thánh được kiểm nghiệm bằng Kinh Thánh 17:11-12Các thành viên chỉ dạy nhau bằng Kinh Thánh 18:11, RoRm 15:4Sự khích lệ và niềm hy vọng của Hội thánh ở trong Kinh Thánh 15:4Cách cư xử của Hội thánh được hướng dẫn bởi Lời Kinh Thánh ICo1Cr 10:5-11; ITi1Tm 3:15-16Hội thánh dạy Lời Đức Chúa Trời Cong Cv 6:2-4, 18:11Hội thánh tin nơi quyền năng của Lời Đức Chúa Trời Eph Ep 6:13:17Sự tăng trưởng của Hội thánh tùy thuộc vào việc tiếp nhận Lời Chúa IIPhi 2Pr 2:2Sự mở mang Hội thánh là sự truyền bá Lời Chúa Cong Cv 6:7; 8:4; 12:24; 13:49

9. Những câu nào sau đây bạn cảm thấy sẽ là câu ĐÚNG?a. “Các tín đồ” là một tên đặt cho các Cơ đốc nhân đầu tiên cho biết sự tận tâm của

Page 17: Chien luot ht tang truong

họ đối với Đấng Christ.b. Vì cớ sợ bắt bớ, các Cơ đốc nhân đầu tiên nhóm lại chủ yếu vào những ngày thánh hoặc ngày sabát.c. Các Cơ đốc nhân loại bỏ bất cứ sự dạy dỗ nào không phù hợp với Kinh Thánhd. “Môn đồ” nói về phương diện tri thức trong việc tận tâm với Đấng Christ

NHỮNG HỘI THÁNH ĐƯỢC ĐẦY DẪY THÁNH LINH Hodges 1-21

Mục tiêu 4: Nhận biết những dấu hiệu của một Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh (qua sách Công vụ) mà bạn muốn nhìn thấy trong đời sống và trong Hội thánh bạn.

Ngay trước lúc quay về trời, Chúa Jesus đã bảo các môn đồ Ngài một cách rõ ràng rằng họ phải đợi cho đến khi họ nhận được quyền năng của Thánh Linh trước khi họ nổ lực thi hành mạng lịnh rao truyền Tin lành khắp thế gian (LuLc 24:44-49; Cong Cv 1:1-8). Toàn bộ sách Công vụ là bảng ký thuật về sự ứng nghiệm 1:8. Thánh Linh ban quyền năng cho Hội thánh để hầu việc đã hướng dẫn Hội thánh trong việc tổ chức và thực hiện công tác của Hội thánh.

Các thành viên được Thánh Linh ban quyền năng

Một Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh có nghĩa là các thành viên và các nhà lãnh đạo được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Và Chúa Jesus đã hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ đem quyền năng đến cho những kẻ theo Ngài. Loại quyền năng nào vậy? Nó được thể hiện ra sao?

Hãy xem qua các ví dụ dưới đây nói về quyền năng trong Hội thánh Tân Ước. Hãy nhớ lại bằng cách xem nhanh qua các phân đoạn này trong Kinh Thánh bạn. Tôi đề nghị bạn gạch dưới mỗi câu đề cập đến Đức Thánh Linh. Sau đó, hãy xem lại danh sách này lần nữa và suy nghĩ đến Hội thánh bạn. hãy đánh dấu kiểm tra (V) bên cạnh mỗi cách thể hiện quyền năng của Thánh Linh mà bạn đã thấy trong Hội thánh của bạn. Hãy đánh dấu X bên cạnh những điều bạn muốn được thấy nhiều hơn nữa để giúp Hội thánh bạn tăng trưởng. Hãy cầu nguyện dâng các lĩnh vực có nhu cầu đặc biệt ấy lên cho Chúa.

Quyền năng ban cho Hội Thánh Để làm chứng và giảng Tin lành cho thế giới.... 1:8Để ca ngợi Đức Chúa Trời và thuật ra công việc của Ngài ... 2:1-11Để giảng dạy đầy quyền năng.... 2:14-47Để tận dụng cơ hội nhằm chăm sóc và làm chứng ..... 3:1-26Để can đảm, gan dạ khi chịu bắt bớ ... 4:5-20Để được đổi mới nhờ sự cầu nguyện -

Page 18: Chien luot ht tang truong

sự can đảm mới mẻ để làm chứng 4:23-31Để khám phá và loại bỏ sự giả hình ... 5:1-11Để chữa bệnh và đem đến sự hoán cải .... 5:14-16Để làm cho thành phố đầy dẫy sự dạy dỗ về Tin lành ... 5:28-29Để vui mừng chịu khổ vì Đấng Christ ... 5:40-42Để làm nguôi cơn tranh cãi và hầu bàn ... 6:1-7Để làm chứng cách trung tín bằng đời sống và sự chết .... 7:1-60Để các tín đồ rao giảng Lời Chúa ở mọi nơi .... 8:1-13Để giúp người khác được đầy dẫy Thánh Linh ... 8:14-17Để thực hiện những sứ mạng đặc biệt cho Chúa ... 9:10-19Để vượt qua thành kiến về chủng tộc... 10:1-48Để mở mang việc giảng Tin lành đến các nền văn hóa khác ... 11:1-26Để bày tỏ hay chia sẻ cho những ai đang có nhu cầu ... 11:27-30Để được giải thoát cách kỳ diệu bởi Ngài nhậm lời cầu nguyện ... 12:1-17Để chỉ dẫn cho các cuộc truyền giáo hải ngoại được thành công .... 13:1-52.

10. Hãy xem lại các câu Kinh thánh trên, rồi sắp xếp các câu (chữ) phù hợp đoạn Kinh Thánh có liên quan (số).... a. Các cuộc hoán cải trong toàn thành phố.... b. Chăm sóc cho những người hoán cải.... c. Cứ làm chứng bất chấp sự bắt bớ.... d. Quyền năng nhờ cầu nguyện.... e. Giải quyết sự lừa gạt.... f. Giảng Tin lành khắp thế giới.... g. Can đảm công bố Phúc âm1) 5:1-422) 11:1-303) 4:1-36

Tổ chức được Thánh Linh dẫn dắt Hodges. 5-16

Mục tiêu 5: Nêu lên các đặc trưng của một tổ chức trong Hội thánh Tân Ước, các bằng chứng về sự dẫn dắt của Thánh Linh trong sự tổ chức của Hội thánh, và một số lợi thế trong tổ chức Hội thánh ngày nay.

Hội thánh là một tổ chức cũng như là một cơ thể. Chính Đức Chúa Trời đã thiết lập các mối tương quan chắc chắn giữa vòng dân sự Ngài để thực hiện hữu hiệu ý định của Ngài giữa vòng họ. Hãy nhìn xem một tổ chức cổ xưa nhất - gia đình. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình, nó tự động trở nên gắn bó với các thành viên khác trong gia đình. Gia đình nầy gồm có người cha, mẹ, và có thể còn gồm có các

Page 19: Chien luot ht tang truong

anh em, chị em, cô dượng, chú bác, và ông bà hai bên nội ngoại. Là một thành viên trong một gia đình, đứa trẻ này dự phần vào các đặc quyền và các trách nhiệm của gia đình và trở thành một thành viên của gia tộc* . Khi một hoàng tử được sinh ra, người ta hy vọng hoàng tử giữ gìn truyền thống, danh dự và thanh thế của hoàng gia.

Những mối tương quan trong Hội thánh cũng giống như trong gia đình vậy. Chính sự tái sanh làm cho một con người đủ điều kiện trở thành một thành viên. Hội thánh mà Chúa Jesus Christ đang gây gựng được tạo nên bởi những người nam, người nữ, những em trai, bé gái, là những người đã được tái sanh. Bởi sự tái sanh này, chúng ta trở thành những thành viên trong gia đình của Chúa và có những tương quan chắc chắn với mọi thành viên khác trong gia đình. Chúng ta dự phần vào đặc quyền và trách nhiệm của gia đình gần gũi nhất của chúng ta (Hội thánh địa phương) và cũng nhận được những quyền lợi và trách nhiệm trong gia đình mở rộng của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới. Khi chúng ta công nhận những mối tương quan này, chúng ta có thể giúp nhau thi hành những trách nhiệm của Đức Chúa Trời đã giao phó.

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT TỔ CHỨC

Tổ chức: một nhóm người hiệp một vì một mục đích nào đó.

11. Sau khi nghiên cứu họa đồ trên, hãy xem các phân đoạn Kinh Thánh (số) và sắp xếp mỗi phân đoạn phù hợp với các đặc trưng của một tổ chức (chữ) mà phân đoạn ấy đã bày tỏ. Hãy gạch dưới những câu trưng dẫn đề cập đến Đức Thánh Linh.

.... a. Mục đích

.... b. Chương trình hành động

.... c. Nền tảng để làm thành viên

.... d. Các nhà lãnh đạo được công nhận

.... e. Trách nhiệm dành cho mỗi thành viên

.... f. Truyền thụ và huấn luyện

.... g. Cộng tác để làm trọn mục đích

.... h. Các buổi nhóm họp đều đặn

.... I. Sổ sách và các bảng tường trình1) 13:1-2 14:232) 15:14, 22-29 3) GiGa 3:3-64) Cong Cv 1:85) Mat Mt 16:18; Eph Ep 2:19-226) Cong Cv 2:46; ICo1Cr 14:26

Page 20: Chien luot ht tang truong

7) GiGa 16:13; Cong Cv 2:428) ICo1Cr 12:4-11, 27-289) Cong Cv 8:14-15 11:29-30

Tôi chắc rằng bạn đã thấy tầm quan trọng của tổ chức trong bất cứ cộng đồng nào. Một chính quyền có tổ chức đàng hoàng kêu gọi sự hợp tác của các công dân và đưa ra các biện pháp phòng chống tội phạm. Nhờ các nổ lực hợp tác, tổ chức, chúng ta có các trường học, hệ thống vận tải, thông tin, kho vựa, và các dịch vụ sức khỏe. Và nhờ sự hợp tác có tổ chức, những ai biết Đấng Christ đều đang làm cho thế giới biết Ngài nhờ vào văn chương; tài liệu; vô tuyến truyền hình, các chiến dịch truyền giảng Tin lành, và công tác mở mang các Hội thánh.

Phải lưu ý điều rất quan trọng là Đức Thánh Linh đã không chỉ ra bất cứ một hình thức cụ thể nào cho việc cai trị hay việc tổ chức trong Hội thánh. Ngài đã đưa dẫn các Hội chúng phát triển tổ chức tùy theo nhu cầu khi các hội chúng này tăng trưởng. Tuy vậy, Đức Thánh Linh đã ban cho sự hướng dẫn. Ngài đã thiết lập những chức vụ nào đó, ban cho các Cơ đốc nhân các ân tứ thuộc linh và sự hướng dẫn họ cần để thi hành công tác của mình. Để thực hiện công tác tổ chức trong Hội thánh, đã có các sứ đồ, tiên tri, người giảng Tin lành, trưởng lão, Mục sư - giáo sư, chấp sự, và các nữ chấp nữ.

12. Mebrin Hodges dạy rằng Đức Thánh Linh sẽ giúp cho các Hội thánh chúng ta ngày nay, y như Ngài đã giúp cho các Hội thánh Tân Ước đểa) tự bỏ mình, hiến thân mình, đóng đinh bản ngã.b) tự dưỡng, tự đề cao, tự sinh sôic) tự cung, tự quản và tự phát triểnd) tự kiểm, tự động viên và tự trị

Mục tiêu tối hậu khi truyền Phúc âm cho thế giới này ấy là thiết lập một Hội thánh vững mạnh - một Hội thánh noi theo gương của Hội thánh Tân Ước mẫu mực và sử dụng các phương pháp của Hội thánh Tân Ước. Các yếu tố của Hội thánh Tân Ước ấy là 1) tự mở mang khắp toàn vùng bằng các nỗ lực của chính nó, 2) tự quản trị do những người quay lại tin Chúa tại vùng đó, 3) tiếp tục hoạt động không cần dựa vào sự hỗ trợ từ nơi khác.Bất kể việc tổ chức, những Hội thánh nào tăng trưởng và phát triển sẽ thể hiện ra ba đặc trưng này.

13. Giả sử bạn đang ở với những Cơ đốc nhân không nhìn thấy bất cứ nhu cầu gì trong vấn đề tổ chức của Hội thánh. Bạn đang nêu lên các giá trị thuộc về một Hội thánh đặt nền tảng trên Kinh thánh hợp tác với các Hội thánh tương tự. Bạn sẽ đề cập đến những lợi ích nào sau đây?

Page 21: Chien luot ht tang truong

a) Chương trình huấn huyện Kinh Thánh tốt dành cho các nhân sự.b) Phòng chống các đạo lý sai lầm và các giáo sư giả.c) Sản xuất và phân phối Kinh Thánh và các văn phẩm khác một cách có hệ thống.d) Hoạt động hợp tác trong các chiến dịch giảng Tin lành và xây dựng Hội thánh.e) Hợp tác trong các chức vụ trên vô tuyến truyền thanh và truyền hình.f) Hợp tác trong việc gởi giáo sĩ đến các vùng chưa được nghe giảng Tin lành.g) Giữ gìn một tiêu chuẩn đạo đức cho các thành viên và các nhân sự.

Đừng bao giờ quên những phương diện sống còn này trong sự tăng trưởng của Hội thánh. Một số chức vụ Cơ đốc được hướng vào một loại tăng trưởng, một số khác hướng vào các loại khác. Chúng ta cần - chúng ta phải có cả ba phương diện này trong Hội thánh. Đây là chương trình của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.

NHỮNG HỘI THÁNH TĂNG TRƯỞNG Hodges 42-52

Mục tiêu 6: Kể tên ba loại tăng trưởng trong các Hội thánh Tân Ước và bàn luận tầm quan trọng của chúng trong thời đại chúng ta.

14. Hãy kể ba loại tăng trưởng của Hội thánh. Gạch dưới loại nào là căn bản cho các loại khác.

Tăng trưởng Thuộc linh

Mục tiêu 7: Nêu lên hai nguồn cung ứng chính yếu mà Chúa Jesus đã dành cho sự tăng trưởng thuộc linh của Hội thánh Ngài.

Chúa Jesus nhấn rất mạnh vào sự tăng trưởng thuộc linh như là một khởi điểm. Những người theo Ngài trước hết phải được đầy dẫy Thánh Linh rồi mới được sai đi trong quyền năng Thánh Linh để thực hiện chương trình truyền giáo cho thế giới (LuLc 24:46-49; Cong Cv 1:3-8). Trước lễ Ngũ tuần đã có mười ngày cầu nguyện. Những cuộc tranh cãi của các môn đồ xem ai là người cao trọng nhất đã nhường lối cho sự hòa thuận để cầu nguyện và ca ngợi (LuLc 24:52-53; 1:14). Những kẻ mới tin Chúa đã tăng trưởng khi được dạy bảo bằng Lời Chúa. Các tín đồ nhận lấy trách nhiệm làm các trưởng lão và các chấp sự trong những hội chúng địa phương. Nhiều nhân sự được huấn luyện nhờ cùng đi với các sứ đồ trong các hành trình truyền giáo, các Cơ đốc nhân đã trở thành những chứng nhân cho Đấng Christ.

Đó không phải là điều dễ dàng. Có những nỗi đau đớn và nan đề thuộc linh đang gia tăng - các giáo lý sai lầm, tình trạng vô đạo đức trong vòng các tín đồ, các cuộc tranh cãi - chúng đã đe dọa hủy hoại Hội thánh. Nhưng Đức Chúa Trời đã đặt trong Hội thánh nhiều loại chức vụ khác nhau để giúp Hội thánh tăng trưởng đến “tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ ....... trong sự yêu thương” (Eph Ep 4:13-

Page 22: Chien luot ht tang truong

16). Và vì thế, Hội thánh đã tăng trưởng về mặt thuộc linh. Đấng Christ sẽ gây dựng Hội thánh Ngài.

15. Hãy đọc lại Cong Cv 1:8 và Eph Ep 4:1-16 trong tinh thần cầu nguyện.a. Đấng Christ đã dành cho sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta hai nguồn cung ứng chính yếu nào?b. Ngài đang phán những gì với bạn về những điều ấy?

Tăng trưởng về số lượng

Mục tiêu 8: Nói lên những ví dụ tăng trưởng về số lượng và các nguyên nhân góp phần vào đó trong Hội thánh Tân Ước.

Nhiều tổ chức khai trương với một số nhiệt tâm lớn lao nhưng mòn mỏi dần theo thời gian đến độ chẳng còn lại gì cả. Các tổ chức ấy giống như một chiếc xe đồ chơi của trẻ em, trước tiên chạy rất nhanh khi bạn lên giây thiều nhưng dần dần dừng lại khi đã hết giây thiều. Đó không phải là điều xảy ra cho Hội thánh ! Từ một tổ chức nhỏ khởi đầu với 120 người vào ngày lễ Ngũ tuần, Hội thánh đã tăng lên thêm 3000 người nội ngày đó. Chẳng bao lâu sau, Hội thánh đã lên đến 5000 người. Sự tăng trưởng phi thường biết bao ! Đã tăng trưởng cứ gia tăng và Luca chỉ còn nói đến một số lớn lắm, rất nhiều đàn ông, đàn bà được thêm vào nhà Chúa (Cong Cv 5:14). Chúng ta hãy xem thử có thể khám phá được điều gì đã tạo ra sự tăng trưởng tuyệt vời như thế.

16. Xem xét bảng sau, sử dụng những câu Kinh Thánh tham khảo và phần ghi chú các biến cố đã xảy ra. Hãy viết các kết quả vào cột bên phải.

CÔNG VỤ: Cong Cv 2:1-41 2:42-47 4:4 5:12-16 5:42-6:1-7 9:31 14:1 16:4-5 17:10-12 19:8-20TRƯỜNG HỢP & CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT:- Lễ Ngũ tuần. Được đầy dẫy Đức Thánh Linh, nói các thứ tiếng lạ, giảng đạo- Dạy dỗ, thông công, bẻ bánh, cầu nguyện, các phép lạ, chia xẻ, thờ phượng, đẹp lòng dân chúng- Chữa lành người ăn xin bị què, giảng đạo- Các phép lạ, không bị những người không tin thâm nhập*, được kính trọng, nhiều người được chữa lành- Dạy dỗ và làm chứng tại Đền thờ và từ nhà này qua nhà kia- Lúc được bình an, sống cho Đấng Christ, được Thánh Linh vùa giúp- Giảng đạo đầy kết quả, trong các nhà hội- Tình thế chính thức chống lại chủ nghĩa luật pháp, đi khắp các thành để giúp đỡ các Hội thánh- Giảng tại Bê-rê, nghiên cứu Kinh Thánh

Page 23: Chien luot ht tang truong

- Giảng đạo, dạy dỗ mỗi ngày, các phép lạKẾT QUẢ.

17. Sự tăng trưởng phi thường của Hội thánh đầu tiên là doa) được các thầy tế lễ và các quan kính trọngb) sự thâm nhập của những người không tinc) các phép lạ và sự thông côngd) kết hợp giữa chủ nghĩa luật pháp và Cơ đốc giáo18. Mẫu mực nào trong Kinh Thánh dành cho sự tăng trưởng Hội thánh được nêu trong Mac Mc 16:20 mà ngày nay chúng ta có thể sử dụng thành công?

Tăng trưởng về địa lý

Mục tiêu 9: Chứng tỏ sự tăng trưởng về địa lý là phần cần thiết như thế nào trong sứ mạng của Hội thánh.

Hội thánh đầu tiên đã tăng trưởng về mặt địa lý. Bị tản mác do cơn bắt bớ, các tín đồ đã như những hạt giống. Bạn đã bao giờ trồng lúa mì, lúa hay trồng đậu chưa? Nó phải bị vung vãi ra và bị chôn xuống. Nhưng chẳng bao lâu bạn đã thấy những mầm lá xanh mởn đâm lên khỏi mặt đất. Chúng bảo cho bạn biết rằng có sự sống, một sự sống có khả năng tự sinh sôi, ở trong những hạt giống bạn đã gieo trồng. Và nó đã được nhân lên gấp bội! Tôi nhớ lại có một số hạt lúa mì vô tình rớt vào trong sân nhà tôi, các bụi này lớn lên và sinh ra những bó lúa trĩu hạt. Tôi đã đếm những hạt sinh ra từ một hạt và ngạc nhiên khi thấy lên đến hơn 40!

Chúa Jesus đã phán về sự chết và chôn của chính Ngài giống như việc trồng một hạt lúa mì; “Nếu hạt giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều” (GiGa 12:24). Bởi sự chết và sự phục sinh của Ngài, chúng ta đã trở nên một phần trong mùa gặt lớn của Ngài - Hội thánh. Và bây giờ chúng ta sẽ phải sẵn lòng để được vung vãi ra như hạt giống, chết đi các tham vọng ích kỷ của mình, và kết quả thành một mùa gặt nhờ quyền năng phục sinh của Ngài. Chúng ta phải trung tín với sứ mạng của Hội thánh như các tín đồ đầu tiên vậy (Mat Mt 13:37-38).

Bạn đã từng được sai đi thi hành một sứ mạng nào chưa? Chính chữ sứ mạng đã cho chúng ta thấy rằng chúng ta được sai đi đến chốn nào đó với một mục đích; đó là một công tác chúng ta phải làm. Từ này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, và trong các lĩnh vực Cơ đốc. Hội thánh đang được giao phó trách nhiệm và uy quyền thực hiện một công tác chắc chắn. Chúa Jesus Christ đã giao cho chúng ta mạng lịnh* của chúng ta - Đại Mạng Lịnh - là phải môn đồ hóa muôn dân. Mỗi môt tín đồ đều được Chúa Jesus Christ trao cho phận sự thi hành phần việc của người ấy trong công tác quan trọng này.

Page 24: Chien luot ht tang truong

19. Dựa vào thẩm quyền nào mà Chúa Jesus đã ban lịnh cho các môn đồ Ngài phải đi khắp thế gian để môn đồ hóa muôn dân (Mat Mt 28:18-20)?

Gần đây, đã biết bao lần chúng ta thấy nhiều nhà ngoại giao được sai đi thực hiện một sứ mạng đặc biệt để cố gắng giúp hai phe phái đang tranh chiến đạt đến được một thỏa thuận! Chúng ta cũng đã được sai đi thực hiện một công việc tương tự, đến với thế giới đang chiến tranh với Đức Chúa Trời. Và cũng như người ta mong đợi một vị đại sứ đem đến sứ điệp được chính phủ của người ấy ủy quyền, chúng ta phải công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời: “Hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 5:20). Chúng ta được ủy quyền đem đến những ngôn từ để có được sự bình an (ăn năn, đức tin và vâng phục Đức Chúa Trời). Và chúng ta chỉ ra con đường phục hồi* : “Con Người đã đến, tìm và cứu kẻ bị mất” (LuLc 19:10).

20. Hãy đọc IICo 2Cr 5:17-6:1. Sắp xếp các câu (chữ) phù hợp với câu Kinh Thánh (số) bảo rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một

.... a. Chức vụ

.... b. Sứ điệp

.... c. Địa vị

.... d. Đấng Cứu Giúp1) 5:202) 5:173) 6:14) 5:18

21. Hãy đối chiếu các thể thức của Đại Mạng Lịnh trong Mac Mc 16:15; Mat Mt 28:19; Cong Cv 1:8.a. Trong mỗi câu trên, phạm vi địa lý của sứ mạng này là gì?b. Câu Kinh Thánh trưng dẫn nào đưa ra mẫu mực địa lý cho việc hoàn thành sứ mạng này?

Cong Cv 1:8 đưa ra chương trình hành động của Chúa Jesus để gây dựng Hội thánh Ngài. Toàn bộ sách Công vụ cho thấy Hội thánh đã từng bước làm trọn chương trình nàyra sao?

22. Nghiên cứu bảng sau đây. Hãy xem qua các đoạn Kinh Thánh trưng dẫn và điền vào khoảng trống (chữ) những gì nó trưng dẫn trong Đại Mạng Lịnh có liên quan đến các câu này (số)

Chương trình hành động trong sách Công vụ

Page 25: Chien luot ht tang truong

- Chương trình của Chúa Jesus - Sự thi hành của các tín đồ

1:5 .............................................1:12 Quay lại Giêrusalem..............................................1:14 Bền lòng cầu nguyện

1:8 ............................................. 2:1-4 Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh............................................. 2:14-41 Sứ điệp của Phierơ và nhiều người tin Chúa.............................................. 2:43 Các phép lạ được thực hiện bởi các sứ đồ

1:8 a) ......................................... 1:21-22 Làm chứng sự phục sinh của Chúa3:15 Chúng ta là những nhân chứng cho điều nàyb) ......................................... 2:14-8:1 Làm chứng tại Giêrusalem4:31 Được đầy dẫy Thánh Linh - Nói cách dạn dĩ5:27-28 Khắp thành đầy dẫy sự dạy dỗc) ..........................................8:1-11:18 Khắp xứ Giuđê và sứ Samari8:4 Đi đến đâu cũng giảng đạo 8:5-24 Phi líp tại Samari8:25 Phierơ, Giăng tại nhiều làng của người Samari9:32-11:18 Phierơ tại Ly-đi, Sêsarêd) ..........................................9:1-30 Saulơ tại Đa-mách, đến Tạt-sơ11:19-30 Hội thánh tại Antiốt12:25-28:30 Những cuộc hành trình của Phaolô: Châu Á, Châu Âu

Mục tiêu tối hậu của Đại Mạng Lịnh là gì? Chúng ta phải nhớ là sách Công vụ chỉ nêu cho chúng ta một phần của bức tranh này thôi. Từ đoạn 12 trở đi, sách nhắm vào chức vụ của Phaolô. Nhưng Phierơ và mọi sứ đồ khác cũng vẫn tiếp tục rao giảng nữa. Truyền khẩu kể lại rằng họ đã thiết lập nhiều Hội thánh tại An Độ, Tây Ban Nha và tại nhiều quốc gia khác. Chúng ta nói đến 120 người tại Giêrusalem vào lễ Ngũ tuần, nhưng hẳn còn có hàng ngàn người đã tin Chúa Jesus đi tản mác kháp các thành, làng trong vùng Palestine, nơi Ngài đã thi hành chức vụ. Có khả năng những người này đã trở nên một bộ phận của Hội thánh đầu tiên và giúp truyền bá Tin lành. Công vụ 2: đề cập dân đến từ 14 quốc gia đã chứng kiến phép lạ trong ngày lễ Ngũ tuần. Họ đã nghe bằng tiếng xứ họ những gì các môn đồ (nhờ quyền phép Thánh Linh) nói về công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Không lẽ nhiều người trong số người ấy không ở trong số 3000 người tin Chúa ngày hôm ấy sao? Có lẽ nhiều tín đồ ấy đã hình thành những hạt nhân của Hội thánh tại Rôma và nhiều thành phố khác nơi quê hương của họ.

Page 26: Chien luot ht tang truong

Nếu những Hội thánh chúng ta mở mang là những Hội thánh Tân Ước, chúng phải là những Hội thánh truyền giáo, sai phái nhiều người ra đi làm trọn Đại Mạng Lịnh. Hãy xem Hội thánh Antiốt. Nó thuộc về vùng của sứ mạng hải ngoại (tại Sy-ri). Nhưng đây là Hội thánh đã khơi màu cho một phong trào truyền giáo vĩ đại. Phaolô, Banaba, và nhiều người khác được Hội thánh này sai đi truyền giáo cho thế giới.

Trong giáo trình này, bạn sẽ nghiên cứu nhiều về phương sách truyền giáo. Điều này dành cho Hội thánh tại mọi quốc gia - chứ không chỉ dành riêng cho những Hội thánh đã có truyền thống gởi nhiều giáo sĩ ra đi truyền giáo. Trong tác phẩm Disciple the Nations: A Call to Missionary Endeavor (trang 54-55, Nhà xuất bản Tin lành, Springfield, Missouri, U.S.A) chúng ta thấy thách thức này khuấy đông tâm can của Albert Cakau, Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Phúc âm Ngũ Tuần tại Fiji. Những người Fiji đem các sách Tin lành đến Tonga và truyền bá Tin lành. Thật không dễ dàng chút nào - công tác truyền giáo không bao giờ dễ dàng cả - nhưng nhiều người đã được cứu và các Hội thánh đã được thiết lập. Tin lành đã được rao giảng tại New Hebrides và tại Salomons. Đức Chúa Trời đã xác nhận Lời Ngài tại mọi nơi.

Cakau nói về tình trạng khẩn cấp của mùa gặt thời sau rốt và trách nhiệm của chúng ta là những người được chiêu mộ vào giờ thứ mười một (Mat Mt 20:1-16). Nếu sự Cứu rỗi dành cho mọi người, thì Đại Mạng Lịnh cũng dành cho mọi người. Vấn đề là ở chỗ vâng phục mạng lịnh của Chúa. Một nhà truyền giáo không những chỉ phải rao giảng, phải dạy dỗ mà còn phải bảo đảm rằng mọi người đều có cơ hội dự phần vào chức vụ truyền giáo. Đây là cách duy nhất để người ta tham dự hoàn toàn vào mùa gặt này. Trong giờ thứ mười một, phải có những người được chiêu mộ vào giờ thứ mười một để hoàn thành công tác Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta.

23. Đánh dấu X bên cạnh những bước Hội thánh bạn đã trải qua như được thách thức trong Cong Cv 1:8..... a. Nhận quyền phép của Đức Thánh Linh..... b. Bắt đầu làm chứng tại nơi bạn ở, Giêrusalem của bạn..... c. Đi đến một xứ khác hay quốc gia khác - xứ Samari của bạn.... d. Dự phần vào các cuộc truyền giáo hải ngoại - tận cùng trái đất.

Môn đồ hóa muôn dân - đến với những người thuộc mọi ngôn ngữ và văn hóa - là một sứ mạng chưa kết thúc của Hội thánh qua mỗi thế hệ. Các nguyên tắc được thực thi trong các thế kỷ đầu tiên của Cơ đốc giáo vẫn áp dụng cho thời đại chúng ta. Bây giờ, chúng ta phải làm việc vì đêm đang đến, lúc ấy không ai còn có thể làm việc được. Chúng ta hãy vùng dậy và đi ra thực hiện trọn công tác môn đồ hóa

Page 27: Chien luot ht tang truong

mọi người trong mọi sắc tộc, mọi ngôn ngữ, và mọi dân tộc trước khi Chúa Jesus tái lâm!

Công tác đặc biệt

Công tác đặc biệt cho bài học này chỉ đơn giản là bắt đầu ghi chép lại việc tham dự các buổi nhóm. Hãy viết vào vở bạn số người hiện diện mỗi tuần trong buổi nhóm chính của Hội thánh bạn. Nếu Hội thánh có lớp trường Chúa nhật, hãy ghi lại số hiện diện của lớp này. Sau đó hãy liệt kê mọi buổi nhóm bên ngoài nhà thờ như là những nhóm học Kinh thánh, các lớp trường Chúa nhật, các buổi nhóm trong khám đường, hay các buổi nhóm trên hè phố. Hãy sắp xếp những gì cần thiết để xác định số người tham dự các buổi nhóm này hàng tuần. Bạn cần có những bảng này mỗi tuần để làm công tác đặc biệt của Bài 1. Lưu giữ việc ghi chép này sẽ giúp bạn biết được nhiều vấn đề xem Hội thánh bạn đang tăng trưởng thế nào, loại công việc nào dễ kết quả nhất, và lĩnh vực nào có vẻ dễ tiếp nhận Tin lành nhất.

Sau khi nghiên cứu xong bài 1, hãy điền vào Bảng tường trình số 1 trong tập học viên. Nếu bạn tự học với ICI, hãy gởi lập tức tờ này cho hướng dẫn viên ICI của bạn. Việc này sẽ giúp hướng dẫn viên biết bạn sắp khởi sự, và hướng dẫn viên có thể giúp bạn về bất cứ vướng mắc nào về giáo trình này hay về các nhiệm vụ bạn được giao.

Bài tự trắc nghiệm Sau khi ôn lại bài học, hãy làm bài tự trắc nghiệm. Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp đã cho trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn đã trả lời sai.

CÂU CHỌN LỰA. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng nhất, trừ phi được cho biết khác đi. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng.

1. Các tín đồ hiệp một để lập thành một Hội thánh vì mục đícha) truyền thụ, tăng trưởng, phục vụb) thờ phượng, bảo vệ, vững mạnhc) khích lệ, chỉ bảo, thông công, và phục vụ

2. Phương diện chung của sự tăng trưởng trong Hội thánh đầu tiên và Hội thánh thời nay làa) ảnh hưởng trên dân chúng và chính quyềnb) tác động đến xã hội nhờ những cải cách xã hộic) sự giúp đỡ và khích lệ lẫn nhau giữa các thành viênd) khả năng duy trì một tiêu chuẩn đạo đức cho các nhân sự

Page 28: Chien luot ht tang truong

3. Trong bài 1 Nguyên tắc Thánh Kinh trong sự tăng trưởng của Hội thánh được dựa vàoa) chiến lược tập trung vào Đấng Christ, đặt nền tảng trên Kinh Thánh, được đầy dẫy Đức Thánh Linh.b) việc xây dựng các Hội thánh nằm ở các trung tâm chiến lượcc) truyền giảng, cầu nguyện, cơn bắt bớd) việc giảng đạo

CHỌN LỰA. Các câu sau nói đến quan niệm về bản chất của Hội thánh. Hãy viết vào các câu sau.a. nếu câu này nói đến tổ chứcb. nếu câu này nói đến cơ thể.... 4. Thực hiện Đại Mạng Lịnh qua các chi nhánh khác nhau..... 5. Mối tương quan giữa các thành viên với nhau trong cuộc sống hàng ngày..... 6. Hợp tác huấn luyện cho chức vụ.... 7. Thông công với Christ khi đang thực hiện Đại Mạng Lịnh.

GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp phần minh họa (chữ) phù hợp với phần mô tả địa vị của Đấng Christ đối với Hội thánh (số).

.... 8. Thân thể của Đấng Christ

.... 9. Đền thờ của Đức Chúa Trời ngự

.... 10. Các nhánh được kết quả

.... 11. Nguồn sự sống

.... 12. Hòa hợp với những người khác

.... 13. Ngôi nhà để thờ phượnga) Dầub) Gốc nhoc) Đấng Sáng Lập

CÂU ĐÚNG-SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước câu nào bạn thấy đúng. Nếu thấy là câu sai, hãy viết chữ S..... 14. Thẩm quyền của Kinh Thánh là nguyên tắc căn bản để dựa vào đó mà gây dựng một Hội thánh Tân Ước..... 15. Ngày nay, muốn gây dựng một Hội thánh thành công, cần phải chấp nhận cơ cấu xã hội và các tôn giáo hiện hành trong vùng đó..... 16. Một bằng chứng của Thánh Linh trong Hội thánh ngày nay là sống đầy dẫy Thánh Linh..... 17. Một Hội thánh Tân Ước thời nay cần phải xem Kinh Thánh là bản ký thuật về tiến bộ của con người đang khi tìm kiếm thực tế..... 18. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng trong Hội thánh đầu tiên là nhờ tài

Page 29: Chien luot ht tang truong

hùng biện và luận lý của Phaolô.

TRẢ LỜI NGẮN. Hoàn tất các câu sau càng ngắn càng tốt.

19. Hãy kể ra ba chỉ thị Chúa Jesus đã ban trong 1:8 và cho biết ngày nay chúng có thể áp dụng cách nào.

20. Kể tên sáu yếu tố đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong Hội thánh đầu tiên.a) b) c) d) e) f)

21. Hãy khoanh tròn những yếu tố nào trong câu 20 sẽ ứng dụng được trong thời nay?22. Hãy kể hai đặc trưng của việc tổ chức trong Hội thánh Tân Ước.

Phần để bạn ghi chú.

GIẢI ĐÁP

1 a. 2) Các hội chúng địa phươngb. 3) Đền thờ hay tòa nhàc. 4) Giáo pháid. 1) Các Cơ đốc nhânbản chất của Hội thánh và mối tương quan của chúng ta với Christ. Chúng ta hãy dùng bảng giống như trên để nghiên cứu các danh xưng này và những gì chúng ám chỉ đến những gì chúng ta có thể mong chờ từ nơi chúng ta

2. a. Thờ phượng, chỉ dạy, thông công và phục vụ.b. Bất cứ điều nào sau đây: thân thể, nhánh, nàng dâuc. Câu trả lời của bạn. Tôi mong là toàn bộ, nhưng tối thiểu là “một nhóm người đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, hiệp một để thờ phượng”

3. a. 2) Thân thể của Christb. 1) Tổ chứcc. 2) Thân thể của Christd. 3) Cơ thể

4. b) đem đến sự sống và sự tăng trưởng

5. a. Chết thay cho Hội thánh

Page 30: Chien luot ht tang truong

b. Nói ra lẽ chân thật với lòng yêu thương, cùng giúp đỡ nhau tăng trưởng, giúp mỗi người làm phần việc của mình.

6. Mọi kẻ tin đều là thành viên trong nhà của Đức Chúa Trời hay là chi thể trong thân của Đấng Christ.

7. a. 2) Cơ đốc nhânb. 3) Thánh đồc. 1) Kẻ được chọnd. 5) Anh eme. 4) Môn đồ

8. a. Câu trả lời của bạnb. Hãy kiểm tra vấn đề này trong tinh thần cầu nguyện và cầu xin được hướng dẫn để dẫn dắt Hội thánh bước vào mối thông công mật thiết với Đấng Christ.

9. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Sai

10. a. 1) 5:1-42b. 2) 11:1-30c. 1) 5:1-42d. 3) 4:1-37e. 1) 5:1-42f. 2) 11:1-30g. 3) 4:1-37

11. a. 5) Mat Mt 16:18; Eph Ep 2:19-22b. 4) Cong Cv 1:8c. 3) GiGa 3:3-6d. 1) Cong Cv 13:1-2, 14-23e. 8) ICo1Cr 12:4-11; 27:28f. 7) GiGa 16:13; Cong Cv 2:42g. 9) 8:14-15; 11:29-30h. 6) 2:46; IICo 2Cr 14:26I. 2) Cong Cv 15:4, 22-29; 16:4

12. c) tự túc, tự trị, tự sinh sôi

13. Câu trả lời của bạn. Mọi điều này đều tốt cả

Page 31: Chien luot ht tang truong

14. Thuộc linh, số lượng, địa lý

15. a. Thánh Linh và những người có các chức vụ đặc biệt để giúp mọi người dự phần vào công việc Chúa.b. Câu trả lời của bạn

16 a. Khoảng 3000 ngườib. Mỗi ngày, Chúa thêm người được cứu vào Hội thánh.c. Khoảng 5000 ngườid. Ngày càng nhiều người đàn ông, đàn bà tin Chúa.e. Gia tăng nhanh chóng. Rất nhiều thầy tế lễ.f. Tăng trưởng về số lượng. Nhiều Hội thánh được tăng lên gấp bộig. Rất nhiều người Do Thái và người ngoại bangh. Tăng trưởng hằng ngàyi. Nhiều người tin Chúaj. Nhiều người tin Chúa

17. c) các phép lạ và sự thông công

18. Giảng Tin lành, để cho Chúa hành động và xem các phép lạ là chứng cớ cho lẽ thật của Tin lành.

19. Thẩm quyền đến từ Cha20. a. 4) 5:18b. 1) 5:20c. 2) 5:17d. 3) 6:1

21. a. Đến tận cùng trái đấtb. 1:8

22. 1:15 - Chờ đợi tại thành Giêrusalem để được Báptem bằng Đức Thánh Linh1:8 - Nhận được quyền năng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi1:8 - a) Làm chứng nhânb) Làm chứng tại Giêrusalemc) Làm chứng tại Giuđê và Samarid) Làm chứng đến đầu cùng đất

23. Câu trả lời của bạn. Tôi mong bạn có thể đánh dấu tất cả các câu này

Trung Tín Trong Những Trách Nhiệm Phức Tạp

Trong bài 1 chúng ta đã thấy bản chất của Hội Thánh và mục đích Đức Chúa trời

Page 32: Chien luot ht tang truong

dành cho Hội Thánh. Chúng ta thấy Hội Thánh đầu tiên không ở trạng thái tĩnh . Chúng ta đã lần theo sự tăng trưởng không ngừng này qua các đoạn Kinh Thánh trong sách Công Vụ.

Trong bài này, bạn sẽ xem xét một số gương mẫu được soi dẫn của Hội Thánh tăng trưởng. Bạn sẽ thấy thế nào sự trung tín với Đức Chúa Trời trong các hoàn cảnh khác nhau và tạo ra sự tăng trưởng của Hội Thánh. Một số tình trạng đem sự tăng trưởng đến cho Hội Thánh, trong khi những tình trạng khác lại ngăn cản hoặc gây trở ngại cho sự tăng trưởng. Các tình trạng này có liên quan với nhau và có thể xuất hiện quá phức tạp, khó nhận ra tình trạng nào giúp ích, tình trạng nào đang ngăn trở. Giáo trình này sẽ giúp bạn phân tích các tình trạng của Hội Thánh địa phương và nhận ra các nguyên nhân cơ bản giúp cho hoặc chống lại sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Bạn sẽ thấy rằng sự tăng trưởng của Hội Thánh là một đề tài phức tạp vì cớ bản chất của Hội Thánh và các đường lối tăng trưởng khác nhau. Đức Chúa Trời đã cung ứng để cho Hội Thánh Ngài tăng trưởng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và đã ban những chỉ thị rõ ràng về những gì phải được thực hiện để đạt được sự tăng trưởng đó. Trung tín với Chúa để thi hành các chỉ thị của Ngài là điều rất cần yếu cho sự tăng trưởng chúng ta đang cầu xin.

Dàn bài Tính Phức Tạp Trong Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh.Hội Thánh tăng trưởng : Lòng trung tín với Chúa.Tính phức tạp của lòng trung tínPhilippines: Dạy dỗ, phục hưng, làm chứng.An Độ: Cứu trợ, truyền giáo trong môi trường chịu tiếp nhận.Rhodesia: Thâm nhập, đặt nền tảng trong trường học.Iceland : Cơ Đốc hóa dân tộc, các gia đình.Châu Mỹ La Tinh: Các chiến dịch trong đô thị, truyền thông đại chúng.Lập biểu đồ các phương diện phức tạp trong sự tăng trưởng Hội Thánh.

Mục tiêu bài học Khi học xong bài này bạn có thể:Tìm ra các nguyên tắc tạo ra sự tăng trưởng cho Hội Thánh và áp dụng vào Hội Thánh nơi bạn đang làm việc.Nêu lên các ví dụ về sự tăng trưởng của Hội Thánh trong lịch sử, nêu bật các nguyên nhân nào liên hệ đến tình hình địa phương và những nguyên nhân nào có thể áp dụng cho các nền văn hóa khác ở thời nay.Phân tích tình trạng của một Hội Thánh theo nhiều phương diện khác nhau của tổ chức Hội Thánh ấy và cho biết nó có thể được giúp đỡ như thế nào để tăng trưởng.

Page 33: Chien luot ht tang truong

Giải thích các nguyên tắc Hội Thánh tăng trưởng cho những người khác bằng cách sử dụng các biểu đồ, đồ thị và minh họa.

Sinh hoạt học tập 1.Nghiên cứu phần dàn bài và mục tiêu bài học. Các phần này sẽ giúp bạn tìm ra những vấn đề cần phải cố gắng học biết khi nghiên cứu bài.2.Đọc sách giáo khoa khi bài học yêu cầu. Số trang được đặt trong ngoặc đơn ( ) tại cuối mỗi phần đọc tham khảo dùng cho tác phẩm Understanding Church Growth của Dr Mc Gavran, bản hiệu đính 1980.3.Nghiên cứu phần khai triển bài học từng phần một, trả lời các câu hỏi nghiên cứu rồi kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp. Hãy tuân theo các chỉ dẫn cho công tác đặc biệt cuối phần khai triển bài học.4.Xem định nghĩa các từ then chốt trong phần từ vựng cuối tài liệu này.5.Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài và kiểm tra bài làm của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời chưa đúng.

Các từ then chốt Màu da cá biệtGiao lưu văn hóa những người tiền nhiệmChẩn đoánTrạng thái tĩnhLai thế học đầy vất vảHarijanbổ sungHệ tư tưởngVarnashramaBản xứ

Khai triển bài học

Tính phức tạp của lòng trung tín Mc gavran 14-30; 67-82 (2-22, 76-92)

Mục tiêu 1: Bàn luận những phương pháp và mẫu mực khác nhau làm cho Hội Thánh tăng trưởng.

Chúa Jesus phán. “ta sẽ lập Hội Thánh ta” (Mat Mt 16:18). Có rất nhiều bằng chứng cho thấy Ngài đang thi hành mục đích của Ngài. Việc kêu gào rằng Hội Thánh đang chết đi có vẻ như vô lý khi chúng ta nhìn đến bằng chứng của sự tiến

Page 34: Chien luot ht tang truong

bộ, Hội Thánh trên toàn thế giới. Việc tăng gấp đôi của Hội Thánh trưởng lão tại Đại Hàn trong những năm 1950, 120.000 người tin Chúa chịu báptem tại Ethiopia, và 80.000 người trên cao nguyên Formosa tìm được Đấng Christ là một vài ví dụ cho chúng ta thấy Hội Thánh đang phát triển.Sách giáo khoa của bạn nêu lên nhiều ví dụ về Hội Thánh tăng trưởng cho đến những năm 1960, nhưng những năm 1970 đã là thời kỳ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn . Trong tài liệu hướng dẫn này, chúng ta sẽ tham khảo một số sự tăng trưởng trong thời kỳ này. Hội Thánh Phúc Am Toàn Vẹn Trung Ương (the Full Gospel Central Church) tại Seoul, Nam Hàn, minh họa hai mẫu tăng trưởng mà chúng ta đặt tên là A và B. Năm 1973, số thuộc viên đã tăng lên hơn 20.000. Trước cuối năm 1979, con số này đã hơn 100.000. ( trong năm 1981, nó đã lên đến hơn 200.000 rồi) . Điều gì đã xảy ra ? Sự tăng trưởng đầu tiên chủ yếu là do những buồi tiếp nhận Chúa trong nhà thờ ( Mẫu A). Nhưng sau đó, Chúa đã chỉ dẫn cho Mục Sư Paul Yongghi Cho uỷ thác nhiều trách nhiệm hơn trên những thuộc viên của Hội Thánh. Họ đã đáp ứng với thách thức này và bắt đầu mở các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện tại tư gia ( Mẫu B). Nhiều người láng giềng đã bắt đầu tin Chúa. Các tế bào này đã được nhân lên gấp bội. Vào cuối năm 1979, đã có 7.000 nhóm trong số các nhóm này nhóm lại hàng tuần. Hiện nay, tức nhiên là con số ấy còn lớn hơn nữa.

Nhiều Hội Thánh đi theo nhiều mẫu mực tăng trưởng khác nhau. Trước tiên, họ thường tăng trưởng nhờ những người tin Chúa từ vùng lân cận ( như tại Seoul). Ở đó, những ngườiđã tin Chúa được chăm sóc riêng tư nhưng cũng là thuộc viên của Hội Thánh chính .

Bây giờ, chúng ta hãy xem đến một loại Hội Thánh tăng trưởng khác, nhân bội các Hội Thánh bằng cách phân chia ra. Đây có thể là một sự chia rẽ đau đớn trong Hội Thánh, hoặc là phương pháp tăng trưởng có kế hoạch. Chắc chắn Mc gavran không đề cập những chuyện chia rẽ Hội Thánh, chúng tôi cũng vậy ! Họ thường đem lại sự cay đắng, ngăn trở sự tăng trưởng tâm linh. Nhiều người đã hoàn toàn rời bỏ Hội Thánh vì cớ các thái độ Phi Cơ Đốc và thiếu yêu thương thể hiện qua các phe phái tranh chấp nhau. Khi một nhóm rời Hội Thánh, những người còn lại có thể thấy khó mà duy trì chưong trình của Hội Thánh. Sự phân chia này có thể là một lời chứng tồi tệ cho thế giới này, nó thể hiện sự thiếu hiệp một trong thân thể của Đấng Christ. Tuy vậy, lịch sử Hội Thánh cho thấy rằng đôi khi Đức Chúa Trời dùng sự phân rẽ Hội Thánh để đem lại sự tăng trưởng. Nhiều giáo phái, với sự đóng góp độc đáo của họ vào thân thể Đấng Christ, đã xuất hiện khi các nhà sáng lập của họ không còn được hoan nghinh tại trong Hội Thánh gốc của họ.Khác hơn với sự chia rẽ Hội Thánh là sự phân chia có kế hoạch của một Hội Thánh mẹ. Hội Thánh này để cho một số gia đình và những nhân sự đã được huấn luyện nằm trong số thuộc viên của Hội Thánh đó để đi ra thành lập một Hội Thánh mới

Page 35: Chien luot ht tang truong

tại một vùng mới. Hội Thánh tự nhân lên bằng cách phân chia.

1. Mặc dù Hội Thánh là một tổng thể đang tăng trưởng, các tình trạng tại địa phương thường làm cho nhiều người không nhận ra được điều này. Những điều nào sau đây, đã từng làm bạn khó nhận ra Hội Thánh Đấng Christ đang tăng trưởng?a) Sự bùng nổ dân số đang làm tăng số người không được nghe Tin Lànhb) Hãnh diện về giáo phái hay các nan đề liên quan đến sự chia rẽ trong Hội Thánh .c) Các ngăn trở tạm thời cho sự tăng trưởng tại địa phương : Sự chống đối, di cư, chiến tranh...v...v...d) Tình trạng bình ổn trong sự tăng trưởng ( như trong thời gian củng cố các thành quả).e) Bận tâm với các nan đề tại địa phương và không tăng trưởng.f ) Không giữ được những thống kê về sự tăng trưởng của Hội Thánh.g) Thiếu thông tin về sự tăng trưởng tại nhiều nơi khác trên thế giới

2. Giả sử tình trạng e và f đang có trong Hội Thánh bạn . Là một Mục sư , bạn sẽ làm gì để quan tâm đến nan đề này?

3. Bạn sẽ nói gì với những người cố làm bạn nản lòng bằng cách nêu ra rằng sự bùng nổ làm tăng thêm quy mô cho công tác của Hội Thánh.

4. Hãy xếp các mẫu Hội Thánh tăng trưởng (chữ) phù hợp với loại tăng trưởng (số). hãy viết số thích hợp vào khoảng trống đã cho.

a. Các Cơ Đốc Nhân chuyển đến một thành phố hay vùng khác.b. Những người tin Chúa ở thế hệ thứ hai.c. Người với người làm chứng bên trong ranh giới của Hội Thánhd. Các ban bán Kinh Thánh, viếng thăm trại tù 1) Những người tin Chúa trong vùng 2) Các hoạt động hướng ngoại 3) Sinh học4) Thuyên chuyển

5. Trong vùng bạn ở, điều nào đang làm tăng thêm nhiều thuộc viên vào thân thể Đấng Christ nhất?a) Người tin Chúa từ số con cái của tín đồ (còn gọi là tăng trưởng sinh học)b) Sự phân chia có kế hoạch để thiết lập nhiều Hội Thánh trong các vùng lân cậnc) Các phân nhánh của trường Chúa Nhật, các câu lạc bộ Kinh Thánh, các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện tại tư gia.d) Các thuộc viên ở các Hội Thánh khác di chuyển đến

Page 36: Chien luot ht tang truong

e) Nhấn mạnh việc truyền giảng trong những buổi nhóm tại địa phương của Hội Thánh địa phươngf) Các chiến dịch truyền giảng Tin Lành và chăm sóc tốt các người đã tin Chúa.g) Các chương trình truyền thanh truyền hình Tin Lành được triển khai tốt h) Khóa học Phúc Am hàm thụ do các mục sư triển khai .

6. Hãy kể tên hai phương pháp mà qua đó Đức Chúa Trời đã sử dụng một nhóm sống động tách khỏi một Hội Thánh hờ hững để kích thích sự tăng trưởng

7. Giả sử bạn là Mục sư của một Hội Thánh đã phân chia ra. Những hành động hoặc thái độ nào sau đây có nhiều khả năng đem lại sự tăng trưởng hơn?a) Cầu nguyện để nhóm đã ra đi thấy được sai lầm và quay lại với Hội Thánh bạn.b) Đề nghị xem hội chúng mới này là Hội Thánh nhánh nếu họ xin lỗi và tuân theo luật lệ của Hội Thánh bạn.c) Cầu xin Chúa không cho họ được thành công để họ sẽ không lôi kéo những thuộc viên khác tách khỏi Hội Thánh bạn.d) Cầu nguyện để Chúa ban phước và sử dụng họ giảng Tin Lành trong vùng của họe) Khích lệ Hội Thánh bạn cầu nguyện xin ơn phước Chúa tuôn đổ trên những ai đã ra đi.f) Bày tỏ lòng yêu thương đối với người đã ra đi và hiệp tác với họ trong bất cứ đường lối nào có thể hiệp tác khi điều này không vi phạm các tiêu chuẩn Thánh Kinh về lối xử sự và đức tin.g) Giảng chống lại những người đã ra đi và nhắc nhở hội chúng xa lánh họ

Hội Thánh tăng trưởng: lòng trung tín với Chúa Mc gavran 15-17 (5-8)

Mục tiêu 2: Kể ra năm phương diện của lòng trung tín với Chúa, là những điều cần yếu cho Hội Thánh tăng trưởng .

Phải chăng chỉ công bố Lời Chúa là đủ rồi? Không ! Công bố Lời Chúa là việc quan trọng, nhưng chúng ta còn phải tìm kiếm những kẻ bị lạc mất. Rồi chúng ta phải giúp họ tăng trưởng trong mối tương quan các tín đồ . Sự hướng dẫn trước khi chịu báp têm và sự chăm sóc sau khi chịu báp tem phải được dành hoàn toàn cho người mới tin Chúa, nhiều nhà truyền giảng đi rao giảng Lời Chúa, nhưng nhiều nổ lực của họ bị tiêu biến vì không quan tâm thích đáng đến những người được giới thiệu về Chúa Jesus Christ. Chúng ta có thể nghĩ rằng khi nhiều người bày tỏ bên ngoài dấu hiệu quyết định tin Chúa thì họ trở thành những Cơ Đốc Nhân. Điều này có thể đúng đôi với nhiều người nhưng đối với nhưng đối với những người khác thì thực tế lại khác xa. Đó là lúc dành cho những ai trong chúng ta quan tâm đến việc truyền giảng nhận ra được trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta hãy dạy dỗ Lời

Page 37: Chien luot ht tang truong

Chúa và dẫn dắt người ta đến với Đấng Christ. Chúng ta hãy dẫn dắt các tân tín hữu bước vào một đời sống sâu nhiệm trong Đấng Christ, một phần trong toàn bộ lời cam kết phục vụ Đấng Christ trong mối thông công với Hội Thánh Ngài.

8. Hãy đánh dấu x bên cạnh các câu nói đúng về người bảo rằng “Tôi đã rao ra lời Đức Chúa Trời quá nhiều. Bây giờ, toàn bộ trách nhiệm của họ là thực hành sứ điệp này”...... a. Người này đang tuân theo Đại Mạng Lịnh cách trọn vẹn..... b. Người này chỉ trung tín một phần nào với Đại Mạng Lịnh...... c. Người này đã không tìm cho đến khi kiếm được những người bị lạc mất chịu đáp ứng sứ điệp này...... d. Người này không thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc người đã tin Chúa và trách nhiệm của mình trong việc đó.

9. Khoanh tròn mẫu tự trước câu đúnga. Trong việc thúc đẩy Hội Thánh tăng trưởng, việc chăm sóc người nghèo và cô đơn quan trọng hơn những biểu hiện của Đức Thánh Linh.b. Việc tha thứ kẻ thù của chúng ta là một phần cần yếu để đem lại sự tăng trưởng Hội Thánh c. Đem những người mới tin Chúa vào Hội Thánh là việc không cần thiết nếu họ đang ở trong một nhóm học Kinh Thánh.d. Những Hội Thánh được phân rẽ khỏi tội cũng được phân rẽ khỏi cộng đồng.

Trong giáo trình này, chúng ta sẽ thấy các ảnh hưởng xã hội, chính trị, và kinh tế tác động như thế nào đến sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chúng ta sẽ thấy hoạt động của các thế lực ấy giữa các nhóm trong Hội Thánh tác động thế nào đến việc rao truyền sứ điệp của Đấng Christ. Tuy nhiên, những phân tích như thế không thể giải thích đầy đủ về sự bành trướng của Cơ Đốc Giáo. Câu nói của Cullman về Hội Thánh được trưng dẫn trong trang 17 (7) sách giáo khoa đã thêm chiều hướng của sứ mạng này vào các phân tích về nguyên nhân Hội Thánh tăng trưởng.

10. Cullman (trang 17 (7)) gọi Hội Thánh là “hiện tượng của lai thế học, điều gì đó có thể thấy đựợc trong những ngày sau rốt của lịch sử trước khi Chúa tái lâm. Ông ta nói Hội Thánh bị chỉ định là thế nào: sức mạnh nào đã làm cho Hội Thánh tồn tại và khiến cho Hội Thánh tăng trưởng?

11. Có nhiều cách nói lên sự trung tín của chúng ta đối với Chúa. Hãy đánh dấu x bên cạnh câu nào Mc gavran nhắc đến như là một phần cần yếu cho Hội Thánh tăng trưởng...... a. Dâng phần mười trong sự vâng phục Lời Đức Chúa Trời...... b. Tuyên xưng Đấng Christ là Cứu Chúa...... c. Tìm kiếm những người bị lạc mất.

Page 38: Chien luot ht tang truong

..... d. Nuôi dưỡng các tân tín hữu.

.... e. Nhân gấp bội các Hội Thánh được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được đầy dẫy Đức Thánh Linh...... f. Lưu giữ các sổ ghi chép về những người được cứu .

12. Bạn cần Chúa giúp khai triển những hành động nào được kể ra trong câu 11 một cách đầy đủ hơn trong đời sống và chức vụ của bạn? Hãy viết T (triển khai) bên cạnh những hoạt động bạn cần triển khai.

Tính phức tạp của lòng trung tín. Mc gavran 17-27 (8-19)

Mục tiêu 3: Qua các ví dụ về Hội Thánh tăng trưởng, tìm ra các nguyên nhân hoàn toàn liên quan với các tình huống ở tại địa phương, và các nguyên nhân nào có thể áp dụng cho sự tăng trưởng Hội Thánh tại những nơi khác và những nền văn hóa khác.

Phần này trong sách giáo khoa chỉ nói đến năm trường hợp trong lịch sử. Chúng ghi lại sự tăng trưởng của Hội Thánh trong các hoàn cảnh văn hóa khác nhau trong một thời kỳ hơn 900 năm. Bạn có lưu ý mỗi ví dụ có những đặc trưng độc đáo như thế nào cho một vùng và một thời điểm đặc biệt không?

Philippines: Dạy dỗ, Phục hưng, Làm chứng Mc gavran 17-19 (8-9)

Tình hình tại Philippines trong thế chiến thứ hai dẫn đến một tình huống độc đáo tại những miền núi bên trong nội địa. mục sư Dia và bà từ chối hợp tác với kẻ địch và đi sâu vào nội địa: Đức Chúa Trời đã dẫn dắt họ đến với ba hội chúng bé nhỏ đang cần sự hướng dẫn của một vị mục sư tận tâm.

Sự tăng trưởng của Hội Thánh trong trường hợp này được phát triển từ một sự kiện lịch sử đặc biệt- hòn đảo này bị quân thù chiếm đóng. Những hoàn cảnh tương tự đôi khi ngăn trở Hội Thánh tăng trưởng. Nhưng mối nguy hiểm đẩy Mục sư Dia vào những rặng núi này đã đem ông đến với những Hội chúng bị thiếu thốn mà Đức Chúa Trời muốn đem lại cho họ sự phục hưng.

Bằng việc dạy dỗ kỹ càng, thăm viếng từng nhà với nhau, và chỉ dạy Kinh Thánh, ba hội chúng này đã phát triển thành những Hội Thánh mẹ khi các Cơ Đốc Nhân chinh phục bà con và bạn hữu cho Đấng Christ. Nhiều Hội Thánh mới đã được khai sinh.

13. Trước mỗi nguyên nhân góp phần vào sự tăng trưởng của Hội Thánh tại philippines, hãy kể ra sự phân loại ấy như là hoàn toàn 1) mang tính địa phương

Page 39: Chien luot ht tang truong

hoặc 2) mang tính giao lưu văn hóa...... a. Sự xâm lược và chiếm đóng...... b. Tỷ lệ người biết chữ cao...... c. Việc dạy Kinh Thánh ...... d. Chạy trốn vào nội địa...... e. Cơ Đốc Nhân được phục hưng...... f. Cơ Đốc Nhân đi làm chứng...... g. Thành lập các hội chúng mới.

Ấn độ: Cứu trợ, truyền giáo trong môi trường chịu tiếp nhận Mc gavran 19-20 (11-12)

Để bạn hiểu được một số nan đề tồn tại trong cuối nửa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tôi sẽ giải thích ngắn gọn về chế độ đẳng cấp. Mãi đến thời gian gần đây, Ấn độ còn đi theo một cơ cấu xã hội gọi là chế độ đẳng cấp. Theo luật pháp của Maru, xã hội Hindu được chia thành bốn giai cấp. Việc chia đẳng cấp này dựa trên màu da của dân chúng được gọi là Varnashrama. Các giai cấp này là:1. Giai cấp Brahminh -Các thầy tư tế và tầng lớp trí thức.2. Giai cấp Kshatriya- Các chiến binh.3. Giai cấp Vaishyas- Các thương gia, thợ thủ công và nông gia.4. Giai cấp Sudras- những người làm công, những người thuộc tầng lớp tôi mọi.

Trong giai cấp thứ tư, có cả hai loại người: người có thể tiếp xúc được và người không thể tiếp xúc được. Mahatma Gandhi có lần đã tuyệt thực 21 ngày, để đòi nâng cao giai cấp này.

Ông đã làm nhiều điều để nâng cao tiêu chuẩn cho giai cấp này. Họ đã trở nên quen thuộc với tên Harijan, một danh hiệu đặc biệt “Thiên dân” được Mahatma Gandhi đặt cho. Chức vụ của nhà truyền giáo John Clough giữa những người trong giai cấp này tại Ongole tỏ ra thành công hơn chức vụ của những người tiền nhiệm đang hoạt động giữa những người thuộc các đẳng cấp cao hơn tại Nellore.

14. Chiến lược của các nhà truyền giáo tại Nellore là kém sáng suốt vì nó đãa) Thất bại trong việc dạy Lời Chúa.b) Không chăm sóc đúng mức cho những người đã tin Chúa.c) Giới hạn các nỗ lực của họ vào một nhóm người kháng cự và không nhận ra rằng Tin Lành là dành cho mọi người.d) Không dạy được lời giao ước thực sự với Đấng Christ.

15. Sự tăng trưởng Hội Thánh tại Ongole được dựa trên các yếu tố quy định về a) Việc tìm cách chinh phục các đẳng cấp cao hơn vì họ sẽ hiệu quả hơn trong việc thành lập Cơ Đốc giáo tại An Độ.

Page 40: Chien luot ht tang truong

b) Trình độ biết chữ của dân trong vùng này ở mức độ cao.c) Lòng trung tín rao giảng sứ điệp Tin Lành .d) Việc làm Báp tem ngay cho mọi người đã tiếp nhận Ngôi Lời.

Chúng ta có thể thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong việc đặt John Clough tại Ongole ngay khi ông đã làm việc. Clough là người thích hợp nhất, ở vào đúng thời điểm và tại nơi thích hợp nhất. Ông là con người thích hợp vì cớ những khả năng đặc biệt, sự can đảm, lòng tận tụy và gánh nặng ông dành cho việc rao truyền Tin Lành cho những người bị áp bức. Đó là thời gian thích hợp vì có nạn đói kém. Ông sống trong địa điểm thích hợp, nơi có người ta đang xây dựng một kênh đào và ông đã có thể làm việc như một đốc công, và nơi đó, về sau này ông có thể thiết lập nhiều Hội Thánh giữa vòng những người chịu tiếp nhận Tin Lành.

16. Bạn sẽ làm gì nếu ở trong tình huống tương tự như của John Clough? a) Chỉ chăm sóc cho nhu cầu thuộc linh của những người bị đẩy đến chổ chết: b) Làm mọi điều có thể cưú giúp được những đời sống ở trong tình trạng nguy khẩn.c) Đi đến một nơi nào đó có tình hình không đến nỗi tệ lắm. d) Hướng chức vụ của bạn vào những người ở đẳng cấp cao hơn là người khôn g bị dính líu với nan đề này.

Rhodesia: Thâm nhập, Đặt nền tảng trong trường học

Những phương pháp để đưa Tin Lành và việc gây dựng Hội Thánh thâm nhập vào một quốc gia sẽ thay đổi tùy theo tình hình . Tại nhiều quốc gia, công tác học đường đã chiếm được lòng tin của nhiều người và lập được nền tảng cho tương lai.

Tốc độ phát triển trường học chậm cho thấy loại chức vụ này đem lại mức độ tăng trưởng của Hội Thánh chậm hơn các phương pháp khác trong thời nay. Với thời gian và vị trí thích hợp của nó, đây là cách tốtđể đưa sứ điệp Cơ Đốc vào thế giới ngoại đạo. Một phương pháp cá biệt để tiếp xúc với dân chúng có thể là điều Đức Chúa Trời chọn vào một thời điểm cá biệt, nhưng các phương pháp truyền giảng khác phải được bổ sung vào khi có những cơ hội mới.

Sự tăng trưởng Hội Thánh đòi hỏi một bản tánh trung tín phức tạp để có thể thấy được nhu cầu cần được thay đổi, tiếp nhận được cách sử dụng các phương pháp kỷ thuật hiện đại và tân tiến để giới thiệu Tin Lành. Đó phải là nổ lực đầy vất vả để thành lập các hội chúng người bản xứ khắp nơi, trong mọi nhóm người trên khắp thế giới.

Iceland: Cơ Đốc hóa dân tộc, các gia đình

Page 41: Chien luot ht tang truong

Mc gavran 24-26 (16-17)

Mẫu Cơ Đốc hóa một quốc gia này chỉ có thể thành công được trong thời đại đặc biệt đó mà thôi. Phương diện rất mãnh liệt trong hoàn cảnh này ngày nay đang gây bối rối cho nhiều người, nhưng sự mãnh liệt là con đường sống trong những lúc ấy nếu như đang đấu tranh vì hay là để chống lại một hệ tư tưởng.

Trong việc chọn tín ngưỡng cho riêng mình, phân ly là lập luận cơ bản để các gia đình được tự do. Các gia đình này vẫn giữ niềm tin Cơ Đốc giáo dù ít được các vị lãnh đạo hoặc các tín hữu khác khích lệ hoặc huấn luyện là điều thật đáng ngạc nhiên. Cũng vậy, xác suất xem mệnh lệnh của thầy mo là điều bất thường đối với Cơ Đốc Nhân và người ngoại là như nhau.

Ngoại giáo đã bị xóa sạch và ít ra hình thức của Cơ đốc giáo đã khởi đầu, gần như là chân lý tại quốc gia này, mặc dù không được sử sách ghi chép, như Mc Gavran đã nêu lên

17 Tình hình nào tại địa phương đã tạo nên mẫu Hội Thánh tăng trưởng tại Iceland trong năm 1.000 Sau Chúa rất khác với các ví dụ bạn đã nghiên cứu?a) Cơ Đốc giáo được xem là quốc giáo của đảo quốc này.b) Mỗi gia đình tiếp nhận bất cứ tôn giáo nào dành cho toàn đảo quốc này.c) Dân chúng không có tôn giáo nào trước khi Cơ Đốc giáo xuất hiện .d) Dân chúng sống rất hòa bình và hoan nghênh nhà truyền giáo nào đã đến với họ.

18. Theo các ví dụ trong sách giáo khoa, việc toàn dân của một dân tộc tiếp nhận Cơ Đốc giáo làm quốc giáo và việc “Cơ Đốc hóa bằng cách chinh phục” đều là.a) Các hình thức tăng trưởng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và trong bất cứ nền văn hóa nào b) Các ví dụ về tình hình địa phương trong thời Trung cổ và thời trước đó.c) Các phương pháp ngày nay có thể tiếp nhận được và hiệu qủad) Mẫu mực truyền giáo và sự tăng trưởng của Hội Thánh trong Tân Ước.

Châu Mỹ La Tinh: Các chiến dịch trong đô thị, truyền thông đại chúng Mc Gavran 26-27 (17-19)

Ví dụ truyền giáo tại Aracaju, Brazil này là ví dụ điển hình cho điều đang xảy ra tại nhiều thành phố tại Nam Mỹ và Trung Mỹ. Hiệp một nổ lực không ngừng, hiệp tác, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng ( truyền thanh, truyền hình, báo chí), chuẩn bị việc cầu nguyện và huấn luyện cán sự trước chiến dịch, các chiến dịch trên toàn thành phố tại các sân vận động, thăm viếng tuần hoàn, rao giảng trong quyền năng của Thánh Linh, các phép lạ chữa bịnh thiên thượng đáp lại lời cầu nguyện, các ban hợp ca và ban nhạc được huấn luyện kỹ càng, các cuộc

Page 42: Chien luot ht tang truong

diễu hành, mít tin trên đường phố, quảng cáo, sử dụng rộng rãi các văn phẩm, bán Kinh Thánh, các lớp học cho người mới tin Chúa, các lớp nghiên cứu Kinh Thánh tại gia, các khóa Kinh Thánh hàm thụ, thiết lập các Hội Thánh mới và các cơ sở ở nơi xa, chăm sóc có hệ thống cho người đã tiếp nhận Đấng Christ- tất cả mọi điều này là những đặc trưng điển hình cho công cuộc truyền giáo tại các thành phố ở Châu Mỹ La Tinh ngày nay. Không nghi ngờ gì nữa, Hội Thánh tại đó trong những năm qua đã tăng trưởng thật phi thường !

19. Những điều nào là tình hình địa phương tạo ra sự tăng trưởng Hội thánh tại Aracaju, Brazil, khác với những điều bạn đã nghiên cứu về tình hình địa phương tại An Độ?a) Những chứng nhân được nhiều người thuộc về văn hóa đó thông cảm.b) Một cộng đồng Cơ đốc vững mạnhc) Một quốc gia Cơ đốc trên danh nghĩa.d) Các nhà lãnh đạo tận tâm chia sẻ Tin lành.e) Một chiến dịch kéo dài cả năm khắp thành phố.

20. Xếp các ví dụ tăng trưởng Hội thánh (chữ) phù hợp với quốc gia đã xảy ra mỗi điều ấy (số)...... a. Hội thánh được thành lập do Hội Truyền Giáo nội địa Sudan đã làm báptem cho 120.000 người từ 1936-1966...... b. Từ 1950-1960, các thuộc viên của Hội Trưởng Lão đã tăng hơn gấp đôi.1) An độ2) Ethiopia3) Formosa4) Đại Hàn..... c. Từ 1950-1966, 80.000 người sống trên cao nguyên đã gia nhập Hội Trưởng Lão...... d. Sau khi quốc gia được độc lập, số thuộc viên Hội Trưởng Lão đã tăng lên từ 100.000 đến 200.000 nguời...... e. Hội thánh địa phương, hội chúng của Đức Chúa Trời đã tăng thêm hơn 80.000 người từ 1973 đến 1979.

21. Trả lời câu sau đâya. Kể ra các mẫu tăng trưởng Hội thánh cần thiết nhưng chưa thấy tại vùng bạn ở.b. Những điều nào có thể được thực hiện để thay đổi tình trạng này?

Lâp biểu đồ các phương diện phức tạp trong sự tăng trưởng Hội Thánh (Hodges 15-21; Mc gavran 27-30 (19-22))

Mục tiêu 4. Giải thích các biểu đồ cho thấy các tình trạng của một Hội Thánh và sự

Page 43: Chien luot ht tang truong

tăng trưởng của Hội Thánh đó .

Cần phải hiểu Hội Thánh bản xứ muốn nói lên điều gì, vì việc hiểu lầm từ ngữ này sẽ gây tổn hại cho công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể đánh giá mức độ một Hội Thánh là Hội Thánh bản xứ bởi mức độ đó thực hiện được ba chức năng - tự trị - tự túc và tự sinh sôi. Một đánh giá khác nữa là việc “không lai căn” trong các phương diện văn hóa và các hoạt động của Hội Thánh đó.

Hodges nhấn mạnh đến nhu cầu để có phẩm chất bản xứ trong việc thiết lập các Hội Thánh trên toàn thế giới.

22. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúng.a. Do tính phức tạp của cuộc sống ngày nay nên các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng Hội Thánh sẽ rất khác các yếu tố trong Hội Thánh đầu tiên. b. Hội Thánh Tân Ước mang tính “dân tộc” trong sự quản trị của Hội Thánh.c. Mục tiêu của Hội Thánh ngày nay sẽ là tự trị, tự túc, tự sinh sôi.d. Tinh thần “chủ nghĩa dân tộc” là phù hợp với tinh thần của Đấng Christ.

23. Kể ra các phương cách Hội Thánh bạn đang giữ theo mẫu mực của phẩm chất bản xứ trong Tân Ước.

Việc đánh giá và phân tích là việc quan trọng cho những nơi chúng ta muốn được cải thiện. Có lẽ bạn đã đến với bác sĩ vì một vài chứng bịnh nào đó. Đang khi khám bịnh, có lẽ bác sĩ đo nhiệt độ và huyết áp của bạn, có khi đo cả chiều cao và trọng lượng của bạn nữa. Có thể bác sĩ buộc bạn chụp x quang và làm các xét nghiệm khác nữa trước khi có thể chẩn đoán tình trạng bạn để chữa trị. Tương tự, chúng ta có thể xem xét nhiều phương diện khác nhau của một Hội Thánh để chẩn đoán tình trạng Hội Thánh đó. Nếu chúng ta thấy khám phá được điều gì đang ngăn trở sự tăng trưởng, chúng ta có thể dùng các phương thuốc cần thiết để cải thiện tình trạng ấy. Các biểu đồ tăng trưởng của Hội Thánh và các đồ thị đơn giản có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn tình trạng và nhu cầu cần phải được cải thiện . Cách dùng việc đánh giá và phân tích như thế là một nguyên tắc căn bản của phong trào Hội Thánh tăng trưởng do Dr.Mc gavran đang là một nhà lãnh đạo xuất sắc.

Trong bài này, tác giả đánh giá và lập bảng một số phương diện của Hội Thánh theo mức độ 1 đến 6. Mỗi hàng đánh dấu vị trí của các Hội Thánh được gọi là trục (nhiều phương diện nhiều trục).

24. Sắp xếp câu mô tả (chữ) hợp với khung minh họa nói rõ nhất ( bên phải)...... a. Tám năm trước Hội Thánh này có 75 tín đồ. Bây giờ Hội Thánh có 250 tín đồ...... b. Chúng tôi nghĩ giáo đường của chúng ta rất đẹp vì rất nhiều du khách ngoại

Page 44: Chien luot ht tang truong

quốc nói nó giống y các giáo đường bên nước họ ..... c. Lúc Giô na giảng tại Ni-Ni-ve, toàn thành phố này đã ăn năn...... d. Ngân quĩ từ ngoại quốc đã gây dựng Hội Thánh truyền giáo này và vẫn còn chi trả một nửa số lương của Mục sư và các khoảng chi tiêu khác...... e. Dân tộc thiểu số này có 100.000 người, 10.000 người trong số họ đã tiếp nhận Đấng Christ.1) 1.............................6Lệ thuộc so với độc lập 2) 1..............................6Qui đạo cá nhân so với tập thể 3) 1...............................6 Tỷ lệ trong tổng dân số 4) 1...............................6Tốc độ tăng trưởng 5) 1................................6Phẩm chất bản xứ

25. Hãy đọc Mc gavran trang 28 (19-20) và đánh dấu vị trí Hội Thánh bạn vào các trục trên đây.

Có thể chúng ta nghĩ rằng mức độ 6 là tốt nhất trong mọi tình huống. Không nhất thiết phải như thế đâu. Trong những xã hội nào đó, quyết định tập thể là một mẫu mực của nền văn hóa ấy. Trong những xã hội khác thì không hẳn như vậy. Nhiều Hội Thánh cũng trải qua nhiều giai đoạn khác trong sự tăng trưởng. Nhiều Hội Thánh thoạt tiên có thể hoàn toàn lệ thuộc vào một Hội Thánh mẹ hoặc một hội truyền giáo nhưng nhờ việc dạy đúng đắn đã trở nên tự túc và bắt đầu mở ra nhiều Hội Thánh khác. Mục đích của chúng ta không phải là xét đoán các Hội Thánh này, ca tụng các Hội Thánh kia và chỉ trích những Hội Thánh nọ. Chúng ta chỉ đơn giản muốn phân tích các tình trạng để thấy cách tốt nhất có thể thực hiện công tác Chúa muốn chúng ta làm.

Các yếu tố khác nhau này tác động đến sự tăng trưởng Hội Thánh có làm trí tưởng tượng của bạn sửng sốt không? Có lẽ tính đa dạng bạn thấy được qua cách các Hội Thánh được gây dựng sẽ báo cho bạn biết các khả năng tại vùng bạn ở. Dù các tình trạng và phương pháp có thể khác nhau trong từng lĩnh vực, hãy nhớ rằng chúng ta có một Chúa của mùa gặt. Ngài vô cùng quan tâm đến sự tăng trưỏng của Hội Thánh Ngài. Chúng ta hãy nhìn lên Ngài khi nghiên cứu các chiến lược khác nhau để chinh phục những kẻ lạc mất, và tin Ngài giúp chúng ta sử dụng chúng để đem lại các kết quả tốt nhất.

Công tác đặc biệt

Page 45: Chien luot ht tang truong

Sau khi học xong bài này; hãy nói với ai đó (với nhiều người nếu có thể) về những tình trạng nào đã giúp cho việc gây dựng Hội Thánh trong vùng bạn ở và những gì đã ngăn trở Hội Thánh tăng trưởng. Nếu Hội Thánh bạn được thiết lập vững vàng trong vùng này rồi, hãy yêu cầu một vị Mục sư hay một Trưởng Lão kể cho bạn biết các tình trạng lúc đầu và Hội Thánh đã được thành lập như thế nào. Hãy viết vào vở bạn mọi thông tin bạn nhận được qua các buổi nói chuyện và các lời giải thích của riêng bạn. Đối chiếu những điều này với tình trạng nào hiện nay đang giúp đỡ hay ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh. Bạn sẽ cần xem lại phần ghi chép này vào bài 6. Tiếp theo, hãy điền vào bảng tường trình số 2. gởi các bản của bài 2, 3, 4 chung với phần đánh giá tiến bộ đơn vị một.

Bài tự trắc nghiệm

Sau khi ôn lại bài này, hãy làm bài trắc nghiệm. Sau đó, kiểm tra bài làm của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời sai.

Câu chọn lựa: Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trừ khi được báo cho biết. Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng.

1. Sự tăng trưởng của Hội Thánh thường khó thấy đượca) Sự bùng nổ dân số, sự chia rẽ trong Hội Thánh và không giữ được sổ sách.b) Tình trạng bình ổn trong sự tăng trưởng, sự gia tăng dân số của giới Phi Cơ Đốc, và sự truyền bá các văn phẩm chống Cơ Đốc Giáo.c) Chiến tranh, đói kém, di cư, và nền thần học yếu kém.d) Thiếu thông tin và không quan tâm đến sự tăng trưởng Hội Thánh trên toàn thế giới.

2 Sự tăng trưởng Hội Thánh bị tác động bởi các ảnh hưởng bên ngoài như làa) Các nhóm chống Cơ Đốc Giáo.b) Các chướng ngại về ngôn ngữ và văn hóa.c) Các thế lực chính trị và kinh tế.d) Sự gia tăng dân số trên thế giới.

3. Khi Hội Thánh tiếp tục bành trướng đến nhiều vùng trên thế giới, sự tăng trưởng sẽ được nhận biết nhờa) Việc qui đạo từng người một từ trong dân chúng chưa tin Chúa.b) Sự tan rã của những xã hội đương hiện hữu.c) Mức độ chống đối của các tôn giáo thế gian.d) Nổ lực phi thường dùng các giáo phái gây dựng bên trong giáo hội của họ.

4. Hội Thánh bạn đã tăng trưởng thế nào? Hãy đánh dấu vào cột thích hợp đối với

Page 46: Chien luot ht tang truong

từng loại tăng trưởng.a. Nhiều nhấtb. Rất nhiều c. Nhiềud. Íte. Không- Sinh học- con cái của tín đồ- Di chuyển - Cơ Đốc Nhân đến từ các Hội Thánh khác- Người tin Chúa từ trong số người chưa biết Chúa ở gần Hội Thánh- Người tin Chúa từ việc đi ra tại các vùng khác

5. Ghép các tình trạng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng Hội Thánh (chữ) với quốc gia có liên quan (số)...... a. Quốc gia Cơ Đốc trên danh nghĩa...... b. Nền giáo dục Cơ Đốc đã giúp thành lập nhiều Hội Thánh mới...... c. Mở chiến dịch khắp thành phố và dùng các phương tiện truyền thông sẵn có...... d Cơ Đốc hóa nhờ các gia đình...... e. Thách thức thuộc thể đáp ứng cho thách thức thuộc linh...... f. Các sự kiện lịch sử tạo ra sự truyền bá Tin Lành...... g Cơ cấu nghiêm ngặt trong xã hội mang một ảnh hưởng tiêu cực...... h. Phân ly làm cho gia đình tự do lựa chọn tín ngưỡng hơn1) Brazil2) Iceland3) An Độ4) Philippines 5) Rhodesia

6. Hãy kể bốn hoạt động cần yếu cho Hội Thánh tăng trưởng.

ĐÚNG - SAI. Hãy viết Đ vào khoảng trống trước câu Đúng. Nếu là câu sai, hãy viết chữ S

Thật khó nhận ra mức độ tăng trưởng thực sự của Hội Thánh. Các câu sau đề cập đến sự tăng trưởng Hội Thánh trên toàn cầu....... 7. Một yếu tố làm cho không thấy được Hội Thánh tăng trưởng ấy là bận tâm với các nan đề tại địa phương....... 8. Tín đồ được chuyển đến Hội Thánh không được xem là một phần tăng trưởng của Hội Thánh....... 9. Thông tin về sự tăng trưởng thuộc linh trên toàn thế giới có thể làm chúng ta thêm hiểu biết về sự bành trướng Hội Thánh thời nay...... 10. Nhấn mạnh việc truyền giáo mà không có một chương trình triển khai tốt

Page 47: Chien luot ht tang truong

thì cũng không có hiệu quả...... 11. Nếu một nhóm tín đồ quyết định lìa bỏ chi hội chính, phương pháp tốt nhất là nhắc nhở những người khác chống lại họ và cầu nguyện để họ quay lại...... 12. Dâng phần mười không phải là phương diện trong sự tăng trưởng Hội Thánh nhưng là hành động lạc ý đối với công việc Chúa...... 13. Giữ lại sổ sách là một khái niệm hiện đại Hội Thánh Tân Ước không hay biết gì về điều đó ...... 14. Hầu hết các phương pháp được dùng thành lập và duy trì các Hội Thánh mang tính độc đáo đối với các nền văn hóa khác ...... 15. Các ví dụ tại Nellore và Ongole nêu lên tầm quan trọng của việc dạy lời Chúa, tuy rằng có tham gia các dịch vụ xã hội và y tế...... 16. Đánh giá và phân tích đều là những việc tốt khi tìm những thông tin tổng quát nhưng không phải là việc quan trọng cơ bản của sự tăng trưởng Hội Thánh...... 17. Các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện tại gia không được xem là những phương pháp tốt nhất đem lại sự tăng trưởng cho Hội Thánh.

18. Giả sử bạn là thuộc viên của một Hội Thánh tăng trưởng nhanh chóng tại một quốc gia có hai triệu dân. Các Hội Thánh thuộc giáo phái của bạn đã tăng số thuộc viên từ 100.000 lên 500.000 trong 10 năm qua. Toàn bộ các Mục sư đều là dân bản xứ. Hầu hết đều được cung dưỡng đầy đủ bởi hội chúng của họ. Mỗi hội chúng hiệp tác với giáo phái này về mặt giáo lý nhưng trong nhiều vấn đề, họ tự trị. Hãy đánh dấu x vào mỗi trục vị trí diễn tả đúng nhất các Hội Thánh này.

a) 1……… 6Tỷ lệ trong tổng dân số b) 1…..6Tốc độ tăng trưởng c) 1 ……. 6 Phẩm chất bản xứ

Trả lời ngắn . Trả lời các câu sau thật vắn tắt

19. Khi xem lại mẫu tăng trưởng của Hội Thánh bạn , bạn thấy tình trạng nào đã góp phần ngăn trở khả năng tăng trưởng tối đa?

20. Bạn thấy phương pháp nào là quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong vùng bạn thi hành chức vụ?

GiẢi đáp

1. Câu trả lời của bạn. Bất cứ câu nào cũng có thể ảnh hưởng đến các thái độ đối với sự tăng trưởng .

Page 48: Chien luot ht tang truong

2. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể kể cả cách Đức Chúa Trời đang hành động tại những nơi khác. Hãy khích lệ họ cầu xin sự tăng trưởng tương tự. Hãy nhìn vào các lời hứa thay vì các nan đề

3. Bạn có thể nêu lên rằng có nhiều Cơ Đốc Nhân hơn bao giờ hết và có nhiều hội chúng hơn để thực hiện công việc. Sự bành trướng của Hội Thánh khắp thế giới hiện nay làm cho Hội Thánh dễ tiếp cận với dân chúng hơn.

4. a. 4) Thuyên chuyểnb. 3) Sinh họcc. 1) Những người tin Chúa trong vùngd. 2) Các hoạt động hướng ngoại

5. Câu trả lời của bạn. Khi kiểm tra, hãy ghi chú các phương pháp bạn có thể sử dụng nhưng không hướng được đến sự tăng trưởng tại vùng bạn ở trong thời điểm này.

6. Sự sống mới và lòng sốt sắng có thể đụng đến và chinh phục những người bị lạc mất một cách tự do hơn. Điều này có thể thôi thúc Hội Thánh mẹ phải đổi mới và tăng trưởng phần thuộc linh.

7. d) Cầu nguyện để Chúa ban phước và sử dụng họ giảng Tin Lành trong vùng của họ. e) Khích lệ Hội Thánh bạn cầu xin ơn phước Chúa tuôn đổ trên những ai đã ra đi.f) Bày tỏ lòng yêu thương với người đã ra đi và hiệp tác với họ trong bất cứ đường lối nào có thể hiệp tác, khi điều này không vi phạm các tiêu chuẩn Thánh Kinh về lối xử sự và đức tin

8. b. Người này chỉ trung tín một phần nào với đại mạng lịnh.c. Người này đã không tìm cho đến khi kiếm được những người bị lạc mất chịu đáp ứng sứ điệp này.d. Người này không thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc người đã tin Chúa và trách nhiệm của mình trong việc đó.

9. a. Sai b. Đúngc. Said. Sai

10. Quyền năng của Đức Thánh Linh.

11. Tất cả đều quan trọng cho sự tăng trưởng Hội Thánh, các trách nhiệm cơ bản được Mc Gavran liệt kê ra là :

Page 49: Chien luot ht tang truong

a. Dâng phần mười trong sự vâng phục Lời Đức Chúa Trời b. Tuyên xưng Đấng Christ là Cứu Chúad. Nuôi dưỡng các tân tín hữuf. Lưu giữ các sổ ghi chép về những người được cứu

12 Câu trả lời của bạn .

13. a. 1)b. 2)c. 2)d. 1)e. 2)f. 2) g. 2)

14. c) Giới hạn các nổ lực của họ vào một nhóm người kháng cự.

15. c) Lòng trung tín rao giảng sứ điệp Tin Lành .

16. b) Làm mọi điều có thể cứu giúp được những đời sống ở trong tình trạng nguy khẩn.

17. a) Cơ Đốc giáo được xem là quốc giáo của toàn dân quốc này

18. b) Các ví dụ về tình hình địa phương trong thời Trung Cổ và trước đó.

19. b. Một cộng đồng Cơ Đốc vững mạnhc) Một quốc gia Cơ Đốc trên danh nghĩad) Một chiến dịch kéo dài cả năm khắp thành phố

20 a. 2) Ethiopiab. 4) Đại Hànc. 3) Formosa e. 4) An Độd. 1) An Độ

21. a. Câu trả lời của bạn. Hãy xem xét việc nhân gấp bội các tế bào tại hội Thánh địa phương, phân chia để lập các Hội Thánhmới, chăm sóc tốt.b. Câu trả lời của bạn. Hãy suy nghĩ đến các ý kiến thực tiễn cho một địa phương cụ thể, nơi bạn đang thi hành chức vụ.

22. a. Saib. Đúngc. Đúng

Page 50: Chien luot ht tang truong

d. Sai

23. Câu trả lời của bạn. Hãy ghi nhớ các phương diện trong phẩm chất bản xứ do Hodges nêu ra.

24. a. 4) Tốc độ tăng trưởngb. 5) Phẩm chất bản xức. 2) Qui đạo cá nhân so với tập thể d. 1) Lệ thuộc so với độc lậpe. 3) Tỷ lệ trong tổng dân số.

25. Câu trả lời của bạn. Nên lạc quan về các tình trạng của Hội Thánh bạn.

Chấp Nhận Những Điều Ưu Tiên Của Đức Chúa Trời

Trước khi đi vào phương pháp và qui trình của tăng trưởng Hội Thánh, chúng ta sẽ hoạch định chiến lược cơ bản của chúng ta trước tiên. Toàn bộ đơn vị đầu tiên này giới thiệu chiến lược tổng quát của chúng ta: Tiếp nhận các nguyên tắc trong Thánh Kinh. Trong bài 1, chúng ta quyết định xây dựng các Hội Thánh Tân Ước và đã xem các điều có liên quan. Trong bài 2, chúng ta thấy rằng chúng ta phải nhận ra tính phức tạp của công tác này và phải trung tín trong bất cứ công tác nào Đấng Sáng Lập giao cho chúng ta là : Chấp nhận những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời. Ngài có một chương trình tuyệt diệu cho bạn và Hội Thánh bạn. Khi bạn chấp nhận điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong mục đích và sự hầu việc, bạn sẽ thấy chương trình của Ngài bày tỏ ra.

Chấp nhận điều ưu tiên của Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta biết nơi phải dồn phần lớn nổ lực thời gian và tiền bạc của chúng ta nhờ sự giúp đỡ của Ngài. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải bỏ qua các công việc khác vốn là một phần trong chương trình Ngài dành cho chúng ta. Điều ấy có nghĩa là toàn Hội Thánh phải được huy động để thực hiện chương trình của Đức Chúa Trời. Và Ngài sẽ thưởng cho mỗi người vì trung tín tiếp nhận các cơ hội hầu việc Ngài.

Ví dụ như bạn xem bức tranh tuyệt diệu trong Mat Mt 25:31-46 nói về việc thiết lập vương quốc của Chúa Jesus Christ. Ngài ngồi trên ngai, muôn dân bị đem đến trước Ngai Ngài chịu xét đoán. Hai nhóm người đứng trước mặt Ngài ( Câu 32-33): những người đã làm theo điều Đức Chúa Trời muốn họ làm, và những người không làm theo. Chúa Jesus khen thưởng cho người làm theo điều Ngài muốn họ làm như là đầy tớ của Ngài, họ chăm sóc nhu cầu thuộc thể của nhân loại. Đây là một phần trong chương trình của Ngài. Và chúng ta có thể chắc chắn Ngài sẽ khen thưởng chúng ta khi chúng ta tận hiến đời sống mình thực hiện công việc ưu tiên nhất Ngài đã giao cho chúng ta - giới thiệu về Chúa Jesus Christ cho dân chúng và

Page 51: Chien luot ht tang truong

giúp họ sống cho Ngài. Đây là công việc quan trọng đối với sự tăng trưởng của Hội Thánh. Đây là điều ưu tiên nhất trong ý định của Đức Chúa Trời .

Dàn bài Điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong mục đích của chúng ta . Điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong sứ mạng Điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong việc tìm kiếm Nỗi say mê tìm cho kỳ được của Đức Chúa TrờiChỉ thị của Đức Chúa Trời cho sự phục vụ của chúng taCông tác hiện nay của chúng taCơ hội hiện nay của chúng ta

Mục tiêu bài học Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể : Xác định rõ ràng hơn ý muốn của Đức Chúa Trời cho các Hội Thánh trong vùng bạn ở và cương vị của bạn trong chương trình của Ngài.Đánh giá các trách nhiệm và cơ hội Đức Chúa Trời đang ban cho Hội Thánh bạn để hoàn thành mục đích của Ngài.Bàn luận đến lời giao ước cá nhân đối với điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong đời sống mỗi Cơ Đốc Nhân.

Sinh hoạt học tập 1.Đọc bài học trong tài liệu hướng dẫn, hoàn tất các câu hỏi nghiên cứu và kiểm tra câu trả lời của bạn. Khi nghiên cứu, bạn hãy xem phần từ vựng cuối tài liệu đê tìm định nghĩa của các từ then chốt nào bạn chưa hiểu. Hoàn thành công tác đặc biệt hoặc nhiệm ý theo hướng dẫn đã cho. Đây là thủ tục căn bản đối với mỗi bài. Sau lần nhắc này, các thủ tục sẽ không được đề cập trong mỗi bài nữa.2.Làm bài tự trắc nghiệm cuối bài học và kiểm tra bài làm của bạn.

Các từ then chốt Phỏng chừng Chính sách trung lập Điều ưu tiênCông bốDễ tiếp nhậnĐược giải hòaChủ nghĩa tương đốiTừ khướcNhững chuyên giaKỹ thuậtThần Học

Page 52: Chien luot ht tang truong

Truyền thống

Khai triển bài học

ĐIỀU ƯU TIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG TA. Mc gavran 31-48 (23-40)

Một điều ưu tiên trong mục đích sẽ là một mục đích quan trọng nhất, điều đứng trước các mục đích khác. Hiểu biết những điều ưu tiên Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh Ngài sẽ giúp chúng ta thu xếp cho những điều ưu tiên của chúng ta với chúng.

Có nhiều sự lựa chọn buộc phải đối diện khi bạn dâng đời sống mình thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời. Nhiều khi việc lựa chọn có thể trở thành một tiến trình khó khăn, thậm chí làm tan vỡ cả cõi lòng nữa . Gần đây, tôi đã phải lựa chọn giữa sự nghiệp dạy dỗ và trách nhiệm mục sư của tôi. Đối với tôi, cả hai đều rất đáng quí. Nhưng khi tôi chờ đợi từ nơi Chúa một sự hướng dẫn rõ ràng, Thánh Linh đã ghi khắc vào lòng tôi tiếng gọi và sự chuẩn bị Ngài đã dành cho tôi trong chức vụ dạy dỗ. Kể lại quyết định này cho một Mục Sư bạn tôi thật là khó biết bao nhiêu ! nhưng vấn đề quan trọng là điều ưu tiên Đức Chúa Trời dành cho chức vụ của tôi.

ĐIỀU ƯU TIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG SỨ MẠNG. Mc Gavran 31-34 (23-26)

Mục tiêu 1. Bày tỏ ảnh hưởng của định nghĩa về sứ mạng theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp tác động trên việc lập nên các điều ưu tiên của chúng ta

Sứ Mạng : Định nghĩa theo nghĩa rộng Toàn bộ chương trình của Đức Chúa Trời dành cho loài người.

Sứ Mạng là gì ? Nhiều người dùng một định nghĩa theo nghĩa rộng và gọi bất cứ việc gì được thực hiện nhơn danh Chúa Jesus Christ là Sứ Mạng. Các tổ chức cứu tế đang thực hiện một công tác tuyệt vời tại nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức cung cấp lương thực và nơi cư trú cho người thiếu thốn trong danh Chúa Jesus Christ. Họ đã hoạt động tại An Độ và nhiều nơi ở Châu Phi, nơi dân chúng đang bị đói kém và thiếu thốn. Các tổ chức Cơ Đốc và phi Cơ Đốc đã trợ giúp những người sống sót vô gia cư sau những cơn động đất và lũ lụt trên thế giới. Các hành động từ thiện đó chắc chắn là ý muốn của Chúa, là một sự thể hiện thực tiễn lòng Ngài mong mỏi đem lại sự thịnh vượng cho những kẻ Ngài đã tạo dựng.

Donald Mc gavran đưa ra một định nghĩa về sứ mạng theo nghĩa hẹp hơn, mô tả

Page 53: Chien luot ht tang truong

công tác chính mà Đức Chúa Trời đã dành cho Hội Thánh. Đây là điều ưu tiên trong đại mạng lịnh. Sứ mạng của Hội Thánh phải là sứ mạng từ Đức Chúa Trời. Hội Thánh phải phục dưới quyền Chúa mình và phải phục tùng ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã đến tìm và cưú kẻ bị mất, Mục đích chính của Ngài là khôi phục cho con người mối thông công với Đức Chúa Trời. Hiện nay, Ngài phán với những kẻ theo Ngài “Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các người thể ấy” (GiGa 20:21). là thân thể của Ngài và được đầy dẫy Thánh Linh, chúng ta tiếp tục sứ mạng của Ngài. “Mọi đều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài... và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng tôi” (IICo 2Cr 5:18).

Sứ Mạng : Định nghĩa theo nghĩa hẹp Môt sự nghiệp tận hiến để công bốPhúc Âm của Chúa Jesus Christ và thuyết phục nhiều người trở nên môn đồ Ngài và trở nên những thuộc viên đáng tin cậy trong Hội Thánh Ngài.

Bạn đã nhận được tiếng gọi và mạng lịnh từ nơi Đức Chúa Trời chưa? Nếu rồi, bạn đã được kêu gọi cho một mục đích và đã được giao mạng lịnh làm tròn một sứ mạng. Và sứ mạng đó không phải chỉ đơn giản làm cho con người thoải mái hơn trên đường bị hủy diệt. Sứ mạng đó là phải đem họ đến với Đức Chúa Trời và giúp họ dự phần vào trong gia đình Ngài, là Hội Thánh. Sự hầu việc Chúa của bạn có thể gồm có nhiều hoạt động qúi giá nhằm cải thiện cuộc sống trong cộng đồng của bạn, nhưng điều ưu tiên của bạn, là một đại sứ của Đấng Christ, ấy là chức vụ giảng hòa và điều này đem lại sự tăng trưởng cho Hội Thánh.

1. Bây giờ bạn đã quen thuộc với định nghĩa về sứ mạng theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Trước mỗi câu sau, hãy liệt kê nó là 1) theo nghĩa rộng hoặc 2) Theo nghĩa hẹp..... a. Được kêu gọi vì một mục đích..... b. Chức vụ giảng hòa.... c. Rao giảng về Chúa Jesus Christ.... d. Nuôi dưỡng những người đói.... e. Thể hiện lòng yêu thương bằng các hành động từ thiện

Nỗi đam mê của Đức Chúa Trời là khôi phục cho con người mối thông công với

Page 54: Chien luot ht tang truong

chính Ngài và trong mối thông công đó, Ngài ban cho người ấy sự vui mừng, bình an, khỏe mạnh, tình yêu và thịnh vượng. Chỉ trong mối thông công với Đức Chúa Trời, con người mới có thể tìm thấy tình yêu thương cần thiết cho các mối tương quan đúng đắn với những người khác. Mỗi người được đầy dẫy tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ trở nên một sức mạnh làm điều tốt lành cho cộng đồng của người ấy Gia cơ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lành. Chúa Jesus phán với những kẻ theo Ngài: “ Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”. (Mat Mt 5:16).

“Thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jesus ở Naxarét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ chỗ nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma qủi ức hiếp; Vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài” (Cong Cv 10:38). Ngày nay, Đức Chúa Trời đang xức dầu cho Hội Thánh với cùng một Đức Thánh Linh và quyền phép ấy để thực hiện cùng một mục đích . Chúng ta phải đi đây đó để làm việc lành và đem sự giải thoát đến cho những kẻ bị ma quỉ ức hiếp. Khi chúng ta đánh giá chương trình này của Hội Thánh, chúng ta không muốn loại bỏ mọi vấn đề mà muốn truyền giáo. Chúng ta muốn tập trung vào một hoạt động để nó sẽ góp phần vào nỗi khao khát chính yếu của Đức Chúa Trời dành cho con người là cứu chuộc hoàn toàn người ấy.

2. Hãy trưng dẫn một câu Kinh Thánh cho mỗi bằng chứng sao cho thấy điều tối ưu tiên của Đức Chúa Trời trong sứ mạng vượt quá việc tìm kiếm để gặp được và phục hồi. a. Lời cầu nguyện Chúa Jesus bảo các môn đồ phải cầu nguyện ..............b. Mục đích Chúa Jesus đã nêu ra cho việc Ngài đến trần gian.......................c. Mạng lịnh môn đồ hóa muôn dân....................................d. Các ẩn dụ Chúa nói về việc tìm lại những điều đã mất...................e. Sứ điệp của chúng ta là những đại sứ của Đấng Christ.........................f. Động cơ mà Đức Chúa Trời sai con Ngài đến thế gian ...................

3. Điều ưu tiên trong sứ mạng là phải được xem xét trong ánh sáng của a) Hoạt động xã hộib) Công tác môn đồ hóac) Các hoạt động từ thiệnd) Cải thiện hoàn cảnh sống

Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tìm kiếm Mc gavran 34-40 (26-32)

Mục tiêu 2. Nhận biết các tình trạng dẫn đến môn thần học “tìm kiếm” đang có trong Hội Thánh bạn .

Page 55: Chien luot ht tang truong

Có bao giờ bạn đi tìm kiếm vật gì đó mà bạn đã đánh mất hoặc đặt nhầm chỗ không? Tôi đã nhiều lần gặp cảnh ấy rồi. Suốt những năm đi học, tôi đã mất hàng giờ đi tìm những cây viết chì và sách vỡ tôi đặt nhầm chỗ. Nhiều lúc tôi để các bức thư của bè bạn lạc đâu mất và tìm được chúng chỉ sau khi miệt mài lục tìm những thứ đã để lạc. Có lẽ bạn cũng kinh nghiệm điều đó.Thế rồi chúng ta có thể tự đặt mình vào ba ẩn dụ nói đến việc thất lạc và tìm kiếm trong Luca 15. Chúng ta chia xẻ cảm xúc của người chăn đi tìm chiên lạc, của người đàn bà tìm đồng tiền bị mất, và của người Cha trông chờ đứa con trai đã bị mất. Không một ẩn dụ nào kết thúc chỉ bằng việc tìm kiếm. Chúng đều kết thúc đầy vui vẻ và đắc thắng niềm vui tìm được điều đã bị mất !

Khi chúng ta nói về thần học tìm kiếm hay thần học mùa gặt, chúng ta cần phải thấy chúng liên hệ thế nào với Đức Chúa Trời. Sự tìm kiếm này là sự tìm kiếm của Đức Chúa Trời, tìm kiếm những gì thuộc về Ngài bởi quyền sáng tạo. Mục đích Đức Chúa Trời tìm kiếm là để phục vụ họ, chứ không phải để bỏ mặc họ, ở nơi Ngài tìm thấy họ. Việc tìm kiếm này là cần yếu, nhưng điểm ưu tiên của mục đích ẩn sau việc đó là phải tìm ra những người bị lạc mất và làm cho họ hiểu rõ Đức Chúa Trời.

4. Thuyết thần học tìm kiếm nói rằng: a) Chúng ta sẽ lo cho nhu cầu thuộc thể của họ, rốt cuộc họ cũng sẽ đến với Đấng Christ khi họ nhìn thấy Ngài qua đời sống chúng ta.b) Con người có quyền sống như ý mình muốn và thờ phượng hay không thờ phượng tùy ý họ muốn.c) Mọi điều Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta ấy là phải công bố Tin Lành; nếu con người khước từ thì đó là trách nhiệm của họ.d) Nhấn mạnh vào một số người không thuộc linh và bằng chứng của sự kiêu ngạo.

Bảng đối chiếu giữa thần học tìm kiếm và thần học mùa gặt dường như dễ gây cho lẫn lộn vì cớ các từ ngữ này ra từ các lối nói khác nhau. Bảng đối chiếu này sẽ rõ ràng hơn với thần học tìm kiếm và thần học phục hồi hoặc thần học vun trồng và thần học mùa gặt. Lẽ thật chính yếu này là việc tìm kiếm và mở mang đều chỉ muốn nói đến một kết quả phục hồi những gì đã bị mất, mùa gặt đến từ những hạt giống đã được gieo ra.

Gieo ra - Tìm kiếm- Tìm được- Vun trồngMục đích - Phục hồi lại địa vị hay cho chủ nhân

Page 56: Chien luot ht tang truong

- Mùa gặt

5. Hãy kể ra ba điểm khác biệt giữa thần học tìm kiếm và thần học mùa gặt.

THẦN HỌC :A. Tìm kiếm: - Mục đích làm chứng về Đấng Chist- Phương pháp công bố bằng đời sống và lời nóiB. Mùa gặt:- Chinh phục cho Christ- Công bố bằng đời sống và lời nói thuyết phục

Nhược điểm chính trong thần học tìm kiếm là nó chỉ làm trọn một phần Đại Mạng Lịnh. Cơ Đốc Nhân có thể nói về Chúa Jesus cho người khác nhưng không dẫn được họ đến với Đấng Christ nhưng đã giao các thành quả hoặc cơ hội cho Đức Chúa Trời.

Việc rao giảng và các nổ lực khác của chúng ta được hướng vào việc đạt cho được mục đích của chúng ta. Không tiếp nhận được mục đích của Đức Chúa Trời làm điều ưu tiên của chúng ta sẽ ngăn cản các nỗ lực của chúng ta. Chúng ta chỉ bận tâm với các phương pháp tìm kiếm, hay chúng ta được xác định là phải tìm cho ra những người bị lạc mất và chinh phục họ cho Đấng Christ? Nếu chúng ta rao giảng Lời Đức Chúa Trời chúng ta phải có đức tin vào quyền phép của Lời Ngài và mong đợi nhiều kết quả. Tôi không tưởng nỗi có ai làm việc đầy hiệu quả mà không có một động cơ nào cả. Làm sao chúng ta có thể làm chứng về Đấng Christ mà không dự tính đến việc người ta trở lại tin Chúa? Nhưng điều ưu tiên của Đức Chúa Trời đại mạng lịnh và tình yêu của Đấng Christ sẽ thúc giục chúng ta hành động và đem lại nhiều kết quả.

6. Dr Mc gavran nêu lên bốn tình trạng dẫn đến thần học tìm kiếm trong nhiều Hội Thánh. Hãy đánh dấu X vào bất cứ điều nào đã ngăn trở bạn..... a. Sự thờ ơ tại quê hương và sự thù ghét tại hải ngoại..... b. Chủ nghĩa tương đối trong thái độ đối xử với các tôn giáo khác..... c. Ưu tiên cho việc giải quyết các nhu cầu thuộc thể..... d. Hợp lý hóa việc thiếu kết quả.

7. Trong phần minh họa sau đây hãy viết các đáp ứng của một Hội Thánh được phục hưng đối với các tình trạng của thế gian.Nguồn gốc và các hiệu quả của thần học công bố - Thế giới lạc lầm thù địch: Nhiều tôn giáo, Các nhu cầu thuộc thể. Các như cầu thuộc linh. Ít người tin Chúa.- Hội Thánh lãnh đạm không can thiệp vào: Chủ nghĩa tương đối, Viện trợ mặt

Page 57: Chien luot ht tang truong

thuộc thể. Thờ ơ Hợp lý hóa.- Hội Thánh được phục hưng

Nỗi say mê tìm kiếm cho kỳ được của Đức Chúa Trời Mc Gavran 40-48 (32-38)

Mục tiêu 3. Nhận biết sáu khúc Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn tìm kỳ được những kẻ bị mất và phục hồi họ để được thông công

Có bao giờ bạn đã tìm được trong Kinh Thánh một ẩn dụ nói lên sứ mạng của Đức Chúa Trời là chấm dứt việc tìm kiếm nhân loại không? Không hề có ! Mục đích của Đức Chúa Trời, như Phao lô đã viết, là hoà giải con người với chính Ngài, và đây là sứ điệp Ngài giao cho chúng ta (IICo 2Cr 5:20). Các phân đoạn Kinh Thánh và các ẩn dụ nêu cho chúng ta thần học mùa gặt đã khích lệ chúng ta gieo hạt giống Lời Đức Chúa Trời trong sự trông cậy được thấy nhiều kết quả rõ ràng. Có thể chúng tagieo giống trong giọt lệ nhưng sẽ vui mừng bước vào mùa gặt (Thi Tv 126:6). Các ẩn dụ trong Lu ca 15 cho chúng ta thấy nỗi vui mừng của Chúa (và của những Cơ Đốc Nhân khi có kẻ bị mất được tìm lại và phục hồi địa vị trong gia đình, trong nhà, trong ràn chiên của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không muốn một ai bị hư mất (GiGa 3:16; IIPhi 2Pr 3:9). Đấng Christ đã đến không phải chỉ để tìm kiếm mà còn để cứu kẻ bị mất (LuLc 19:10).

Chúa chúng ta không phải là một Đấng Trung Lập, Ngài quan tâm cho dù Hội thánh bạn có tăng trưởng hay không. Ngài muốn mỗi Hội thánh địa phương đi ra tìm kiếm những người hư mất quanh đó, và mang họ đến sự bảo vệ an toàn của Ngài. Chúng ta là chi thể của Ngài. Ngài muốn những kết quả cụ thể. Ngài ban cho chúng ta một khải tượng về mùa gặt và bảo chúng ta hãy cầu xin Cha sai những con gặt đến trong đồng lúa để thu hoạch mùa màng (Mat Mt 9:38) khi chúng ta và những thành viên của Hội thánh cầu nguyện cho khải tượng nầy. Ngài sẽ sai chúng ta đi ra và ban cho năng quyền để thực hiện công tác.

8. Mục đích tìm kiếm và phục hồi kẻ bị lạc mất được mô tả rõ nhất trong câu chuyệna) Chữa lành người mù Ba ti mê (Mac Mc 10:46-53)b) Người chăn tìm chiên bị lạc (LuLc 15:1-32)c) Kêu La xa rơ từ kẻ chết sống lại (GiGa 11:38-41)d) Người trai trẻ giàu có (Mac Mc 10:17-22)

Chỉ thị của Đức Chúa Trời cho sự phục vụ của chúng ta Mc gavran 49-63 ( 41-56)

An dụ về các ta lâng trong Mat Mt 25:14-30 giao cho chúng ta một sứ điệp long

Page 58: Chien luot ht tang truong

trọng. Nó nêu lên lời cảnh cáo nghiêm trọng những ai thiếu trách nhiệm. Và tuy vậy, đây chỉ mới là một phần ba câu chuyện một đầy tớ lười biếng và vô trách nhiệm, nhưng chúng ta thấy hai đầy tớ kia siêng năng và có trách nhiệm. Cả hai người đã sử dụng điều được giao phó cho mình một cách khôn ngoan để làm ích cho chủ mình. Vốn đầu tư của cả hai đều tăng gấp đôi. Người sử dụng cẩn thận 2 ta lâng sinh ra 4 ta lâng, 5 ta lâng sinh ra thành 10 ta lâng.

Từ ẩn dụ này, chúng ta có thể rút ra một nguyên tắc trong Kinh Thánh rất quan trọng cho sự tăng trưởng của Hội Thánh : Khích lệ mọi người sử dụng tốt điều gì Đức Chúa Trời đã ban cho mình. Số lượng của Hội Thánh bạn sẽ được nhân đôi hoặc gấp ba, hoặc gấp rất nhiều lần nếu mọi người đều tuân theo các chỉ thị của Đức Chúa Trời để sử dụng các tài năng và phương tiện được Đức Chúa Trời ban cho mình. Mỗi người đều cần các chỉ thị của Đức Chúa Trời về phần việc của mình trong công tác này.

Công tác hiện nay của chúng ta Mc gavran 49-56 (41-48)

Mục tiêu 4. Nói lên công tác giảng Tin Lành của Hội Thánh tại đất nước bạn hiện nay .

Công tác toàn cầu ĐEM TIN LÀNH ĐẾN CHO 2.000.000.000NGƯỜI CHƯA NGHE TIN LÀNHVÀ NHÂN GẤP BỘI CÁC HỘI THÁNH TÂN ƯỚC GIỮA VÒNG NHỮNG NGƯỜI ĐỂ TIẾP NHẬN TIN LÀNH TRÊN THẾ GIỚI

Mỗi một Cơ Đốc Nhân phải tìm cho được chỉ thị của Chúa để sử dụng các tài năng và các nguồn cung ứng khác một cách kết quả nhất thể nào thì Hội Thánh cũng phải có chỉ thị của Ngài cho việc đầu tư của các thuộc viên và các nguồn cung ứng của Hội Thánh thể ấy. Chúng ta đã nói đến Lời Chúa Jesus nói đến chính Ngài như là một hạt giống lúa mì phải gieo xuống đất, và chết đi để kết được nhiều quả. Chúng ta là những hạt giống ấy (GiGa 12:24). Nguyện Ngài gieo trồng chúng ta nơi nào Ngài muốn !

Chúa Jesus cho thấy cách Nước Trời tăng trưởng trong Mat Mt 13:24, 37-38. Chính Ngài, Con Người, đã gieo giống tốt ( con cái nước thiên đàng) trong đồng ruộng của Ngài (thế gian). Khi các Cơ Đốc Nhân chết đi các tham vọng của mình và dâng đời sống mình mỗi ngày làm trọn mục đích của Đức Chúa Trời, họ kết quả thành một mùa gặt. Số lượng họ được nhân lên gấp bội.

Page 59: Chien luot ht tang truong

Thời hạn này đã đến, lúc mỗi Cơ Đốc Nhân phải phân biệt giữa những gì là quan trọng tuyệt đối và những gì là tương đối quan trọng, nếu chúng ta đều để cho công việc ấy được trọn. Thời gian của chúng ta ngắn ngủi. Chúng ta tin Chúa Jesus sẽ tái lâm nay mai. Nhưng dầu Ngài chưa đến đi nữa, thời gian của chúng ta phải là một thế hệ đang hấp hối. Chúng ta phải hướng mọi nổ lực, đề ra mọi chương trình thích hợp để đạt đến điều đó ngay bây giờ. Nếu không tìm kiếm những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong công tác của chúng ta, chúng ta rất có khả năng lập lại sai lầm trong quá khứ. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì chúng ta có Kinh Thánh như là la bàn hướng dẫn chúng ta, một cẩm nang cho việc truyền giáo thế giới ! Và chúng ta có Đức Thánh Linh bày tỏ cho mỗi Hội Thánh và mỗi Cơ Đốc Nhân thấy được phần của mình trong kế hoạch này.

9. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Thiết lập những điều ưu tiên trong công việc Chúa là điều tuyệt đối quan trọng.b. Là Cơ Đốc Nhân, các điều ưu tiên của chính chúng ta thường là dấu hiệu tốt chỉ cho biết những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời.c. Không bao giờ chúng ta có thể biết được điều nào là quan trọng trong công việc mỗi ngày của Đức Chúa Trời.d. Chúng ta có thể lập lại sai lầm của thời quá khứ, trừ khi chúng ta tìm kiếm những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời.

10. Trong Khung 3.6 , tác giả nêu lên công tác của Hội Thánh trong thế gian này. Hãy nói lên công tác của Hội Thánh trong vùng bạn đang thi hành chức vụ.

11. Hãy nêu ra ba cách bạn và Hội Thánh bạn đã có thể hoàn thành công tác này.

Trong sách giáo khoa bạn sẽ tìm thấy một điểm nhấn rất mạnh đến việc dành ưu tiên cho những khu vực dễ tiếp nhận trong công tác mở mang Hội Thánh của bạn. Những điểm này có thể đem lại những nền tảng vững chắc cho việc đi ra. Những Hội Thánh mạnh mẽ tại những khu vực dễ tiếp nhận có thể gởi những nhân sự đi ra vỡ đất mới tại những vùng khác đang bị kháng cự. Chúng ta không được bỏ hoang những cánh đồng cứng cõi, nhưng chúng ta có thể dùng một chiến lược nào đó làm cho chúng kết quả hơn.

An dụ về các thứ đất (Mat Mt 13:1-9, 18-23) có thể giúp ích cho chúng ta. Ưng dụng của ẩn dụ này không nhất thiết phải là người gieo giống bỏ hoang những vùng đầy gai góc và các cánh đồng đầy đá sỏi. Các nông dân phải cày bừa đất. Bạn đã bao giờ dọn sạch một đám đất để làm đồng ruộng chưa? thật là một công việc ngán ngẫm ! Cây cối to, nhỏ , gốc cây, đá, cỏ dại, mọi thứ đều phải bị đốn hạ, đào bới lên, đốt đi, quăng đi, cày lên ! Người ta không bỏ đi để tìm một vùng đất dễ làm hơn, nếu đó là công việc đã được giao cho mình và người ta không chỉ có gieo

Page 60: Chien luot ht tang truong

giống trên lớp mặt đám đất đó rồi mong chờ nó lớn lên. Bạn sẽ làm gì? Bạn cày đám đất đó lên. Dẹp bỏ những gì giẫm lên trên các lối đi và cuốc lật đám đất bị chai cứng, bừa đất để đập vỡ những cục đất. Bạn sẽ cày thành luống, gieo giống. Hãy dùng các loại phân bón cần thiết. Hãy vun trồng các cây đang phát triển. hãy diệt trừ cỏ dại. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì có mặt trời và mưa cùng hết thảy phần Đức Chúa Trời đã ban cho. Hãy tưới cây nếu bạn đang ở trong vùng cần phải tưới. Hãy diệt trừ côn trùng gây hại. Và cuối cùng hãy thu hoạch vụ mùa của bạn ! Những gì dường như một thời là vùng kháng cự, không tiếp nhận sẽ làm bạn kinh ngạc biết bao vì hoa lợi của nó !

12. Trong việc mở mang Hội Thánh mới, tác giả nói rằng cần phải a) Bỏ qua những nơi cứng lòng vì có nhiều vùng không kháng cự đang mong chờ nghe Tin Lành.b) Ngẫu nhiên chọn ra một khu vực và bắt đầu rao giảng vì “Cánh đồng này là thế giới”.c) Dành ưu tiên cho những vùng dễ tiếp nhận và bắt đầu gây dựng nhiều Hội Thánh.d) Thôi lãng phí thời gian, tiền bạc, nổ lực, và văn phẩm ở những nơi người ta không vui mừng tiếp nhận sứ điệp.

13. Trong ẩn dụ gieo giống, Chúa Jesus nói về :a) Lòng trung tín rao ra Lời Chúa dầu biết sẽ gặp sự tiếp đón với thái độ lẫn lộn.b) Việc rao giảng Lời Chúa cho những ai chịu tiếp nhận .c) Việc sử dụng tài năng và các nguồn tài nguyên giúp ổn định những người tiếp nhận Lời Chúa nhưng cũng chăm nom cuộc sống để thu hút họ .Ngày nay, các chuyên viên nông nghiệp phân tích thổ nhưỡng để phát hiện loại mùa màng nào sẽ tăng trưởng tốt nhất trên một cánh đồng và loại phân bón nào cần phải bón. Trong công tác mở mang Hội Thánh cũng vậy, chúng ta phải kiểm tra đất đai và làm việc thích hợp. Những Hội Thánh chúng ta mở mang sẽ tăng trưởng tốt nhất khi việc trồng trọt thích hợp với đất đai . Và khi chúng ta trông cậy vào chủ cánh đồng ấy, Ngài sẽ bày tỏ cho chúng ta cách vun trồng để các Hội Thánh Ngài sẽ tăng trưởng.

Với đức tin này chúng ta tìm kiếm những điều ưu tiên của Chúa. Chúng ta sẽ bắt đầu ở đâu? Nơi đâu cần có một hội chúng mới làm trung tâm để Tin Lành có thể, từ đó tỏa ra các vùng xung quanh. Nếu chúng ta sắp thành lập Hội Thánh tại một khu vực nào đó, chúng ta hãy kiểm tra tình trạng tiếp nhận của lớp đất này. Nếu dân chúng trong vùng dễ tiếp nhận, chúng ta hãy tiến hành và mở mang Hội Thánh tại đó. Nếu họ không đáp ứng, chúng ta hãy kiểm tra lớp đất tại nhiều nơi trong thành phố và tìm ra địa điểm tốt nhất để thành lập Hội Thánh của chúng ta. Chúng ta sẽ nghiên cứu thêm vấn đề này sau.

Page 61: Chien luot ht tang truong

14. Hãy viết ra định nghĩa về công tác hiện nay của chúng ta từ trí nhớ của bạn.

15. Dân số nước bạn là bao nhiêu? Bao nhiêu người chưa được tiếp xúc với Tin Lành? (phỏng chừng) thế thì công tác hiện nay cho đất nước bạn là gì?

Cơ hội hiện nay của chúng ta Mc Gavran 56-63 (48-56)

Mục tiêu 5. Tìm ra sáu yếu tố giúp dân chúng trở nên dễ tiếp nhận Tin Lành và liên hệ các yếu tố này với những khả năng mở mang Hội Thánh trong vùng bạn ở

Chưa bao giờ có một thế hệ nào có những cơ hội truyền giáo thế giới như thế hệ chúng ta. Số lượng Cơ Đốc Nhân thực hiện công việc này nhiều hơn. Kỷ thuật hiện đại, trình độ biết đọc biết viết đã được nâng cao, dịch vụ bưu điện, giao thông vận tải nhanh chóng mọi thứ đều giúp ích cả. Hàng triệu người đang nghe Tin Lành ( ngay cả ở những nơi “cánh cửa đang bị đóng lại”) qua phương tiện truyền thông đại chúng như truyền thanh, truyền hình, văn phẩm và những khóa hàm thụ. Đường xá và giao thông vận tải, nhanh chóng giúp chúng ta đem Tin Lành đến cho nhiều người hơn. Giảng, dạy, cá nhân chứng đạo và yêu thương bằng hành động đã phá vỡ thành kiến tại nhiều vùng . Công tác trong học đường, bịnh viện, và các chương trình cứu trợ đã giúp cho việc nghe Tin Lành gặt hái được kết quả tốt hơn. Tại nhiều nơi, sự thay đổi trong bộ máy chính quyền hoặc trong chính sách nhà nước đã làm cho dân chúng tiếp nhận Tin Lành một cách tự do hơn mà không sợ bị bắt bớ . Các chướng ngại về giới hạn truyền thông của gia đình và lối sống cổ hủ đang bị dẹp bỏ trong việc chuyển dân cư nông thôn về các thành thị.

16. Truyền giáo thế giới hiện nay đang có nhiều cơ hội hơn vì cớ a) Sự thay đổi chính sách nhà nước, sự bắt bớ làm Cơ Đốc Nhân tản mác khắp nơi, và các tôn giáo giả ngụy tăng thêm lên.b) Kỷ thuật hiện đại, trình độ biết đọc biết viết được nâng cao, các dịch vụ bưu điện .c) Truyền thống gia đình, sự di chuyển đến các thành phố và sự đoàn kết của các Hội Thánh hiện nay.d) Phương tiện truyền thông đại chúng, thần học yếu kém trong các Hội Thánh hiện nay, người đói khát thuộc linh không được ai biết đến.

17. Hãy kể tên năm ảnh hưởng đang phá vỡ sự kháng cự và làm cho dân chúng tại nhiều nơi trở nên dễ tiếp nhận hơn.a .........................................................b ..........................................................c ..........................................................d ...............................................................

Page 62: Chien luot ht tang truong

e ...............................................................

18. Hãy đánh dấu x vào những ảnh hưởng nào đã tác động đến dân chúng trong vùng của bạn.Ngay cả Chúa Jesus và môn đồ Ngài cũng gặp những cánh đồng cứng cõi, sự thù địch của dân chúng. Không lạ gì khi Chúa Jesus khóc về thành Giêrusalem “ Hỡi Giêrusalem, Giêrusalem, ngươi giết các Đấng tiên tri và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng”. (Mat Mt 23:37). Họ đã đóng đinh Ngài, nhưng máu và nước mắt Ngài đã tưới lên lớp đất đó. Chúa phục sinh đã làm cho họ phải bắt đầu làm chứng từ Giêrusalem, thành Giêrusalem cứng cỏi, thù địch, kháng cự Ngài ! Dầu vậy, không phải toàn bộ dân chúng đều kháng cự. Chúa Jesus đã thấy điều các môn đồ không thể thấy được một vụ mùa chín vàng đợi thâu hoạch. Hàng ngàn người đã đáp ứng với công tác của Thánh Linh và dâng đời sống mình cho Đấng Christ. Mùa gặt đã đến. Thậm chí “Có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo” (Cong Cv 6:7) và kẻ thù của Tin Lành đã nói rằng: “các người lại làm cho thành Giêrusalem đầy dẫy đạo giáo mình” (5:28).

Chúng ta cũng giống như các môn đồ, phải trông đợi Chúa ban cho chỉ thị các điều ưu tiên của Ngài trong việc định thời gian và lựa chọn các cơ hội Ngài định trước cho chúng ta. Nếu Hội Thánh bạn có thể nhìn xa hơn và thấy được những nhu cầu, tôi tin chắc rằng Hội Thánh bạn sẽ động lòng thương xót những kẻ bị lạc mất. Khi bạn trình dâng lên Chúa điều đó, Ngài sẽ chỉ cho bạn các cơ hội Ngài muốn bạn đem sự cứu rỗi cho họ.

Tại nhiều vùng, sự thù địch của một tôn giáo vốn là quốc giáo hoặc của bản thân chính quyền đã ngăn cản Hội Thánh tăng trưởng. Nhưng Tin Lành đang thâm nhập vào các vùng này trên các làn sóng truyền thanh truyền hình, qua bưu điện, bằng cá nhân chứng đạo. Dù bị chống đối, mùa gặt vẫn sẽ tới! Nhiều chướng ngại tại những vùng nào đó đã bị dẹp bỏ rồi, làm cho dân chúng tiếp nhận Đấng Christ mà không còn sợ bị bắt bớ nữa. Tại những nơi khác, chúng ta đang chờ đợi và cầu xin Đức Chúa Trời cất bỏ các chướng ngại. Nhưng trong lúc này, chúng ta hãy chớp lấy cơ hội để làm những gì có thể làm để đem Tin Lành thâm nhập vào các vùng ấy.

Đức Chúa Trời đang dẹp bỏ các chướng ngại và dọn lối cho Lời Ngài nhưng không có nghĩa là mọi người sẽ tiếp nhận Lời Ngài đâu. Nhiều Hội Thánh đang phát triển, trong khi nhiều Hội Thánh khác chỉ đang giữ nguyên vị. Nhiều Hội Thánh đang hấp hối,tuyệt vọng, đóng cửa. Thiếu tăng trưởng thuộc linh có thể do Hội Thánh có chiến lược sai lầm, phương pháp sai lầm, thần học yếu kém , hoặc cần được đổi mới tâm

Page 63: Chien luot ht tang truong

linh. Nhiều người đang thờ ơ hoặc đang chống cự với Tin Lành.

19. Câu nào có thể làm nền tảng cho việc thiếu tăng trưởng thuộc linh.a) Cần đổi mới tâm linh.b) Quá nhấn mạnh vào việc sử dụng truyền thông đại chúng.c) Chiến lược và phưong pháp sai lầm.d) Dạy Kinh Thánh quá nghiêm khắc cho những người thờ ơ, hiện đại.

20. Kể ra các chướng ngại bạn biết đang ngăn cản việc mở đường cho Tin Lành trong vùng của bạn và đề xuất các phương pháp vượt qua các chướng ngại ấy.

Alfred Perna đã hoạt động nhiều năm tại Rô ma, Italy. Cha mẹ ông đã di cư sang Hoa kỳ lúc ông còn nhỏ. Alfred đã nhất quyết dấu lai lịch dân Ý của mình. Ông sẽ trở thành một người hoàn toàn Mỹ ! Ông lớn lên với thái độ từ khước di sản Ý của mình. Ông đã được cứu và được Báp têm Thánh Linh và Chúa bắt đầu phán với ông. Ông từ chối lắng nghe vì ông muốn có đôi chút trong cuộc sống và đang làm việc để đạt được mục tiêu ấy. Trở về Italy là điều ông không hề tính đến.

Một ngày nọ, trong buổi nhóm tại nhà thờ, Đức Chúa Trời đã nhắc Alfred Perna nhớ lại “Tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép để cứu mọi kẻ tin: Trước là người Giu đa...” Ông không thể lập lại phần cuối, dù ông rất thuộc. khi Chúa nhắc cho chàng Alfred Perna, chàng nhận ra rằng ngay cả các môn đồ đầu tiên cũng đến với dân tộc của họ trước hết, Chàng đang được kêu gọi đem Tin Lành cho dân tộc của mình là người Ý. Rô ma là “Giêrusalem’ của chàng.

Không phải dễ mà truyền giảng Tin Lành tại thành phố quê hương của Công giáo La mã trong 25 năm đầu thế kỷ 20. Nhưng Chúa mùa gặt đang hành động, làm gia tăng số người tin Chúa và nhiều nhân sự khác nữa. Những người này dự phần vào việc mở đất mới phải đến trước mùa gặt trong bất cứ thế hệ nào. Giống như Phao Lô, các nhân sự mở mang các Hội Thánh Tân Ước rất quen thuộc với các nhà tù tại Rôma. Mất nhiều năm nổ lực đầy gian nan, nhưng mùa gặt đã đến. Hiện nay, tại Rô ma có một công trình Ngũ Tuần mạnh mẽ. Alfred Perna vui mừng trong mối thông công với hơn 150 Hội Thánh Assemblies of God trong vùng. Sự bắt bớ trước hết đã mở đường cho sự dung nhượng và sau đó là sự cảm kích công tác của Thánh Linh. Và tại “Giêrusalem của Alfred Perna, có rất nhiều thầy tế lễ đã vâng theo đạo.

Nước Đức Chúa Trời cần những người nam và người nữ đã được tái sanh và đầy dẫy Đức Thánh Linh tiến hành việc truyền giảng Tin Lành cho những khu vực trên thế giới chưa được nghe Tin Lành.

Dr. Mc Gavran nói đến những chuyên gia truyền giáo. Bạn có tìm thấy những

Page 64: Chien luot ht tang truong

chuyên gia trong Hội Thánh bạn không? Bạn có biết Chúa đã ban cho họ các tài năng gì không? Các chuyên gia này có thể là nguồn hỗ trợ lớn lao trong Hội Thánh bạn và trong công tác đi ra truyền giáo của Hội Thánh trong phương diện địa lý. Khi mở một cơ sở tại nới xa, bất cứ các giáo viên, nhạc công, thương gia hoặc phụ nữ nào cũng có thể dùng tài năng và sự huấn luyện của họ để phát triển công tác mới này. Các chuyên gia của bạn có thể là những thợ mộc, thợ nề vui lòng đến xây dựng hay trùng tu một tòa nhà để làm giáo đường. Hoặc có lẽ họ là những gia đình vui lòng di chuyển đến những vùng chưa được nghe Tin Lành, tự túc bằng công ăn việc làm của mình, và trở thành những hạt nhân cho Hội Thánh mới. Nơi nào có nhu cầu trong lãnh vực Y tế, Chúa có thể sử dụng những Bác Sĩ hoặc Y Tá là Cơ Đốc Nhân.

Tôi dám chắc rằng có nhiều người trong nơi bạn ở chưa hề nghe đến Tin Lành dù chỉ một lần thôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, có những làng ấp thành phố chưa nghe một lời làm chứng về Tin Lành nào cả. Có nhiều, rất nhiều vùng tại đất nước tôi chưa hề được tiếp xúc với Tin Lành của Đấng Christ, nhiều vùng không có một Hội Thánh nào được mở mang tại đó cả.

Nguyện Chúa giúp chúng ta. Mỗi Cơ Đốc Nhân trong Hội Thánh thấy được những điều ưu tiên của Ngài trong mỗi đời sống và tận dụng mọi cơ hội. Chúng ta hãy ra đi bằng sức mạnh của Ngài để thực hiện công tác Ngài giao phó cho chúng ta ngày hôm nay, trước khi quá trễ.

21. Hãy suy nghĩ đến những vùng xung quanh Hội Thánh bạn.a) Nơi đâu cần có một Hội Thánh hay một cơ sở ở nơi xa .b) Hãy kể ra những chuyên gia bạn đang sử dụng vào công tác đi ra truyền giảng của Hội Thánhc) Trong vùng bạn sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng cách nào để có ích lợi?

22. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúng.a. Nghĩa rộng của Sứ Mạng không lập được những ưu tiên trong công tác của Hội Thánh.b. Bằng cách tập trung vào những phương diện trong trần thế, tự động chúng ta cũng bao gồm cả phương diện đời đời.c. Những vấn đề như là công tác trong bịnh viện và cứu trợ cũng giống như là việc công bố Tin Lành.d. Ngày nay, hoạt động xã hội cũng được tiếp nhận một cách rộng rãi như sứ mạng của Hội Thánh vậy.e. Nếu chúng ta bỏ qua các việc lành, sứ điệp cứu rỗi của chúng ta sẽ ít có giá trị.f. Số người chịu qui đạo sẽ ảnh hưởng đến địa điểm và phương cách chúng ta công

Page 65: Chien luot ht tang truong

bố Đấng Christ.

Công tác đặc biệt

Lập một bản danh sách các hoạt động khác nhau của Hội Thánh bạn và các chương trình hoặc sứ mạng khác nhau mà Hội Thánh bạn có tham gia. Nếu bạn là Mục sư, hãy bàn luận những điều ưu tiên của Hội Thánh với một hay một số thuộc viên trong ban trị sự, chấp sự và thâu nhận quan niệm của họ đối với đề tài này. Nếu không phải là Mục sư bạn hãy trò chuyện với vị Mục sư của bạn về vấn đề trên và yêu cầu ông giúp bạn điền vào bản tường trình 2. Hãy giải thích rằng đây không phải là cách định phê bình Hội Thánh , cũng không phải bạn muốn can thiệp vào công việc và trách nhiệm của Mục sư trong việc điều hành Hội Thánh. Nhưng bạn làm điều đó vì cần các thông tin và kinh nghiệm này để giúp bạn làm các công tác thực hành mà tài liệu này đòi hỏi.

Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn làm công tác này, hãy làm công tác nhiệm ý cho bản tường trình số 2 và gởi đến hướng dẫn viên của bạn.

Công tác nhiệm ý số 1

Từ những gì bạn học được về sự tăng trưởng của Hội Thánh, hãy phác thảo những gì bạn cho là một kiểu mẫu tốt cho bất cứ Hội Thánh nào để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Bài tự trắc nghiệm Đúng - Sai. Hãy viết Đ vào khoảng trống trước mỗi câu Đúng, và viết chữ S trước câu Sai..... 1. Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta không nên áp đặt tôn giáo của mình lên những người khác..... 2. Vì mọi tôn giáo đều dẫn đến một số hình thức thờ phượng, nên dân chúng tin vào những điều gì thực ra cũng không quan trọng mấy.….3. Nếu chúng ta làm phần việc của mình bằng cách rao giảng Tin Lành thì Đức Chúa Trời sẽ làm phần việc của Ngài bằng cách cứu những người nào sẽ được cứu..... 4. Điều quan trọng nhất là phải có những sổ sách tốt ghi chép kỹ càng sự tăng trưởng của Hội Thánh vì chúng ta không thể đếm những người qui đạo, mà chỉ đếm được những ai sẽ gia nhập Hội Thánh..... 5. Nhiều tôn giáo sai lầm đang dẫn con người đi xa khỏi lẽ thật của Tin Lành vì vậy chúng ta không mong gì Hội Thánh ngày nay tăng trưởng được..... 6. Công tác của chúng ta lớn lao đến nỗi không thể đem Tin Lành đến cho thế giới này được ..... 7. Một truyền thống gia đình vững chắc thường hữu ích cho việc khai triển các nguyên tắc Cơ Đốc, vì điều này làm cho gia đình đoàn kết lại khi đối diện với sự

Page 66: Chien luot ht tang truong

bắt bớ..... 8. Thuyết phục là một phương pháp của thần học mùa gặt..... 9. Việc chuyển dân cư nông thôn về thành thị là chướng ngại kiên cố đối với sự tăng trưởng Hội Thánh vì tình trạng tội phạm và lòng bất kính thấy rất rõ tại các thành phố ..... 10. Mục đích của thần học tìm kiếm là làm chứng về Đấng Christ..... 11. Một trong những cách tốt nhất để công bố Tin Lành là các phương pháp đa phương tiện thông tin.....12. Giao thông vận tải nhanh chóng và đường sá tốt đều là những ảnh hưởng tích cực để đem Tin Lành cho dân chúng trên thế giới.

13. Sắp xếp định nghĩa và các câu nói về chúng ( chữ) phù hợp với từ ngữ được Mc gavran sử dụng ( bên phải) . Nếu câu nào không thích hợp với cả hai định nghĩa, hãy sử dụng 3) không câu nào...... a. Định nghĩa này không lập được một ưu tiên nào cho sứ mạng ...... b. Định nghĩa này trình bày những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời trong các Sứ Mạng ...... c. Định nghĩa này đặt ưu tiên giải quyết các nhu cầu thuộc thể...... d. Sứ Mạng là toàn bộ chương trình Đức Chúa Trời dành cho con người..... e. Sứ Mạng là một sự nghiệp tận hiến để công bố Tin Lành của Chúa Jesus Christ và thuyết phục nhiều người trở nên môn đồ Ngài và trở nên nhũng thành viên đáng tin cậy trong Hội Thánh Ngài.1) Định nghĩa theo nghĩa hẹp2) Định nghĩa theo nghĩa rộng3) Không câu nào

14. Ghép các tình trạng trong thế gian lạc lầm này ( chữ) vói phản ứng hoặc trách nhiệm của Hội Thánh ( bên phải) theo ý nghĩa của thần học tìm kiếm..... a. Thù địch .... b. Nhiều tôn giáo khác .... c. Các nhu cầu thuộc thể .... d. Các nhu cầu thuộc linh .... e. Ít người tin Chúa 1) Hợp lý hóa2) Thờ ơ, lãnh đạm3) Không can thiệp4) Chủ nghĩa tương đối5) Ưu tiên làm việc lành15. Ghép các bằng chứng thuộc linh của niềm say mê sâu xa của Đức Chúa Trời để cứu rỗi những kẻ lạc mất (chữ) với các câu Kinh Thánh trưng dẫn (số)...... a. Mục đích Chúa Jesus đến thế gian

Page 67: Chien luot ht tang truong

..... b. Niềm vui vì tìm được kẻ bị mất

..... c. Sứ điệp giao phó cho chúng ta

..... d. Mạng lịnh môn đồ hóa muôn dân

..... e. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta phải cầu xin

..... f Động cơ Đức Chúa Trời sai con Ngài đến thế gian1) GiGa 3:162) Mat Mt 9:383) IICo 2Cr 5:204) LuLc 15:1-325) Mat Mt 28:196) LuLc 19:10

16. Câu lựa chọn. Các câu sau nói đến thần học công bố và trình bày cho Hội Thánh “lãnh đạm” hoặc Hội Thánh “được phục hưng”. Trong khoảng trống sau, hãy đánh dấu.1) Hội Thánh lãnh đạm2) Hội Thánh được phục hưng..... a. Sứ Mạng giải hòa..... b. Không can thiệp vào thế giới thù địch ..... c. Nhiều người đến với Đấng Christ nhờ quyền phép của Thánh Linh ...... d. Hoạt động xã hội không là điều ưu tiên hàng đầu...... e. Thiếu sự làm chứng năng nổ ..... f. Đức Chúa Trời là Cha của mọi người vì vậy bạn có tin điều gì thì cũng tương đối không quan trọng...... g. Các tổ chức cứu trợ, các kỹ thuật canh tác cũng quan trọng như là việc làm chứng

17. Trả lời ngắn. Kể ra sáu ảnh hưởng mạnh mẽ đã làm cho nhiều người dễ tiếp nhận Tin Lành hơn tại nhiều khu vực.18. Kể ra các chuyên gia có sẵn cho chức vụ đi ra giảng Tin Lành của vùng bạn ở.19. a. Kỹ thuật hiện đại nào sẵn có trong vùng bạn ở?b. Điều nào đang được sử dụng để phát triển Tin Lành qua chức vụ của bạn?20. Bằng cách nào mà bạn đã biết được nhiều hơn về tiềm năng để tăng trưởng Hội Thánh nơi bạn đang thi hành chức vụ?

GIẢI ĐÁP 1. a. 2)b. 2)c. 2)d. 1)

Page 68: Chien luot ht tang truong

e. 1)

2. a. Mat Mt 9:38b. LuLc 19:10c. Mat Mt 28:19d. LuLc 15:1-32e. IICo 2Cr 5:20f . GiGa 3:16

3. b) Công tác môn đồ hóa.

4. c) mọi đều Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta ấy là phải công bố Tin Lành; Nếu con người khước từ thì đó là trách nhiệm của họ.

5. Tìm kiếm có thể gồm có: rao giảng mà không dạy dỗ hoặc chăm sóc. tìm ra được kẻ bị lạc mất nhưng không phục hồi họ. Có các chương trình phúc lợi xã hội nhưng không có Tin Lành. Mùa gặt có thể gồm có: nhiều người được chinh phục cho Đấng Christ. Dạy dỗ những tân tín hữu. Thấy được sự gia tăng trong Hội Thánh.

6. Câu trả lời của bạn. Tất cả những điều ấy được sử dụng rất thường xuyên.

7. Thù địch giải hòa. Nhiều tôn giáo chỉ có một con đường duy nhất nhờ Đấng Christ. Các nhu cầu thuộc thể giúp đỡ nhưng không phải là điều tối ưu tiên. Nhu cầu thuộc linh Đấng Christ. Ít người tin Chúa. Quyền năng của Đức Thánh Linh để thu hút.

8. b) Người chăn tìm chiên lạc ( Lu ca 15).

9. a. Đúngb. Saic. Said. Đúng

10. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể nói con số xấp xỉ người tin Chúa trong khu vực của bạn.

11. Câu trả lời củabạn. Bạn có thể bao gồm việc mở mang công tác hướng ngoại bằng các buổi nhóm trong khám đường, viếng thăm trong bệnh viện, mít tinh trên đường phố, các cơ sở ở nơi xa, sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, cá nhân chứng đạo.

12. c) Dành ưu tiên cho những vùng dễ tiếp nhận và bắt đầu gây dựng nhiều Hội Thánh.

Page 69: Chien luot ht tang truong

13. a. Lòng trung tín rao ra Lời Chúa dầu biết sẽ gặp sự tiếp đón với thái độ lẫn lộn.

14. Đem Tin Lành cho 2.000.000.000 người

15. Câu trả lời của bạn. Tôi mong sẽ nghiên cứu kỹ để thấy những nh cầu trong vùng bạn ở và điều gì phải được thực hiện

16. b) Kỹ thuật hiện đại, trình độ biết đọc biết viết được nâng cao, và dịch vụ bưu điện.

17. Bất cứ năm điều nào sau đây: Truyền thanh và các phương tiện khác như thông tin, đường sá, giao thông vận tải, tình trạng biết đọc biết viết, những thay đổi trong chính sách nhà nước, sự duy chuyển của dân chúng, cứu trợ.

18. Câu trả lời của bạn.

19. a) Cần đổi mới tâm linhc) Chiến lược và phương pháp sai lầm

20. Câu trả lời của bạn. Có thể có một số chướng ngại rõ ràng trong vùng của bạn nhưng không được kê ra trong tài liệu hướng dẫn. Hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời giúp bạn thấy những phương cách vượt qua để được thành công.

21. Câu trả lời của bạn.a) Tìm kiếm những vùng dễ tiếp nhận hoặc những vùng có như cầu lớn nhất.b) Có thể gồm có những giáo viên, thợ mộc, bác sĩ, những người lao động phổ thông.c) Có lẽ có thể sử dụng truyền thanh truyền hình . Hãy xem xét tất cả mọi phương diện sẵn có của kỹ thuật hiện đại.

22. a. Đúngb. Saic. Said. Đúnge. Đúngf. Sai

Cộng Tác Với Đức Chúa Trời Trong Sự Phục Hưng

Đây là bài học cuối trong loạt bài “Tiếp nhận các nguyên tắc tăng trưởng trong Thánh Kinh”. Bài này đề cập đến nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng của Hội Thánh: “Cộng tác với Đức Chúa Trời trong sự phục hưng”. Trong

Page 70: Chien luot ht tang truong

bài này chúng ta sẽ thấy cách Đức Thánh Linh có thể đem sự phục hưng đến cho Hội Thánh, đầy dẫy các chi thể, khiến họ sống làm gương mẫu về tình yêu và quyền phép của Đức Chúa Trời và sai họ đi ra dắt đem nhiều người quay về với Ngài.

Qua suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã chọn một số người để cộng tác với Ngài để làm thịnh vượng phần thuộc linh cho dân sự Ngài. Trong Tân Ước, chúng ta thấy mỗi Cơ đốc nhân, là một chi thể của Đấng Christ đều phải góp phần làm cho thân thể khỏe mạnh và vững vàng. Không có quyền phép năng động của Thánh Linh, các môn đồ Ngài sẽ không thể nào thực hiện nổi công tác Ngài đang giao phó cho họ.

Ngày càng nhiều Cơ Đốc Nhân tại nhiều Hội Thánh khác nhau nhận ra rằng quyền năng của Thánh Linh - quyền năng đã giáng trên 120 người vào ngày lễ Ngũ Tuần - vẫn dành sẵn cho chúng ta trong ngày nay, không những chỉ sẵn có thôi; quyền năng ấy còn cần thiết để hoàn thành sứ mạng của chúng ta. Ngài đã chọn bạn để cộng tác với Ngài hầu đem lại sự Phục hưng cho Hội Thánh của bạn. Ngài muốn bạn giúp sự phục hưng đó làm trọn mục đích của nó - củng cố Hội Thánh để làm trọn sứ mạng của Hội Thánh trong thế gian này.

Dàn bài Hãy biết Phục hưng là gìGiúp đem lại sự Phục HưngThực lòng cần sự Phục hưngCầu xin Phục hưngRao giảng để được Phục hưngDâng mình trong cơn Phục hưngLàm việc để được Phục hưngNói về Phục hưngHướng sự Phục hưng đến sự tăng trưởng.

Mục Tiêu bài học Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể Nhận định rõ ràng rằng Phục hưng là gì, xảy đến thế nào, hiện tượng nào đã đi kèm theo trong lịch sử Hội Thánh.Hướng dẫn hội chúng hoặc các Cơ đốc nhân là thân thiết của bạn bước vào các hoạt động sẽ giúp dễ đem lại sự tăng trưởng Hội Thánh trong vùng bạn ở?Áp dụng nguyên tắc của Đức Chúa Trời cho sự phục hưng hướng đến sự tăng trưởng Hội thánh trong vùng của bạn.

Sinh hoạt học tập 1.Đọc hết chương 9 trong Mc gavran, trang 163 - 180 (Chương 10, trang 186- 203)

Page 71: Chien luot ht tang truong

vào đầu bài học này. Sau đó, đọc lại những trang được yêu cầu ở đầu mỗi phần trong tài liệu hưóng dẫn.2.Học qua phần khai triển bài học theo phương cách đã cho trong các bài trước. phải bảo đảm rằng đã đọc mọi đoạn Kinh Thánh được cho, trả lời từng câu hỏi nghiên cứu trước khi xem phần giải đáp3.Tuân theo các hướng dẫn ở cuối bài tự trắc nghiệm để ôn lại đơn vị 1 và phần đánh giá tiến bộ đơn vị 1

Các từ then chốt do ân tứ hiện tượng thuật lại chi tiết chuỗigây chia rẽđồng thời

Khai triển bài học Trong bài 1, chúng ta nói đến công tác của Thánh Linh trong việc thành lập các Hội Thánh Tân Ước. Trong bài này, chúng ta cần nghĩ kỹ hơn, làm thế nào chúng ta có thể kinh nghiệm được cùng một quyền năng và kết quả ấy trong hiện nay chúng ta đang sống trong một thời kỳ Phục hưng mạnh mẽ. Khi chúng ta học biết nhiều hơn về những cơn phục hưng và chúng xuất hiện thế nào, chúng ta sẽ dễ dàng hợp tác nữa với Chúa trong những gì Ngài muốn thực hiện trên Hội Thánh của chúng ta và cộng đồng của chúng ta.

HÃY BIẾT PHỤC HƯNG LÀ GÌ?

Mục tiêu 1. Bàn luận cách dùng đúng chữ Phục hưng và kể tên sử gia nổi tiếng và các cuộc Phục hưng .

Biết bao lần chúng ta khuyên bảo các tín hữu “Hãy cầu xin sự Phục hưng !” Chúng ta muốn nói gì vậy? Chúng ta có thực sự cần một cơn Phục hưng không? Chúng ta có thể cầu xin Phục hưng hữu hiệu hơn nếu chúng ta hiểu đúng hơn: Phục hưng là gì? Phục hưng: Một sự thức tỉnh thuần túy Tin Lành đem con người vào mối tiếp xúc sinh động với Thánh Linh Đức Chúa Trời.

PHỤC HƯNG: Một sự thức tỉnh thuần túy Tin lành đem con người vào mối tiếp xúc sinh động với THÁNH LINH ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Định nghĩa nào về sự Phục hưng mô tả đúng nhất cách chúng ta dùng từ này trong giáo trình 2a) Một loạt các buổi nhóm kích động Hội Thánh bước vào hoạt động và đức tin

Page 72: Chien luot ht tang truong

mới mẻ.b) Một chiến dịch giảng Tin Lành có nhiều ngưòi tin nhận Đấng Christ.c) Công tác của Thánh Linh đem lại sự sống thuộc linh và sức sống thuộc linh mãnh liệt cho Cơ đốc nhân và Hội Thánh.d) Đổi mới mối quan tâm về các vấn đề hay bổn phận tôn giáo.

2. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúng.a. Nghĩa đen của chữ Phục hưng là sự thức tỉnh thuộc linh giữa vòng những người chưa tin Chúa.b. Edwin Orr nổi tiếng nhờ các bài viết về lịch sử những cuộc thức tỉnh thuộc linh.c. Không có một sự đối chiếu nào về giáo lý giữa sự thức tỉnh thời các sứ đồ và sự thức tỉnh thuần túy Tin Lành hiện nay.d. Việc nghiên cứu lịch sử Hội Thánh cho thấy sự tăng trưởng vững chắc của Hội Thánh không cần đến sự can thiệp siêu nhiên nào.e. Phục hưng luôn lập lại khuôn mẫu Phục hưng các tín đồ rồi mới đem những tội nhân quay về với Chúa.

GIÚP ĐEM LẠI SỰ PHỤC HƯNG Mc Gavran 164 -167 (188 - 203)

Mục tiêu 2. Kể tên sáu vấn đề giúp đem lại Phục hưng và bắt đầu thực hành những vấn đề nào còn đang thiếu hay yếu kém trong đời sống hoặc trong chức vụ của bạn.

Lịch sử của các cuộc Phục hưng giúp chúng ta thấy chúng xuất hiện như thế nào và làm thế nào chúng ta có thể dự phần đem lại sự phục hưng cho Hội Thánh chúng ta hiện nay. Chúng ta hãy xem sáu vấn đề chúng ta có thể làm để đem lại sự phục hưng.

3. Điều nào trên đây bạn thấy là nhu cầu đặc biệt cho Hội Thánh bạn?

Thực lòng cần Phục hưng

Mục tiêu 3. Xác định bạn cần Đức Chúa Trời thực hiện cho Hội Thánh bạn điều Ngài đã làm cho Hội Thánh đầu tiên đến mức nào.

Bạn có thực lòng cần một cơn Phục hưng cho Hội Thánh bạn không? Chẳng ích lợi gì khi cầu xin được phục hưng mà chúng ta lại không thực sự cần phục hưng . Nhiều Mục Sư sợ được Phục Hưng. Họ có thể có những người tốt, là những Cơ đốc nhân chịu dấn thân, yêu mến Chúa, nhưng họ e ngại “Địa vị sẽ bị lung lay”. Đức Chúa Trời đang khuấy động nhiều vấn đề. Công tác của Thánh Linh đôi khi là gây chia rẽ. Chức vụ của Chúa Jesus cũng thế. Một số thuộc viên trong Hội Thánh muốn có được một kinh nghiệm sâu xa với Chúa và một số khác thì không cần. Tuy nhiên nhiều vị Mục sư thực lòng cần cơn Phục hưng có thể nói cho chúng ta

Page 73: Chien luot ht tang truong

biết toàn thể Hội Thánh họ đã được Phục hưng như thế nào.

4. Hãy đọc lại cẩn thận những câu nói của Edwin Orr, trang 164 (187) trong sách giáo khoa. Hãy gạch dưới những phần nào cảm động bạn cách đặc biệt.

5. Theo các nghiên cứu trên, hiệu quả chính của một cuộc thức tỉnh thuần túy Tin Lành làa) Mở mang Hội Thánh sang những vùng mới bằng cách giảng Tin Lành.b) Tái diễn sự bắt bớ của tôn giáo vốn là quốc giáoc) Lập lại các công tác dạy dỗ của Đấng Christ và các sứ đồ.d) Tái diễn các hiện tượng được ký thuật trong Sách Công vụ.

Chúng ta hãy xem một số hiện tượng được liệt kê trong sách Công vụ. Đó là những sự kiện nổi bật và bất thường. Cần được thành thật hoan nghênh trong Hội Thánh và chức vụ của bạn

6. Ghép các câu (chữ) với câu Kinh Thánh trưng dẫn (số). . . a. Giải thoát khỏi quyền lực của ma quỷ. . . b. Tha thứ và cầu nguyện cho kẻ thù. . . c. Phép lạ kêu kẻ chết sống lại. . . d. Hiệp một cầu nguyện. . . e. Cáo trách tội lỗi và tin Chúa. . . f. Phép lạ chữa bịnh. . . g. Đắc thắng trong khi chịu khổ và chịu chết. . . h. Dạn dĩ làm chứng và rao giảng. . . i. Xuất hiện các lưỡi bằng lửa1) Cong Cv 4:24-312) 2:33) 28:30-314) 9:3-55) 19:11-126) 7:54-607) 20:9-12

7. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúng.a. Một biến cố bất thường trong Hội Thánh đầu tiên là nơi nhóm thờ phượng bị rúng động do Đức Thánh Linh.b. Trung tín trong cơn bắt bớ là điều được các Cơ đốc nhân đầu tiên đòi hỏi để thiết lập Hội Thánh trên thế giới.c. Dầu Phi e rơ đã đem đến sự phán xét thiên thượng cho kẻ giả hình nhưng Đức Chúa Trời không xử lý những vấn đề như thế trong Hội Thánh ngày nay.d. Các Cơ đốc nhân đi từng nhà làm chứng nhưng ngày nay, phương pháp này

Page 74: Chien luot ht tang truong

không cần thiết nữa nhờ có kỹ thuật truyền thông đại chúng .

Cầu xin Phục hưng Mc Gavran 164 - 166 (188- 190)

Mục tiêu 4. Áp dụng trong các lời bạn cầu xin Phục hưng và áp dụng các nguyên tắc hoặc phương pháp được tìm thấy qua các ví dụ trong Kinh Thánh trong lịch sử Hội Thánh .

Chúng ta cầu xin Phục hưng như thế nào? Dr Mc gavran nói rằng cơn phục hưng thường được ban cho những ai sốt sắng cầu xin điều đó. Sự sốt sắng này đưa đến sự cầu nguyện liên tục, đôi khi trong suốt thời gian nhiều tuần hoặc hàng tháng trường. Chúng ta lưu ý đến hai đặc trưng khác nữa của lời cầu nguyện trong các ví dụ ông nêu ra đó là hằng ngày và hiệp một. Những người cần được Phục hưng nhóm nhau lại mỗi ngày để cầu nguyện, một số nhóm lại vào buổi trưa thay vì ăn trưa, kẻ khác vào 5 giờ mỗi sáng trước khi đi làm. Chúng ta cũng lưu ý đến những lời thỉnh cầu cụ thể.

8. Ghép câu (chữ) hợp với cơn thức tỉnh của Tin Lành được Dr Orr mô tả (số). . . a. Những đoàn dân tham dự các buổi nhóm cầu nguyện rất đông, không cung cấp đủ chỗ cho họ.. . . b. Tín đồ đến cầu nguyện lúc 5 giờ mỗi buổi sáng.. . . c. Các buổi nhóm cầu nguyện buổi trưa kéo dài đến tận các buổi nhóm truyền giảng ban tối.. . . d. Các buổi nhóm cầu nguyện lúc sáng sớm trở nên nền tảng cho hiện tượng tăng trưởng trong Hội Thánh.. . . e. Các buổi nhóm cầu nguyện được tiến hành vào mỗi buổi trưa trong suốt một năm.. . . f. Lời cầu nguyện hiệp một của nhiều giáo phái đã đem lại hàng trăm người tin Chúa.1) Đại Hàn 19072) Hoa Kỳ 18583) Scotland 1859

9. Mục đích của 120 môn đồ trong lúc đợi chờ Thánh Linh trên phòng cao làa) Chờ Chúa Jesus tái lâm vì thiên sứ đã hứa rằng Ngài sẽ trở lại.b) Nhận lấy quyền phép để làm chứng và làm trọn mạng lệnh Chúa Jesus giao cho họ.c) Tự đoàn kết chống lại những kẻ đã đóng đinh Chúa.d) Lập một luật lệ tôn giáo mới trong danh Chúa Jesus.

Cầu nguyện chiếm một địa vị quan trọng trong phong trào Phục hưng Ngũ Tuần

Page 75: Chien luot ht tang truong

bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Các nhóm cầu nguyện và các nhóm ẩn dật để cầu nguyện đã là một đặc điểm nổi bật trong sự lan tràn phong trào ân tứ giữa các giáo hội Giám Mục, Luther, Methodist, trưởng lão, công giáo , và của những thuộc viên của giáo hội trong những năm gần đây.

Đôi khi, những nỗi khao khát mãnh liệt nhất của chúng ta có thể được diễn tả tốt nhất bằng bài hát. Hát những bài ca cầu nguyện thường đánh thức trong chúng ta nỗi khao khát mãnh liệt trong tâm linh mà các lời ấy đã diễn tả. Vì vậy, hát có thể là một phần quan trọng trong lời chúng ta cầu xin được phục hưng, chúng ta hát những baì hát như.

“Phục hưng tâm tôi luôn; cầu Cha ban ơn yêu thương;Hằng nhen tâm tôi cháy thêm, tỏa ngát bao thiên hương”.Trong Thi Tv 85:6, tác giả bài ca nói rằng: “Chúa há chẳng khứng làm cho chúng ta sống lại,Hầu cho dân Chúa vui vẻ nơi Chúa sao?”Hãy học thuộc bài ca cầu nguyện này và viết vào vở của bạn để tiện tham khảo về sau.

10. Các thuộc viên trong Hội Thánh bạn có những cơ hội nào để nhóm lại với nhau và cầu xin ơn Phục hưng?a) Các buổi nhóm của Hội Thánhb) Các buổi cầu nguyện hàng tuần tại nhà thờc) Các nhóm học Kinh Thánh và cầu nguyện tại giad) Các nhóm ẩn dật để cầu nguyệne) Một hệ thống của những người cộng tác cùng cầu nguyện với nhau.

11. Đánh dấu X vào các cơ hội mới được liệt kê dưới đây mà bạn muốn nhìn thấy trong Hội Thánh bạn.. . . a. Một loạt các buổi nhóm đặc biệt dành cho các Cơ đốc nhân nhằm giúp khai triển một đời sống sâu nhiệm hơn trong Đấng Christ. (Nhóm bồi linh). . . b. Nhóm ẩn dật hay cắm trại. . . c. Giảng hoặc dạy về Phục hưng. . . d. Các buổi nhóm cầu nguyện lúc sáng sớm hay giữa trưa.

Rao Giảng Để Phục Hưng Mc Gavran 166 - 167 (192- 193)

Mục tiêu 5. Giải thích tầm quan trọng của việc rao giảng để được Phục hưng, trong cơn Phục hưng, và về cơn phục hưng.

Trong Cựu Ước khi Đức Chúa Trời muốn phục hưng dân sự ngài, Ngài dấy lên các

Page 76: Chien luot ht tang truong

tiên tri, đầy dẫy Thánh Linh Ngài trên họ và sai họ đi rao giảng Lời của Ngài. Thánh Linh phán với chúng ta qua Kinh Thánh. Công tác giảng dạy được Thánh Linh xức dầu nhắm vào sự Phục hưng cho chúng ta thấy nhu cầu của mình và xây dựng đức tin trên lời hứa của Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta rao giảng để được phục hưng.

Chúng ta phải rao giảng và dạy dỗ trong cơn Phục hưng để bảo tồn thành quả của cơn Phục hưng. Không dạy dỗ Kinh Thánh cách thích đáng, dân chúng có khả năng đi theo đến chổ cuồng tín, theo đạo lý sai lầm hoặc sa vào các nan đề về hạnh kiểm.

Rao giảng về Phục hưng giúp đem lại sự Phục hưng và làm lan tràn cơn Phục hưng. Nó làm sâu nhiệm thêm lòng khao khát của chúng ta nơi Chúa. Khi nghe về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho nơi khác, đức tin của chúng ta tăng thêm lên. Chúng ta càng cầu nguyện sốt sắng hơn, vơí đức tin lớn hơn, và Đức Chúa Trời nhậm lời cần xin của chúng ta.

12. Đọc lại bốn đoạn trích cuối trang 164 (187) của Orr trong sách giáo khoa. Đối chiếu sứ điệp được rao giảng trong suốt cơn thức tỉnh của Tin Lành này với sứ điệp của các sứ đồ, ta thấy chúng a) cùng là một sứ điệpb) được soạn lại để thích hợp với triết lý trong từng thời kỳ.c) nói ít hơn về sự ăn năn và nhiều hơn về tình huynh đệ của con người.d) về căn bản thì giống nhau nhưng nhấn rất mạnh về giáo phái.

13. Kể ra bốn nguyên nhân vì sao việc rao giảng để được Phục hưng, giảng trong cơn Phục hưng và giảng về Phục hưng là việc quan trọng.

Dâng mình trong cơn Phục hưng Mc Gavran 167 - 170 (190-191)

Mục tiêu 6. Giải thích vắn tắt mối liên hệ giữa sự dâng mình của Cơ đốc nhân và Phục hưng.

Sự dâng mình cách mới mẻ cho Đức Chúa Trời bằng sự ăn năn, vâng phục, và đức tin là một phần quan trọng của Phục hưng. Thực ra sự dâng mình giúp đem lại Phục hưng là một phần của sự phục hưng, và là kết quả của phục hưng. Nếu chúng ta muốn Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta trong cuộc Phục hưng Hội Thánh Ngài, chúng ta phải vui lòng công nhận lỗi lầm của mình, cầu xin sự tha thứ, và ăn năn xây bỏ chúng. Chúng ta phải cam kết vâng lời Ngài nếu chúng ta muốn cộng tác

Page 77: Chien luot ht tang truong

với Ngài. Chúng ta không chỉ rao giảng về tình yêu của Đức Chúa Trời mà còn phải mỗi ngày thể hiện tình yêu ấy ra nữa.

Phục hưng - “Lại đem đến sự sống ” làm trọn trong những cá nhân các vấn đề không thể làm được trong hoàn cảnh khác. Tháng 9 năm 1973, tại trường Cao đẳng Kinh Thánh của chúng tôi ở Bangalore, Ấn Độ, Đức Chúa Trời bởi Đức Thánh Linh quí báu của Ngài đã cảm động sinh viên khoa và ban giáo sư. Nhiều người đang cầu nguyện để Đức Chúa Trời gởi đến cho trường cao đẳng Kinh Thánh này một cơn Phục hưng trong năm ấy và cơn Phục hưng đã xảy ra! Ngay sau khi các sinh viên bị bắt phục và bị cáo trách về các khiếm khuyết của mình và các thái độ đối với nhau, quyền năng của Đức Chúa Trời đã giáng trên mọi người. Các giáo sư cũng đứng dậy xưng ra lỗi lầm của họ. Đức Chúa Trời đã gởi cơn Phục hưng đến.Một lần nữa, chúng ta có thể thấy tội lỗi, một khi vẫn còn bị che giấu, đã ngăn cản công việc của Đức Chúa Trời toàn năng. Nhưng Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta xưng ra và từ bỏ những tội lỗi của mình.

14. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu Đúng.a. Cơ đốc nhân xưng nhận lỗi lầm của họ gây cho người chưa tin Chúa chỉ trích Hội Thánh.b. Người ta thường khước từ Tin Lành vì cớ tội lỗi và giả hình có trong Hội Thánh.c. Vì cớ Đức Thánh Linh đem đời sống chúng ta đến chỗ trọn lành, nên các Cơ đốc nhân thực sự chẳng có tội lỗi nào để mà xưng rad. Xưng nhận lỗi lầm với những người bạn đã phạm với họ có thể làm cho họ lìa bỏ Cơ đốc giáo.

Cuộc Phục hưng trong thời đại Kinh Thánh đã có một ảnh hưởng to lớn cho toàn thể thành phố và thậm chí cho toàn thể quốc gia nữa. Nó đã dẫn đến công bằng xã hội , xóa bỏ các nghi thức đồi bại, tuân theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời trong bộ máy chính quyền và trong gia đình. Sự lan tràn của cơn Phục hưng thật sự có thể đem lại sự lành mạnh về mặt đạo đức, thuộc linh và sức khỏe thuộc thể cho bất cứ quốc gia nào ngày hôm nay.

Phương thuốc Thiên Thượng - Chương trình sức khoẻ của quốc gia IISu 2Sb 7:14“Nếu dân sự ta - tự hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, từ bỏ con đường tà - Ta sẽ - Ở trên trời sẽ nghe. Tha thứ tội lỗi cho họ, cứu khỏi tai vạ ”

15. Xưng nhận việc làm sai trái của chúng ta và xin được tha thứ là một phần trong sự dạy dỗ của Đấng Christ, để chúng taa) Có thể có một Hội Thánh trọn vẹnb) Tha thứ người khác dễ dàng hơnc) Tránh sự giả hình trong tôn giáo của chúng ta

Page 78: Chien luot ht tang truong

d) Có thể bảo kẻ khác noi theo chúng ta như Phaolô đã bảo Hội Thánh Têsalônica (IITe 2Tx 3:7, 9).

Làm việc để được Phục hưng

Mục tiêu 7. Chỉ ra tối thiểu là phương pháp bạn và các Cơ đốc nhân trong vùng có thể làm để được Phục hưng, và bắt đầu thực hiện một phương pháp

Có câu nói rằng chúng ta phải đặt chân đến những lời cầu nguyện của chúng ta. Thánh Kinh nói rằng: “Đức tin không có việc làm là vô ích ” (Gia Gc 2:20). Vì vậy, chúng ta hãy làm việc để được phục hưng!

16. Đây là một số phương pháp người ta thực hịện để được phục hưng. Hãy đánh dấu X bên cạnh những phương pháp nào thực tiễn cho Hội Thánh của bạn. Viết chữ I bên cạnh những điều bạn dự định thực hiện. . . a. Cầu nguyện để được đầy dẫy Đức Thánh Linh và quyền năng của Ngài.. . . b. Khám phá những gì bạn có thể tìm được về bất cứ cuộc Phục hưng nào tại đất nước bạn- Chúa đã hành động như thế nào, Ngài sử dụng phương pháp tiện gì, kết quả là gì.. . . c. Tham dự một nhóm ẩn dật để cầu nguyện, một hội nghị cầu nguyện, hay một khóa hội thảo để cầu nguyện.. . . d. Rao giảng hoặc dạy dỗ về sự ăn năn, xưng tội và đời sống thánh khiết.. . . e. Tổ chức các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện tại gia.. . . f. Xưng nhận lỗi lầm với những ai bạn đã phạm lỗi, cầu xin sự tha thứ và làm điều cần thiết để sửa sai.. . . g. Dành nhiều thời gian để cầu nguyện. . . h. Kể cho những Cơ đốc nhân khác nghe điều Đức Chúa Trời đang hành động.. . . i. Lập danh sách những người thường nhóm lại với Hội Thánh và những người đã bỏ nhóm. Cầu thay cho họ, thăm viếng họ, bày tỏ tình yêu của Đấng Christ cho họ thấy. Tìm ra lý do họ đã bỏ nhóm. Tiếp đón họ trở lại.

Nói về Phục hưng

Mục tiêu 8. Giải thích việc nói về Phục Hưng giúp đem lại sự phục hưng như thế nào .

“Hãy đến, rao ra trong Si- ôn công việc của Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta” (Gie Gr 51:10). Nói về điều Đức Chúa Trời đã làm sẽ làm lan tràn cơn Phục hưng. Thuật lại chi tiết những công việc lớn lao của Đức Chúa Trời sẽ tăng cường đức tin và tạo ra mỗi khao khát mãnh liệt một kinh nghiệm tương tự vơí Đức Chúa Trời.

Tin tức về cuộc Phục hưng xứ Wales năm 1904 đem lại một lòng khao khát lớn lao để cầu xin cơn Phục hưng tại Ấn Độ. Dr Edwin Orr viết trong bài cuộc thức tỉnh

Page 79: Chien luot ht tang truong

của Tin Lành tại Ấn Độ.

Gánh nặng cầu nguyện đã lan truyền từ Thần học viện Moody đến những tín đồ trên thế giới. Có nhiều buổi nhóm cầu nguyện ở Ấn Độ và Đông Á, ở nhiều nơi tại Châu Phi. Cụ thể hơn, những buổi nhóm cầu nguyện tại Chicago gắn liền với một dây chuyền các buổi cầu nguyện Được tổ chức tại Melbourne và giới cầu nguyện gồm hàng ngàn nhóm được nhân lên lan tỏa ra từ hội đồng Keswick người Ấn Độ.... Các nhà truyền giáo đã cầu nguyện cách rõ ràng tại Kodikanal, Nam Ấn Độ để có được một cơn tỉnh thức mạnh mẽ cho Hội Thánh Ấn Độ (1970 :61 - 62)

Cơn Phục hưng Ngũ Tuần trong thế kỷ 20 đã khởi đầu hầu như đồng thời tại nhiều quốc gia và đã lan ra khi các Cơ đốc nhân nói cho người khác về những gì Đức Chúa Trời đang thực hiện. Một bức thư riêng và cuốn sách mỏng từ Ấn Độ nói về sự tuôn đổ của Thánh Linh trên Hội Truyền Giáo đang truyền giáo tại Ấn Độ đến tay của W.C. Hoover, đang ở Chilê. Ông chia sẻ các tin tức này cho hội chúng Methodist của ông. Họ đã cầu nguyện bằng đức tin được tăng thêm lên và đã khởi đầu cho phong trào Phục hưng Ngũ Tuần lớn lao tại Chilê. Sự đổi mới do ân tứ đã đem lại cuộc sống mới cho hàng triệu người làm chứng cá nhân, những cuốn sách, các cuộn băng bài giảng nói về công tác của Thánh Linh đã chiếm một phần lớn trong việc lan truyền cơn Phục hưng này. Bạn có thể dùng những phương pháp giống như vậy để giúp đem phục hưng đến cho Hội Thánh bạn và lan truyền nó sang các Hội Thánh khác.

17. Kể ra sáu phương pháp (như đã nêu ra trong phần minh hoạ) mà bạn có thể giúp đem phục hưng đến cho Hội Thánh bạn.

18. Ghép hành động của cá nhân (chữ) với từ ngữ (số) mô tả điều kiện cần để đem phục hưng đến.. . . a. Bồi thường. . . b. Thuyết phục kẻ khác. . . c. Dẹp bỏ các thói quen tội lỗi. . . d. Khẩn nài các ơn phước cụ thể. . . e. Tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời .. . . f. Làm chứng về quyền năng của Đức Chúa Trời1) Cầu nguyện2) Dâng mình3) Công bố

Hướng Sự Phục Hưng Đến Sự Tăng Trưởng Mc Gavran 168 - 180; Hodges 132-134

Mục tiêu 9: Tìm ra mối liên hệ giữa phục hưng với sự tăng trưởng Hội Thánh và nó

Page 80: Chien luot ht tang truong

có thể hướng đến sự tăng trưởng Hội Thánh như thế nào.

Trong phần này, chúng tôi đang yêu cầu bạn đọc lại Mc gavran trang 168- 170 kèm với phần còn lại của chương này để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa phục hưng, truyền giảng, truyền giáo và sự tăng trưởng Hội Thánh. Hãy chú ý đến công việc của Đức Thánh Linh trong chuỗi * nguyên nhân và hiệu quả này.

CẦU NGUYỆN: Rao giảng RoRm 8:26PHỤC HƯNG: Quyền năng Cong Cv 1:8YÊU THƯƠNG: Làm chứng RoRm 5:5NGƯỜI TIN: Dạy dỗ Cong Cv 5:24Sự tăng trưởng Hội Thánh Cong Cv 13:2-4

Phục hưng có thể hướng nội hoặc là hướng ngoại. Đức Chúa Trời thực hiện một công tác hướng nội để phân rẽ Cơ đốc nhân khỏi tội lỗi. Nhưng Ngài không muốn chúng ta trở nên thỏa mãn vì vui hưởng ơn phước của Ngài trong nhóm nhỏ bé của riêng chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Bánh Hằng Sống, không phải chỉ dành riêng cho chính chúng ta mà còn để chia xẻ cho thế gian đang đói khát. Tình yêu mà Thánh Linh tuôn đổ vào lòng chúng ta (RoRm 5:5) sẽ không chỉ hướng vào bề trong nhóm cầu nguyện của chúng ta, Hội Thánh chúng ta, giáo phái chúng ta. “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian...”. Hội Thánh đầu tiên, vui mừng với ơn phước của Đức Chúa Trời tại Giêrusalem, đã ở trong nguy cơ ngăn cản mục đích phục hưng của Đức Chúa Trời. Sau đó cơn bắt bớ xảy đến và họ đi khắp mọi nơi rao giảng Lời Chúa, chia sẻ Tin Lành của Chúa Jesus. Mong rằng chúng ta không giới hạn Đức Chúa Trời trong mục đích Ngài đem phục hưng đến cho Hội Thánh chúng ta! Nguyện tình yêu thôi thúc của Thánh Linh khiến chúng ta làm chứng nhân để truyền giảng khắp thế giới.

19. Trong lịch sử Hội Thánh, các cơn phục hưng thường dẫn đến .a) Tiêu chuẩn mới cho sự công nghĩa và công bằng xã hội.b) Sự thờ phượng vui vẻ và đời sống thanh sạchc) Một mối quan tâm sâu sắc đem sự cứu rỗi đến cho gia đình và bạn bèd) Việc truyền giảng và sự tăng trưởng Hội Thánh.e) Tất cả các câu trên

Dr Mc Gavran nhấn mạnh sự thực là phục hưng xảy ra trong các Hội Thánh thực hữu hay trong một nhóm người “Được Cơ đốc hóa”. Ông nói rằng việc môn đồ hóa tại một vùng đất mới không phải là phục hưng. Tuy nhiên, những người không tin Chúa thường bị thu hút bởi quyền năng của Đức Chúa Trời trong suốt cơn phục hưng. Khi Cơ đốc nhân bùng cháy lòng nhiệt thành bắt đầu nói về Ngài cho những người khác, cơn phục hưng đem lại những người tin Chúa từ trong cộng đồng người được Cơ đốc hóa lẫn cộng đồng người không tin Chúa. Chúng ta đã thấy

Page 81: Chien luot ht tang truong

điều này, đặc biệt là trong các chiến dịch, nơi mà các Cơ đốc nhân được phục hưng lẫn người chưa tin Chúa quay lại tin Chúa khi họ thấy các phép lạ chữa bịnh xảy ra quyền năng và tình yêu thương đã thu hút nhiều người trong tầng lớp Cơ đốc nhân lẫn tầng lớp phi Cơ đốc.

Hãy đọc lại kiểu mẫu Phục hưng trong trang 172 (195). Điểm 4 làm sáng tỏ rằng xưng tội và bồi thường có thể được những người mang danh Cơ đốc nhân và những bà con, bè bạn chưa tin Chúa nhìn thấy và biết được. Cá nhân tôi tin rằng cơn phục hưng có thể tác động đến cộng đồng phi Cơ đốc và đem nhiều người bước vào Hội Thánh không biết đó là từng người một hay là một mạng lưới lớn lao, hay là phong trào quần chúng.

Để làm cơ sở cho việc phân tích chúng ta phân biệt giữa phục hưng và công việc của Thánh Linh đem nhiều người đến tin Chúa. Trong thực tế chúng liên quan mật thiết với nhau đến nỗi sự cảm động của Thánh Linh trong Cơ Đốc nhân và trong những người đến tin Chúa trở thành hai phương diện của sự phục hưng. Nếu chúng ta không dập tắt phục hưng bởi việc hướng nội, cơn phục hưng sẽ lan truyền và đem lại sự tăng trưởng trong mọi chiều hướng.

PHỤC HƯNG Công tác của Thánh Linh:- Hội Thánh thức tỉnh: Tăng trưởng tâm linh- Truyền giáo tin Lành: Địa lý- Tội nhân tin Chúa: Số lượng

20. Ghép câu (chữ) hợp với từ ngữ thích hợp nhất (số). . . a. Đời sống mới và quyền năng được ban cho Cơ đốc nhân bởi Đức Thánh Linh.. . . b. Việc thức tỉnh tâm linh và không tập trung giữa vòng những người thuộc tầng lớp phi Cơ đốc.. . . c. Công tác môn đồ hóa tại vùng đất mới. . . d. Loan truyền Tin Lành nhờ các mối quan hệ trong gia đình hoặc giai cấp.. . . e. Việc tin Chúa đồng loạt trong một dân tộc hay một bộ phận lớn trong một nhóm văn hóa.1) Phục hưng2) Phong trào quần chúng3) Phong trào theo mạng lưới.4) Thành quả của việc truyền giảng5) Truyền giảng.

Công tác đặc biệt

Page 82: Chien luot ht tang truong

Nếu được, hãy nói chuyện với nhiều Cơ đốc nhân về bất cứ thời phục hưng hay thời kỳ đổi mới thuộc linh nào tại Hội Thánh bạn và tác động của chúng trên cộng đồng.

BÀI TỰ TRẮC NGHIỆM

Câu chọn lựa. Khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng.

1. Chữ phục hưng được dùng trong tài liệu này có nghĩa làa) một loạt các buổi nhóm đem các Cơ đốc nhân vào một đời sống thuộc linh sâu nhiệm hơn.b) một loạt các buổi nhóm truyền giảng đặc biệtc) công tác của Thánh Linh đem sự sống mới đến cho Hội Thánh và Cơ đốc nhân.d) công tác của Thánh Linh đem nhiều người đến tin Chúa.

2. J. Edwin Orr được nổi tiếng nhờ các tác phẩm ông viết về.a) công việc của Thánh Linh trong Hội Thánh ngày nayb) lịch sử cuộc thức tỉnh của Tin Lànhc) sự tăng trưởng của Hội Thánh tại nhiều nơi trên thế giớid) cách hướng phục hưng đến sự tăng trưởng Hội Thánh

3. Khi nghiên cứu về lịch sử Hội Thánh J. Edwin Orr kết luận rằng hiệu quả chính của cơn thức tỉnh của Tin Lành là.a) sự tái diễn các hiện tượng được ghi trong sách Công vụb) các hiện tượng đặc biệt thích hợp với nền văn hóa trong từng thời kỳ.c) sự tăng trưởng đều đặn của Hội Thánh mà không cần có các hiện tượng siêu nhiên.d) sự xuất hiện các hiện tượng khác nhau trong từng cuộc thức tỉnh

4. Khảo sát bản ký thuật về các cơn phục hưng của Hội Thánh đầu tiên và về sau này làa) cách chắc chắn để làm tăng thêm lòng ao ước được phục hưngb) cách tốt để thấy được chúng ta có thực sự cần được phục hưng hay không.c) cách để tăng cường đức tin nhờ công việc siêu nhiên của Đức Thánh Linh.d) câu b và câu c

5. Danh sách nào thích hợp nhất với mọi ví dụ về sự cầu xin phục hưng trong bài này?a) Hiệp một, liên giáo phái, không ngừng.b) Khao khát, không ngừng, cụ thể, hiệp một.c) Hiệp một cầu nguyện mỗi buổi sáng sớm.d) Các nhóm cầu nguyện, buổi hội thảo để cầu nguyện, các nhóm ẩn dật, liên giáo

Page 83: Chien luot ht tang truong

phái.

6. Nếu bạn kể cho dân sự nghe về những gì Đức Chúa Trời đã làm trong cơn phục hưng, họ sẽa) có thêm đức tin và lòng khao khát Đức Chúa Trời thực hiện trong đời sống họ.b) nghĩ bạn là cuồng tín và quay sang chống lời chứng của bạn.c) thực sự chẳng quan tâm vì họ không hiểu được

7. Đánh dấu X bên cạnh câu nào bạn đã nghe hoặc đã sử dụng cho sự thiếu tăng trưởng trong Hội Thánh. . . a. Truyền giảng năng nổ là một dạng của chủ nghĩa đế quốc. Chúng ta không nên áp đặt tôn giáo của mình cho người khác.. . . b. Điều quan trọng nhất là một người có lòng thành trong niềm tin. Mọi tôn giáo đều dẫn đến với Đức Chúa Trời.. . . c. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta công bố Tin Lành. Ngài sẽ săn sóc những thành quả.. . . d. Đức Chúa Trời kêu gọi những ai sẽ được cứu, vì vậy, chúng ta phải giao mùa gặt cho Ngài.

8. Ghép loại sự dạy dỗ và rao giảng trong Kinh Thánh (số) với vị trí của nó trong cơn phục hưng (chữ). . . a. Giúp Cơ đốc nhân ăn năn, tin nhận. . . b. Gây dựng đức tin và lan truyền cơn phục hưng. . . c. Định hướng và duy trì phục hưng. . . d. Phát triển lòng khao khát1) Về phục hưng2) Để được phục hưng3) Trong cơn phục hưng

9. Ghép các câu (chữ) với câu Kinh Thánh nêu lên các điều kiện để được phục hưng (số).. . . a. Lòng ăn năn đau đớn. . . b. Hạ mình, ăn năn. . . c. Xưng tội. . . d. Bồi thường vì cớ phạm tội. . . e. Tha thứ lẫn nhau1) IISu 2Sb 7:142) EsIs 57:153) Gia Gc 5:14-16

Đúng - Sai. Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai.. . . 10. Vì phục hưng là một tình trạng thuộc linh nên nó không ảnh hưởng gì đến

Page 84: Chien luot ht tang truong

các tiêu chuẩn của chính quyền và các giá trị đạo đức.. . . 11. Một phần quan trọng của sự phục hưng là tái dâng mình cho Đức Chúa Trời.. . . 12. Khi Đức Chúa Trời ban cơn phục hưng xuống, tốt nhất là nên giữ các ơn phước ấy trong một nhóm riêng để bảo đảm cho sự tăng trưởng Hội Thánh.. . . 13. Dân chúng thuộc tầng lớp phi Cơ đốc hiếm khi bị thu hút nhờ cơn phục hưng.. . . 14. Cơn phục hưng trong thời Kinh Thánh đã ảnh hưởng lớn lao trên các yếu tố xã hội.. . . 15. Khi Đức Chúa Trời thấy nhu cầu phục hưng trong bất cứ nhóm tín đồ nào, Ngài sẽ ban ơn phục hưng xuống ,bất kể họ đang làm điều gì.. . . 16. Việc dạy dỗ trong cơn phục hưng thường giúp dân sự tránh sa vào các giáo lý sai lầm.. . . 17. Ý nghĩa chân thực của cơn phục hưng cho biết có điều gì đó đã xảy ra cho một nhóm người Cơ đốc.. . . 18. Sự cảm động của chính Đức Thánh Linh không bao giờ gây ra sự chia rẽ.19. Nói lại vắn tắt cơn phục hưng liên quan nào với sự tăng trưởng Hội Thánh.20. Bạn dự định bắt đầu làm việc như thế nào để chức vụ trong vùng của bạn được phục hưng?

Đánh giá tiến bộ đơn vị 1 Bạn đã học xong bài 1- 4. Hãy ôn lại để chuẩn bị làm phần đánh giá tiến bộ Đơn vị 1. Bạn sẽ thấy phần này có trong tập học viên. Trả lời mọi câu hỏi nhưng không tham khảo sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn. Hãy gởi tờ bài làm của bạn cho hướng dẫn viên ICI của bạn, kèm theo những tài liệu nào được yêu cầu trên trang bìa của tập học viên. Sau đó, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu bài 5.

GIẢI ĐÁP 1. c) Công tác của Thánh Linh

2 a. Saib. Đúngc. Said. Saie. Đúng

3. Câu trả lời của bạn có lẽ dấn thân là nhu cầu lớn nhất trong Hội Thánh bạn

4. Câu trả lời của bạn. Có thể gồm: sự cảm động của Đức Thánh Linh thay đổi cá nhân hay toàn nhóm, có tthể là ngắn ngủi hoặc kéo dài một đời tái diễn các biến cố trong ngày Lễ Ngũ Tuần

Page 85: Chien luot ht tang truong

5. d) tái diễn các hiện tượng được ký thuật trong sách Công vụ

6. a. 5) Cong Cv 19:11-12b. 6) 7:54-60c. 7) 20:9-12d. 1) 4:24-31e. 4) 9:3-5f. 5) 19:11-12g. 6) 7:54-60h. 3) 28:30-31i. 2) 2:3

7 a. Đúngb. Saic. Said. Sai

8. a. 2) Hoa Kỳ 1858b. 1) Đại Hàn 1907c. 3) Scotland 1859d. 1) Đại Hàn 1907e. 3) Scotland 1859f. 2) Hoa kỳ 1858

9. b) Nhận lấy quyền phép để làm chứng và làm trọn mạng lịnh Chúa Jesus giao cho họ

10. Câu trả lời của bạn. Tôi mong là toàn bộ

11. Câu trả lời của bạn. Xem xét cẩn thận các lĩnh vực có khả năng thực hiện và bắt đầu từ đó.

12. a. cùng là một sứ điệp.

13. Có thể gồm có: giúp lan truyền cơn Phục hưng làm sâu nhiệm thêm lòng khát khao của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, gây dựng đức tin, tránh khỏi giáo lý giả ngụy

14. a. Saib. Đúngc. Said. Sai

15. b) tha thứ người khác dễ dàng hơn.

Page 86: Chien luot ht tang truong

16. Câu trả lời của bạn. Hãy cầu nguyện khi bạn xem xét từng phương pháp để Ngài giúp bạn trong sự tận tụy mới mẻ này.

17. Bao gồm: cần, rao giảng, dạy dỗ, làm việc để được, nói về dâng mình.

18. a. 2) Dâng mìnhb. 3) Công bốc. 2) Dâng mìnhd. 1) Cầu nguyện e. 1) Cầu nguyệnf. 3) Công bố

19. e) Tất cả các câu trên

20. a 1) Phục hưngb. 4) Thành quả của việc truyền giảngc. 5) Truyền giảngd. 3) Phong trào theo mạng lướie. 2) Phong trào quần chúng

Nắm Lấy các Vấn Đề Trong Hội Thánh Của Bạn

Trong đơn vị 1, bạn đã nghiên cứu các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh trong Kinh Thánh. Bạn đã thấy được các Hội Thánh Tân Ước và nguyên nhân nào khiến chúng tăng trưởng. Bây giờ bạn sắp bắt đầu nghiên cứu đến việc phân tích về chính Hội Thánh bạn và kiểu tăng trưởng của Hội Thánh bạn. Trước hết, bạn cần nắm được các sự việc trước khi phân tích chúng. Chúng ta cần lưu ý đến sự tăng trưởng của Hội Thánh về mặt thuộc linh, mặt số lượng, về mặt địa lý. Chúng ta sắp nghiên cứu đến các sự việc ấy trong bài này.

Chúng ta sẽ nghiên cứu ba loại sổ sách - loại sổ hiện diện, sổ thuộc viên (sổ danh sách) và sổ tài chánh (sổ thu chi) - Chúng sẽ giúp bạn thấy rõ ràng hơn những điểm mạnh và điểm yếu của Hội Thánh bạn, sự tiến bộ, và khả năng tăng trưởng của Hội Thánh bạn. Nếu Hội Thánh bạn trước đây không có ghi sổ sách, bài học này sẽ giúp bạn bắt đầu lưu giữ các sổ sách cần thiết để phân tích sự tăng trưởng trong tương lai.

Một số học viên có thể sẽ không có cơ hội có đủ toàn bộ sổ sách chúng tôi đã đề cập trong bài này. Chúng tôi đã đưa điều này vào phần công tác cho bài học.

Khi bạn nghiên cứu và thực hiện phần bài học đề nghị bạn nghiên cứu , tôi cầu xin Chúa chỉ cho bạn thấy điều Ngài muốn bạn nhìn thấy - các phương pháp bạn có thể dùng để giúp Hội Thánh bạn tăng trưởng.

Page 87: Chien luot ht tang truong

Dàn bài Vấn đề tăng trưởng về số lượngChuỗi tổng số trong vùngTổng số trong cộng đoànSổ sách tại Hội Thánh địa phương của bạn.Phân tích các sự kiệnVấn đề trách nhiệm tài chánh.Điều quí giá trong chương trình của Đức Chúa TrờiThực hiện chương trình của Đức Chúa Trời.

Mục tiêu bài học Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:Lưu giữ các sổ sách chính xác có trong Hội Thánh và sử dụng chúng hữu hiệu để phân tích và thúc đẩy sự tăng trưởng.Nhận ra các cộng đoàn trong vùng của bạn và các cơ hội dành cho Hội Thánh bạn hầu có được các thể loại truyền giảng thích ứng.Dạy cho các Cơ đốc nhân những điều qúi giá trong chương trình của Đức Chúa Trời để hỗ trợ tài chánh cho công việc Chúa và giúp các Hội Thánh thực hành điều này.

Sinh hoạt học tập 1.Đọc sách giáo khoa theo yêu cầu trong phần khai triển bài học.2.Đọc bài học và làm bài tập trong phần khai triển bài học. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ giáo trình này nếu bạn thực hành bằng cách viết ra những gì của riêng bạn trước khi xem câu giải đáp.

Các từ then chốt các đặc trưngnhững hoàn cảnhhàng hóađấu thủchứng tỏcộng đoànvô giámang danh nghĩamôn rodeosbộ phậnkhán giảthống kêhiện trạng

Page 88: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu bài học:

Vấn Đề Tăng Trưởng Về Số Lượng Mc Gavran 83 - 89 (93 - 120)

Mục tiêu 1: Giải thích vì sao việc lưu giữ các sổ sách chính xác là một phần trong chương trình Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh của bạn.

Giả sử bạn sở hữu hoặc quản lý một cửa hiệu. Chắc chắn bạn sẽ kiểm kê hàng tồn kho mỗi năm một lần. Bạn cần biết loại nào đang bán có lời và loại nào bị lỗ. Bạn phải liệt kê chi tiết thông tin về giá cả và lợi nhuận để bạn có thể đặt thêm hàng mới. Việc kiểm kê này sẽ hướng dẫn bạn điều hành cửa hiệu của mình.

Lưu giữ sổ sách không phải là phần thú vị nhất trong công tác của Hội Thánh và dường như không thể là phần quan trọng. Ghi lại tên của những người gia nhập Hội Thánh, số người chịu báptem trong năm, số hiện diện trong các nhóm hoặc các lớp học Kinh Thánh hằng tuần để làm gì?

Những bản thống kê có thực sự quan trọng không? Đức Chúa Trời phải nghĩ như thế nếu không, Ngài hẳn chẳng đưa ra rất nhiều bản thống kê trong lời được soi dẫn của Ngài.

Tầm quan trọng của việc lưu giữ sổ sách tùy thuộc vào việc chúng ta sử dụng chúng để làm gì? Chúng ta có thể dễ dàng thấy tầm quan trọng của sổ tài chánh. Hội Thánh chịu trách nhiệm về vấn đề khi tiêu tiền đã nhận được như thế nào. Những bản tường trình thường kỳ được phát cho các thuộc viên để cho thấy các khoản thâu và chi, có phải Hội Thánh sẽ ít quan tâm hơn đến việc chăm sóc các thuộc viên?. Dân sự có thể rời bỏ Hội Thánh dần dần mà không hề được nhớ đến? Chúng ta không thể khai trình với Đức Chúa Trời về sự tăng thêm hay giảm bớt của bầy chiên mà Ngài đã giao cho chúng ta chăm sóc? Sổ sách có thể cho chúng ta thấy những điểm mạnh và điểm yếu của mình và giúp hướng dẫn chúng ta cần phải thực hiện những điều nào cần thiết.

1. Nhiều bản thống kê chi tiết được nêu trong Kinh Thánh. Hãy ghép các câu (chữ) hợp với câu Kinh Thánh trưng dẫn (số)... a. Đức Chúa Trời giải cứu Ysơraên bằng 300 người... b. Nhiều người được thêm vào Hội Thánh... c. Lời tiên tri phải được viết ra... d. Đức Chúa Trời truyền phải tu bộ và giao những công việc cho dân sự.... e. Các trưởng lão ngồi chung quanh ngôi... d. Một nhóm người được đóng ấn trên thiên đàng1) KhKh 7:4

Page 89: Chien luot ht tang truong

2) Cac Tl 7:73) KhKh 1:10-114) Cong Cv 2:415) Dan Ds 4:496) KhKh 4:4

2. Các sổ hiện diện, thuộc viên, thu chi thường cho thấya) Hội Thánh đang hoạt động tốt như thế nào.b) các lĩnh vực yếu và mạnh trong kiểu tăng trưởng của Hội Thánh.e) chiều sâu của sự dâng mình trong vòng các tín hữud) tầm quan trọng của tiền bạc trong công việc Chúa giữa Hội Thánh.

Chuỗi tổng số trong vùng Mc Gavran 84 (94 - 96)

Mục tiêu 2: Lập biểu đồ tổng số thuộc viên của nhiều Hội Thánh trong một vùng nào đó trong nhiều năm qua.

Bạn có thể giúp Hội Thánh mình cũng như những Hội Thánh khác bằng cách học biết các Hội Thánh khác trong vùng bạn ở đang tăng trưởng như thế nào. Nếu bạn là thư ký của một giáo khu, một giáo hạt, hoặc thư ký giáo hội trong toàn quốc, bạn sẽ làm việc với tổng số trong vùng (cũng như với sổ sách của từng Hội Thánh). Vì vậy, chúng ta sẽ lập biểu đồ của tổng số trong vùng.

Có lẽ bạn đã vẽ hoặc dùng đồ thị trong nghiên cứu khoa học hoặc trong công việc của bạn. Đồ thị thường được sử dụng để biểu thị mức tăng, giảm hoặc hiện trạng * của hàng hóa * có thể bán hoặc mức phát triển dân số. Hệ thống này cũng hữu ích cho việc nghiên cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh địa phương hay trên toàn quốc. Đối với người quan tâm đến sự tăng trưởng của Hội Thánh, kiến thức về đồ thị rất quan trọng. Vẽ đồ thị là việc rất đơn giản. Chúng ta dùng trục tung để chỉ số thuộc viên, và trục hoành để chỉ năm.

3. Giả sử bạn là thư ký tại một giáo hạt, bạn đang lập biểu đồ biểu thị sự tăng trưởng của những Hội Thánh trong từng khu vực của giáo hạt. Hãy dùng những con số dưới đây và dùng dấu chấm để biểu thị tổng số thuộc viên của từng năm. Sau đó nối thẳng các chấm này với nhau để biểu thị mức tăng hay giảm.1980 - 3501981 - 4251982 - 4001983 - 4501984 - 500

Page 90: Chien luot ht tang truong

4. Bạn có thể sử dụng đồ thị tăng trưởng của khu vực (như trong bài tập 3) trong buổi họp các nhân sự tại khu vực đó hay trong địa hạt đó đểa) công nhận sự phục vụ trung tínb) cho thấy những Hội Thánh nào đang tăng trưởng, Hội Thánh naò không tăng trưởng.c) đề xuất mục tiêu tăng trưởng trong năm tớid) cho thấy các hoạt động nào đem lại sự tăng trưởng Hội Thánh.

Tổng số trong cộng đoàn Mc Gavran 85- 87 (96 -98)

Mục tiêu 3: Định nghĩa đơn vị cộng đồng và nhận dạng một số đơn vị đó trong vùng của bạn.

Phong trào Hội Thánh tăng trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra những cộng đoàn trong chức vụ của bạn và việc sử dụng chiến lược thích hợp nhất cho mỗi đơn vị. Số người này thường có những đặc trưng chung như là.

1.Nghề nghiệp: Những người có chung nghề nghiệp hoặc lĩnh vực công tác.2.Chính trị: Những thành viên trong cùng một đảng phái hay phong trào chính trị.3.Địa lý: Những người sống trong (hoặc đến từ) cùng một khu vực4.Ngôn ngữ: Những người nói cùng thứ tiếng .5.Chủng tộc: Những người cùng chủng tộc hoặc thuộc về chủng tộc đó.6.Văn hóa, xã hội: Những người cùng nền văn hóa hoặc tầng lớp xã hội.7.Bộ lạc, gia tộc: Người cùng bộ lạc, cùng họ hàng hoặc cùng gia tộc.8.Kinh tế: người trong cùng tầng lớp kinh tế.9.Hoàn cảnh: Những người đang trải qua cùng một hoàn cảnh hay có hoàn cảnh * tương tự.

Chúng ta sẽ thấy những vấn đề thích thú xảy ra khi người ta sử dụng nguyên tắc cộng đoàn vào công tác truyền giảng. Ví dụ, công việc lớn lao của Đức Chúa Trời đang xảy ra giữa người Gypsy trên toàn thế giới. Các buổi nhóm của Hội Thánh và Hội đồng thường niên được tổ chức bất cứ nơi nào nhóm người này có thể sống được vào lúc ấy. Một ví dụ khác là công tác của hiệp hội vận động viên Cơ đốc toàn quốc tại Hoa Kỳ (National Association of Christian Athletes). Những Cơ đốc nhân được tái sanh trong những môn túc cầu, bóng rỗ, bóng đá, bơi lội, đua xe, đua ngựa, cử tạ, môn rodeo* và các môn thể thao khác đang làm chứng cho đồng đội, đấu thủ * và khán giả * của họ. Nhiều đội của Cơ đốc nhân đi thi đấu quốc tế, đến dâu họ cũng dành dịp tiện để nói cho đám đông biết về Jesus Christ và điều Ngài đã làm cho họ... Các buổi trình diễn xiếc của Cơ đốc nhân đang đem những diễn viên xiếc khác về cho Đấng Christ. Có cả những giáo sĩ cho giới xiếc và giáo sĩ trong giới rodeo, là những người Đức Chúa Trời đã kêu gọi để chăm sóc cho nhu

Page 91: Chien luot ht tang truong

cầu của những đơn vị nghiệp đoàn đặc biệt này. Đức Chúa Trời đang kêu gọi những vận động viên những diễn viên biểu diễn các môn tiêu biểu trở nên những chứng nhân cho Ngài và rao truyền Tin Lành trong hàng ngũ của họ. Các chàng cao bồi Cơ đốc, những người cỡi bò trong môn rodeo đã thành lập chi hội của mình trong hiệp hội vận động viên Cơ đốc nhân toàn quốc; năm 1979 hội đã có trên 7.000 thành viên! Chúng ta đang sống trong những ngày thật lạ lùng! Đó là những ngày của mùa gặt lớn trước khi Chúa Jesus tái lâm, và chúng ta cần phải đem Tin Lành thâm nhập vào từng bộ phận của xã hội.

Chúng ta thấy một nghiệp đoàn có thể được tạo nên từ những người có cùng nghề nghiệp hoặc cùng lĩnh vực công tác. Các chương trình cụ thể xuất hiện để tiếp xúc với sinh viên trung học và cao đẳng. Nhiều chương trình khác được nhắm vào việc tiếp xúc với giới doanh nhân. Những chương trình khác chăm sóc dân chúng bằng chuyên ngành y tế. Một số là các sứ mạng trong nông nghiệp có những hội truyền giáo cho thủy thủ tại các thành phố cảng. Tại nhiều trung tâm quân sự, các tuyên úy chăm sóc cho những quân nhân và gia đình của họ. Nhiều nhà máy công nghiệp có giáo sĩ riêng cho công nhân của mình.

Hoàn cảnh có thể đem nhiều người xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau vào trong cùng một cộng đoàn. Ví dụ như 1) Những người tị nạn trốn khỏi quê hương vì chiến tranh hoặc đói kém, 2) Những người nghiện rượu hoặc ma túy, 3) Những người ở trong tù, trong bịnh viện và viện điều dưỡng, 4) Góa phụ và trẻ mồ côi, mỗi đơn vị đều có những nhu cầu và nan đề riêng của nó. Đấng Christ, qua Hội Thánh, đã chìa tay ra cho tất cả mọi ngươì. Chỉ đơn thuần rao giảng trong Hội Thánh sẽ không tiếp xúc được với họ - Hội Thánh phải đến với họ tại nơi mà họ sống. Lối tiếp cận có thể khác nhau đối với mỗi nhóm. Thực ra, bằng cách nhận ra điểm khác biệt giữa các nhóm, chúng ta có thể giới thiệu Đấng Christ có đầy đủ mọi sự là giải pháp cho nhu cầu của họ. Dĩ nhiên, điều này gồm có việc Hội Thánh chứng tỏ * tình yêu của Đấng Christ một cách thực tiễn cũng như cả sứ điệp được buông tha khỏi tội lỗi.

5. Đánh dấu X bên cạnh bất cứ đơn vị nào đang được Hội Thánh bạn tiếp xúc đến trong chương trình đi ra truyền giảng cụ thể.... a. Nhóm người có ngôn ngữ khác... b. Sinh viên... c. Nam nữ, thương gia.... d. Những người đang làm công tác chính quyền... e. Thủy thủ... f. Những người đang thi hành nghĩa vụ quân sự... g. Tù nhân... h. Dân tị nạn hoặc vô gia cư

Page 92: Chien luot ht tang truong

... I. Người mù hoặc bị điếc

... j. Vận động viên hoặc diễn viên biểu diễn các môn tiêu biểu.

... k. Trẻ mồ côi và trẻ nghèo

... l. Người gặp nạn đói kém

... m. Người nghiện rượu và nghiện ma túy

6. Hãy quay lại danh sách trong bài tập 5 và đánh dấua) O bên cạnh đơn vị không có thành viên nào trong cộng đồng của bạnb) C (cầu nguyện) bên cạnh đơn vị nào Hội Thánh bạn đang cố truyền giảng (đã đánh dấu X rồi)c) N (Nhu cầu) bên cạnh đơn vị nào có trong cộng đồng của bạn nhưng chưa được Hội Thánh tiếp xúc.Hãy sốt sắng cầu nguyện cho chức vụ này để nhiều linh hồn có thể tìm gặp Đấng Christ làm cứu Chúa của họ.

Sổ Sách Tại Hội Thánh Địa Phương Của Bạn

Mục tiêu 4: Sử dụng bảng và đồ thị của số người hiện diện để khuyến khích sự tăng trưởng.

Các sổ sách và bản tường trình cực kỳ quan trọng nếu chúng ta sử dụng tốt những loại ấy. Lưu giữ các sự kiện có trước đây của hội chúng và nhận ra công tác của họ sẽ giúp họ trong công tác đi ra truyền giảng. Thông tin này sẽ duy trì mối quan tâm để cầu nguyện cho các cơ sở ở xa, các lớp học Kinh Thánh hoặc các trường học. Việc lập mục tiêu và đạt đến mục tiêu giúp chúng ta làm việc và cầu nguyện bền bỉ hơn, và ca ngợi Đức Chúa Trời sốt sắng hơn khi đạt được mục tiêu, sự thi đua lành mạnh sẽ khích lệ mối quan tâm và nỗ lực. Hãy trình bày thông tin thật dễ nhìn thấy để đem lại nhiều khả năng gây ảnh hưởng nhất.

7. Giả sử bạn đang đảm trách chương trình Cơ đốc Giáo dục tại Hội Thánh bạn. Bạn có được những nhân sự đã được huấn luyện, đội ngũ có từ trước, và đã thách thức họ tiếp xúc với toàn thể cộng đồng vì cớ Đấng Christ bằng các câu lạc bộ Kinh Thánh, các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và các chi nhánh Trường Chúa Nhựt. Mỗi tuần, viên thư ký ghi số người hiện diện trong mỗi lớp lên một tấm bảng lớn (khung 5.2). Hãy nghiên cứu bảng này cách cẩn thận. Ghi chú các loại công tác đi ra truyền giảng đã được liệt kê. a. Đánh dấu những địa điểm nào có nhiều khả năng tốt (Trong thực tế) đối với Hội Thánh bạnb. Điền vào tổng số hiện diện của ba tuần cuối tháng 2 (xem khung 5.3)c. Bao nhiêu lớp học mới đã được thêm vào trong suốt hai tháng?8. Kiểm tra câu trả lời bài tập 7 của bạn. Lập biểu đồ hiện diện trong khung 5.3

Page 93: Chien luot ht tang truong

(như bạn đã làm trong bài tập 3. Khoảng cách trên trục tung là 50 người cho mỗi khoảng.

9. Bây giờ hãy xem Hội Thánh bạn đã tăng trưởng bằng cách nào. Hãy ghép câu bên trái tương ứng với mức tăng bên phải ... a. Tổng số hiện diện... b. Trong các lớp học... c. Thuộc về lớp chính tại giáo đường Bethel... d. Trường Melville1) 3372) 223) 3704) 33

10. Kể ra hai nguyên nhân vì sao bạn sẽ sử dụng cả hai bảng trên thay vì sử dụng một hai?

Phân tích các sự kiện Mc Gavran 87 - 99 (98 - 110)

Mục tiêu 5: Áp dụng phương pháp thống kê để phân tích kiểu tăng trưởng của một Hội Thánh.

Đừng bị bối rối với cách dùng các từ ngữ đặc biệt tăng trưởng sinh học và tăng trưởng do hoán cải của Dr Mc gavran. Sự tăng trưởng sinh học của một Hội Thánh không phải nói đến sự gia tăng do số sinh ra lớn hơn số qua đời trong cộng đồng Cơ đốc, nhưng nói đến sự tiếp nhận Đấng Christ (hoán cải từ tội lỗi) của con cái Cơ đốc nhân. Bất cứ sự gia tăng nào thêm vào thân thể Đấng Christ đều là bởi sự hối cải từ tội lỗi chứ không phải chỉ là do được sinh ra trong gia đình Cơ đốc nhân. Dr Mc Gavran nhấn mạnh nhu cầu đem lại một giao ước cá nhân với Đấng Christ cho những người có lẽ đã xem mình là Cơ đốc nhân vì họ đã lớn lên trong Hội Thánh. Những người này đã tin Chúa trên lý trí rồi, và họ thích Cơ đốc giáo hơn các tôn giáo khác. Nhiều người trong nhóm này tham dự đều đặn trong các buổi nhóm tại nhà thờ và là thuộc viên của Hội Thánh nhưng tên của họ không được ghi trên thiên đàng. Thành viên trong một gia đình Cơ đốc có thể là người mang danh nghĩa Cơ đốc nhân, là những người giống Ni - cô - đem, không cần được hoán cải từ một tôn giáo khác hoặc từ chỗ vô thần nhưng cần được tái sanh. Dr Mc gavran gọi loại hoán cải này là sự tăng trưởng sinh học.

Thảm kịch lớn lao trong nhiều Hội Thánh đó là họ không chinh phục được và không giữ được con cái của chính mình cho Đấng Christ. Phân tích sự tăng trưởng sinh học của Hội Thánh có thể bày tỏ cho chúng ta nhu cầu truyền giảng và môn đồ

Page 94: Chien luot ht tang truong

hóa nhiều hơn nữa cho những người đang lớn lên trong Hội Thánh. Nếu Hội Thánh chúng ta tăng lên rất nhiều do những người hoán cải trong các công tác đi ra truyền giảng nhưng không chinh phục và giữ được những lớp trẻ của chính chúng ta, chúng ta cần phải làm điều gì đó để chinh phục và giữ lớp trẻ này.

Mặt khác, nếu chúng ta phân tích sự tăng trưởng của Hội Thánh và thấy rằng chủ yếu là do sự tăng trưởng sinh học, điều này giúp chúng ta thấy công tác đi ra truyền giảng của mình còn yếu kém. Chúng ta cần phải đưa tay ra cho cộng đồng Phi Cơ đốc. Nếu trên thực tế, toàn bộ sự tăng trưởng là do sự di chuyển, chúng ta thực sự đang rút lui khỏi trách nhiệm đối với lớp trẻ và đối với vùng của chúng ta.

Chúng ta cũng phân tích sự tăng trưởng tổng số những năm qua. Điều mà chúng ta xếp loại là tỷ lệ tăng trưởng tốt có thể tùy thuộc một phần nơi hoàn cảnh trong vùng ấy. Nhưng để phân loại tổng quát, chúng ta sẽ dùng một bảng tiêu chuẩn dựa trên một thời kỳ là 10 năm để phân tích. Ở đây, chúng ta có một thời kỳ 10 năm và sự phỏng theo cho một thời kỳ 5 năm.

Tỷ lệ tăng trưởng trong 10 năm Tăng 25% ....... tăng trưởng kémTăng 50% ....... tăng trưởng kháTăng 100% ....... tăng trưởng tốtTăng 200% ....... tăng trưởng xuất sắcTăng 300% ....... tăng trưởng khác thườngTăng 500% ....... tăng trưởng phi thường

Tỷ lệ tăng trưởng trong 5 năm Tăng 12% ..... tăng trưởng kémTăng 25% ..... tăng trưởng kémTăng 50% ..... tăng trưỏng kháTăng 100% ..... tăng trưởng xuất sắcTăng 150% ..... tăng trưởng khác thườngTăng 250% ..... tăng trưởng phi thường

Để tìm ra mức tăng theo tỉ lệ phần trăm, bạn hãy chia số gia tăng cho số ban đầu. (Ví dụ một Hội Thánh có 255 tín đồ, sau 10 năm tăng đến 375 tín đồ. Số gia tăng là 120. 225 % 255= 0, 47 = 47% . Tỷ lệ này là tăng trưởng khá)

11. Một Hội Thánh tại thành phố đã tăng từ 250 đến 750 trong 10 năm, như vậy số gia tăng sẽ làa) 500 tín đồ, tỉ lệ kháb) 200% , 500 tín đồ, tỉ lệ xuất sắc

Page 95: Chien luot ht tang truong

c) Tăng trưởng xuất sắc, tỉ lệ 150%, và 500 tín đồd) 500 tín đồ, tỉ lệ 500%, và tỉ lệ phi thường

12. Mọi người đang chúc mừng bạn vì sự tăng trưởng xuất sắc của Hội Thánh bạn. Sau đó, bạn quyết định phân tích loại tăng trưởng này. Bạn thấy rằng trong 10 năm qua, tổng số 50 người bị xoá khỏi danh sách vì qua đời, vì bỏ đạo hay di chuyển đến vùng khác. điều này có nghĩa là Hội Thánh bạn thực sự đã có 550 tín đồ mới bù vào số 50 người mất đi, tức số gia tăng là 500. Bạn thấy 325 người trong số đó từ nơi khác chuyển đến Hội Thánh trong thời kỳ di dân từ nông thôn đến thành thị.a. Số 225 người còn lại đã tiếp nhận Chúa và trở thành thuộc viên nhờ việc truyền giảng của Hội Thánh. Nếu chúng ta chỉ tính số người này (tăng trưởng trong thân thể Đấng Christ) sẽ vẫn còn là khoảng 90% trong 10 năm. Hãy liệt kê tỉ lệ phần trăm và loại tăng trưởng này.b. 100 trong số 225 người ấy đã lớn lên trong Hội Thánh. 125 người tin Chúa từ tầng lớp Phi Cơ đốc. Hãy kéo dài các thanh trong khung 5.5 để biểu thị loại tăng trưởng này.

13. Để bảo rằng liệu tỉ lệ tăng trưởng sinh học có thực sự tốt hay không, bạn sẽ so sánh nó vớia) tỉ lệ phần trăm của sự phát triển dân số trong thành phố của bạnb) sự tăng trưởng sinh học của những Hội Thánh khác có cùng quy mô.c) tổng số của đơn vị cộng đoàn (toàn bộ lớp trẻ đã lớn lên trong Hội Thánh trong suốt thời kỳ đó)d) tỉ lệ tăng trưởng do hoán cải

14. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúnga. Số gia tăng 225 người trong 10 năm qua cho biết tỉ lệ trung bình 22, 5 trên một nămb. Bạn biết số người tiếp nhận Đấng Christ trong chương trình hướng ngoại còn nhiều hơn thế nữa nhưng số lượng thực sự không phải là điều quan trọng đối với sự tăng trưởng nói chung.c. Việc điều chỉnh con số giao động thuộc viên trong Hội Thánh bạn do qua đời, thuyên chuyển hay bỏ đạo làm lãng phí quá nhiều thời gian vì vậy tốt hơn là đừng làm công việc đó.d. Nghiên cứu sổ sách của Hội Thánh không giúp ích cho Mục sư nào quan tâm chủ yếu đến việc tiếp xúc với người chưa được cứu.e. Trong việc phân tích về gia đình trong Hội Thánh, những người độc thân là những người không ở trong đơn vị gia đình và là những thanh niên mà cha mẹ của họ không phải là Cơ đốc nhân.

15. Nghiên cứu danh sách thuộc viên của Hội Thánh và xem thử có bao nhiêu gia

Page 96: Chien luot ht tang truong

đình có tên đầy đủ, bao nhiêu gia đình chỉ một nửa số người trong gia đình có tên, bao nhiêu người độc thân. Điều này có gợi ra nhu cầu nào để lên chương trình hay để hành động không? Nếu có, hãy ghi raHãy cầu nguyện và nghiên cứu các phương pháp giải quyết nan đề này

VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM TÀI CHÍNH Hodges 74- 91

Phải trả một giá nào đó, cho Đấng Christ, về tài chính cũng như trong đời sống, để xây dựng Hội Thánh Ngài trên toàn thế giới. Mạng lịnh Ngài truyền phải đi, rao giảng, dạy dỗ và làm chứng là mạng lịnh dành cho toàn thể Hội Thánh. Toàn thể Hội Thánh có trách nhiệm làm trọn mạng lịnh đó. Điều này bao gồm cả việc chi trả tất cả hóa đơn. Chúng ta nói đến việc chinh phục hàng ngàn người qua truyền thanh truyền hình, văn phẩm, các chiến dịch tại các sân vận động - Tất cả đều phải trả tiền. Chúng ta cần những toà nhà để thờ phượng, giảng dạy và huấn luyện nhân sự. Sự hỗ trợ cho Hội Thánh và đi ra truyền giáo là trách nhiệm của chúng ta. Lời Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mẫu mực để giải quyết vấn đề ấy : mỗi Cơ đốc nhân dâng phần mười và các của dâng, các Hội Thánh địa phương dâng hiến để truyền bá Tin Lành, và nếu cần thiết, các nhân sự tự túc khi đang thành lập các Hội Thánh mới. Khi chúng ta nhận trách nhiệm, Ngaì ban phước cho chúng ta và giúp chúng ta thực hiện chương trình.

Điều quí giá trong chương trình của Đức Chúa Trời Hodges 74 - 85

Mục tiêu 6: Bàn luận những điểm quý giá trong chương trình Đức Chúa Trời dành cho việc hỗ trợ tài chính trong Hội Thánh bạn và việc Hội Thánh đi ra truyền giáo.

Chương này trong phần xây dựng Hội Thánh của tôi là chương rất quan trọng cho những Hội Thánh địa phương của chúng ta lẫn cho đường lối thành lập các Hội Thánh mới, dù là trong đất nước chúng ta (Hội truyền giáo tại quê hương) hay là tại nước khác (Hội truyền giáo Hải ngoại)

Chương trình Đức Chúa Trời hỗ trợ các Hội Thánh * Phần mười và các của dâng Dan Ds 18:20-21 ICo1Cr 9:13-14 16:1-3+ Các ơn phước: MaMl 3:10-12a. Để Hội Thánh: - Giải quyết các nhu cầu ddự phần công bằng- Chăm sóc trọn thời gian- Tăng trưởng nhanh chóng hơn- Chịu trách nhiệm về Mục sư

Page 97: Chien luot ht tang truong

- Hoàn toàn trung thành với địa phương- Hợp tác đầy nhiệt tình- Nền tảng tốt cho địa phương- Có khả năng chăm sóc để tăng trưởng- Có khả năng làm trọn sứ mạngb. Để các Mục sư- Giải quyết các nhu cầu phát triển đức tin- Hầu việc Chúa trọn thời gian- Chịu trách nhiệm với hội Thánh- Hoàn thành trung thành với địa phươngc. Để người dâng phần mười:- Giải quyết các nhu cầu pát triển đức tin- Dự phần vào chức vụ- Chịu tráhc nhiệm về Hôị Thánh- Hoàn toàn trung thành với địa phương

Một trong những ơn phước lớn nhất đến từ việc dâng hiến phần mười và dâng các của dâng đó là chúng ta được dự phần với Đức Chúa Trời và với dân sự Ngài. Từ lúc một nghi thức thờ phượng của dâng có thể là một phần trong sản phẩm của đồng ruộng chúng ta, trái cây, rau quả, gia cầm, súc vật, hoặc ngũ cốc - hoặc là một phần mười số tiền chúng ta kiếm được. Nó tượng trưng cho một phần của đời sống chúng ta, những giờ chúng ta bỏ ra lao động. Chúng ta dâng hiến cách vui vẻ, cảm tạ Đức Chúa Trời về sức mạnh và tri thức Ngài ban cho chúng ta để làm công việc của mình. Bằng cách này, chúng ta đang hầu việc Chúa cũng giống y như các Mục sư là những người được chúng ta hỗ trợ. Chúng ta là những người dự phần với Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài trên toàn thế giới.

Không một Cơ đốc nhân nào, dầu nghèo đi nữa, nên từ khước đặc ân dâng hiến cho Chúa. Dr. Paul Yonggi Cho kể lại ông đã khởi đầu thể nào với một nhóm Cơ đốc nhân nghèo khổ tại Seoul, Đại Hàn. Mỗi ngày khi ông viếng thăm nhà họ, họ sẽ dâng một phần những gì họ có- chỗ này một muỗng đầy gạo, chỗ kia nữa, cho đến khi ông có đủ một bữa ăn. Đức Chúa Trời đã ban phước và làm cho dân sự Ngài và công việc Ngài được phát đạt. Qua đó, vị Mục sư trẻ tuổi của họ đang học được những bài học vô giá * về đức tin và sự dự phần với Đức Chúa Trời. Hiện nay, Hội Thánh có một ngôi nhà thờ nguy nga và hơn 200.000 thuộc viên vào cuối 1981. Hội Thánh này có công tác đi ra truyền giáo mạnh mẽ tại quê nhà lẫn hải ngoại. Mat Mt 6:33 đã ứng nghiệm.

16. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúnga. Từ ICo1Cr 9:1-14, chúng ta phán đoán rằng mọi sứ đồ đều tự túc.b. Đức Chúa Trời không muốn cho Mục sư phải tự túc trong khi mở mang Hội

Page 98: Chien luot ht tang truong

Thánh.c. Nguồn thu nhập chính của Phaolô là do may trại.d. Mục sư cũng như các tín đồ nhận được phước hạnh vật chất khi họ dâng phần mười vào Hội Thánh.e. Không có phước hạnh thuộc linh nào hứa ban cho người dâng phần mười.f. Mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của Hội Thánh và sự tăng trưởng Hội Thánh là không đáng kểg. Tự túc là một nền tảng ổn định cho Hội Thánh hơn là nhờ nơi hải ngoạih. Lệ thuộc vào ngân quỹ nước ngoài thường hạn chế sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Thực hiện chương trình của Đức Chúa Trời Hodges 85-91

Mục tiêu 7: Từ một bố cục gồm ba phần, giải thích cách giúp một Hội Thánh giải quyết trách nhiệm tài chính của Hội Thánh

Bí quyết để Cơ Đốc nhân dâng hiến - Dạy dỗ: các nhân sự, hội chúng, tân tín hữu- Động cơ thúc đầy: Từng trải thuộc linh, nghi thức thờ phượng, trung tín với Chúa, Đặc ân của Cơ Đốc nhân- Thực hành: Làm gương, có trách nhiệm, các bảng tường trình

17. Sử dụng bố cục này (khung 5.7) nói lên ba phương pháp bạn sẽ giúp Hội Thánh thực hiện chương trình Đức Chúa Trời dành cho việc dâng hiến

18. Thời điểm dạy dỗ những Hội Thánh về việc dâng hiến phần mười tốt nhất làa) vào lúc có sự lãnh đạm thuộc linh, vì vậy Đức Chúa Trời sẽ ban phước xuống khi họ dâng phần mườib) khi thấy rõ một nhu cầu lớn lao để họ sẽ đáp ứng.c) vào lúc được phước thuộc linh, để họ sẽ dâng hiến với lòng vui vẻ và biết ơn.d) càng sớm càng tốt sau khi hoán cải để họ có thể bắt đầu kinh nghiệm lợi ích trong chương trình của Đức Chúa Trời.

Công tác đặc biệt

Nếu được hãy xem sổ danh sách tín đồ của Hội Thánh bạn trong 10 năm qua ( hoặc ít hơn nếu Hội Thánh bạn thành lập chưa tới 10 năm). Hãy ghi chú tổng số tín đồ mỗi năm. Sau đó, vẽ đồ thị các số liệu đó theo cách đã cho trong bảng tường trình số 3 của bài 5 ( Theo cùng cách đã sử dụng ở bài tập 3 trong bài học này)

Công tác nhiệm ý số 2

Page 99: Chien luot ht tang truong

Khi có dịp tiện, hãy nói với các Mục sư hoặc các tín đồ tại các Hội Thánh khác trong vùng của bạn về các câu hỏi trong bảng để làm bài tập cho bảng tường trình số 4. Hãy viết câu trả lời của họ vào vở của bạn. Dựa vào điều đó và những nhận định của bạn, hãy điền vào bảng.

Công tác nhiệm ý số 3 Dạy một bài học hoặc giảng một bài về sự dâng hiến của Cơ đốc nhân hoặc về chương trình Đức Chúa Trời trong việc cung dưỡng cho Hội Thánh. Nếu bạn không có dịp tiện thực hiện điều này trong Hội Thánh, bạn có thể dạy bài này trong buổi học Kinh Thánh tại gia đình bạn. Bạn có thể sử dụng bất cứ tài liệu nào bạn thích trong tài liệu này để dùng trong bài giảng hay bài học. Hãy đưa vào bài lời kêu gọi tha thiết cho vấn đề kết ước với chương trình của Đức Chúa Trời. Sau đó, hãy điền vào phần công tác này trong bảng tường trình 4.

Bài tự trắc nghiệm: Câu Chọn Lựa. Khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng

1. Bạn sẽ trả lời như thế nào cho người nói rằng lưu giữ sổ sách về người tin Chúa và sổ thuộc viên là sự kiêu ngạo đầy tội lỗi?a) Bạn nói đúng. Đức Chúa Trời đã trừng phạt Đavít vì ông tu bộ dân sự.b) Việc khoe khoang về số tín đồ là tội lỗi, vì vậy, có lẽ cần phải xem xét vấn đề này thật thận trọng.c) Các bảng thống kê trong Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời ủng hộ việc lưu giữ sổ sách.d) Vì nhiều người phản đối nên tốt hơn là đừng gây chia rẽ.

2. Sử dụng đồ thị bên phải, lập biểu đồ tăng trưởng của một Hội Thánh từ 1977 đến 1981. Mỗi khoảng ứng với 25 người. Số tín đồ mỗi năm là 75, 100,150,125,175

3. Bạn là giám đốc chương trình Cơ đốc giáo dục tại một Hội Thánh có 10 lớp Trường Chúa Nhựt hoặc câu lạc bộ Kinh Thánh. Hãy chuẩn bị thị trợ để biểu thị số người tham dự hàng tuần của mỗi lớp

4. Ghép câu bên trái với lời mô tả bên phải... a. Hàng tuần, có thêm 20 tân tín hữu... b. Có một đặc trưng chung... c. Số thuộc viên tăng thêm 47 người... d. Gia đình có một thành viên là Cơ đốc nhân.... e. Cùng họ hàng... f. Thanh niên là Cơ đốc nhân duy nhất trong gia đình.... g. Đồ thị biểu thọ mẫu tăng trưởng trong 5 năm1) Tỷ lệ phần trăm tăng số

Page 100: Chien luot ht tang truong

2) Đơn vị trong cộng đoàn3) Tăng trưởng về số lượng4) Phân tích về gia đình

Đúng - Sai. Hãy viết chữ Đ nếu là câu đúng, chữ S nêú là câu sai.

..... 5. Số gia tăng trong Hội Thánh do số sinh ra lớn hơn số qua đời được coi là sự tăng trưởng sinh học..... 6. Tăng trưởng 50% trong 5 năm được tác giả xem là tăng trưởng kém..... 7. Bảng hiệu có thể dùng để duy trì mối quan tâm đi ra truyền giảng của Hội Thánh...... 8. Phân tích số tăng hay giảm trong Hội Thánh không phải là phần chức vụ của Hội Thánh...... 9. Những người nghiện rượu và ma túy được xem là một đơn vị trong một cộng đoàn..... 10. Nếu vị Mục sư trung tín rao giảng Lời Chúa, Đức Chúa Trời sẽ đem thêm người vào Hội Thánh, vì vậy, không cần phải lo lắng đến sự tăng trưởng Hội Thánh..... 11. Thời điểm tốt nhất để dạy cho Hội Thánh về việc dâng phần mười là khi mọi người có mức thu nhập cao để họ có thể dâng rời rộng..... 12. Để tìm số gia tăng theo tỉ lệ phần trăm, ta chia tổng số gia tăng cho tổng số thuộc viên ban đầu.

13. Dùng đồ thị diễn tả mức tăng hay giảm của tổng số tham dự các lớp Trường Chúa Nhựt hàng tuần trong một tháng

14. Với ba câu, hãy phác thảo cách Mục sư có thể khuyến khích Hội Thánh dâng hiến.

giẢi đáp 1 a. 2) Cac Tl 7:7b. 4) 2:41c. 3) KhKh 1:10-11d. 5) Dan Ds 4:49e. 6) KhKh 4:4f. 1) 7:4

2. b) Các lĩnh vực yếu và mạnh trong kiểu tăng trưởng của Hội Thánh.

4. c) Đề xuất mục tiêu tăng trưởng cho năm tới.

5. Câu trả lời của bạn. Tôi mong bạn đang đến với tất cả các đơn vị đang có mặt

Page 101: Chien luot ht tang truong

trong vùng của bạn.

6. Câu trả lời cho phần a , b và c sẽ tùy theo các công tác hướng ngoại cụ thể của Hội Thánh bạn.

7 a. Câu trả lời của bạn. Hãy lưu tâm đến mọi cơ hội có sẵn trong vùng của bạn với tinh thần cầu nguyệnb. 12 tháng Hai - 50719 tháng hai - 61426 tháng hai - 654c. 11.

8. Phải bảo đảm về câu trả lời của bạn trước khi sử dụng biểu đồ

9. a. 3) 370b. 1) 337c. 4) 33d. 2) 22

10. Điều trước nhứt là công nhận những nổ lực khác nhau. Điều thứ hai là biểu thị sự gia tăng tổng số để chỉ ra những thành quả của sự nổ lực hiệp một.

12. a. 100%; tỉ lệ “tốt”b.

14 a. Đúngb. Saic. Said. Saie. Đúng

16. a. Saib. Saic. Đúngd. Đúnge. Saif. Saig. Đúngh. Đúng

17. Câu trả lời của bạn cần bao gồm bất cứ ba điều nào sau đây:1. Dạy dỗ về chương trình phần mười và các của dâng của Đức Chúa Trời2. Nhấn mạnh sự dâng hiến là một nghi thức thờ phượng

Page 102: Chien luot ht tang truong

3. Đưa họ đến việc thực hành sự dâng hiến4. Lập những bảng khai trình về tài chính định kỳ cho các tín đồ5. Nêu gương về việc giải quyết cẩn thận các vấn đề tài chính

18. d) Càng sớm càng tốt sau khi Chúa hoán cải.

Tìm Kiếm Nguyên Nhân Ẩn Sau Các Vấn Đề

Trong bài học trước, chúng ta đã thấy phần của Đức Chúa Trời và phần của con người trong sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời hết sức quan tâm đến sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chúng ta cũng biết rằng sự tăng trưởng sẽ đến khi những người nam, nữ trong Hội Thánh trung tín thi hành Đại Mạng Lịnh.

Chúng ta đã bàn đến việc thống kê sự tăng trưởng trong bài học trước. Chúng ta xem xét sổ sách. lập biểu đồ, và khám phá những cách làm cho Hội Thánh tăng trưởng. Khi chúng ta suy nghĩ đến các vấn đề của sự tăng trưởng, chúng ta tự hỏi: Tại sao? Tại sao Hội Thánh đang tăng trưởng tại một số nơi này mà không tăng trưởng tại những nơi khác? Điều gì gây ra sự lao vụt xuống, bình ổn tăng vọt lên trên biểu đồ tăng trưởng của chúng ta? Các nguyên nhân nào ẩn sau các sự kiện ấy?

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm kiếm các nguyên nhân đem lại sự tăng trưởng cho Hội Thánh bạn cũng như cho những Hội Thánh trong vùng của bạn. Bạn sẽ học biết cách để 1) có một quan điểm rộng rãi , 2) tham khảo ý kiến với nhiều nguồn khác nhau, 3) đánh giá các quan điểm, 4) xem xét các nguyên nhân khả dĩ và, 5) rút ra kết luận về những điều đang giúp các Hội Thánh tăng trưởng và điều gì ngăn trở sự tăng trưởng. Kiến thức này có thể tỏ ra là cực kỳ quí giá cho bạn và các Hội Thánh trong vùng bạn khi bạn sử dụng các phương pháp này tốt hơn để đem lại sự tăng trưởng và tránh những điều không kết quả.

Dàn bài Hãy có quan điểm rộng rãiHiểu được tính phức tạp của các nguyên nhânSử dụng các nhận thức đúng đắn trong ngành nhân loại họcNghiên cứu đồ thị tăng trưởng.Sử dụng các nguồn thông tin khác nhauCác Mục sư, nhân chứng cho sự tăng trưởngCác tín đồ vàSách vở, sổ sách, bảng tường trình.Xem xét các nguyên nhân phổ biến

Page 103: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu bài học Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể.Nhận biết các nguyên nhân khác nhau có thể góp phần vào sự tăng trưởng hay không tăng trưởng của các Hội Thánh trong một vùng nào đó.Từ các nguồn thông tin khác nhau, phân tích các ảnh hưởng đã tác động đến sự tăng trưởng của một Hội Thánh.Dùng đồ thị và các bảng theo dõi để diễn tả điều gì đã giúp đỡ hoặc ngăn cản sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Sinh hoạt học tập: 1.Khi đọc sách giáo khoa và tài liệu này, hãy xem xét cách áp dụng việc đọc tài liệu vào Hội Thánh bạn hoặc các Hội Thánh trong vùng của bạn.2.Nghiên cứu bài như thường lệ.3.Ôn bài học và làm bài tự trắc nghiệm, kiểm tra câu trả lời của bạn để thấy mức độ bạn nhớ được điều đã học.

Các từ then chốt: người tin theo vạn vật hữu linh thuyếtnhân loại họcbội đạobổ sungtham khảo ý kiếnvô tích sựcó tính quyết địnhdao độngkairos (đúng thời điểm)sơ khaiđủ tư cáchhợp lý hóaphỏng vấnthể thứcbị tràn ngậpdễ nghi ngờchưa từng thấykhông đáp ứngquyết liệtvô cùng

Khai triển bài học:

Page 104: Chien luot ht tang truong

Hãy Có Quan Điểm Rộng Rãi Mc Gavran 103 - 116 (123- 143)

Một người quan tâm nhìn xem sự tăng trưởng của Hội Thánh mình sẽ chăm tìm xem điều gì đã giúp Hội Thánh tăng trưởng trong quá khứ và điều gì đã ngăn trở Hội Thánh. Người ấy có thể tìm ra những hoạt động nào đã thích hợp cách đặc biệt cho Hội Thánh mình. Tuy nhiên, một số hoạt động ấy có thể đã thích hợp trong thời gian đó và trong gian đoạn phát triển đó, nhưng bây giờ không còn cần thiết nữa. Cần phải có một quan điểm rộng rãi hơn cái nhìn đơn giản chỉ tập trung vào các hoạt động trong quá khứ. Điều gì đang khiến cho nhiều Hội Thánh khác nhau tăng trưởng trong hiện nay trong khi nhiều Hội Thánh khác thậm chí có thể đang đóng cửa vì thiếu tín đồ? Học hỏi từ cả quá khứ lẫn hiện tại để chuẩn bị cho tương lai là việc rất quan trọng. Kinh nghiệm của các Hội Thánh khác có thể hữu ích khi nhìn lại Hội Thánh của mình. Quan điểm này phải được mở rộng để khám phá các nguyên nhân ẩn sau các vấn đề tăng trưởng của Hội Thánh.

Hiểu được tính phức tạp của vấn đề Mc Gavran 103 - 106 (123 - 126)

Mục tiêu 1: Kể tên tối thiểu năm ảnh hưởng đang cộng tác với nhau tạo ra sự tăng trưởng trong nhiều Hội Thánh hiện nay.

Tại sao cánh đồng này đem lại một mùa gặt bội thu trong khi cánh đồng khác có mùa thu hoạch kém đến thảm hại? Có phải mưa rơi nhiều trên cánh đồng này và cánh đồng kia thiếu mưa chăng? Hay tại bản chất của lớp đất? Hay tại vị trí của đám đất? Tại loại hạt giống? Tại phương pháp canh tác? Tại loại phân đã bón? Tại thời vụ chăng?

Không ai khờ khạo đến nỗi tuyên bố rằng phải có mỗi một nguyên nhân duy nhất làm cho cánh đồng lúa mì lên xanh mơn mởn một mùa gặt tuyệt vời. Tuy vậy, đối với sự tăng trưởng của Hội Thánh, sự tăng trưởng còn vô cùng * phức tạp hơn, nhiều khi chúng ta lại nghe người ta nói dường như thể chỉ có nguyên nhân duy nhất vậy! Đức Chúa Trời có thể dùng cả trăm ảnh hưởng khác nhau để đem một người đến sự ăn năn và đức tin trong Chúa Jesus Christ. Sau khi hoán cải, nhiều người khác và nhiều ảnh hưởng khác giúp ổn định người ấy trong Đấng Christ và trong Hội Thánh. Khi chúng ta thấy được chức vụ cụ thể của chính mình và thực hiện chức vụ đó cách trung tín, chúng ta sẽ không hề bỏ qua tầm quan trọng của các chức vụ khác cũng cần thiết y như vậy!

1. Những chức vụ nào sau đây đang tiếp xúc với dân chúng trong vùng của bạn?a) Các đài phát thanh hay viễn thông Tin Lành

Page 105: Chien luot ht tang truong

b) Các khóa học hàm thục) Các buổi nhóm tại Hội Thánhd) Chức vụ chăm sóc trong khám đườnge) Các chiến dịch truyền giảngf ) Chức vụ trong ngành văn phẩmg) Các lớp trường Chúa Nhựt hoặc câu lạc bộ Kinh Thánh.h) Các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyệnI) Cá nhân chứng đạoj) Những buổi mít tinh trên đường phốk) Những buổi trại của thanh niênl) Thăm viếng

2. a. Đánh dấu X trước các chức vụ đang chinh phục nhiều linh hồn nhất trong vùng của bạnb. Các chức vụ này đang được dùng để tăng cường lẫn nhau, hay dường như chúng độc lập với nhau, hay thậm chí đang cạnh tranh lẫn nhau?

Các phương tiện truyền thông đại chúng - văn phẩm, truyền thanh, truyền hình - cung cấp nhiều cơ hội chưa từng thấy* để đem Tin Lành cho thế giới hiện nay. Dr. Mc Gavran nêu lên rằng cách chuẩn bị cho sự trình bày, giới thiệu của chúng ta là điều quan trọng (1970, 104- 105; 1980, 124- 126).

3. Bạn sẽ cố gắng sử dụng ngôn ngữ , thể thức* là các minh họa loại nào?a) Các loại nào tỏ ra hữu hiệu nhất tại Bắc Mỹb) Các loại bạn thích nhấtc) Các loại nào thích hợp nhất vơí cá tính của bạn.d) Các loại nào thích hợp nhất với nền văn hoá của dân chúng nơi bạn đến.Một nguyên nhân tăng trưởng Hội Thánh khác nữa là việc Đức Chúa Trời hạn định thời gian cụ thể ban cho dân chúng và các nước một cơ hội ăn năn và được cứu. Chúng ta thường thấy điều này trong Kinh Thánh và trong lịch sử. Đôi khi chúng ta có thể nghĩ là nếu được học hỏi để hiểu biết về con người, văn hóa và ngôn ngữ của dân chúng, chúng ta sẽ có khả năng làm việc hữu hiệu. Điều này chưa đủ. Chúng ta cần phải hiểu biết đầy đủ về thời điểm và hoàn cảnh. Trên hết, chúng ta cần phải nhận ra thời điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận ra Kairos* (đúng thời điểm) là thời điểm để gieo giống hoặc thời điểm thâu hoạch, và hành động cách thích hợp.

4. So sánh GaGl 4:4 với đoạn trích trong trang 104 (124) sách giáo khoa. Vì sao chúng ta nghĩ khái niệm Kairos trong tiếng Hy lạp tìm thấy trong Kinh Thánh lại có tầm quan trọng cho chúng ta ngày nay.

Page 106: Chien luot ht tang truong

Chúng ta đang sống trong thời kỳ lịch sử hồi hộp nhất, một thời kỳ có tính quyết định* mà chúng ta cần sự hướng dẫn và quyền năng của Đức Chúa Trời trong mọi việc chúng ta làm. Đó là những ngày kêu gọi cuối cùng, những ngày cuối mùa gặt lớn* trước khi Chúa chúng ta trở lại. Dù chúng ta đang chứng kiến cảnh bội đạo* trong mặt thuộc linh và đạo đức đã được báo trước sẽ xảy ra trong những ngày sau rốt, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đang tuôn đổ Thánh Linh Ngài như Ngài đã phán hứa (Cong Cv 2:17-21) và đang chứng tỏ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự cộng tác bằng tình yêu. Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn cung ứng đầy đủ của Hội Thánh - cả về người lẫn tài chính - để làm tròn sứ mạng của Hội Thánh. Chúng ta phải cố hiểu biết thời điểm để sửa soạn đón Vua tái lâm.

5. Mô tả sự tăng trưởng của Hội Thánh trong ICo1Cr 3:4-10 là:a) bị ngăn trở bởi sự thay đổi các người thi hành chức vụ với nhiều phương pháp khác nhau.b) được hoàn thành nhờ các người làm việc khác nhau cùng với nhiều phương pháp khác nhau nhưng cùng mục đích cộng tác với Đức Chúa Trời.c) được hoàn thành nhờ mọi người thi hành chức vụ theo cùng một phương phápd) được hoàn thành nhờ một người thi hành chức vụ cùng dự phần với Đức Chúa Trời.

Phaolô cho chúng ta thấy 1) bản chất bổ sung của các chức vụ, 2) thứ tự thời gian của các chức vụ khác nhau, 3) thời hạn mở mang, tăng trưởng, thâu hoạch, 4) tình trạng vô tích sự của các phương pháp xuất sắc nhưng không có sự chúc phước của Đức Chúa Trời và, 5) sự phát triển do được Ngài chúc phước khi chúng ta cùng làm việc với Ngài.

Chúng ta đừng bao giờ quên nguyên nhân tối hậu trong sự tăng trưởng của Hội Thánh ấy là Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời làm cho lớn lên - nhưng Ngài muốn để cho chúng ta cùng làm việc với Ngài để đem lại sự tăng trưởng. Ngài muốn đầy dẫy chính Ngài trong chúng ta, bảo chúng ta điều phải làm, và hành động qua chúng ta. Ngài làm điều này khi chúng ta cầu nguyện bằng đức tin và tin cậy Ngài làm ứng nghiệm lời Ngài đã hứa. Bất cứ chức vụ nào Ngài đã giao cho chúng ta, nó đều phải được tràn ngập* bằng lời cầu nguyện và được biến nên năng động bởi đức tin. Như Dr. Mc gavran đã nói: “Đức tin sốt sắng và lời cầu nguyện hăng hái cần thiết cho sự tăng trưởng của Hội Thánh cũng như mặt trời cần thiết cho sự tăng trưởng của hạt lúa vậy” (trang 105)

6. Kể ra ba ảnh hưởng cộng tác để có sự tăng trưởng hiệu quả cho Hội Thánh.

7. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúng.

Page 107: Chien luot ht tang truong

a. Các chức vụ trong Hội Thánh có thể hoạt động tốt hơn nếu hoạt động độc lập với nhau.b. Một phương diện quan trọng trong sự tăng trưởng Hôị Thánh ấy là việc nhận ra thời hạn của Đức Chúa Trời.c. Nếu chúng ta trung tín trong chức vụ riêng của chính chúng ta, chúng ta không cần phải quan tâm đến các chức vụ khác nhau mà Hội Thánh đã thực hiệnd. Thường thường, bạn có thể liên hệ sự tăng trưởng của Hội Thánh với một nguyên nhân đơn thuần, chẳng hạn như là sự phục hưnge. Điều quan trọng đối với chúng ta là phải trung tín trong chức vụ của chúng ta, còn Đức Chúa Trời thì đem lại sự tăng trưởng.

Sử dụng các nhận thức đúng đắn trong ngành nhân loại học Mc Gavran 106 - 108 (126 - 128)

Mục tiêu 2: Bàn luận vắn tắt cách mà ngành nhân loại học có thể giúp chúng ta nhận ra một số lý do giúp cho hay chống lại sự tăng trưởng Hội Thánh.

Các nhà nghiên cứu nhân loại học đã nghiên cứu nhiều nên văn hóa khác nhau, đặc biệt tại những vùng dân chúng còn sống trong các điều kiện sơ khai* . Nhờ sự nghiên cứu này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều về.1. Cơ cấu xã hội của dân chúng2. Các giá trị đạo đức của họ.3. Tôn giáo4. Những điều cấm kỵ và truyền thống5. Lịch sử6. Hệ thống truyền thông7. Chính quyền8. Hệ thống giáo dục

Mãi đến khi tôi dự lớp Truyền giáo Thế Giới của Đại Chủng Viện Thần học Fuller, tôi mới được giới thiệu ngành Nhân loại học* là một công cụ quan trọng được dùng vào việc gieo trồng Hội Thánh. Rõ ràng là chúng ta càng hiểu biết tốt hơn về bối cảnh, tín ngưỡng, văn hóa của dân chúng, chúng ta càng dễ dàng đem Tin Lành đến cho họ bằng những ngôn từ họ hiểu biết được.

Các nhà nghiên cứu nhân loại học bất đồng ý kiến với nhau về việc liệu có nên bảo tồn các nền văn hóa sơ khai như chúng vốn có hay là thay thế chúng bằng cách giới thiệu các kiểu mẫu mới trong cuộc sống. Một số cảm thấy sự thay đổi trong nền văn hóa là điều tất yếu. Một số khác sử dụng kiến thức về nhân loại học để đưa đến sự thay đổi đáng kể. Chúng ta có thể minh họa vị trí của họ trên theo thước đo sau:

Page 108: Chien luot ht tang truong

8. Đọc các bảng báo cáo của ngành nhân loại học trước khi đi đến một bộ lạc sơ khai có thể giúp cho bạna) thấy được ý nghĩa trong các hành động của họ và tha thứ, bỏ qua các phong tục ác độc của họ vì họ không biết điều gì tốt hơn nữa.b) hiểu cơ cấu xã hội của họ và mở mang một Hội Thánh bản xứ.c) rao giảng chống lại toàn diện nền văn hóa của họ và đòi hỏi phải thay đổid) áp đặt nền văn hoá của bạn cho họ vì họ sống theo các phong tục vô đạo đức.

Các hoạt động truyền giáo đem lại nhiều thay đổi trong một nền văn hóa, vì cớ Đấng Christ thay đổi đời sống của những người tiếp nhận Ngài. Chúng ta có thể nêu nhiều ví dụ minh họa. Khi các nhà truyền giáo Báptít người Mỹ đưa Cơ đốc giáo đến Nagaland vào năm 1814, dân chúng tại miền cực Tây Ấn Độ là những người theo vạn vật hữu linh thuyết. Họ là những kẻ săn đầu người. Quyền năng của Tin Lành đã biến đổi họ. Hiện nay Hội Thánh Cơ đốc tại đó tăng trưởng nhanh chóng. Tại những miền khác ở Ấn Độ các nhà truyền giáo bắt đầu bằng công tác xã hội để giúp các phụ nữ cơ cực khi các nhà truyền giáo đưa ngành giáo dục đến với phụ nữ, người Hindu đã chống đối quyết liệt *. Hãy nhìn xem sự biến đổi đã được đem đến cho quốc gia này bởi cuộc cải cách ấy. Các hội truyền giáo Cơ đốc cũng đã đem nhiều cuộc cải cách xã hội đến cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Cơ đốc giáo đang tranh chiến với mọi phong tục xấu xa nhưng không tranh chiến với các phong tục tốt đẹp trong một nền văn hóa. Nhiều nhà truyền giáo đã không nhận ra được điều này, và đã áp đặt các phong tục và nền văn hóa của chính họ lên những người tin Chúa. Kết quả là có những sự đề kháng không đáng có đối với Tin lành. Các nhà truyền giáo khác đã nhận ra giá trị của việc cứ để cho Hội Thánh tăng trưởng theo kiểu riêng của nền văn hóa nơi đó trong chừng mực không mâu thuẫn với các nguyên tắc Cơ đốc (Chúng ta đã nói về điều này như là Hội Thánh bản xứ). Các Hội Thánh ấy tăng trưởng nhanh chóng hơn.

9. Theo thước đo quan niệm được diễn tả trên đâya. với vị trí nào, Hội Thánh chắc chắn sẽ đem lại sự tăng trưởng tốt nhất?b. vì sao?

Dĩ nhiên có nhiều vấn đề trong nền văn hóa không tốt cũng không xấu về mặt đạo đức và có thể bị thay đổi hay không, thì dường như điều tốt vẫn còn ở trong các hoàn cảnh đang thay đổi. Giữ lại những nết tốt đẹp trong văn hóa sẽ cho phép những người tin Chúa vẫn hoạt động như một phần trong cộng đồng của họ. Lời chứng của họ dễ tiếp nhận hơn khi họ không dùng những phương cách ngoại quốc để vâng giữ theo một đạo có vẻ là một tôn giáo hoàn toàn của ngoại quốc.

Cuối cùng, chúng ta phải nhận ra rằng các nền văn hóa đang thay đổi các nền văn hóa sơ khai sẽ không còn lưu lại trong giai đoạn phát triển hiện nay của chúng.

Page 109: Chien luot ht tang truong

Chúng ta không được để mặc điều đó biến thành dịp may mù quáng hoặc chuyển sang tay những người sẽ bóc lột dân chúng và biến họ trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta phải làm việc và cầu xin những thay đổi đúng đắn, cuộc sống hạnh phúc lành mạnh mà Đấng Christ ban cho dân chúng trong mọi nền văn hóa nào Ngài sai chúng ta đến

10. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúnga. Cơ đốc giáo đang tranh chiến với mọi phương diện của những nền văn hóa sơ khai.b. Lịch sử sinh họat truyền giáo cho thấy Cơ đốc giáo ít thay đổi cơ cấu xã hội trên thế giới.c. Các quan niệm bất đồng với nhau như là: liệu chúng ta có nên giữ nguyên các nền văn hóa sơ khai hay thay đổi chúng để phù hợp với những kiểu mẫu mới trong cuộc sống.d. Thượng sách là Hội Thánh hoạt động để bảo tồn mọi kiểu mẫu trong nền văn hóa nguyên thủy.e. Hội Thánh cần phải được phép tăng trưởng theo kiểu riêng của nền văn hóa nơi đó trong chừng mực không mâu thuẫn với các nguyên tắc Cơ Đốc.f. Vì cớ sự thay đổi trong nền văn hóa chắc chắn phải xảy ra, nên các Cơ đốc nhân và các Hội truyền giáo không cần quan tâm đến, bởi vì các thay đổi này sẽ đi theo chiều hướng tốt hơn.

Nghiên cứu đồ thị tăng trưởng Mc Gavran 108 - 122 (128 -143)

Mục tiêu 3: Giải nghĩa đồ thị tăng trưởng và cách chúng giúp bạn khám phá các lý do để được tăng trưởng hoặc không tăng trưởng.

Bạn đã nghiên cứu về cách sử dụng các đồ thị để biểu thị các vấn đề. Bây giờ chúng ta cần thấy các đồ thị bày tỏ chiều hướng tăng trưởng. Nơi chúng ta thấy chiều tăng, giảm, hoặc bình ổn, chúng ta có thể xem sổ sách của Hội Thánh trong các thời kỳ đó và cố gắng tìm ra các nguyên nhân ẩn sau các vấn đề. Chúng ta cũng thấy cách đối chiếu đồ thị của các nhóm cộng đoàn có thể cho chúng ta thấy đơn vị nào dễ tiếp nhận nhất. Khi tìm kiếm các nguyên nhân, chúng ta có thể tìm ra cách cải thiện các phương pháp của chúng ta trong các nhóm không tăng trưởng đúng như tiềm năng của nhóm. Hãy nhớ rằng lý do chúng ta nghiên cứu mẫu tăng trưởng ấy là để chúng ta có thể ứng dụng những gì đã học hỏi và giúp các Hội Thánh tăng trưởng.

Hãy nghiên cứu thành tích của một số Hội Thánh hoặc một số giáo phái tại một

Page 110: Chien luot ht tang truong

quốc gia như đã được trình bày trong khung 3, trang 109 (khung 7 trang 129) sách giáo khoa. Hãy cố gắng khám phá vì sao có sự thay đổi đột ngột trong chiều hướng tăng trưởng giữa năm 1957 và 1960. Nhiều vấn đề khác nhau đã xảy ra trong những năm này.

11.Nguyên nhân có vẻ thích hợp nhất cho chiều hướng bạn thấy trong đồ thị này làa) nhiều Hội Thánh tường thuật cơn phục hưng và nhiều người quay lại tin Chúa.b) nhiều nhà cầm quyền địa phương chống đối và quấy nhiễu Hội Thánh.c) các nan đề chính trị khiến nhiều người rời bỏ tổ quốc.d) nhiều Hội Thánh tách khỏi giáo phái vì các nan đề trong quyền lãnh đạo.e) không có cách nào để từ đồ thị này nói lên các yếu tố nào có liên quan.

Khung 5 và các sự kiện trong trang 112 - 113 sách giáo khoa cho chúng ta thấy cách lập bảng có nhiều hơn một loại thông tin đồ thị để thấy các mối liên hệ, nếu có. Các đường chấm chấm trình bày số tiền (đô la) hội truyền giáo đã chi và đường nét là số lượng tín đồ.

12. Mối liên hệ giữa các đường này gợi lên ý.a) sự gia tăng số tiền chi tiêu là một nguyên nhân đem lại sự tăng trưởng.b) đồ thị diễn tả nhiều chiều hướng mà không diễn tả các nguyên nhân tăng trưởngc) số đô la thực tế đã chi tiêu là điều rất quan trọng.d) giảm số tiền chi tiêu là một nguyên nhân đem lại sự tăng trưởng

13. Giả sử bạn lập biểu đồ số người tin Chúa được báo cáo qua nhiều chiến dịch (đường đứt quãng) với sự tăng trưởng của những Hội Thánh trong vùng trong cùng thời gian ấy (đường liền nét). Các câu a đến f liệt kê những kết luận bạn có thể rút ra từ đồ thị này. Hãy nói xem mỗi kết luận sau đúng hay saia. Trong 1980 - 1981, những đợt tin Chúa tiếp theo từ các chiến dịch là không có hiệu quả- rất ít người tin Chúa gia nhập Hội Thánh.b. Từ 1982 - 1984, số gia tăng rất lớn trong Hội Thánh là do gia tăng của những người tin Chúa trong các chiến dịch truyền giảng.c. Từ 1982 - 1984 có rất ít người tin Chúa trong các chiến dịchd. Từ 1982 - 1984, chắc chắn là có một sự chăm sóc tốt hơn cho những người đã tin Chúa trong các chiến dịch.e. Từ 1982 -1984 chắc là các nhân sự ít lệ thuộc vào các chiến dịch hơn trước và đã sử dụng nhiều phương pháp khác hữu hiệu hơn để có sự tăng trưởng Hội Thánh.f. Nhiều người tin Chúa là trẻ em, chúng không thể trở thành thuộc viên Hội Thánh vì nhỏ tuổi hoặc bị cha mẹ các em chống đối,

Bạn có thể thấy đồ thị không thể nói cho bạn biết các nguyên nhân, nhưng nó báo động cho bạn có các nan đề, cũng như nhu cầu cần để tiến hành dường như thấy rất rõ trên đồ thị.

Page 111: Chien luot ht tang truong

Đối chiếu các khu vực địa lý như trong trang 117 (138) sách giáo khoa cho chúng ta thấy những vùng nào có vẻ dễ đáp ứng nhất. Sau đó, chúng ta tìm kiếm các nguyên nhân tăng trưởng hay sa sút. Các nguyên nhân này có thể do chính trị, xã hội hoặc tôn giáo. Việc chẩn đoán các sự kiện sẽ giúp chúng ta thấy được các hoàn cảnh nào đang tác động đến sự tăng trưởng trong nhiều khu vực trong vùng hoặc trong quốc gia. Người gây dựng Hội Thánh mà chịu chẩn đoán như thế sẽ gặt hái được nhiều nhận thức rất đúng đắn từ việc chẩn đoán.

Bạn đã biết rằng tình trạng chịu tiếp nhận của con người và của xã hội hay giao động* Áp bức hay bắt bớ về chính trị có thể làm gia tăng hay giảm đường tăng trưởng trên đồ thị. Cơn phục hưng có thể kích thích sự tăng trưởng trong một thời gian. Sau đó, dân chúng có thể trở nên thờ ơ khi việc truyền giảng lắng dần xuống và Hội Thánh bận rộn với các hoạt động khác. Có nhiều ảnh hưởng khác nhau khiến cho dân chúng dễ tiếp nhận Tin Lành hơn. Đức Chúa Trời có một thời điểm để gieo giống và một thời điểm cho mùa gặt. Và có một số đơn vị cộng đoàn có vẻ dễ tiếp nhận Tin Lành hơn các đơn vị khác. Tìm ra chúng đang ở đâu và tiếp xúc vơí chúng là việc quan trọng biết bao.

Chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ và các phương pháp thích hợp nhất đối với mỗi nhóm để giới thiệu Tin Lành. Vì thế, chúng ta cố gắng tìm xem có thể biết về những thể loại khác nhau trong dân chúng tại vùng của chúng ta đang ở. Chẳng hạn như ở Kartanaka (một tiểu bang ở Ấn Độ) Có nhiều đơn vị cộng đoàn có thể nhận ra được nhờ ngôn ngữ. Bạn sẽ thấy có những dân Kannad, dân Tamil, dân Telugu, Gujarathi, Sindhi, cư trú tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố Bangalore. Cần phải sử dụng một chiến lược hấp dẫn được mỗi nhóm đem Tin Lành cho họ. Những nhân sự Cơ đốc đã được huấn luyện ở trong nhiều nhóm khác nhau sẽ chăm sóc cho người trong nhóm của chính họ. Nhiều người đang tiếp nhận Đấng Christ qua các lớp hàm thụ ICI bằng nhóm ngôn ngữ riêng của họ.

14. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúnga. Một lý do không có sự tăng trưởng Hội Thánh có thể là do thần học sai lần.b. Đồ thị diễn tả các nguyên nhân và các chiều hướng.c. Việc chẩn đoán các sự kiện có thể cho thấy các hoàn cảnh nào đang tác động đến sự tăng trưởng.d. Một chiến dịch phục hưng chắc chắn đem lại sự tăng trưởng liên tụce, Ngôn ngữ và các phương pháp riêng nên được sử dụng để tiếp xúc với một nhóm riêng biệt.f. Các hoàn cảnh khác nhau làm cho một số nhóm có nhiều người tiếp nhận Đấng Chirst hơn một số nhóm khác.

Page 112: Chien luot ht tang truong

Sử Dụng Các Nguồn Thông Tin Khác Nhau Mc Gavran 126 - 136 ( 144 - 145)

Mục tiêu 4: Lập danh sách những người và những nguồn thông tin khác mà bạn có thể tham khảo ý kiến để thu thập thông tin quí giá về sự tăng trưởng của Hội Thánh bạn

Đồ thị tăng trưởng sẽ gần như vô nghĩa, trừ khi chúng ta có thông tin diễn tả nguyên nhân ẩn sau các vấn đề. Chúng ta sẽ thu thập thông tin ở đâu? Chúng ta có sẵn những nguồn nào? Chúng ta sẽ hỏi các câu hỏi nào? Trước hết, chúng ta hãy tìm xem Hội Thánh đã phát khởi như thế nào, và học hỏi những điều chúng ta có thể biết về sự phát triển lúc ban đầu của Hội Thánh từ những nhân chứng cho sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Các Mục sư, Nhân Chứng cho sự tăng trưởng

Mục tiêu 5: Lựa chọn các vị Mục sư và các nhà truyền giảng đã góp phần vào sự phát triển Hội Thánh bạn và viết ra 5 câu hỏi mà bạn sẽ hỏi họ trong buổi phỏng vấn.

Không ai có thể bàn cãi gì về tầm quan trọng của vai trò các nhà truyền giáo và các Mục sư khác, là những người vun trồng Hội Thánh tại những vùng mới. Nhiều lúc công việc khó khăn đến nỗi họ cảm thấy muốn bỏ đi về quê hương. Nhưng rồi sau những ngày lao khổ và cầu nguyện, cũng đến lúc các nhân sự thình lình nhận ra “Hôm nay, cả gia đình tôi sẽ đến chịu Báptem! Tôi đang làm trọn Đại Mạng Lịnh tại chốn này?

Quả thật nghe được Hội Thánh đã phát khởi như thế nào từ nơi những nhân sự đã dự phần vào công việc đó thật là một thú vị. Nó giống như nghe kể về câu chuyện chiến sự từ những người ở đó và trải qua cơn chiến tranh vậy. Khi tôi thu thập dữ liệu nói về Hội Thánh Ngũ Tuần tại Bangalore, tôi được dịp trò chuyện rất lâu với giáo sĩ Cecil M. Good, người đã thành lập Hội Thánh tại đó. Ông kể cho tôi thể nào ông cùng với những nhà truyền giáo khác đã tổ chức các buổi mít ting truyền giảng ra sao. Kết quả của những buổi truyền giảng đó, là bảy người được cứu và Hội Thánh chúng tôi tại Bangalore đã đã bắt đầu như thế đó. Vào lúc chúng tôi phỏng vấn* Giáo sĩ Cecil Good đã gần bảy mươi tuổi. Hai mươi bốn năm đã trôi qua từ khi ông bắt đầu công việc ấy. Ông thật xúc động khi nói về những tín đồ vẫn còn trong Hội Thánh, những người đã tin Chúa khi ông còn là mục sư. Đôi khi ông phải lau những giọt lệ ứa ra trên đôi mắt khi kể về sự tin Chúa của người đàn ông này, người phụ nữ kia, hay một thành viên nọ, là những người đã gặp được Đấng Christ trong những năm đầu tiên ấy.

Page 113: Chien luot ht tang truong

15. Khoanh tròn mẫu tự trước câu Đúnga. Trong buổi trò chuyện với giáo sĩ Good, tất cả 6 từ (xem khung 6.3) đều được người phỏng vấn sử dụng.b. Một buổi phỏng vấn đạt kết quả cần gồm có những câu hỏi sử dụng tất cả 6 từ nêu trong khung 6.3c. Thông tin thu thập được trong buổi phỏng vấn có thể dẫn đến các nguồn thông tin quí giá khác.d. Trả lời các từ then chốt vì sao và khi nào được nêu ra trong đoạn văn ngắn nói về việc mở mang Hội Thánh tại Bangalore.e. Dùng các câu hỏi vì sao thường là câu hỏi không quan trọng khi thu thập thông tin.f. Nếu bạn đòi hỏi nhiều câu hỏi về việc gì đã xảy ra, bạn không cần thiết phải hỏi thêm câu hỏi khi nào nữa.g. Trong một buổi phỏng vấn dùng câu hỏi ai không quan trọng bằng việc tìm ra từ thế nào.

Vị Mục sư của một Hội Thánh thường là người có đủ tư cách * nhất để nói cho bạn các nguyên nhân tăng trưởng của Hội Thánh trong suốt thời kỳ vị Mục sư ở tại Hội Thánh đó. Kinh nghiệm của ông trong nhiều nơi khác giúp ông đánh giá tình hình ấy. Nếu Cecil Good là một giảng viên hoặc đốc học ở suốt trong Trường Kinh Thánh tại Bangalore thay vì là một Mục sư, ông sẽ có rất ít cơ hội quan sát và nhận định các cuộc đấu tranh và những thắng lợi có liên quan đến sự phát triển của Hội Thánh tại đó.

Tuy nhiên, giáo sư trường Kinh Thánh tại Bangalore về môn truyền giảng, Thần học Mục sư, hay Hội Thánh tăng trưởng trong suốt thời gian đó có thể có một số nhận thức đúng về Hội Thánh mà vị Mục sư không có được. Đôi khi sự đụng chạm rất sâu sắc với thực tế trong một tình huống làm cho chúng ta không còn nhìn xem nó cách khách quan nữa. Lời tường thuật của vị Mục sư không giống như điều chúng ta mong đợi từ người quản nhiệm cánh đồng. Câu nói “không có hai người nào có cái nhìn giống nhau” đúng cho những lời tường thuật về việc gieo trồng Hội Thánh và các nguyên nhân tăng trưởng của một Hội Thánh. Vì lý do này, điều quan trọng là chúng ta phải tham khảo ý kiến * nhiều nguồn thông tin khác nhau về sự phát triển của một Hội Thánh - những người có liên quan mật thiết với nó và những người quan sát nó với khuôn khổ toàn thể bức tranh. Việc nghiên cứu đặc biệt về Hội Thánh tăng trưởng trên toàn bộ cánh đồng có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn những gì đang xảy ra trong Hội Thánh của mình. Tổng thư ký giáo phái chúng ta, Charles. E.Green, quan tâm sâu sắc đến vấn đề Hội Thánh tăng trưởng. Cho đến nay, đã có bốn Hội nghị cấp lãnh đạo Vùng Đông Á được tổ chức để giúp chúng ta khảo sát vấn đề Hội Thánh tăng trưởng. Chủ đề của Hội nghị vừa rồi là “xây dựng Hội Thánh của tôi”

Page 114: Chien luot ht tang truong

16. Sau đây là một danh sách các nguồn thông tin có thể có về sự tăng trưởng của Hội Thánh. Hãy đánh dấu X trước những ai thực sự có khả năng giúp bạn khảo cứu về Hội Thánh tăng trưởng trong vùng của bạn.... a. Các giáo sĩ tiền phong... b. Các vị Mục sư tiền nhiệm... c. Các vị Mục sư hiện nay... d. Các nhà truyền giảng Tin Lành.... e. Các thư ký địa hạt trước đây... f. Những nam nữ nhân viên bán dạo Kinh Thánh... g. Tổng thư ký... h. Tổng quản nhiệm... i. Giảng viên trường Kinh Thánh... j. Giám đốc quốc gia ICI

Thuộc viên và những người không phải là thuộc viên Mc Gavran 126 - 131 (146 - 153)

Mục tiêu 6: Kể tên nhiều thuộc viên và những người không phải là thuộc viên của Hội Thánh mà bạn có thể trò chuyện với họ về các nguyên nhân tăng trưởng của Hội Thánh, và giải thích vì sao điều quan trọng là phải nghi nhận ý kiến của họ.

Trong phần này, Dr. Mc Gavran nêu cho chúng ta một số gợi ý xuất sắc để phỏng vấn các tín đồ chính thức và những người không phải là thuộc viên Hội Thánh để khám phá những nguyên nhân tăng trưởng. Họ có thể nói cho bạn biết điều gì hấp dẫn họ đến với Hôị Thánh hoặc vì sao họ không cần trở nên Cơ đốc nhân. Một trong số các sinh viên trường Kinh Thánh của tôi đã nói trong lớp học về Hội Thánh trong vùng anh đã được thành lập như thế nào. Anh nói “Cha tôi và một số trưởng lão trong làng lắng nghe chăm chú lời rao giảng Tin lành do phụ thân của giáo sĩ P. D Johnson. Dân chúng tin quyết những điều ông đã nói là đúng và nói rằng. Hết thảy chúng ta đã phạm tội theo nhiều cách lắm. Chúng ta đã làm điều quấy với láng giềng, với bạn bè và với họ hàng bà con của mình. Chúng ta muốn mời Chúa Jesus đến trong lòng mình. Một nhóm nhỏ khoảng tám người đã được làm Báptem bằng nước sau đó, và Hội Thánh đãđược thành lập. Bây giờ có hơn sáu mươi người.

17. Hãy ghép các câu liên quan đến sự tăng trưởng Hội Thánh (chữ) với nhóm người được phỏng vấn ý kiến của họ (số).... a. Có những nhận thức đúng về sự chống đối ban đầu.... b. Nhận ra các chướng ngại đã ngăn trở sự tăng trưởng.... c. Hiểu biết các nhu cầu hiện tại.... d. Thấy các loại chức vụ cần thiết

Page 115: Chien luot ht tang truong

... e. Nêu ra các nguyên nhân có được sự tăng trưởng hiện nay.

... f. Nêu ra các thông tin từ lịch sử Hội Thánh.

... g. Hiểu biết các ý kiến hiện nay về sự tăng trưởng của Hội Thánh.1) Tân tín hữu2) Giới phi Cơ đốc3) Các thuộc viên kỳ cựu

Sách vở, sổ sách, Bản tường trình. Mc Gavran 131 - 136 (153 - 157)

Mục tiêu 7: Kể ra các loại tác phẩm có thể giúp bạn hiểu sự tăng trưởng Hội Thánh, và kể tên một số loại sẵn có.

Bạn đã nghiên cứu về giá trị của các bản báo cáo của ngành nhân loại học trong các tác phẩm và tạp chí. Môn lịch sử cũng giống như nhân loại học, có thể nêu ra những nhận thức đúng về thái độ của dân chúng . Ví dụ như, dân chúng trong một nước đã liên tiếp bị nạn ngoại xâm, sẽ dễ nghi ngờ* bất cứ người lạ mặt nào. Nếu Hội Thánh cố gắng đi đến với họ bằng cách thăm viếng từng nhà, chắc chắn kết quả sẽ kém hơn so với những vùng mà dân chúng ít nghi ngờ hơn về động cơ * của những người lạ. Biết được điều này sẽ giúp các Hội Thánh sử dụng các phương pháp truyền giảng khác có vẻ ít đe dọa hơn đối với dân chúng.

Phong trào Hội thánh tăng trưởng đã tạo ra nhiều môn nghiên cứu đa dạng phong phú về sự tăng trưởng Hội Thánh tại nhiều nơi trên thế giới. Bạn sẽ thấy một số môn được nói đến trong sách giáo khoa. Nhiều môn khác được ấn hành do thư viện William Carey, 1705 North Sierra Bonita Avenue, Pasadena, California 91104, Hoa kỳ là người lãnh đạo trong Hội Thánh, bạn sẽ thấy rất ích lợi khi đọc các loại sách ấy, đặc biệt là những sách đề cập đến sự tăng trưởng của phần thế giới của bạn. Tác phẩm Church Growth Bulletin (Hộp thơ Box 66, Santa Clara. California 95050, USA) cung cấp thông tin và các xã luận cập nhật về sự tăng trưởng Hội Thánh tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Hãy xem nhanh bảng sách tham khảo trong sách giáo khoa (trang 371 - 377, 1970, trang 460 - 467, 1980) và đánh dấu bất cứ ấn phẩm nào bạn nghĩ là đặc biệt ích lợi cho bạn.

Bạn có thể tìm thông tin về các đơn vị cộng đoàn (đặc biệt là các bộ lạc khác nhau hoặc các nhóm ngôn ngữ khác nhau) trong sổ sách và báo cáo của nhà nước và trong bộ môn nghiên cứu xã hội ở các thư viện đại học.

Để biết về sự tăng trưởng của các Hội Thánh thuộc giáo phái của bạn, bạn có thể nghiên cứu sổ sách tại Hội Thánh địa phương và tại văn phòng toàn quốc. Ngân sách hoặc các bản báo cáo tài chánh nói cho bạn về các hoạt động hay các dự án

Page 116: Chien luot ht tang truong

vào những ngày tháng nào đó. Nếu giáo phái bạn có tạp chí, hãy đọc các bản tường trình về vấn đề này trong thời kỳ bạn đang nghiên cứu.

Các báo cáo của các đài phát thanh Tin lành, các nhà truyền giảng, và văn phòng ICI tại nước của bạn đều có thể giúp bạn thấy các vùng nào dễ tiếp nhận nhất phương pháp nào góp phần vào sự tăng trưởng các Hội Thánh nào đó, và nơi đâu có nhu cầu để tiến hành chức vụ.

Cuối cùng, các thơ từ, báo cáo, các sách mỏng bỏ túi, các tiểu sử về công tác của các giáo sĩ thuộc về giáo phái bạn sẽ thực hiện được hai điều: 1) giúp bạn khám phá các nguyên nhân tăng trưởng trong quá khứ và hiện tại. 2) Cảm động bạn và giúp bạn làm cho Hôị Thánh tăng trưởng trong tương lai. Điều gì đã mang lại kết quả tốt tại một địa điểm có thể cũng đem lại kết quả tương tự tại vùng của bạn. Các bản báo cáo này khích lệ đức tin và lòng trung tín nơi người làm việc. Người làm việc, nhân sự là bí quyết dẫn đến sự thành công của công việc. Phẩm chất nhân vật chúng ta thấy nơi người gieo trồng Hôị Thánh thành công là một nguyên nhân quan trọng ẩn sau các vấn đề tăng trưởng Hội Thánh.

18. Giá trị chính của các báo cáo của ngành nhân loại học trong các sách báo ấy là chúnga) nói về sự tăng trưởng của Hội Thánh và điều gì đem lại sự tăng trưởng.b) cho bạn thấy các nguyên nhân căn bản vì sao dân trong vùng bạn kháng cự hoặc dễ tiếp nhận Tin lành.c) nêu cho bạn các nhận thức đúng về các giá trị và phong tục của dân chúng và các điều ấy có thể tác động đến thái độ của họ đối với Tin lành.d) nêu lên vị trí của các đơn vị cộng đoàn.

CÁC NGUỒN VĂN PHẨM Sách vở: Lịch sửBáo chí: Nhân loại học Hội truyền giáo, Tiểu sửThơ từ: thuộc về Giáo sĩ, Các nhân sự khácSổ sách, Ngân sách, Báo cáo: Của Chính quyền Hội Thánh trên toàn quốc Hộithánh địa phương, văn phòng ICI, Các nhà truyền giảng, Công tác truyền thanh truyền hình

19. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu Đúnga. Những người không ở trong Hội Thánh được xem là nguồn thông tin nghèo nàn về sự tăng trưởng Hội Thánh.b. Việc xem xét ngân sách cũ của Hội Thánh có thể đưa ra nhận thức đúng đắn về lịch sử tăng trưởng Hội Thánh.c. Vì không có hai người nào kể lại giống nhau về một tình huống, nên việc phỏng vấn nhiều thuộc viên kỳ cựu là việc vô ích khi bạn muốn có một hình ảnh thật về

Page 117: Chien luot ht tang truong

sự tăng trưởng Hội Thánh.d. Không phải lúc nào sổ sách cũng được lưu giữ chính xác, vì vậy, thật phí thời gian nghiên cứu chúng để tìm thông tin về sự tăng trưởng của Hội Thánh.e. Sách vở và tạp chí rất có giá trị trong việc thu thập thông tin, vì chúng đưa ra cho bạn các nguyên nhân cơ bản trong sự tăng trưởng Hội Thánh.

Xem xét các nguyên nhân phổ biến Mc Gavran 136 - 142 (162- 164)

Mục tiêu 8: Nhận biết một số nguyên nhân phổ biến đã giúp đỡ hoặc ngăn trở sự tăng trưởng trong Hội Thánh bạn.

Hãy nhớ rằng không bao giờ có chuyện chỉ có một nguyên nhân trong sự tăng trưởng hay không tăng trưởng của một Hội Thánh. Ngoài những điều bạn khám phá được nhờ phỏng vấn, bạn còn có thể tìm ra nhiều điều thậm chí quan trọng hơn thế nữu nhưng không được đề cập đến. Nhiều ý kiến có thể được chúc phước. Khi một Hội Thánh không tăng trưởng, người ta thường nêu ra các nguyên nhân để binh vực cho sự tăng trưởng chậm. Các nhà lãnh đạo Hội Thánh có thể hợp lý hóa* việc thiếu hoạt động, ở dưng, các phương pháp kém cỏi, hoặc các nan đề khác và không chịu tìm kiếm nguyên nhân. Chẳng hạn, dân Hakka tại Formosa được báo caó là không đáp ứng * với Tin Lành. Khi David Liao, một anh em người Trung Quốc, nghiên cứ sự tăng trưởng của Hội Thánh tại đó, ông thấy rằng họ đã bị bỏ rơi. Sự bỏ rơi, chứ không phải là sự không chịu đáp ứng, mới là nan đề.

Các phương pháp được các nhân sự sử dụng là một nguyên nhân phổ biến trong người thối lui vì họ đối diện với một số nan đề trong Hội Thánh, vị Mục sư cần xem lại phương pháp môn đồ hóa của mình để xem nó có cần được cải thiện hay không. Chúng ta thường nghĩ rằng những nguyên nhân làm người ta bỏ đạo là thuộc về thần học, một sự thay đổi tín ngưỡng của một người. Hầu hết nguyên nhân thực tế thường là công tác chăn bầy yếu kém, các áp lực bên ngoài, hoặc ngay cả việc hoàn toàn bỏ rơi.

20. Đối chiếu điều giúp ích và điều ngăn trở có cùng số trên bảng sau đây. Hãy khoanh tròn số nào mô tả đúng nhất hoàn cảnh Hội Thánh của bạn (hoặc các Hội Thánh trong vùng thuộc giáo phái của bạn). Nếu Hội Thánh bạn có một sớ sự giúp đỡ và sự ngăn trở hãy đánh dấu X vào cột giữa. Tôi đề nghị bạn cầu nguyện về mỗi dữ kiện, cảm tạ Đức Chúa Trời về các vấn đề giúp ích và cầu xin Ngài hướng dẫn đối với các sự ngăn trở.

Công tác đặc biệt

Page 118: Chien luot ht tang truong

Xem các chỉ dẫn cho công tác đặc biệt cho Bài học 1 và 2. Hãy sử dụng các sổ hiện diện bạn đang lưu giữ để vẽ đồ thị theo yêu cầu trong bảng tường trình số 3 (Phần dành cho bài 6). Nếu được, hãy trò chuyện thêm như các cuộc trò chuyện sau bài 2. Hãy dùng bảng các nguyên nhân phổ biến trong sự tăng trưởng hay không tăng trưởng của Hôị Thánh để hướng dẫn bạn (trên trang cuối của bài học này). Hãy dùng phần bạn đã ghi chép từ bài 2 và từ phần nghiên cứu hiện nay, cộng thêm với sự quan sát riêng của bạn, để điền vào bảng dành cho bài 6 trong bảng tường trình số 3.

Công tác nhiệm ý số 4

Hãy khởi sự ghi chép lại bất cứ thông tin nào bạn có thể tìm được về các đơn vị cộng đồng trong vùng của bạn và họ đang được đem đến cho Đấng Christ như thế nào (xem bài tập 17) Bạn có thể triển khai các đồ thị dựa vào thông tin này. Hãy chắc là bạn đã kiểm tra thông tin của mình qua nhiều nguồn thông tin khác nhau và những người có thể giúp bạn để có được thông tin càng nhiều chính xác càng tốt.

CÁC NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG HAY KHÔNG TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH

Những Điều Giúp Ích Cho Sự Tăng Trưởng

Từ Ngoại Cảnh. 1 Dân chúng dễ tiếp nhận Tin Lành2 Hoàn cảnh xã hội tỏ ra ủng hộ3 Dễ tiếp diện với dân chúngNhững người ở trong Hội Thánh 4 Đời sống được thay đổi nhờ Đấng Christ5 Sự yêu thương, vui mừng có trong Mục sư và tín đồ.6 Mục sư và tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh7 Mọi Cơ đốc nhân đều đi ra chứng đạo8 Cá tính năng động của các nhà lãnh đạo9 Có khải tượng, cầu nguyện, đức tin10 Có đức tin nơi sự hà hơi của Kinh ThánhTừ chương trình của Hội Thánh 11 Chương trình được tổ chức tốt12 Mở rộng quyền hướng dẫn của Đức Thánh Linh13 Các Hội truyền giáo tại quê hương và hải ngoại14 Huấn luyện toàn bộ thuộc viên15 Sự quan tâm cá nhân dành cho từng thuộc viên16 Huy động tất cả để phục vụ17 Những nhân sự ưu tú nhất đi ra mở mang Hội Thánh.

Page 119: Chien luot ht tang truong

Từ phương pháp của Hội Thánh 18 Rao giảng, dạy dỗ Kinh Thánh19 Con cái của tín đồ đều được hoán cải20 Đi ra truyền giảng21 Các chiến dịch truyền giảng22 Chứng đạo khi thăm viếng gia đình23 Truyền giảng qua truyền thanh truyền hình24 Các khoá hàm thụ25 văn phẩm thích hợp26 Sự dâng mình của những người tin Chúa27 Các nổ lực trong các phương pháp có kết quả28 Cầu nguyện chữa bịnh, các phép lạTừ cánh đồng của Hội Thánh 29 Có chương trình tăng thêm nhiều Hội Thánh.

30 Các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh tại gia31 Đi đến các vùng dễ tiếp nhận32 Hoạt động trong các đơn vị cộng đồng.33 Thích hợp với nền văn hóa34 Xây dựng những Hội Thánh bản xứ35 Được nâng cao nhờ truyền giảng

Những điều ngăn trở sự tăng trưởng

1 Dân chúng kháng cự Tin Lành2 Hoàn cảnh xã hội tỏ ra thù địch3 Dân chúng bị cô lập, khó tiếp xúc.4 Đời sống không chịu giao phó cho Đấng Chirst5 Thái độ cãi lẫy chỉ trích6 Không được đầy dẫy Đức Thánh Linh7 Việc truyền giảng giao cho các nhà lãnh đạo8 Các nhà lãnh đạo yếu kém9 Ít khải tượng, cầu nguyện, đức tin10 Phủ nhận sự hà hơi của Kinh Thánh

11 Chương trình được tổ chức sơ sài12 Chương trình cứng nhắc13 Chỉ quan tâm đến Hội Thánh địa phương14 Huấn luyện cho một số ít người được chọn15 Nhiều người bị lạc mất trong đám đông.16 Công việc phó mặc cho những người làm việc có hưởng lương.

Page 120: Chien luot ht tang truong

17 Những nhân sự tốt nhất ở trong ban quản trị

18 Ít giảng dạy Kinh Thánh19 Không truyền giảng cho thiếu nhi trong Hội Thánh20 Chỉ truyền giảng trong Hội Thánh21 Chỉ có các buổi nhóm thường lệ22 Ít hoặc không thăm viếng23 Không có các đài phát24 Không có khoá hàm thụ25 Văn phẩm không thích hợp26 Những người tin Chúa bị bỏ rơi27 Cứ giữ các phương pháp truyền thống28 Phản đối các việc siêu nhiên

29 Không hoạch định chương trình mở mangcác Hội Thánh mới.30 Toàn bộ việc nghiên cứu đều ở tại Hội Thánh31 Không lưu tâm đến tình trạng dễ tiếp nhận32 Không nhận ra các điểm khác biệt33 Áp đặt nền văn hóa ngoại quốc.34 Các Hội Thánh dựa vào các Hội Thánh khác.35 Nâng cao thay thế cho việc truyền giảng

Bài tự trắc nghiệm:

Câu Chọn Lựa. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời Đúng

1. Sự giúp ích quan trọng nhất mà vị Mục sư có thể nhận được khi nghiên cứu đồ thị diễn tả sự tăng trưởng của Hội Thánh mình ấy làa) được khích lệ khi thấy Hội Thánh tăng trưởng như thế nàob) sự hướng dẫn cho tương lai khi quan sát các chiều hướng và đối chiếu chúng với điều đang xảy ra lúc đó.c) động cơ làm cho mọi người làm việc dễ nhìn thấy đường biểu diễn đi lên.d) sự thỏa mãn khi thấy mình tăng trưởng hơn các Hội Thánh khác.e) sự thoả mãn nhờ có các sổ sách chính xác giúp cho việc khảo cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh.

2. Ngành nhân loại học có thể giúp chúng ta thấy các nguyên nhân tăng trưởng hay không tăng trưởng trong những nền văn hóa nào đó bằng cách.a) cho thấy các phong tục xấu xa mà Hội Thánh phải biết tránh để gây dựng Hội Thánhb) chỉ ra Cơ đốc giáo đang tranh chiến như thế nào với các việc làm của những

Page 121: Chien luot ht tang truong

người sơ khai và nói cho họ điều gì phải được thay đổi.c) giúp chúng ta thấy các kiểu mẫu tự nhiên của nền văn hóa đó để có được một Hội Thánh bản xứd) nêu cho chúng ta các nguyên nhân căn bản để thay đổi nền văn hóa nguyên thủy.

3. Các ảnh hưởng đem lại sự tăng trưởng Hội Thánh làa) thứ tự thời gian của các phương pháp, quyền năng của Đức Chúa Trời, và đức tinb) đức tin, giữ các phương pháp truyền thống và truyền giảngc) các chương trình cứng nhắc, thời điểm, và quan tâm đến Hội Thánh địa phương.d) các nhân sự có hưởng lương, toàn bộ việc nghiên cứu Kinh Thánh đều ở tại Hội Thánh, và thứ tự thời gian của các phương pháp.

4. Các tài liệu được viết ra có thể được sử dụng đầy hiệu quả khi hoạch định sự tăng trưởng của Hội Thánh, vì cớ các giá trị của nó trong việca) nêu ra các vấn đề cụ thể về lịch sử tăng trưởng Hội Thánh.b) giải thích các nguyên nhân vì sao nhiều người kháng cự Tin Lànhc) nêu ra các thông tin thú vị được dùng để bàn luận về sự tăng trưởng của Hội Thánhd) cho thấy các nguyên nhân căn bản cho sự tăng trưởng trong quá khứ và các khả năng để tăng trưởng trong tương lai.

5. Chọn câu bên phải thích hợp nhất với câu hỏi phỏng vấn bên trái

... a. Hiểu biết một thời điểm cụ thể trong một sự kiện

... b. Định vị trí một địa điểm cụ thể

... c. Nhận biết một sự kiện rõ ràng

... d. Nhận biết những người có liên quan

... e. Mô tả một nguyên nhân của một sự kiện1) Ai2) Vì sao3) Khi nào4) Việc gì5) Ở đâu

Đúng - Sai. Hãy viết chữ Đ vào trước câu đúng, ngược lại hãy viết chữ S...... 6. Cần phải học hỏi từ quá khứ và hiện tại để có thể hoạch định cho tương lai...... 7. Chức vụ quan trọng nhất trong Hội Thánh là các chiến dịch truyền giảng Tin Lành...... 8. Thể thức hiệu quả nhất trong phương tiện truyền thông đại chúng phải sử dụng trong vùng của bạn là những thể thức đã thành công tại các quốc gia khác...... 9. Sự thay đổi của Mục sư và các phương pháp sẽ tỏ ra thành công bất kể mục

Page 122: Chien luot ht tang truong

đích của chúng có là gì đi nữa.... 10. Một nguyên nhân chính trong sự tăng trưởng Hội Thánh là cầu nguyện và đức tin.... 11. Khi đem Tin Lành đến một vùng mới, điều hết sức quan trọng là phải thay đổi nền văn hóa trước khi rao giảng Tin Lành..... 12. Đồ thị tăng trưởng của Hội Thánh không nêu ra các nguyên nhân không tăng trưởng nhưng nêu lên các lĩnh vực có nan đề cần phải quan tâm một nguồn thông tin tốt về sự tăng trưởng Hội Thánh sẽ là những thuộc viên kỳ cựu trong hội chúng..... 14. Khi nghiên cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh, chắc chắn các giáo sĩ tiên phong sẽ không giúp ích được, vì ý kiến của họ sẽ thiên về sự tham gia của chính họ..... 15. Các báo cáo của chính phủ thường có một số thông tin tốt về các sự kiện có thể giúp ích cho việc nghiên cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh.

giẢi đáp 1. Câu trả lời của bạn tùy theo chức vụ của Hội Thánh bạn. Cần tối thiểu năm chức vụ cho một Hội Thánh tăng trưởng.

2. a. Câu trả lời của bạn. Bạn cần phải kiểm tra điều này thật cẩn thận.b. Chúng cần cộng tác để củng cố công tác của Hội Thánh.

3. d) Các loại nào thích hợp nhất với nền văn hóa của dân chúng nơi bạn đến.

4. Chúng ta cần hiểu các thời điểm của mình để biết điều nào Hội Thánh nên làm và làm bằng cách nào. Điều quan trọng là phải nhận ra thời điểm của Đức Chúa Trời.

5. b) được hoàn thành nhờ các người làm việc khác nhau cùng với nhiều phương pháp khác nhau

6. Bất cứ ba điều nào sau đây. Quyền năng của Lời Chúa, thời điểm, cầu nguyện, đức tin, phương pháp, làm chứng, hoàn cảnh.

7. a. Saib. Đúngc. Said. Saie. Đúng

8. b) hiểu cơ cấu xã hội của họ và vun trồng Hội Thánh bản xứ.

9. a. Vị trí 3

Page 123: Chien luot ht tang truong

b. Hoạt động để biến đổi những mặt xấu nhưng bảo tồn mặt tốt đẹp trong một nền văn hóa.

10. a. Saib. Saic. Đúngd. Saie. Đúngf. Sai

11. e) không có cách nào để từ đồ thị này nói lên các yếu tố nào có liên quan.

12. b) đồ thị diễn tả nhiều chiều hướng mà không diễn tả các nguyên nhân tăng trưởng.

13. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Có thể đúng, nhưng sự gia tăng có thể do các phương pháp khác.e.f. những điều này là đúng, nhưng chúng ta tìm kiếm từ các nguồn khác để cho chắc chắn.

14. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Saie. Đúngf. Đúng

15. a. Saib. Đúngc. Đúngd. Đúnge. Saif. Saig. Sai

16. Câu trả lời của bạn. có lẽ là tất cả, nhưng tối thiểu là bốn câu được liệt kê trước tiên.

17. a. 3) Các thuộc viên kỳ cựub. 2) Giới Phi Cơ đốcc. 1) Tân tín hữu

Page 124: Chien luot ht tang truong

d. 2) Giới phi Cơ đốce. 1) Tân tín hữuf. 3) Các thuộc viên kỳ cựcg. 1) Tân tín hữu

18. c) Nêu cho bạn các nhận thức đúng về các giá trị và phong tục của dân chúng.

19. a. Saib. Đúngc. Said. Sai e. Đúng

20. Câu trả lời của bạn. Tôi mong việc phân tích này sẽ cho bạn thấy những nhu cần nào phải được thực hiện để khuyến khích sự tăng trưởng của Hôị Thánh.

Nhìn Vào Khả Năng Của Bạn

Hôm nay chúng ta bắt đầu bài thứ bảy và cũng là bài cuối trong đơn vị 2. Để phân tích sự tăng trưởng của Hội Thánh bạn, bạn đã thu thập các vấn đề và nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của Hội Thánh. Bạn đã tìm các nguyên nhân ẩn sau các vấn đề, cố khám phá điều gì giúp tăng trưởng trong những thời điểm nào đó, và điều gì đã ngăn trở sự tăng trưởng tại những thời điểm khác.

Trong hai đơn vị tiếp theo, chúng ta sắp nghiên cứu đến cánh đồng mà Hội Thánh bạn được vun trồng và cách lập các chương trình rõ ràng cho sự tăng trưởng. Bạn sẽ nhìn vào chính Hôị Thánh bạn để khám phá tiềm năng của nó - các khả năng để tăng trưởng của Hội Thánh bạn. Việc này gồm có một bản tự kiểm các thái độ để bạn trau dồi những thái độ nào đưa đến sự tăng trưởng và đấu tranh chống lại các thái độ ngăn trở sự tăng trưởng.

Các khả năng tăng trưởng tiềm tàng trong những người mà bạn đang làm việc với họ - những người chưa được cứu, tân tín hữu, các thuộc viên của Hội Thánh bạn. Các phương pháp bạn sử dụng sẽ xác định phần lớn việc liệu Hội Thánh bạn có thâu lượm được các khả năng ấy hay không. Sự hợp tác hữu hiệu với những người khác rất cần thiết, vì thế chúng ta sẽ xem khái quát việc tổ chức Hội Thánh có thể biến điều này thành hiện thực và làm tăng thêm sự tăng trưởng như thế nào.

Dàn bài Sức mạnh của thái độChấp nhận sự tăng trưởng không đáng kểTận tâm với sự tăng trưởng

Page 125: Chien luot ht tang truong

Tiềm năng nơi tín đồBảo tồn tín hữuTình trạng về tiếp nhận của dân sựHuy động Cơ đốc nhânTiềm năng trong phương pháp.Tiềm năng trong sự tổ chứcTổ chức của các Hội Thánh địa phươngCộng tác với Hội Thánh trong toàn quốc.

Mục tiêu bài học: Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể.Phân tích các thái độ tác động đến sự tăng trưởng của Hôị Thánh.Nhận biết các phương pháp huy động các thuộc viên Hội Thánh phục vụ để làm trọn chức năng trong thân thể Đấng Christ.Đánh giá vai trò của việc tổ chức trong sự tăng trưởng Hội Thánh và thảo luận các phương pháp để đạt được điều này.

Sinh hoạt học tập: 1.Cầu thay cho mỗi Mục sư đang nghiên cứu tài liệu này để ông có thể nhận ra tiềm năng tăng trưởng trong Hội Thánh mình và chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh.2.Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra bài làm của bạn.3.Ôn lại từ bài 5 đến bài 7, rồi làm phần Đánh giá tiến bộ theo Đơn vị 2. Hãy gởi tờ của bạn kèm theo các bảng tường trình đã được yêu cầu đến cho hướng dẫn viên ICI của bạn

Các từ then chốt Thảm họaan ủinảy mầmbắt chướcthiểu sốhuy độngđộng cơtiềm năngtối thượngdập tắt

Khai triển bài học:

Sức Mạnh Của Thái Độ Mc Gavran 143 - 149 ( 165 - 173)

Page 126: Chien luot ht tang truong

Qua cả Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều ví dụ về sức mạnh của thái độ. Đức tin nơi Đức Chúa Trời đã đưa dẫn các anh hùng Cựu ước làm được những việc không thể làm nổi, sự nghi ngờ đã làm cho những người khác phải thất bại. Thái độ của một số ít người có thể thôi thúc cả một đám đông - hoặc là đạt được đến những mục tiêu của họ hoặc là chấp nhận sự thất bại. Những nhà lãnh đạo Hôị thánh nếu muốn thấy sự tăng trưởng của Hội Thánh, họ phải trau dồi một thái độ đúng đắn và chia xẻ nó cho tín đồ của mình. Bạn có thể đồng thanh với mười thám tử nói về đất hứa “Chúng ta không thể chiếm xứ!” Hoặc như Giôsuê và Calép “Chúng ta chắc chắn chiếm được xứ ấy!” (Dan Ds 13:26-33). Thái độ của bạn là một phần trong tiềm năng của bạn.

Chấp nhận sự tăng trưởng không đáng kể Mc Gavran 143 - 149 (166- 173)

Mục tiêu 1: Nhận biết bốn ý tưởng sai lầm về sự tăng trưởng thường đưa đến sự tăng trưởng không đáng kể trong Hội Thánh.

Sự tăng trưởng của Hội Thánh ở nhiều nơi trên thế giới đang dậm chân tại chỗ. Nhiều nhân sự trong Hội Thánh ở những vùng này thậm chí chẳng lưu tâm đến tình trạng ấy nữa. Nhiều người quá bận không thể ngồi lại phân tích điều gì đang xảy ra. Hết thảy chúng ta thường hợp lý hóa sự không thành công của mình. Chúng ta khó lòng công nhận lỗi lầm hoặc sai lầm của mình để xin lỗi. Thế rồi chính sự chấp nhận thất bại dẫn đến sự thất bại liên tục

Những Ý Tưởng Sai Lầm Về Tăng Trưởng

Chương trình của Đức Chúa Trời - Tăng trưởng chậm để có chất lượng tốt nhất.- Dân sự Ngài là nhóm người không đôngSứ mạng chính của chúng ta - Làm cho Hội Thánh trọn vẹn- Cơ đốc hóa môi trường xung quanh

Lập luận phát sinh từ sự yếu đuối hay thất bại - một thái độ chúng ta không thể - đã* gây tổn hại rất lớn cho Hội Thánh và ngăn Hội Thánh không đạt đến tiềm năng trọn vẹn của Hôị Thánh trong Đấng Christ, bạn cần nhận ra các ý tưởng dập tắt* sự tăng trưởng nàyđể loại bỏ chúng và nhắc nhở người khác chống lại các ý tưởng ấy. Chúng xuất hiện bằng nhiều cách, nhiều dạng nhưng cơ bản là bốn ý tưởng sai lầm về chương trình của Đức Chúa Trời và sứ mạng của chúng ta.

1. Ghép câu nói đến sự tăng trưởng không đáng kể (chữ) dường như đã được dựa trên quan niệm sai lầm (số).

Page 127: Chien luot ht tang truong

... a. Một thiểu số * rất nhỏ chịu khổ vì niềm tin mới là Hội Thánh chân chính.

... b. Giống như muối và ánh sáng, công việc của chúng ta là phải làm việc vì tình huynh đệ và vì nền hòa bình thế giới và vì các hoàn cảnh xã hội để qua đó, dân chúng có thể bước theo Đấng Christ.... c. Chúng ta làm tốt công tác và không quan tâm đến lối tắt.... d. Là Mục sư, trách nhiệm chính của tôi là phải quan tâm chăm sóc cho tín đồ của tôi.1) Tăng trưởng chậm để có chất lượng tốt nhất2) “Thần học dân còn sót lại” - dân sự của Đức Chúa Trời là một nhóm người không đông.3) Sứ mạng chính của chúng ta làm cho Hội Thánh trọn vẹn4) Sứ mạng chính của chúng ta Cơ đốc hóa môi trường xung quanh

Thật thảm thương biết bao khi thấy tín đồ thỏa lòng với sự tăng trưởng không đáng kể hoặc không tăng trưởng trong Hội Thánh của mình! Nhiều Cơ đốc nhân có thể tự an ủi* bằng ý tưởng mình là số ít người trung tín với Chúa, là một thiểu số rất ít vui lòng chịu khổ vì niềm tin của mình, một dân sót lại được Đức Chúa Trời lựa chọn từ trong đám dân chối bỏ Đức Chúa Trời. Một số nguyên nhân biện minh cho sự thiếu tăng trưởng là 1)chúng ta gieo giống ở đây chỉ mới 5 năm thôi cần phải có thời gian cho hạt giống này nảy mầm*. Trong 10 hay 15 năm tới, chúng ta sẽ thấy có người tin Chúa. 2) Đây là cánh đồng cằn cỗi; chúng ta không thể trông mong có kết quả giống như tại các nơi khác 3) người ta đang rời bỏ Hội Thánh; nhưng chúng ta không nên lấy làm ngạc nhiên. Đây là lúc sự sa ngã kinh khiếp đang xảy ra mà được nói trước trong Kinh Thánh.2. Thái độ của nhiều người nói trên đây có thể được mô tả đúng nhất là thái độa) Chấp nhận sự tăng trưởng không đáng kể hoặc sự không tăng trưởng của Hội Thánh.b) Tận tâm với sự tăng trưởng của Hội Thánhc) Không lưu tâm đến việc Hội Thánh mình không tăng trưởng.d) Thờ ơ với sự tăng trưởng của Hội Thánh

Có lẽ thái độ ngăn trở sự tăng trưởng nhiều nhất trong các Hội Thánh Tin Lành là không nhận ra trách nhiệm của mình. Trong thời đại chuyên môn hóa này, chúng ta thường có khuynh hướng trút trách nhiệm cho các chuyên gia khác nhau chúng ta thường tuyên bố những câu như là “Những nhà truyền đạo có trách nhiệm truyền giảng. Mục sư là người phải chăm sóc cho Hội Thánh. Các tín đồ phải hỗ trợ mọi mặt cho những người kia thực hiện công tác của họ” việc lập luận như thế không nhận ra được trách nhiệm của Mục sư là huấn luyện mọi Cơ đốc nhân để họ phục vụ và dẫn dắt họ bước đi liên tục trong chương trình mọi tín đồ đều ra đi truyền giảng. Môn đồ hóa và làm cho Hội Thánh trọn vẹn như là hai mặt của một đồng tiền, là những hoạt động cần phải thực hiện chung với nhau. Điều này cũng đúng

Page 128: Chien luot ht tang truong

cho công tác trong Hội Thánh và công tác đi ra truyền giáo. Mỗi Cơ đốc nhân có trách nhiệm cộng tác trong công việc và trong sự hỗ trợ cho Hội Thánh địa phương của mình. Mỗi người đều phải được giao cho đặc ân giúp rao truyền Tin lành đến cùng trái đất!

3. Hãy gạch dưới các thái độ mà bạn cần phải hành động chống lại trong chính bạn hoặc trong Hội Thánh bạna) Thờ ơ với sự tăng trưởng của Hội Thánhb) Mục sư phó mặc việc truyền giảng cho những nhà truyền giảng.c) Cảm thấy Hội Thánh quá yếu đuối không thể giao sứ mạng đượcd) Chờ đợi các thuộc viên trưởng thành, trước khi ràng buộc họ vào việc truyền giảnge) Đòi hỏi Hội Thánh phải luôn luôn là một thiểu số nhỏ bé, bị bắt bớ.f ) Tập trung vào sự tăng trưởng tâm linh để thiếu sót trong việc đi ra truyền giảng.g) Không sẵn lòng phân tích các nan đề và thay đổi phương pháp

Tận tâm với sự tăng trưởng.

Mục tiêu 2 : Phân tích các thái độ giúp Hội Thánh bạn tăng trưởng.

Một người nông dân giỏi luôn tận tâm với sự tăng trưởng. Những ai lao động trên cánh đồng của Đức Chúa Trời há sẽ kém thua người ấy sao? Chúng ta phải công nhận tình trạng tại các cánh đồng khác nhau tác động đến thời gian cần thiết để tăng trưởng và sản lượng của hạt giống. Giả sử như một cánh đồng nầy đang đem lại một mùa bội thu trong khi một cánh khác gần đó có sản lượng ít ỏi đến thảm hại. Người nông dân có sản lượng quá ít há chẳng tìm kiếm nguyên nhân của nan đề mình hay sao?

Nếu là bạn, bạn há không hỏi han người láng giềng về phương pháp của ông ta sao? Có lẽ ông ta đã gieo giống tốt hơn hoặc có phương pháp canh tác tốt hơn bạn. Có thể ông ta có cách tốt để làm đất đai thêm màu mỡ. Có phải bạn sẽ để lòng kiêu hãnh của mình ngăn bạn học hỏi từ nơi láng giềng? Có phải bạn sẽ nói “Đây là lối canh tác xưa nay của chúng tôi trên cánh đồng này, và tôi không có ý định thay đổi chúng đâu!”? Có nhiều nông dân đã nói như thế! Nhiều Mục sư và nhân sự của Hội Thánh đã làm như thế đấy! Nhưng bạn đang nghiên cứu tài liệu này vì bạn muốn học biết cách nâng cao sản lượng trong cánh đồng của mình. Dù nó có đem lại nhiều sản lượng bằng với cánh đồng của người láng giềng hay không, điều đó cũng không phải là nan đề của bạn. Bạn cần nó đem lại đầy đủ sản lượng đúng với khả năng của nó. Để đạt được kết quả này, bạn sẽ làm việc bằng đức tin trong vai trò người bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời. Tận tâm với sự tăng trưởng, bạn sẽ cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn sử dụng các phương pháp tốt nhất mà bạn có thể

Page 129: Chien luot ht tang truong

sử dụng được và tin cậy Ngài ban cho bạn một mùa gặt bội thu.

4. Hãy viết một câu sửa sai cho từng thái độ trong bài tập 3. Ví dụ: với thái độ đầu tiên, thay vì thờ ơ, bạn có thể viết quan tâm sâu sắc đến hay tận tâm với. Bài tập này rất quan trọng. Hãy cầu nguyện đặc biệt cho vấn đề này khi bạn thấy Chúa muốn bạn thay đổi bất cứ một thái độ tiêu cực nào.

Tiềm Năng Nơi Tín Đồ Mc Gavran 150 - 160 (173 - 183); Hodges 53 - 73

Mục tiêu 3: Giải thích cách Hội Thánh bạn có thể đạt đến tiềm năng tăng trưởng bằng sự cộng tác của Hội Thánh với ba hạng tín đồ.

Bạn nhìn xem tín đồ như thế nào? Bạn thấy sự yếu đuối của họ hay thấy tiềm năng của họ trong Đấng Christ? Bạn nghĩ đến những thất bại trong quá khứ hay những đắc thắng trong tương lai? Bạn hy vọng vẫn giữ nguyên hiện tượng của họ, hay bạn làm việc và hoạch định chương trình để cho được tăng trưởng? Lời cầu nguyện của chúng ta ấy là. Lạy Chúa. xin hãy giúp chúng con nhìn xem con người bằng đôi mắt của Ngài - đôi mắt của đức tin và tình yêu!

Bảo tồn Tân tín hữu. Mc Gavran 150 - 152 (173 - 175)

Mục tiêu 4: Liệt kê bốn điều mà các tín hữu cần có để trở nên những Cơ đốc nhân mạnh mẽ.

Có điều gì đau lòng hơn khi thấy tín đồ nói lên nỗi khao khát bước theo Đấng Christ, rồi sau đó trôi giạt mất vì không được chăm sóc? Truyền giảng mà không chăm sóc cho người mới tin Chúa cũng giống như một bệnh viện hộ sinh thật đẹp chăm sóc tốt nhất cho mẹ và con khi vừa mới sinh, rồi không tắm rửa, cho ăn, và săn sóc cho hài nhi sau khi sinh ra. Họ sẽ chết hết vì bị bỏ mặc! Và nhiều tân tín hữu đã chết vì thiếu sự chăm sóc mà đúng ra, chúng ta đã phải đem đến cho họ. Hơn nữa, tiềm năng tăng trưởng số lượng của Hội Thánh nằm ở nơi những người quay về tin Chúa. Xao lãng họ tức là bạn đang ngăn Hội Thánh bạn đạt được tiềm năng của Hội Thánh.

5. Bốn điều tác giả xem là cần thiết để Cơ đốc nhân tăng trưởng ấy là.a) Lòng yêu thương, chăm sóc sau khi tin Chúa, giúp đỡ, kiên nhẫn.b) Dạy dỗ, quyền năng, trách nhiệm, yêu thương.c) Sự hiểu biết, giúp đỡ, cầu nguyện, khích lệd) Dạy dỗ, đức tin, kiên nhẫn, chăm sóc.

Page 130: Chien luot ht tang truong

Nhìn tín đồ bằng con mắt yêu thương không có nghĩa là chúng ta làm ngơ trước lỗi lầm của họ. Nó có nghĩa là chúng ta phải hiểu họ, kiên nhẫn với họ và giúp đỡ họ. Một lĩnh vực có nhu cầu lớn lao ấy là vấn đề động cơ*. Khó lòng biết được vì sao người ta quyết định trở nên Cơ đốc nhân. Có lẽ nhiều nguyên nhân. Chúa Jesus đã nói đến động cơ ích kỷ của đoàn dân đi theo Ngài, mong Ngài cứ nuôi họ như Ngài đã làm trong đồng vắng (GiGa 6:24-46). Nhiều lúc những động cơ khiến con người quyết định tiếp nhận Đấng Christ không phải là động cơ thuộc linh. Chúng ta nên cẩn thận, không nên khuyến khích người ta gia nhập Hội Thánh vì bất cứ một ích lợi vật chất nào mà họ có thể nhận được, tuy nhiên, chúng ta không nên báo động quá đáng về các động cơ của người đến tin Chúa mà có thể đánh mất một phong trào tốt để vận động dân chúng đến với Đấng Christ. Nhiều người trước tiên đã hỏi thăm việc tiếp nhận Đấng Christ với những động cơ không có giá trị hoặc thuộc về thế tục nhưng họ đã được dẫn đưa đến chỗ tận tâm với Ngài. Vì thế, với lòng yêu thương và kiên nhẫn, chúng ta hãy dạy dỗ những người tin theo Chúa bằng Lời Đức Chúa Trời, lời có quyền biến cải đời sống, dạy họ cầu nguyện và được đầy dẫy Thánh Linh, và giao cho họ trách nhiệm trong nhà Đức Chúa Trời.

6. Ghép câu bên trái với động cơ gia nhập Hội Thánh (số)

... a. Gia đình muốn tôi đi nhà thờ.

... b. Tín đồ trong Hội Thánh sẽ giúp tôi trong công việc làm ăn,

... c. Bạn bè tôi đều đi nhà thờ, vì thế tôi đi cùng với họ.

... d. Tôi đã được Hội Thánh biết tiếng và thích thú nhóm lại với tín đồ ở đó

... e. Con cái tôi sẽ được giáo dục tốt hơn nhờ vào Hội Thánh.

... f. Tôi cần tìm sự bình an trong cuộc sống.1) Xã hội2) Thuộc linh3) Thế tục

7. Trong phần khảo cứu được liệt kê trên trang 151 sách giáo khoa, yếu tố quan trọng nhất để người tin Chúa tiếp tục trở nên một Cơ đốc nhân mạnh mẽ làa) Động cơ khiến họ đến với Đấng Christb) Tầng lớp của họ trước khi tin Chúac) Sự dạy dỗ dành cho họ sau khi họ tin Chúad) Tri thức tôn giáo của họ.

Tình trạng dễ tiếp nhận của dân sự Mc Gavran 152 - 154 (175 - 178)

Mục tiêu 5: Giải thích tiềm năng tăng trưởng Hội Thánh chịu tác động như thế nào bởi việc nhận ra thời điểm của Đức Chúa Trời.

Page 131: Chien luot ht tang truong

Có bao giờ bạn đứng trên bãi biển xem các ngư phủ hạ thủy thuyền của họ chưa? Các con thuyền có lẽ mắc cạn trên cát khi thủy triều rút xuống. Khi triều dâng ngập, họ đẩy con thuyền vào những ngọn sóng và ra khơi. Phần đầu trang 152 (175) sách giáo khoa trích dẫn những dòng này trong vở kịch Julius Caesar (Màn 4, cảnh 3) của William Shakespeare:

Có ngọn thủy triều trong những công việc của con người. Ngọn thì dâng cao tràn ngập, đưa đến vận may;Ngọn thì bỏ qua vận may, để mọi chuyến du hành Bị quẩn quanh những chỗ nông và khốn khổ.

Chúng ta cần nhận ra rằng Đức Chúa Trời, với sự khôn ngoan lớn lao và tối thượng*, đang chuẩn bị cho dân chúng thuộc nhiều dân tộc khác nhau tiếp nhận Con Ngài. Nhiều nhân sự đã bỏ qua thời điểm của Ngài và tình trạng dễ tiếp nhận của dân sự. Những mối nghi ngờ về động cơ hoặc mối quan tâm của dân chúng về Tin Lành có thể làm chúng ta xoay lưng lại với điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta thực hiện mãi tới khi đã quá trễ. Sự ân hận của chúng ta sau đó cũng không thể đem lại những cơ hội đã bị mất. Sứ điệp Chúa Jêsus dành cho các môn đồ trong Giăng 4: 35 - 38 hết sức quan trọng đối với chúng ta ngày nay: không được bỏ lỡ mùa gặt!

8. Khi làm việc với dân chúng giống như người Chamars ở Mirrapur, Bắc Ấn độ, (Mc Gavran, trang 151) Hội thánh bạn sẽ có thể a) Làm báptem cho họ ngay và sau đó dạy họ cách đặc biệt về giáo lý căn bản trước khi công nhận họ là thuộc viên.b) Dạy họ về Tin Lành trong một thời gian, rồi làm báptem cho họ và nhận họ là thành viên của Hội Thánh.c) Làm báptem cho họ ngay, và dựa vào sự nhóm lại thường kỳ của họ để củng cố đức tin họ.d) Giúp cho các nhu cầu xã hội của họ và sau đó, giúp họ tiếp nhận Đấng Christ bởi các động cơ hoàn toàn thuộc linh.

9. Việc nghiên cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh cho thấy các nhóm được liệt kê sau đây dễ đáp ứng với Tin Lành nhất. Hãy đánh dấu X bên cạnh những nhóm nào đã ở trong Hội Thánh và đánh dấu kiểm tra bên cạnh nhóm nào Hội Thánh đang hoạt động giữa vòng họ hiện nay..... a. Dân di cư đến một quốc gia mới.... b. Những người mới chuyển đến thành phố ..... c. Những người đang chịu một thảm họa*, túng thiếu rất ngặt nghèo, hoặc một cơn “sốc”.... d. Người nghèo và người bị áp bức.

Page 132: Chien luot ht tang truong

Huy Động Cơ Đốc Nhân Hodges 53 - 73

Mục tiêu 6: Kể tên bốn phần nằm trong việc huy động Cơ Đốc Nhân để giúp Hội Thánh bạn đạt được tiềm năng tăng trưởng của mình.

Bốn phần được liệt kê trong khung 7.2 có thể áp dụng vào việc huy động* Hội Thánh chúng ta đang đánh trận, không phải cùng con người nhưng là cùng Satan và các thế lực xấu xa của nó. Chúng ta cần phải sử dụng tích cực mọi nguồn cung ứng của mình để giải phóng dân chúng khỏi ách Satan. Đó là công tác mỗi Cơ đốc nhân phải thực hiện. Cũng như quân đội tuyển quân, huấn luyện, trang bị và phân công người ta vào các phận sự trong một hoạt động thống nhất thể nào, Hội Thánh cũng phải có trách nhiệm huy động mọi lực lượng trong Hội Thánh phục vụ Đức Chúa Trời thể ấy.

VIỆC HUY ĐỘNG Tuyển mộ, huấn luyện, trang bị, phân công để PHỤC VỤ

10. Đọc các phân đoạn Thánh Kinh (số) và ghép với việc ứng dụng lẽ thật ấy (chữ).... a. Các nhân sự được đầy dẫy Thánh Linh để coi sóc nhà Đức Chúa Trời.... b. Các ân tứ giúp chúng ta dạy dỗ, chăm sóc công việc, phục vụ bằng nhiều cách.... c. Nhiệm vụ của Mục sư và giáo sư là huấn luyện Cơ đốc nhân phục vụ.... d. Trách nhiệm của Cơ đốc nhân là được đầy dẫy Thánh Linh và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự ca hát ngợi khen.1) RoRm 12:3- 82) Eph Ep 4:7-8, 11- 123) 5:18-204) XuXh 35:30-36:1.

Việc huy động để phục vụ cần có một chương trình huấn luyện hiệu quả, khởi đầu từ việc nghiên cứu đời sống Cơ đốc và kiến thức căn bản về Kinh Thánh. Nó cũng có các khóa học về chứng đạo pháp, dạy dỗ, cố vấn. Nếu Hội Thánh bạn không có một chương trình cơ bản để huấn luyện nhân sự địa phương, hãy hỏi thăm hướng dẫn viên ICI của bạn về các tài liệu có sẵn của văn phòng ICI.

Việc trang bị để phục vụ gồm có cả phần vật chất và thuộc linh. Ví dụ: nếu Hội Thánh bạn đang mở các câu lạc bộ Kinh Thánh, các lớp Trường Chúa Nhật, hoặc các cơ sở ở xa, chắc chắn bạn sẽ cần các vật dụng để dạy dỗ. Các nhân sự cần bảng, phấn, bảng nỉ, các bài học có thị cụ và có thể cần một số ghế băng hoặc ghế

Page 133: Chien luot ht tang truong

dựa. Những tờ bài hát hoặc điệp khúc, truyền đạo đơn , Kinh Thánh hoặc Kinh Thánh Tân ước, các tài liệu nghiên cứu, các nhạc cụ, một cuốn sổ hiện diện - thứ nào cũng có thể thuộc về phần trang bị. Có các công cụ để hoạt động sẽ giúp các nhân sự tin tưởng mạnh mẽ hơn và giúp họ làm công việc cách tốt hơn. Đối với nhiều loại chức vụ khác nhau, chúng ta được Đức Thánh Linh ban các ân tứ để thi hành chức vụ.

Bạn sẽ thấy rằng khi các thuộc viên được giao trách nhiệm trong một công tác, họ sẽ quan tâm hơn để giúp đem lại những gì cần thiết cho công tác. Khi người ta sắp thực sự thi hành chức vụ, họ có thể cầu nguyện với ước ao và đức tin mạnh mẽ hơn để quyền năng Thánh Linh thi hành qua chức vụ của họ. Nhiều khi họ cầu xin quyền năng mà trong trí không có lấy một công việc cụ thể nào cả. Lời cầu nguyện này không có một điểm thực tế nào cả, vì trên thực tế, chúng ta đang nói rằng: “Lạy Chúa, con muốn dự trữ quyền năng kẻo con gặp những tình huống khó khăn”. Đức Chúa Trời ban quyền năng để chúng ta làm công việc đặc biệt cách hữu hiệu, chứ không phải Ngài ban quyền năng để ngồi trong Hội Thánh và canh chừng những người khác làm việc.

11. Ghép việc áp dụng sự huy động (chữ) với ý nghĩa của nó (số).... a. Các chấp sự và giáo viên.... b. Phát triển các kỹ năng.... c. Danh sách thuộc viên Hội Thánh... d. Phấn bảng, và văn phẩm... e. Người hướng dẫn về chỗ ngồi và ban hát... f. Cổ động các nhân sự Hội Thánh đi ra truyền giảng, chăm sóc.... g. Phụ tá giám thị trường Chúa Nhật.... h. Các tài liệu học Kinh Thánh về đề tài nếp sống căn bản của Cơ đốc nhân.... i. Ghế dựa, nhạc cụ, vở ghi chép1.Tuyển mộ2. Huấn luyện3. Trang bị4. Phân công

12. Kể ra bốn phần trong việc huy động Cơ đốc nhân, nhờ đó Hội Thánh bạn được mạnh mẽ hay yếu đuối.

Tiềm Năng Trong Phương Pháp Mc Gavran 155 - 162 (178 - 185)

Mục tiêu 7: Kể tên hai phương pháp nhờ đó việc nghiên cứu các Hội Thánh khác trong vùng của bạn có thể giúp bạn và Hôị Thánh bạn.

Page 134: Chien luot ht tang truong

Khi huy động những lực lượng trong Hội Thánh, bạn sẽ tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa như là nơi đâu và thế nào thì mỗi người sẽ thể hiện sự phục vụ hiệu quả nhất. Bạn sẽ khởi đầu một công tác hứơng ngoại mới từ đâu? Bạn sẽ dùng phương pháp nào? Việc nghiên cứu công tác của các Hội Thánh sẽ giúp bạn. Những Hội Thánh nào đang là phát triển? Phương pháp nào có vẻ đem lại nhiều kết quả nhất? Dr Mc Gavran đưa ra ví dụ để so sánh giữa các phương pháp và sự tăng trưởng giữa các Hội Thánh khác nhau.

Từ lúc còn nhỏ, chúng ta đã biết cách làm nhiều điều nhờ nhìn người khác và bắt chước theo họ. Con cái thích bắt chước * cha mẹ, thầy cô, anh chị trong nhà và cố làm đủ điều chúng thấy người khác làm. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta thấy mình cần nhiều người chỉ cho chúng ta cách làm việc có hiệu quả nhất. Một người khôn ngoan có thể cứ học hỏi từ người khác cho đến mãn đời. Bạn có thể hỏi vì sao mình lại phải viếng thăm các Hội Thánh khác và nghiên cứu phương pháp của họ làm gì. nhưng các Mục sư có thể học hỏi được từ người khác. Mong bạn sẽ rất vui lòng học hỏi những người khác. Mong bạn sẽ rất vui lòng học hỏi một số kỹ thuật mà nhiều vị Mục sư khác đã sử dụng, chúng có thể là sự giúp đỡ thực tế cho công tác của bạn.

13. Khi nghiên cứu các phương pháp được sử dụng tại các Hội Thánh khác, bạn có thểa) Nhận ra nỗi lo sợ thất bại khi thử các vấn đề mới mẻ và chống lại sự thay đổi.b) Quyết định không để một phương pháp nào được áp dụng vào trong Hội Thánh bạn

c) Biết được một số chính sách không đem lại kết quả để tránh phần bạn không vấp phải các lỗi lầm ấy nữa.d) Thấy những phương pháp mới để sử dụng những thuộc viên có đủ tư cách nhất và loại bỏ những người khác.

Việc nghiên cứu đối chiếu các phương pháp của bạn không chỉ giới hạn với những phương pháp đã được sử dụng trong vùng của bạn. Trong tài liệu này bạn có nhiều minh họa về các phương pháp hay, một số chắc sẽ thích hợp và đem lại kết quả trên cánh đồng của bạn.Trong quá trình ICI công tác truyền giảng ngày nay (Evangelism Today) bạn sẽ thấy sự mô tả còn đa dạng hơn và chi tiết hơn về các phương pháp thực sự đầy kết quả trong công tác giảng Tin Lành trên toàn thế giới.

14. Khoanh tròn mẫu tự trước câu nói Đúng về các phương pháp được sử dụng trong các Hội Thánh Ngũ Tuần tại Brazil và Chi lê (Mc Gavran trang 161 - 162).a. Việc huấn luyện là công việc của những người có đủ tư cách nhất đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng.b. Các hoạt động mà mọi người đều có thể tham dự đã tạo cho họ ý thức thích hợp

Page 135: Chien luot ht tang truong

và về sứ mạng.c. Các nỗ lực huy động toàn bộ đã gây ra nhiều nan đề quản lý và đã ngăn trở Hội Thánh tăng trưởng.d. Sự góp phần toàn diện trong nhiều hoạt động đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng.e. Các phương pháp truyền thống có nhiều khả năng trụ vững trước các áp lực xã hội hơn là những phương pháp “mọi thuộc viên đều làm chứng đạo”

Các phương pháp của chúng ta tự nó không có năng quyền; chúng chỉ là các công cụ trong tay người thợ xây mà thôi. Phương pháp không có giá trị khi không có sức mạnh và sự hướng dẫn để sử dụng chúng. Các dụng cụ điện khác với các dụng cụ cầm tay. Chúng ta có thể giả bộ làm mọi công việc với một dụng cụ điện nhưng nếu không gắn nó vào nguồn điện và nếu không bật điện lên thì mọi nỗ lực của chúng ta đều vô ích. Các phương pháp đã góp phần vào sự tăng trưởng Hội Thánh tại Brazil và Chi lê là các phương pháp xuất sắc để huy động toàn bộ Cơ đốc nhân và cùng vươn đến công tác truyền giảng. Chỉ có sự chứng tỏ công khai của quyền năng siêu nhiên, tình yêu và sự vui mừng của Đức Thánh Linh đang hành động qua các phương pháp này mới khiến chúng trở nên hữu hiệu. Các phép lạ chữa bịnh và nhiều đời sống được biến đổi nhờ lời cầu nguyện được nhậm đã chiếm phần lớn trong sự tăng trưởng tại các Hội Thánh ấy. Những sự bày tỏ của Đức Thánh Linh cũng là một phần tiềm năng trong phương pháp của bạn Đức Chúa Trời đang thực hiện một công việc lớn lao, một công việc siêu nhiên, trong hàng ngàn Hội Thánh thuộc nhiều giáo phái hiện nay. Hãy sử dụng những công cụ thích hợp nhất với công việc của bạn, và tin chắc rằng nguồn điện đã bật lên rồi!

Tiềm Năng Trong Sự Tổ Chức Hodges 22 - 41, 92 - 98

Nếu chúng ta thật sự muốn tìm và chăm sóc những người dễ tiếp nhận Tin Lành trong vùng chúng ta, bảo tồn các người tin Chúa qua công tác đi ra truyền giảng, huy động Cơ đốc nhân, chúng ta phải tổ chức những nỗ lực của chúng ta và tín đồ của chúng ta. Hình thức tổ chức sẽ khác nhau tại những Hội Thánh khác nhau, nhưng chúng ta cần xem sơ qua một số những nguyên tắc căn bản.

Công tác tổ chức Dựa vào một trật tự hoạt độngHọp lại và sắp xếpMột tổ chức Một nhóm người hiệp một vì một mục đích nào đó.

Page 136: Chien luot ht tang truong

Tổ Chức Của Các Hội Thánh Địa Phương Hodges 22 - 41

Mục tiêu 8: Giải thích việc tổ chức của các Hội Thánh giúp đỡ thế nào cho sự tăng trưởng Hội Thánh.

Bí quyết để Hội Thánh tăng trưởng là phải vun trồng các Hội Thánh: tự túc, tự trị, tự sinh sôi, được đầy dẫy Đức Thánh Linh tại mọi vùng để tiếp nhận Tin Lành trên thế giới.

Hội Thánh bạn có tiềm năng* gì để tăng trưởng nhờ gieo trồng các Hội Thánh trong những vùng lân cận, nơi người ta cần đến chúng? Hãy ôn sơ lại phần Tổ chức được Thánh Linh dẫn dắt trong bài 1.

15. Giả sử bạn là một trong 15 người trong thành phố bạn đang ở đã tin Chúa qua các khóa hàm thụ ICI và qua chức vụ truyền thanh. Trong vùng của bạn không có một Hội Thánh nào cả. hãy lược qua từng đặc trưng của một tổ chức, và viết ngắn gọn phương diện này trong một Hội Thánh địa phương có tổ chức sẽ giúp bạn và thành phố của bạn như thế nào.a) Mục đíchb) Chương trìnhc) Nền tảng để làm thành viênd) Các nhà lãnh đạo được công nhậne) Trách nhiệm dành cho mỗi thành viênf ) Truyền thụ và huấn luyệng) Cộng tác để làm tròn mục đíchh) Các buổi họp đều đặn.i ) Sổ sách và bảng tường trình.16. Những thành phố hoặc cộng đồng nào xung quanh bạn có những tín đồ cần một Hội Thánh địa phương?17. Bạn biết được bao nhiêu người tại một địa điểm đã:a) tin Chúa Jesus Christb) được là báptem bằng nước.c) công nhận Kinh Thánh là qui tắc cho đức tin và hành động.d) bày tỏ trái của Thánh Linh18. Hội Thánh bạn có thể thiết lập Hội Thánh ở nơi đó bằng cách nào?

Cộng tác vơí Hội Thánh trong toàn quốc Hodges 92 - 98

Page 137: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu 9: Phát biểu ba cách công tác trong một tổ chức Hội Thánh toàn quốc có thể giúp cho các Hội Thánh tăng trưởng.

Cũng giống như mỗi một Cơ đốc nhân được mạnh mẽ nhờ thăm viếng và giúp đỡ lẫn nhau, các Hội Thánh địa phương cũng được mạnh mẽ nhờ hội họp để thông công và phục vụ. Melvin Hodges nhấn mạnh rằng cơ cấu tổ chức trong các giáo phái có thể khác nhau. Mục đích và hoạt động của một tổ chức, chớ không phải là cơ cấu của tổ chức, là điều rất quan trọng.

Cộng tác - Để thông công- Ổn định -Lên kế hoạch- Tăng trưởng

19. Hodges nói rằng (trang 31- 33) nền tảng để hợp tác trong một Hội Thánh địa phương làa) Sự phù hợp về nền tảng đức tin và hành động của Cơ đốc nhân.b) Sự phù hợp về cách giải thích toàn bộ Kinh thánh.c) Phục tùng vị Mục sư trong vấn đề đức tin và quản lý.d) Phục tùng vị Mục sư trong vấn đề trách nhiệm

20. Trước mỗi câu sau, hãy viết số để cho biết các lợi ích của sự cộng tác với 1) tổ chức trên toàn quốc hoặc 2) Mối thông công phổ thông của Cơ đốc nhân... a. Hưởng được ý thức mình thích hợp... b. Thiết lập một tiêu chuẩn về giáo lý... c. Mở rộng đức tin và khải tượng... d. Giúp đỡ trong các nan đề.... e.Phòng chống các nhân sự sai lầm

21. Hãy đánh dấu X bên cạnh những kết quả của sự cộng tác trong toàn quốc hoặc quốc tế đem đến hoặc làm ích lợi cho Hội Thánh bạn.... a. Các đài truyền thanh, truyền hình và viễn thông Tin Lành... b. Kinh Thánh bằng ngôn ngữ của bạn.... c. Văn phẩm Cơ đốc... d. Công tác huấn luyện cho các Mục sư... f. Các trường học Cơ đốc... g. Các giáo sĩ đến đất nước của bạn... h. Các giáo sĩ ra đi từ đất nước bạn... i. Các bịnh viện, dưỡng đường Cơ đốc... j. Các đĩa hát, băng từ, băng thánh ca Tin lành

Page 138: Chien luot ht tang truong

... k. Giúp đỡ việc xây cất Hội Thánh

... l. Các Hội đồng, kỳ cắm trại Cơ Đốc

... m. Các giáo sĩ Mục sư, truyền đạo lưu hành

... n. Giúp đỡ trong các nan đề của Hội Thánh

... o. Giúp bảo vệ an toàn cho vị Mục sư

... p. Những nhân sự cần cho một cánh đồng truyền giáo mới.

... q. Tiêu chuẩn về giáo lý và quản lý

... r. Giúp huy động cho việc đi ra truyền giảng

Công tác đặc biệt

Nếu bạn có được danh sách thuộc viên chính thức của Hội Thánh bạn và thông tin về các hoạt động của Hội Thánh, hãy trả lời các câu hỏi sau vào vở của bạn1.Có bao nhiêu thuộc viên?2.Bao nhiêu người có công việc rõ ràng đã có sẵn trong Hội Thánh :chấp sự, giáo viên, ban hát người hướng dẫn chỗ ngồi. v. v..?3.Bao nhiêu người chưa làm việc nhưng có thể được huấn luyện hoặc để phụ tá hoặc để làm các công tác khác trong Hội Thánh và trong công tác đi ra truyền giảng của Hội Thánh?4.Bao nhiêu người đã làm việc rồi có thể được huấn luyện thêm và nhận trách nhiệm lớn hơn trong Hội Thánh hoặc trong một công tác mới đi ra truyền giảng?5.Hội Thánh bạn có đang sử dụng các tài năng và kỹ năng của tín đồ trong âm nhạc, nghệ thuật, viết lách, phát ngôn, diễn kịch, nấu nướng may vá, nghề mộc, thủ thư, công việc thư ký, kinh doanh. v. v.?6.Có sự khuyến khích hay cung cấp nào cho việc dạy dỗ hay phát triển các kỹ năng như thế không?

7. Những điều nào sẽ là khả năng đưa mọi thành viên của Hội Thánh bạn nhận lấy một số trách nhiệm rõ ràng trong công việc Chúa

Công tác nhiệm ý số 5 Hãy nói chuyện với các Mục sư của Hội Thánh khác trong vùng (kể cả Mục sư của giáo phái khác nếu có). Hãy thu xếp để nghiên cứu sự tăng trưởng và các phương pháp của những ai dường như đạt được sự tăng trưởng tốt nhất. Hãy viết vào vở những gì bạn học hỏi được qua buổi đối thọai và những đề nghị bạn cần giữ lại để sử dụng trong tương lai. Sau đó hãy điền vào bảng tường trình của công tác này trong bảng tường trình số 3.

Bài tự trắc nghiệm:

Câu Chọn Lựa. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng

Page 139: Chien luot ht tang truong

1. Không thâu hoạch được mùa gặt linh hồn giữa những người Chamars tại Ấn Độ làa) vì cớ trụ sở truyền giáo nằm trong vùng kháng cự và dân chúng không tiếp nhận Tin Lành.b) vì người Chamars đã trơ ra với Tin lành, suốt nhiều năm chỉ có một số ít ỏi đáp ứng nên trụ sở này bị đóng cửa.c) vì các nhân sự đã chấp nhận các động cơ hoàn toàn thuộc về thế tục,là những động cơ không ổn định được những người đã đến với hội truyền giáo.d) vì sự bất lực của các giáo sĩ, không nhận ra thời điểm của Đức Chúa Trời.

2. Cộng tác với một tổ chức Hội Thánh toàn quốc có thể giúp ích cho Hội Thánh địa phương bởi việc cung cấpa) các dự án, điều lệ của các Mục sư, sự khích lệb) sự giúp đỡ trong các nan đề của Hội Thánh, sự tự trị, và tự sinh sôi.c) tình trạng ổn định, mối thông công, sức mạnhd) sức mạnh, sự tự trị, và sự coi sóc

3. Trước mỗi thái độ hoặc hành động hãy liệt kê hoặc là 1) giúp đỡ hoặc là 2) ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh.... a. Nghi ngờ động cơ của những người tiếp nhận Đấng Christ.... b. Tin rằng ngày nay Đấng Christ đang thực hiện nhiều phép lạ.... c. Quyết định tránh chủ nghĩa duy cảm xúc... d. Ủy thác cho mỗi thành viên đi truyền giảng... e. Kết ước với thần học dân sót lại... f. Phân tích các phương pháp và sự tăng trưởng... g. Vui lòng thay đổi phương pháp.1) Giúp đỡ2) ngăn trở

Đúng - Sai. Viết chữ T vào khoảng trống trước câu Đúng và chữ S trước câu sai...... 4. Một số nhân sự hợp lý hóa sự không tăng trửơng Hội Thánh bằng cách phát biểu rằng đây là thời gian sa ngã kinh khiếp..... 5. Không nhận ra trách nhiệm của chúng ta là nguyên nhân phổ biến nhất của sự tăng trưởng không đáng kể trong Hội Thánh..... 6. Chừng nào Kinh Thánh còn được rao giảng, các hoàn cảnh tại nhiều miền khác nhau vẫn không thể tác động gì đến sự tăng trưởng Hội Thánh...... 7. Tăng trưởng chậm là một phần trong tiến trình xảy ra trước khi có được một mùa gặt lớn...... 8. Tận tâm với việc cải thiện xã hội như là với sứ mạng của Hội Thánh là một phương pháp tốt để bảo đảm cho sự tăng trưởng Hội Thánh...... 9. Động cơ thế tục của mười hai môn đồ là lòng khát khao tham gia việc lật đổ

Page 140: Chien luot ht tang truong

chính quyền Lamã..... 10. Những người có động cơ không có giá trị gia nhập Hội Thánh cần phải bị từ bỏ như những người giả hình..... 11. Bất cứ ai đến với Chúa vì động cơ không có giá trị sẽ không bao giờ trở thành một Cơ đốc nhân mạnh mẽ được.... 12. Việc huy động để phục vụ cần bao gồm một chương trình huấn luyện có hiểu quả..... 13. Trang bị cho sự phục vụ của Cơ đốc nhân không có ý nói đến các vấn đề vật chất như sách vở hoặc nhạc cụ.... 14. Vì không có hai Hội Thánh nào giống nhau cả, nên không thể có hình trạng các Mục sư có thể học hỏi lẫn nhau các phương pháp tốt.... 15. Công tác tổ chức có nghĩa là đưa vào một trật tự hoạt động..... 16. Việc nghiên cứu các Hội Thánh khác trong vùng có thể giúp bạn tránh các lỗi lầm mà người khác đã mắc phải..... 17. Cộng tác với tổ chức Hội Thánh trên toàn quốc có thể đem lại tình trạng ổn định về giáo lý..... 18. Quan niệm cho rằng thời điểm của Đức Chúa Trời tác động trên sự tăng trưởng của Hội Thánh không phải là quan niệm của Kinh Thánh, vì Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng đem tội nhân đến với Ngài.19. Trong những câu dưới đây, hãy điền các từ bị bỏ sót có liên quan với điều cần đem đến cho tân tín hữu.a. …bằng sự hiểu biết, kiên nhẫn và sự giúp đỡb. …trong Kinh Thánh và bằng cách làm gươngc. …trong sự cầu nguyện và trong Đức Thánh Linhd. …trong Hội Thánh, tại nhà và trên thế giới.20. Phát biểu hai phương cách mà nhờ đó việc nghiên cứu các Hội Thánh khác trong vùng của bạn có thể giúp ích cho bạn.

Đánh Giá TiẾn BỘ Đơn Vị 2

Bây giờ, hãy ôn lại bài 5 - 7 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ đơn vị 2. Bạn sẽ thấy phần này và tờ bài làm trong tập học viên. Hãy trả lời mọi câu hỏi nhưng không được tham khảo sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn. Hãy gởi tờ bài làm của bạn cho hướng dẫn viên ICI của bạn, kèm theo bảng tường trình số 3 sau đó, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu bài 8

giẢi đáp 1. a. 2) Thần học dân còn sót lại - dân sự của Đức Chúa Trời là một nhóm người không đông.b. 4) sứ mạng chính của chúng ta: Cơ đốc hóa môi trường xung quanh.

Page 141: Chien luot ht tang truong

c. 1) Tăng trưởng chậm để có chất lượng tốt nhấtd. 3) Sứ mạng chính của chúng ta: Làm cho Hội Thánh trọn vẹn

2. a) chấp nhận sự tăng trưởng không đáng kể hoặc không tăng trưởng trong Hội Thánh.

3. Câu trảlời của bạn: hãy xem xét những điều này trong tinh thần cầu nguyện và dự định các phương cách để thay đổi chúng.

4. a) Tận tâm với sự tăng trưởng của Hội Thánhb) Mỗi thuộc viên đều truyền giảng Tin Lành.c) Cũng cố Hội Thánh bằng cách giao sứ mạng.d) Đưa Tân tín hữu vào việc chứng đạoe) Cầu nguyện và làm việc để được tăng trưởngf) Tăng thêm chức vụ đi ra truyền giảng để nâng cao sự tăng trưởng thuộc linh.g) Mở lòng ra với sự thay đổi và mong muốn phân tích các nan đề.

5. b) dạy dỗ, quyền năng, trách nhiệm, yêu thương

6. a. 1) Xã hộib. 3) Thế tụcc, 1) Xã hộid. 1) Xã hộie. 3) Thế tụcf.2) Thuộc linh

7. c) sự dạy dỗ dành cho họ sau khi họ tin Chúa.

8. a) làm báptem cho họ ngay và sau đó dạy họ cách đặc biệt về giáo lý căn bản trước khi công nhận họ là thuộc viên

9. Câu trả lời của bạn

10. a. 4) XuXh 35:30-36:1b. 1) RoRm 12:3-8c. 2) Eph Ep 4:7-8, 11- 12d. 3) 5:18-20

11. a. 4) Phân côngb. 2) Huấn luyệnc. 1) Tuyển mộd. 3) Trang bịe. 4) Phân côngf. 1) Tuyển mộ

Page 142: Chien luot ht tang truong

g. 4) Phân côngh. 2) Huấn luyệni. 3) Trang bị

12. Câu trả lời của bạn. Hãy thực hiện mọi nỗ lực để cũng cố các lĩnh vực yếu kém.

13. c) biết được một số chính sách không đem lại kết quả để tránh, hầu bạn không vấp phải các lỗi lầm ấy nữa.15. Câu trả lời của bạn có thể gồm có: nó sẽ thống nhất một nhóm trong mục đích. Họ cóthể khai triển một chương trình hành động. Một số trách nhiệm dành cho mọi thành viên đem lại ý thức thích hợp. Các buổi nhóm đều đặn và các bản tường trình sẽ khích lệ nhóm trong sứ mạng vì Đấng Christ.

14. a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Sai

16. Câu trả lời của bạn. Hãy bắt đầu tìm kiếm những khu vực này với thái độ cầu nguyện.

17. Chắc chắn có một số người thuộc trong các điều kể ra đây

18. Có lẽ bằng các loại chức vụ đi ra truyền giảng

19. a) sự phù hợp về nền tảng đức tin và hành động của Cơ đốc nhân.

20. a. 2) Mối thông công phổ thông của Cơ đốc nhânb. 1) Tổ chức trên toàn quốc.c. 2) Mối thông công phổ thông của Cơ đốc nhând. 1) Tổ chức trên toàn quốce. 1) Tổ chức trên toàn quốc.

21. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể điều tra những điều còn khoảng trống và xem có thể thực hiện điều gì để thay đổi điều này.

Nghiên Cứu Cơ Cấu Xã Hội

Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi bạn thành lập một Hội Thánh, thì bạn phải nghiên cứu cánh đồng truyền giáo, nơi Hội Thánh sẽ được gây dựng. Hãy học hỏi tất cả những gì bạn có thể học hỏi được về những đặc điểm của người dân mà bạn sẽ giúp đỡ cho. Con người là một hữu thể trong xã hội. Con người yêu mến cộng đồng xã hội

Page 143: Chien luot ht tang truong

và được gắn bó với xã hội bởi đã sinh ra ở đó. Con người có bổn phận phải tuân theo những nguyên tắc và luật lệ do xã hội quy định. Những nguyên tắc cũng như kiểu sống được chấp nhận đó đối với mỗi cộng đồng xã hội đều khác nhau.

Trong phần nghiên cứu về chiến lược của Hội Thánh chúng ta phải thừa nhận rằng con người ta rất khác nhau và sự mau chóng tiếp thu giữa tập thể nầy với tập thể kia cũng khác nhau. Chúa Jesus đã dạy dỗ chúng ta lẽ thật ấy trong ví dụ các loại đất (Mat Mt 13:3-8, 13-23). Ngài cũng dạy chúng ta hãy tìm xem điều gì đã tạo ra những khác biệt đó. Một nông gia giỏi phải biết xem xét cánh đồng của mình trước khi gieo giống. có những hòn đá nào cần phải loại ra không? Có con đường mòn nào phải cày lên? Ít nhất cũng phải làm gì đó với đám cỏ dại này ! Cũng vậy, người mở mang Hội Thánh cần phải xem xét cộng đồng xã hội mà mình sắp phải làm việc. Trong đơn vị này, chúng ta sẽ xem xét đến cánh đồng cộng tác, bắt đầu với phần nghiên cứu về cơ cấu căn bản của xã hội. Sự hiểu biết này sẽ giúp bạn dễ nhận biết hơn cách chăm bón cho cánh đồng công tác mà Chúa chúng ta đã đặt để bạn.

Dàn bài Nhận ra cơ cấu xã hộiLịch sử và sự tự hình dungGia đình, các mối quan hệ Quyền hành, chính quyền Dân cư , khu vực, Kinh tếTôn giáo, luân lý, các tiêu chuẩn đạo đứcSự giáo dục, văn học, sự giải tríNgôn ngữ, sự truyền thông các nghệ thuậtChủng tộc, ý thức , dân tộcNhận ra những rào cản và tiềm năng Những hàng rào xã hộiNhững hàng rào thuộc linh

Mục tiêu bài học Khi học xong bài nầy, bạn có thể:Thảo luận tám khía cạnh cơ bản về cơ cấu xã hội của bất cứ một xã hội nào.Phân tích cơ cấu xã hội của Hội Thánh mình và tiềm năng tăng trưởng của nó trong cơ cấu ấy Tìm ra những hàng rào xã hội và hàng rào thuộc linh trong Hội Thánh của mình và ứng dụng các phương cách để vượt qua những hàng rào đó.

Sinh hoạt học tập: 1.Nghiên cứu hết phần khai triển bài học như trong các bài trước

Page 144: Chien luot ht tang truong

2.Vào những lúc được chỉ dẫn trong phần khai triển bài học, hãy đọc kỹ các phần được chỉ định trong quyển Mc Gavran.3.Hãy cầu nguyện để Chúa giúp bạn cùng với những người khác là người đang nghiên cứu môn học nầy nhìn thấy rõ ràng hơn cánh đồng mà Ngài đã kêu gọi mỗi người và hiễu rõ hơn cách Ngài muốn bạn làm việc tại đó.

Các từ then chốt: được đến vớiluân phiênđộc tàikết cấuquốc tếmật độ dân sốsự buồn chánphân biệt đối xử nhóm tinh hoamôi trường sống bình đẳng hóasự ăn mònthất vọngđiệu bộtình trạng đồng tính luyến áibiết đọc viếtcác tập tụcthiên vịý thức dân tộc thâm nhập sự đồi bại về tình dụcchế độ đa thê dân cưvề sự khiêu dâmtiền hôn nhânsự chung chạ tình dục buông thảthuộc nhóm kinh tế xã hộinhững sự kiêng kỵ

Khai triển bài học Nhận ra cơ cấu xã hội Mc Gavran 183-197 (207-222)

Page 145: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu 1: Nhận ra tám phần căn bản của cơ cấu xã hội để phân biệt cộng đồng xã hội nầy với cộng đồng kia và cho thấy tầm quan trọng của nó đối với người mở mang Hội Thánh.

Mỗi con người là một bộ phận không thể thiếu được của cộng đồng xã hội mà mình được sinh ra trong đó, và cộng đồng xã hội có một ảnh hưởng lớn lao trên đời sống người ấy. Nói rộng ra, chúng ta có thể bảo người ấy là sản phẩm của môi trường mình sống (mặc dầu có một số người cứ là chính họ, dầu cho môi trường của họ có ra sao) Môi trường sống bao gồm tín ngưỡng, quan điểm chính trị, cũng như khu vực địa lý, khí hậu, và tất cả những yếu tố của cơ cấu xã hội mà trong đó một con người sinh sống. Chính Hội Thánh tự nó cũng phải lồng vào vị trí của nó trong mỗi một cộng đồng xã hội và cũng như ánh sáng và muối, để cho ảnh hưởng của mình xâm nhập vào một môi trường chúng ta phải nhớ rằng những ảnh hưởng khiến cho cộng đồng xã hội này khác với cộng đồng kia cũng ảnh hưởng đến Hội Thánh nữa. Những ảnh hưởng ấy được phản ánh trong những hình thức thờ phượng, các phương pháp truyền giáo, trong các thái độ và lối suy nghĩ của dân chúng, cũng như các tiêu chuẩn đạo đức của họ.

Những khác biệt ấy đôi khi làm cho công tác của người gieo trồng Hội Thánh trở nên khó khăn. Bạn có bao giờ đương đầu với nan đề đó trong chức vụ của mình không? bạn có bao giờ tự hỏi vì sao dân chúng trong ngôi làng này, hoặc thành phố này dường như thật cỡi mở với Tin Lành trong khi khu vực kế cận lại quá bàng quan hoặc không thân thiện? hoặc là vì sao dân chúng trong cùng một thành phố lại hành động khác nhau như vậy? Khuôn mẫu đó luôn tồn tại hoặc ở các Hội Thánh Bắc Mỹ , Nam Mỹ, Au Châu, Á Châu, Uc Châu hoặc ở các hòn đảo ngoài biển. Chúng ta cần phải xem xét một số các yếu tố về cơ cấu xã hội và thấy được những khác biệt trong những vùng đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Hội Thánh như thế nào.

1. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúng dưới đây,a. Trong việc thành lập Hội Thánh sự hiểu biết về cơ cấu xã hội của khu vực là điều thật là quan trọngb. Những khác nhau giữa tập thể nầy với tập thể khác ít có tác động đến việc họ chấp nhận Cơ Đốc Giáo c. Hội Thánh phải có năng lực để vượt qua những hàng rào văn hóa của môi trường để mà thành công.d. Không cần thiết phải xem xét mọi khía cạnh của một cộng đồng xã hội khi hoạch định cho sự tăng trưởng của Hội Thánh e. Sự giáo dục đào tạo và các phương pháp truyền đạt là những bộ phận rất nhỏ trong bất cứ cơ cấu xã hội nàof. Cơ cấu xã hội của bất cứ xã hội nào cũng đều có tầm quan trọng trong sự thờ

Page 146: Chien luot ht tang truong

phượng và những phương pháp truyền giáo

Lịch sử và sự tự hình dung Sách của Mc Gavran trang 183-184 (208)

Mục tiêu 2 : Chọn một thì dụ trong Kinh Thánh và một từ lịch sử để cho thấy sự tự hình dung của dân tộc có thể giúp ích hoặc ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Lịch sử dân tộc kết hợp những hoàn cảnh hiện tại của nó để hình thành sự tự hình dung của dân tộc mình, tức là nhận thức mà họ có được về chính mình. Sự kết hợp nầy có thể giúp ích hoặc có thể cản trở sự tăng trưởng về thuộc linh cũng như về số lượng của một số Hội Thánh. Ví dụ, người dân sống trong một quốc gia có thể tự coi họ là ưu việt hơn những người sống trong một xứ sở khác với những chiến thắng họ giành được trong những cuộc chiến quá khứ. Giai cấp cai trị có thể tự xem mình là khôn ngoan hơn quần chúng. Những người đã quen với sự thất bại có thể tự nghĩ về họ như những người thất bại. Những người giàu thường không nhận ra tình trạng nghèo nàn về mặc thuộc linh và nhu cầu về một Chúa Cứu thế của họ. Biết được sự tự hình dung của một người hoặc một cộng đồng xã hội giúp chúng ta đáp ứng cho họ trên cơ sở nhu cầu của họ.

2. Sự tự hình dung của Hội Thánh Lao đi xê (KhKh 3:17) được mô tả làa) khốn khổ và đáng thương b) Giàu có và không cần chi hếtc) Nghèo thiếu và trần truồng d) Thuộc linh và có tình yêu thương

3. Anh hưởng lịch sử đã giúp đem lại chủ nghĩa cá nhân cho người Bắc Mỹ đó là doa) Cơ cấu xã hội của các quốc gia mà họ từ đó đếnb) Nhu cầu phải tự tin vì sống ở vùng biên giới Hoa Kỳ.c) Một quyết định có ý thức để trở thành một cộng đồng xã hội tuân theo những nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân.d) Sự tự hình dung mình là một dân tộc không thể bị hủy diệt được.

Gia đình, các mối quan hệ Sách của Mc Gavran 184-187 ( 209)

Mục tiêu 3: Giải thích vắn tắt sự hiểu biết về các mối quan hệ trong một cộng đồng xã hội có thể giúp ích cho người gây dựng Hội Thánh như thế nào.

Người nào muốn mở mang một Hội Thánh ở một khu vực nhất định nào đó thì

Page 147: Chien luot ht tang truong

phải học hỏi những gì mình có thể học được về những mối tương quan giữa vòng dân chúng sống tại đó. Trước hết, gia đình của họ ra sao? Đó có phải là một đơn vị độc lập nhỏ của một hộ không? Có phải có nhiều gia đình nối kết chặc chẽ với nhau bởi những ràng buộc hôn nhân không? Trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, dễ dàng để một người tiếp nhận Chúa Cứu Thế hơn, dầu cho những người bà con có nghĩ thế nào về Phúc Âm. Còn trong những xã hội có khuynh hướng sống theo tập thể, hoặc cộng đồng gia đình mở rộng, những quyết định quan trọng thường có khả năng do gia đình hoặc gia đình mở rộng quyết định hơn. Cộng đồng xã hội sống theo tập thể có thể làm nẩy sinh một hàng rào đối với người muốn tiếp nhận Cứu Chúa hoặc cùng một lúc có thể làm xuất hiện những cơ hội tuyệt vời cho việc lan truyền Tin Lành khắp cộng đồng. Hội Thánh có thể làm việc cho sự quy đạo của toàn thể các gia đình .

Những phong tục về kết hôn và các mối quan hệ của một cộng đồng xã hội thật quan trọng mà người gây dựng Hội Thánh phải nghiên cứu. Ở một số nơi trên thế giới ( tôi đang nói đến Châu Á và Châu Phi là chính) tất cả những người có liên hệ qua hôn nhân điều có một mối liên hệ với nhau. Anh ngữ không có những tên gọi đặc biệt cho tất cả các mối liên hệ giữa các gia đình, nhưng có nhiều thứ tiếng thì có. Cha mẹ của cô dâu và Cha mẹ của chú rễ được đưa vào một mối liên hệ thân cận (và có một danh từ đặc biệt để nói lên điều đó) bởi cuộc hôn nhân giữa con trai và con gái họ. Các phong tục của hôn nhân cũng có thể đa dạng, nhưng một khi hôn nhân đã diễn ra thì các mối liên hệ được xác lập và phải được duy trì . Quan hệ thân thích là mối quan hệ do sự ra đời hoặc do sự kết hôn. Người gây dựng Hội Thánh hiểu được những liên hệ này thì có thể sử dụng mạng lưới quan hệ thân thích để rao giảng về Chúa Cứu Thế cho người ta. Khi người ta tiếp nhận Chúa, mối quan hệ gia đình khiến nó có thể có được một sự lắng nghe đặc biệt về Phúc Âm khắp trong một gia đình mở rộng .

4. a. Cộng đồng xã hội nơi bạn hoạt động có khuynh hướng sống theo tập thể gia đình một cách mạnh mẽ hay thiên về chủ nghĩa cá nhân hơn?

b. Sự hiểu biết đó sẽ ích lợi thế nào cho bạn với tư cách là một người gây dựng Hội Thánh ?

Những hiệp hội khác có thể cũng có tầm quan trọng ngang với quan hệ thân tộc trong một số các xã hội nào đó. Ví dụ 1) Nghiệp đoàn, 2) Những thành viên thuộc cùng một câu lạc bộ, 3) Các hiệp hội chính trị, 4) Thành viên trong cùng một Hội Thánh, hoặc 5) Các thành viên trong cùng một tổ chức dân sự- tất cả những người đó đều có những mối dây liên kết với các thành viên khác trong tập thể của họ. Những sự ràng buộc này đều là những sợi tơ dệt trong cấu trúc của một xã hội. Đặc tính của các dấu này giúp xác định bản chất của cộng đồng xã hội cũng như khả

Page 148: Chien luot ht tang truong

năng tiếp nhận của nó đối với Phúc Âm.

5. Kể tên những câu lạc bộ và những tổ chức mà dân chúng trong khu vực bạn thuộc vào. Đánh dấu X trước những hiệp hội nào ủng hộ Tin Lành .

Quyền hành . Chính quyền Sách của Mc Gavran trang 185-187 (209-211)

Mục tiêu 4: Thảo luận sự hiểu biết về cơ cấu quyền hành của một xã hội có thể giúp ích thế nào cho một người gây dựng Hội Thánh.

Cơ cấu quyền hành ( thẩm quyền mà những người khác nhau có) là một đặc trưng quan trọng của bất cứ xã hội nào. Chính quyền là một bộ phận của cơ cấu đó . Các bộ phận khác là những người tinh hoa thuộc những cộng đoàn khác nhau, các nhà lãnh đạo quân sự những người đại diện giới lao động được tổ chức thành nghiệp đoàn và của ngành kinh doanh. Thậm chí trong gia đình cũng có một cơ cấu quyền hành, là thẩm quyền được thừa nhận của những con người nào đó trong việc thực hiện và làm cho các quyết định có hiệu lực .

Cơ cấu quyền hành trong những xã hội khác nhau có thể sẽ khác biệt nhau rất lớn. Trong một số các xã hội đó là một cơ cấu độc đoán. Trong những xã hội khác, đó là một cơ cấu quyền hành tự do theo chủ nghĩa cá nhân. Dầu bất cứ cơ cấu quyền hành nào, thì chúng ta cũng thường thấy sự phản ảnh của nó trong cơ cấu quyền hành của Hội Thánh. Ở đâu người ta đã quen với một cơ cấu về quyền hành nào đó trong xã hội của họ, thì họ thường có khuynh hướng tuân theo một cấu trúc tương tự trong tổ chức và việc điều hành của Hội Thánh.

Giả sử bạn đang mở mang Hội Thánh trong một, nơi mà chỉ có những người nam lớn tuổi được giao cho những vị trí quyền hành. Trong số những người đã quy đạo có một số các ông cao tuổi và một số những thanh niên được đào tạo có triển vọng khá hơn. Hết thảy đều muốn hoạt động vì cớ Chúa. Cần phải có những nhân sự đã được huấn luyện trong Hội Thánh cũng như cần có các Mục sư đóng ở những cơ sở ở xa.

6. Theo cái nhìn về ảnh hưởng của cơ cấu quyền hành cộng đoàn ở trên sự tăng trưởng của Hội Thánh, bạn quyết địnha) Huấn luyện cho những người trẻ tuổi là những người được giáo dục tốt hơn b) Chọn những người cao tuổi được sự tôn trọng của cộng đoàn c) Huấn luyện cho cả hai, đặt những người trẻ tuổi vào vị trí nắm quyền hành và để những người lớn tuổi phụ tá cho họ .d) Huấn luyện cho cả hai, đưa những người lớn tuổi vào vị trí quyền hành và để

Page 149: Chien luot ht tang truong

những người trẻ tuổi làm phụ tá

7. Nêu lên lý do khiến bạn lựa chọn trong câu hỏi 6 theo quan điểm của vấn đề ảnh hưởng của một cơ cấu quyền hành của cộng đoàn đối với sự tăng truởng của Hội Thánh.Sự chống đối của những người tinh hoa giữ quyền hành đối với Phúc Âm có thể đẩy các nhân sự ra khỏi một khu vực, hoặc tác động đến những người tinh hoa ở vị trí thấp hơn cùng với quần chúng từ khước Phúc Âm việc tiếp nhận Phúc Âm hoặc ủng hộ Phúc Âm của nhóm người tinh hoa trong xã hội có thể thuyết phục nhiều người theo Chúa. Một số những nhà lãnh đạo từ chối Phúc Âm vì sợ rằng Phúc Âm sẽ làm đảo lộn hệ thống lãnh đạo. Một số ủng hộ Phúc Am vì họ thấy được những lợi ích cho nhân dân.

Chúng tôi không có ý nói rằng những người tinh hoa có quyền phải thừa nhận Phúc Am trước khi chúng ta có thể đem Phúc Am đến cho dân chúng. Chúng tôi không bảo rằng chúng ta phải tôn trọng những người nắm giữ quyền hành và cầu nguyện cho họ vì cớ sự cứu chuộc của họ để Phúc Âm mới có cơ may tự do đến với dân chúng. Hiểu được cơ cấu quyền hành và đi qua những con đường phải lẽ là điều quan trọng để giới thiệu Phúc Âm có được sự cho phép cần thiết để thực hiện các chiến dịch xin được giờ phát thanh, hoặc chương trình trên truyền hình và thực hiện được nhiều hoạt động của Hội Thánh. Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta sự ủng hộ mà chúng ta có cần để thực hiện công việc Ngài muốn chúng ta làm.

Nên nhớ rằng ở tại nhiều xứ sở, người đứng đầu một tôn giáo quan trọng nhất có thể cũng được xem như người nắm quyền cao nhất. Các vị lãnh đạo tôn giáo ở tại một ngôi làng hoặc một thị trấn có nhiều quyền hành để lên tiếng về những hoạt động nào được cho phép ở tại đó. Thái độ của họ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của dân chúng đối với Phúc Âm.

Dân cư, Khu vực, Nền kinh tế Mc Gavran 187, 191, 193 (216-217)

Mục tiêu 5: Nói được làm thế nào mà các buổi nhóm tại nhà đã khắc phục được một số hàng rào hình thành do nền kinh tế, cư dân, và nơi dân chúng sinh sống.

Mật độ dân số và đặc điểm dân cư cùng với nền kinh tế thảy đều giúp định hình một xã hội. Chúng có ảnh hưởng đến sự tự hình dung của dân cư. Người dân sống trong một thành phố lớn có cái nhìn khác hơn so với dân cư trong các làng mạc. Những mối liên hệ, những nan đề, và nghề nghiệp của họ cũng khác với những người sống ở nông thôn. Những sự ràng buộc về quan hệ thân tộc về các truyền thống và thậm chí về tín ngưỡng trong những vùng thôn quê cũng thường mạnh mẽ

Page 150: Chien luot ht tang truong

hơn là ở các thành phố lớn.

Công việc, sức khỏe, hoặc gia thế của một người có thể quyết định của người ấy trong xã hội và ảnh hưởng đến việc tiếp nhận Tin Lành của người ấy. Những yếu tố ấy cũng có thể hình thành những hàng rào giữa những người thuộc các trình độ khác nhau. Những người thật nghèo sẽ cảm thấy không dễ chịu trong một Hội Thánh mà phần lớn đều là những người giàu có. Còn những người có địa vị cao thì không thấy thoải mái trong một Hội Thánh của những người quá nghèo. Ngay cả khi các Cơ Đốc Nhân thuộc những tầng lớp khác nhau yêu thương lẫn nhau, thì họ cũng thích mời những người bạn chưa tin đến dự buổi nhóm ở nơi mà người ta có cùng trình độ xã hội với mình hơn. Sách giáo khoa của bạn giải thích cách mà những buổi nhóm tại nhà giúp cho người ta được nghe Phúc Âm mà không phải đi qua các hàng rào ấy.Các buổi nhóm tại nhà - Những hàng rào bị loại bỏ- Sự truyền giảng ít tốn kém- Khu vực được khoanh vùng- Chức vụ đặc biệt đối với các nhóm- Người đồng hội đồng thuyền - Quyền lãnh đạo được phát triển- Các mối quan hệ thân cận- Sự quan tâm cá nhân

8. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúng a. Hội Thánh nên dùng cấu trúc phù hợp nhất với xã hội b. Bạn phải bảo cho các Cơ Đốc Nhân biết cách để thay đổi cơ cấu quyền hànhc. Bạn có thể tôn trọng và cầu nguyện cho những người có quyền hành và thực hiện công tác của mình theo bất cứ những cách nào tốt nhất cho Hội Thánh.d. Khẩn khoản kêu gọi những người tinh hoa có quyền lực cộng tác với mình trước khi rao giảng cho quần chúng.e. Tiến dẫn một kiểu mẫu về cơ cấu quyền hành tốt hơn vào trong Hội Thánh.f. Học hỏi để hiểu biết cơ cấu quyền hành ở nơi mà Chúa sai bạn đến để gầy dựng một Hội Thánh.

Bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khu vực mà mình sẽ hoạt động không? Sự bố trí của những con người theo những đơn vị trong cộng đồng hoặc tầng lớp xã hội, cũng như nền kinh tế, hết thảy đều có một phần quan trọng trong công việc của Đức Chúa Trời. Thành phố của tôi là Bombay ở tại An độ . Dân số hơn 5 triệu người. Đó là một thành phố quốc tế, người dân đến từ nhiều vùng khác nhau trên đất nước An Độ. Người dân thuộc về các tôn giáo khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau.

Page 151: Chien luot ht tang truong

9.Các buổi nhóm tại nhà thường khắc phục được các hàng rào xã hội bởia) đem những người thuộc các mức độ kinh tế và xã hội khác biệt lại với nhau.b) phá đổ sự chống nghịch tự nhiên đối với Đức Chúa Trời c) cung ứng chức vụ đặc biệt cho các nhóm trong cộng đồng.d) loại bỏ nhu cầu cần phải có các Hội Thánh trong các thành phố lớn.

Tôn giáo, Các tiêu chuẩn xử thế, Các tiêu chuẩn đạo đức Mc Gavran 188-190 (212-214)

Mục tiêu 6: Thảo luận vắn tắt tôn giáo luân lý, các tiêu chuẩn đạo đức của một xã hội có ảnh hưởng như thế nào đối với sư tăng trưởng của Hội Thánh tại đó.

Tôn giáo, các tiêu chuẩn xử thế, cùng các giá trị đạo đức của một xã hội quyện vào nhau chặt chẽ đến nỗi chúng ta phải xem xét chúng cùng một lúc. Kinh Thánh cho chúng ta những tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta, bày tỏ cho chúng ta điều gì là phải hoặc là trái. Những tập tục trong nhiều xã hội có thể xung đột trực tiếp với những tiêu chuẩn của người Cơ Đốc. Sự xung đột đó khiến cho càng khó khăn hơn đối với những người đang cân nhắc lời kêu gọi của Chúa Cứu Thế. Có thể người ta muốn điều Ngài đem đến song lại không muốn phải phá vỡ nếp sống theo truyền thống trong cộng đồng của mình. Hội Thánh đang ở trong vùng giao chiến thật sự trong vấn đề về những tập tục của tính dục. Ở một số vùng, chế độ đa thê được cả pháp luật lẫn tôn giáo cho phép. Một số vùng khác, những người trẻ tuổi có bổn phận phải kết hôn với những người mà cha mẹ họ đã chọn dầu cho người đó có tin Chúa hay không . Tại một số cộng đồng việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là kiểu sống được chấp nhận. Ly dị và việc tái kết hôn là một kiểu sống ngày càng phổ biến. Cuộc cách mạng về giới tính đang làm lung lay những nền tảng của xã hội. Việc loại bỏ những tiêu chuẩn của Kinh Thánh đã dẫn đến sự suy sụp của nhiều quốc gia trong suốt lịch sử. Tình trạng đồng tính luyến ái đã khiến sự phán xét của Đức Chúa Trời đổ xuống thành Sô Đôm và Gô Mô Rơ. Sự đồi bại về tình dục(bày ra cho giới trẻ ngày nay như là một lối sống luân phiên) là một phần của sự bại hoại của nhân loại được mô tả trong Rô ma đoạn 1. Sự chung chạ về tình dục và sống trong nhục dục đã góp phần cho sự suy vi của Ba by lôn và cổ La mã . Sự xói mòn về giá trị đạo đức đã dẫn đến thời kỳ Am thế ở tại Châu Au. Ngày nay sách báo và phim ảnh khiêu dâm đang góp phần vào việc gia tăng tốc độ bạo lực về tình dục.

Hội Thánh được kêu gọi để làm muối cũng như ánh sáng tức là một tác nhân làm thanh sạch, tác nhân bảo quản, trong xã hội. Hội Thánh phải giữ gìn các tiêu chuẩn của Kinh Thánh, song phải thực hiện điều đó bằng tình yêu thương. Chúng ta phải ghét bỏ tội lỗi nhưng yêu thương tội nhân và giúp con người tìm được đời sống mới trong Chúa Cứu Thế.

Page 152: Chien luot ht tang truong

Thường thường tôn giáovà các giá trị đạo đức được chấp nhận tại một khu vực thì sẽ ảnh hưởng đến việc dân chúng dễ tiếp nhận Tin Lành cũng như những công tác cần thiết để giúp các Cơ Đốc Nhân tăng trưởng. Ở đâu mà người ta sẵn sàng hiểu biết Chúa Cứu Thế và thừa nhận những tiêu chuẩn của Kinh Thánh về điều phải trái, thì việc cải đạo chủ yếu là việc đầu phục Chúa Cứu Thế. Những người từ các tôn giáo khác quy đạo có thể phải đối diện với sự chống đối từ cộng đồng xã hội của họ và gặp phải khó khăn trong việc học hỏi và điều chỉnh theo một hệ thống tiêu chuẩn mới. Thật là một sự cần thiết cho việc dạy dỗ, yêu thương và sự chấp nhận.

10. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúng.a. Những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội càng gần với Kinh Thánh thì người ta càng dễ được chinh phục về cho Chúa Cứu Thế.b. Một xã hội duy vật chất thì kém cởi mở đối với Kinh Thánh c. Những tập tục là những truyền thống có mối liên kết về mặt đạo đức của một xã hội.d. Hội Thánh phải bảo vệ những tiêu chuẩn của Kinh Thánh bất chấp các phương pháp hành xử đối với những tội nhân.e. Thánh Kinh đưa ra một tiêu chuẩn đạo đức thường xung đột với những phong tục theo truyền thống của một xã hội.

11. Hãy kể ra một số đường lối mà tập tục của xã hội bạn đang sống đã giúp ích hoặc đã cản trở sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Nền giáo dục, Văn học, Sự giải trí

Mục tiêu 7: Vắn tắt phần mà nền giáo dục, văn học và những sự giải trí có trong việc hình thành đặc tính của một xã hội.

Mỗi xã hội, dầu sơ khai thế nào, cũng đều có một hình thức giáo dục nào đó. Qua giáo dục, kiến thức, niềm tin, các giá trị đạo đức, và các kỹ năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Giáo dục là một phương pháp để huấn luyện cho những người trẻ tuổi nắm giữ vị trí của họ trong xã hội, để gánh vác trách nhiệm, và liên hệ đến các vấn đề của môi trường sống. Trong những xã hội mọi người đều biết đọc viết, sách báo là một phương tiện truyền thông quan trọng của giáo dục cả trong trường học lẫn cho công chúng rộng rãi. Những sự giải trí cũng có thể được sử dụng để truyền đi những điều bổ ích. Các môn thể thao cũng thường được sử dụng để dạy dỗ về sự hợp tác và phối hợp thuộc thể, cũng như những nguyên tắc chơi công bằng. Một số các môn giải trí tái hiện lịch sử. Một số dạy dỗ lòng can đảm có đạo đức và những lý tưởng cao đẹp trong khi một số khác dạy về đời sống buông thả và bạo hành .

Page 153: Chien luot ht tang truong

12. Mục đích của nền giáo dục ở bất cứ xã hội nào cũng là đểa) Bảo đảm mọi người đều biết đọc để ý thức được những thay đổi trên thế giớib) Truyền lại văn hóa và những quý giá của thế hệ này cho thế hệ kế tiếpc) Đào luyện những kỹ năng cho con người để họ có thể tự sinh sốngd) Dạy cho thế hệ trẻ những sự thật về các lý tưởng và tinh thần can đảm 13. Theo cái nhìn về ảnh hưởng do giáo dục, sách báo và những giải trí có đối với một xã hội, thì Hội Thánh nêna) Sử dụng những điều đó để ghi sâu những giá trị đạo đức Cơ Đốc và dẫn dắt người ta đến với Chúa Cứu thếb) Đưa dắt người ta đến với Chúa Cứu Thế và để họ tự tìm câu trả lời cho bất cứ xung đột nào về văn hóa c) Biết điều được dạy và chống đối cả điều tốt lẫn xấu trong nền văn hóa vì nó khác biệt với Phúc Âm.d) Bỏ qua những tập tục văn hóa nhưng cứ giảng Phúc Am để mong đợi người ta sẽ thay đổi đối với một điều tốt hơn.

Ngôn ngữ, Sự truyền thông, Nghệ thuật Mc Gavran 193-196 (217-220)

Mục tiêu 8: Giải thích sự hiểu biết của một người mở mang Hội Thánh về ngôn ngữ, về những kiểu mẫu truyền thông, và về các nghệ thuật có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Hội Thánh như thế nào.

Biết được nơi người ta sống, các phong tục của họ là gì, và những khía cạnh khác của cơ cấu xã hội của họ là điều tốt, nhưng sẽ vẫn khó khăn để nói về Chúa Cứu Thế cho họ nếu chúng ta không biết ngôn ngữ của họ. Tôi đã từng thấy nhiều nhà truyền giáo đã đến làm việc tại một địa điểm với lòng rất nhiệt tình thế rồi phải nản lòng. Họ thiểu não làm sao khi bảo “Tôi không hiểu được điều họ nói !” Để tránh cảm giác chán nản và có thể tiếp tục công việc mà Chúa đã giao cho chúng ta, chúng ta cần phải học tập ngôn ngữ mà người ta đang sử dụng tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thân mật của họ.Ở tại nhiều vùng, người dân nói hai loại ngôn ngữ.1.Ngôn ngữ thân mật người ta nói ở tại gia đình hoặc để nói với các thành viên thuộc thị tộc, bộ tộc hoặc với tầng lớp của người ấy.2.Loại ngôn ngữ đúng tiêu chuẩn, chính thức hay là ngôn ngữ để kinh doanh, để cho những người thuộc các thứ tiếng khác nhau có thể trao đổi với nhau

Ví dụ, An độ có 14 ngôn ngữ chính, kể cả Anh Ngữ và tiếng Hindi, là các ngôn ngữ đúng tiêu chuẩn. Đối với một số người, thì hoặc Anh Ngữ hoặc Hindi là tiếng

Page 154: Chien luot ht tang truong

mẹ đẻ của họ, nhưng với số dân cư còn lại thì một trong các ngôn ngữ khác mới là tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thân mật của họ.

Người ta thường đáp ứng tốt hơn với Tin Lành khi chúng ta trình bày Tin Lành bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Hội Thánh tăng trưởng tốt hơn khi tín hữu được thờ phượng bằng ngôn ngữ của tấm lòng và có Lời Chúa bằng chính thứ tiếng của họ. Đôi khi cũng cần thiết phải dùng loại ngôn ngữ tiêu chuẩn. Vấn đề trở nên khó khăn trong một xã hội đang thay đổi khi mà giới trẻ thì hiểu được ngôn ngữ chính thức khá hơn trong khi những người lớn tuổi lại am hiểu tiếng mẹ đẻ hơn. Nếu hoàn toàn có thể được thì người truyền giáo hoặc nhân sự trong nước nên biết cả hai thứ tiếng ngõ hầu hiểu được người ta và giúp đỡ cho những nhu cầu của họ bằng cách tốt nhất có thể được.

14. Trong một nền văn hóa có hai thứ ngôn ngữ được sử dụng để truyền thông thì người ta thường đáp ứng với Phúc Âm tốt hơn khi chúng ta trình bày Phúc Âm bằng:a) Anh ngữ và sau đó được dịch sang ngôn ngữ tiêu chuẩn của xứ sở.b) Thứ ngôn ngữ thân mật của học) Dùng xen kẻ ngôn ngữ thân mật lẫn ngôn ngữ Kinh doanh d) Ngôn ngữ kinh doanh và sau đó dịch sang ngôn ngữ thân mật của thị tộc.

Hiểu được các kiểu truyền đạt trong một xã hội cũng là điều quan trọng. Đôi khi sứ điệp phải được trình bày cho người đứng đầu hoặc các trưởng lão trong làng trước khi được loan truyền cách công khai cho mọi người. Ở một số vùng chỉ có phụ nữ mới được dạy dỗ phụ nữ. Ở một số cộng đồng xã hội, một sự công bố có tầm quan trọng lớn phải được nêu lên với một nghi lễ thích đáng, ví dụ như, ở tại một bữa tiệc lớn (Bạn còn nhớ bữa tiệc của Mathiơ đãi các bạn bè là nhân viên thâu thuế để giới thiệu họ với Chúa Jesus ngay sau khi ông hoán cải Mat Mt 9:10) Ở những nơi mà vô tuyến truyền hình, truyền thanh và báo chí là các phương tiện truyền thông quan trọng, thì Hội Thánh có thể tận dụng những hình thức đó để truyền đạt Phúc Âm. Các kiểu truyền thông cũng gồm cả kiểu suy nghĩ của dân chúng, cách lời nói được kết cấu, cách thức để tiếp tục giữ một cuộc nói chuyện, việc dùng điệu bộ, những lời nói cho lịch sự.

Những nghệ thuật văn hóa âm nhạc tranh ảnh, kịch nghệ cũng là những hình thức truyền thông giúp định hình một xã hội. Các hình thức trong những xã hội khác nhau rấtđa dạng. nghệ thuật có một ảnh hưởng quan trọng đối với những tình cảm và việc thừa nhận những giá trị mà chúng minh họa, miêu tả.

15. Theo bạn, loại âm nhạc hữu hiệu nhất trong Hội Thánh là a) Loại âm nhạc được sử dụng rộng rãi và được xã hội ưa thích

Page 155: Chien luot ht tang truong

b) Những bài thánh ca theo truyền thống cổ xưa bởi vì âm nhạc hợp với nền văn hóa thường được dùng trong những nghi lễ của người ngoại.c) Bất cứ loại âm nhạc nào, bởi vì điều đó không phải là một yếu tố quan trọng trong sự thờ phượng.d) Loại âm nhạc được các Hội Thánh trên các quốc gia khác hay dùng, nhưng đối với xã hội địa phương thì xa lạ.

Chủng tộc, Ý thức cộng đồng Mc Gavran 190-191 , 196-197 (214-216, 220-222)

Mục tiêu 9 : Tìm ra năm cách bạn có thể dùng ý thức dân tộc để giúp cho sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Mỗi người đều thích nghĩ về mình như là thuộc về tập thể. Điều đó có thể gọi là ý thức dân tộc. Mức độ ý thức dân tộc trong một cơ cấu xã hội của một cộng đồng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Viện Hàm Thụ Quốc Tế ICI đã nhận biết tầm quan trọng của ý thức dân tộc. Trong mỗi bài học thuộc năm bài đầu về các môn học truyền giáo tự do, đều yêu cầu các học viên điền tên và địa chỉ của ba người bạn cũng thích nhận, và học bài học. bằng cách đó, những bạn bè bà con, và bạn của những người đó chẳng bao lâu sẽ họp thành một mạng lưới những con người cân nhắc những lời công bố của Chúa Cứu Thế. Khi họ tiếp nhận Ngài, họ có thể khuyên giục nhau trong quyết định của họ và hình thành phần cốt lõi của một Hội Thánh trong khu vực của họ. Ở một số vùng, các cuộc họp dùng cho những học viên của ICI

( Viện Hàm Thụ Quốc Tế) củng cố những cảm giác phụ thuộc vào nhau. Việc trao thưởng các chứng chỉ hoặc văn bằng vào một buổi lễ trang trọng sẽ giúp củng cố các mối giây ràng buộc và nhấn mạnh việc họ được thừa nhận đối với những người trong Hội Thánh. Những buổi nhóm thông công và các kỳ hội nghị đều rất quan trọng để phát huy ý thức dân tộc và giúp ích cho các nhóm nhỏ hoặc những Cơ Đốc Nhân đơn độc. Có thể họ bị những bạn bè người ngoại từ khước, nhưng bây giờ họ có thể nhận biết được niềm vui được thuộc vào gia đình kỳ diệu của Đức Chúa Trời !

16. Đánh dấu X trước những cách sử dụng ý thức dân tộc để giúp ích cho Hội Thánh..... a. Giúp những người quy đạo tiếp tục sống trong xã hội của hội họ .... b. Truyền giáo cho hết thảy những người thuộc các quan hệ thân tộc bạn hữu.... c. Hoạt động cho những phong trào quần chúng .... d. Nhấn mạnh đến tư cách thành viên trong gia đình của Chúa

Page 156: Chien luot ht tang truong

.... e. Tổ chức những buổi nhóm thông công

17. Nếu bạn sống trong một vùng mà cơ cấu xã hội giống như ví dụ được cho ở vùng Jamaica ( trang 196-197 trong sách giáo khoa của bạn ) bạn có thể nói về Chúa cho người dân cách tốt nhất bằng việca) Tập trung vào tầng lớp trung lưu để họ có thể nói về Chúa cho cả hai tầng lớp kia b) Có các Hội Thánh riêng rẽ cho từng nhóm hầu cho có thể nói về Chúa cho những người mau tiếp thu hơn hết nhưng vẫn truyền giảng cho những người khác trong các buổi nhóm tại nhà.c) .Tập trung vào nhóm dễ tiếp nhận nhất nhưng ra đi đến những nhóm khác thờ phượng tại nhàd) Truyền giảng thêm cho vô số các tầng lớp thấp hơn

18. Vẽ thuộc lòng trong vở ghi chép của bạn vòng tròn biểu thị tám khía cạnh của một cơ cấu xã hội. Giữ điều đó như là một cách để kiểm tra suốt chức vụ của bạn

Nhận ra những rào cản và tiềm năng Mc Gavran 198-215 ( 223-244)

Là những nhà chiến lược của Hội Thánh, chúng ta phải luôn luôn nhớ nguyên tắc đơn giản nầy: Người ta thích trở thành những Cơ Đốc nhân trong nền văn hóa mà họ đã được nuôi dưỡng. Họ thích tiếp nhận Chúa mà không phải vượt qua những hàng rào văn hóa. Nguyên tắc đó thường quyết định sự chọn lựa của họ về một Hội Thánh thậm chí hơn cả giáo lý của một Hội Thánh đó. Họ muốn thuộc về cùng một tập thể những người nhìn xem, nói năng, và hành động giống như họ .

Những hàng rào xã hội Mc Gavran 198-206 (223-236)

Mục tiêu 10: Kể ra bốn hàng rào khiến người ta không đến được với Hội Thánh, và đưa ra những gương mẫu từ Kinh Thánh và lịch sử .

Bạn cảm thấy thế nào nếu phải thờ phượng một thứ tiếng không phải của mình? Bạn có thích thuộc vào một tập thể mà họ phân biệt đối xử với bạn vì cớ màu da của bạn không? bạn có cảm thấy thoải mái trong một Hội Thánh mà nền tảng văn hóa của mọi người đều khác với nền văn hóa của bạn không? Trong một thời kỳ có xung đột chính trị, liệu bạn có gia nhập vào một Hội Thánh có liên hệ với một nhóm người chống nghịch gay gắt với dân tộc của bạn không?

19. Ghép cặp nền văn hóa (trái) cho phù hợp với loại hàng rào (phải) đã được nêu

Page 157: Chien luot ht tang truong

lên như một ví dụ trong sách giáo khoa .... a. Agaristcs của người Mễ tây cơ.... b. Hội Thánh đầu tiên.... c. An độ1) Chính trị2) Giai cấp3) Ngôn ngữ

Một ví dụ về hàng rào giai cấp đã được chứng minh ở tại An độ nhiều năm về trước. Mặc dầu hàng rào nầy chế độ đẳng cấp đã được chính quyền tuyên bố là không hợp pháp, song nó vẫn tồn tại trong tâm trí của nhiều người. Các đẳng cấp là các đơn vị xã hội tới những người thuộc cùng một đẳng cấp không được kết hôn với những người thuộc đẳng cấp khác. Vậy thì làm thế nào họ nghĩ đến việc tham gia một Hội Thánh nơi mà những người thuộc một đẳng cấp khác thờ phượng ?

Cả người Do Thái lẫn dân ngoại bang đều đối diện với vấn đề hàng rào xã hội trong Hội Thánh đầu tiên. Những người dân ngoại không muốn phải trở thành người Do Thái (như một số Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã truyền bảo) để được làm Cơ Đốc Nhân, những người Do Thái không muốn bỏ đi đặc tính Do Thái của họ (ngày nay điều đó vẫn còn đúng. Người Do Thái là một dân tộc rất gắn bó với nhau. Kết hôn với người ngoại là điều cấm kỵ. Truyền thống và phong tục của họ đã vượt trên điều Pháp Luật đòi hỏi và đã trở thành những rào cản đối với bất cứ những mối quan hệ xã hội nào với dân ngoại bang. Vì vậy việc kết bạn với những Cơ Đốc Nhân ngoại bang cũng bị ngăn trở trừ khi họ trở thành người Do Thái. Phao Lô nhìn biết rằng Chúa Cứu Thế đã làm trọn Luật Pháp, giải phóng mọi người theo Ngài khỏi sự trói buộc của Luật Pháp, và phá đổ hàng rào giữa người Do Thái và dân ngoại bang ( xem GaGl 3:13-14, 23-29, Eph Ep 2:11-22) Nhưng có nhiều người Do Thái đã không hiểu được sự tăng trưởng bên trong cộng đồng của họ. Tuy nhiên, ở tại các xứ sở khác nơi mà dân ngoại đã vượt trội số dân Do Thái trong các Hội Thánh, thì những hàng rào văn hóa bày ra những nan đề nghiêm trọng (xem GaGl 2:7-16).Đức Chúa Trời đã ban các chức vụ riêng biệt cách khôn ngoan dành cho người Do Thái và Dân Ngoại vào lúc bắt đầu thời kỳ Hội Thánh Sứ đồ Phi e rơ đi đến với dân Do Thái, và Phao lô dành cho dân ngoại. Ngày nay chúng ta một lần nữa đang chứng kiến nhiều người đã hưởng ứng khi họ được cho một cơ hội để tiếp nhận Chúa Cứu Thế mà không đánh mất đặc trưng Do Thái của họ.

20. Ghép cặp những lời tuyên bố (trái) cho phù hợp với những đặc trưng mà chúng bày tỏ một cách rõ ràng nhất (phải)... a. “Chúng tôi là một dân tộc đặc biệt vì cớ tổ phụ Ap ra ham của chúng tôi chẳng

Page 158: Chien luot ht tang truong

có liên hệ gì với các anh cả”... b. “Các bạn phải trùm đầu lại khi cầu nguyện”... c. “Các anh là những người ngoại quốc đối với giao ước của lời hứa và bị loại trừ khỏi chúng tôi”... d. “Bày tỏ sự lưu tâm đặc biệt đối với những người ở trong những hoàn cảnh hèn mọn”... e. “Anh phải bỏ nón ra khi cầu nguyện”1) Tình yêu Cơ Đốc2) Đặt ra những hàng rào văn hóa3) Tính ưu việt của chủng tộc

Cũng như chúng ta cần quyền năng của Đức Thánh Linh để vượt qua những hàng rào thuộc linh đối với sự hoán cải và sự tăng trưởng của Hội Thánh thì chúng ta cũng cần sự chỉ dẫn của Ngài để giải quyết những rào cản về mặt xã hội. Chúng tôi đồng ý rằng giúp người ta tiếp nhận Chúa Cứu Thế mà không phải đi qua những hàng rào về chủng tộc, giai cấp và ngôn ngữ là một điều tốt, nhưng điều gì xảy ra nếu như đó là người đầu tiên trong dân tộc của người ấy tìm gặp Chúa Cứu Thế?

21. Mc Gavran khuyên rằng (trang 207) người quy đạo một mình nêna) Chờ đợi cho đến khi gia đình mình cũng sẵn sàng tiếp nhận Chúa Cứu Thế trước khi công khai đứng về phía Đấng Christb) Rời bỏ dân tộc mình và đến một nơi nào có một cộng đồng Cơ Đốc.c) Yêu thương dân tộc mình, phục vụ họ, và làm một thành viên gương mẫu trong cộng đồng xã hội của mình.d) Thừa nhận việc mình không còn thuộc về cộng đồng xã hội ấy nữa và bắt đầu hoạt động để gây dựng một xã hội Cơ Đốc riêng biệt.

Chúng ta phải nhớ rằng tiến trình Cơ Đốc hóa khác biệt tùy theo những miền khác nhau. Ở vùng này việc quyết định tin Chúa có thể chỉ đơn giản là một quyết định của tín ngưỡng. Còn trong một vùng khác quyết định tin Chúa bao gồm cả tín ngưỡng, chủng tộc hoặc giai cấp. Những vùng thôn quê và đô thị của một quốc gia có thể có những nan đề khác nhau đối với việc quyết định tin Chúa.

Dầu ở đâu chúng ta cũng không được để bất cứ điều gì kéo chúng ta ra khỏi công tác chính của mình, đó là công bố Phúc âm và gây dựng Hội Thánh. Cùng lúc chúng ta phải vâng phục mạng lệnh Chúa truyền phải yêu thương nhau. Tôi muốn nhấn mạnh rằng thông thường, điều khôn ngoan là cố gắng xây dựng một hội chúng hòa nhập (kết hợp) từ các nền văn hóa khác biệt nhiều. Sự hòa nhập mà không có sự chuẩn bị thích đáng thường cản trở sự tăng trưởng của nhóm người yếu kém hơn. Quyền lãnh đạo trong tập thể sẽ không phát triển theo như đáng phải có thông thưòng Hội Thánh tăng trưởng một cách nhanh chóng nhất khi những

Page 159: Chien luot ht tang truong

nhân sự nhất định tập trung vào một đơn vị trong cộng đồng và môn đồ hóa đơn vị đó rồi lan đến những thành phần cá biệt.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải giúp cho các Cơ Đốc Nhân giữ tình anh em với tất cả mọi tín hữu trong Chúa. Có một số các Hội Thánh mạnh mẽ có các thuộc viên thuộc mọi giai cấp xã hội kinh tế trong cộng đồng. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời bình đẳng hóa mọi người, thư Gia cơ dạy chúng ta trách nhiệm của mình trong sự tôn trọng này (Gia Gc 1:9-11; 2:1-9) Chúng ta phải khắc phục thành kiến và tránh thiên vị .

Ở một số vùng, sự kết hợp có thể là kiểu mẫu tốt nhất cho sự tăng trưởng của Hội Thánh. Trong các Hội Thánh như vậy, một sự cung ứng nào đó có thể phải được thực hiện để phục vụ cho mối thông công và chức vụ giữa vòng các thành viên thuộc các đơn vị trong các cộng đồng khác nhau. Các nhóm học Kinh Thánh, các lớp trường Chúa Nhật chi nhánh và các chức vụ đặc biệt khác sẽ khiến họ nói về Chúa cho những người chưa tin Chúa trong đơn vị của họ mà không vướng những hàng rào về mặt xã hội.

Các Cơ Đốc Nhân đôi khi đồng nhất Cơ Đốc giáo với nhiều vấn đề không cần thiết, nhất là về vấn đề thức ăn. Những cộng đoàn nào hay có những điều kiêng kỵ thì thực sự bị ảnh hưởng bởi những quan niệm như vậy. Nhiều người chưa tin Chúa ở tại An độ tin rằng để trở thành Cơ Đốc Nhân, họ phải ăn thịt bò là điều cấm kỵ trong nền văn hóa riêng của họ đề xướng một khái niệm như vậy trong khi trình bày Phúc Âm là lập tức từ chối một người quy đạo có triển vọng. Những đòi hỏi do con người đặt ra sẽ trở thành một rào cản giữa người ấy và Chúa Cứu Thế.

22. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Chia Hội Thánh thành nhiều đội để đạt đến mỗi một nhóm văn hóa là một cách để làm cho Hội Thánh tăng trưởng .b. Để được hoán cải, một người phải từ bỏ mọi thành kiến và đấu tranh cho tình anh em chung cả mọi ngườic. Hai lãnh vực mà các Cơ Đốc Nhân có thể có những phong tục và những xác quyết khác biệt nhau là thức ăn và việc giữ những ngày thánh.d. Phao lô bảo chúng ta trong Rô ma đoạn 14 rằng phải sống theo những xác quyết của mình và cố gắng thuyết phục người khác phải giữ theo đường lối của chúng ta e. Trong bất cứ xã hội nào, sự hợp nhất về mặt xã hội cũng đều là kiểu mẫu tốt nhất cho sự tăng trưởng của Hội Thánh.f. Tôn giáo, chủng tộc, và ngôn ngữ là những hàng rào có thể ngăn trở người ta tiếp nhận Chúa Cứu Thế.

Những hàng rào thuộc linh

Page 160: Chien luot ht tang truong

Mc Gavran 206 - 215 (236-244)

Mục tiêu 11: Nhận ra những hàng rào thuộc linh đối với sự tăng trưởng của Hội Thánh trong khu vực của bạn và những phương cách khả dĩ để khắc phục.

Dầu cho tất cả những hàng rào xã hội đều đã bị loại bỏ, không phải người ta vẫn luôn dễ dàng để trở thành Cơ Đốc Nhân. Vẫn còn có một số hàng rào về mặt thuộc linh mà họ phải khắc phục. Các Cơ Đốc Nhân khám phá rằng họ không phải tự sức mình làm điều đó mà chỉ sức mạnh của Đức Thánh Linh mới có thể làm cho điều có khả thi. Chúng ta cũng có dự phần trong việc đem lại sức mạnh đó cho họ. Chúng ta có thể giúp họ phá vỡ các rào cản !

23. Đọc phần Kinh Thánh trưng dẫn (trái) và ghép cặp cho phù hợp với những hàng rào thuộc linh mà những phần Thánh Linh đó mô tả (phải).... a. IICo 2Cr 4:4; Gia Gc 4:6... b. ChCn 16:5; Gia Gc 4:6... c. EsIs 59:2... d. RoRm 8:5-8; Mac Mc 8:34... e. EsIs 28:15-20; IITe 2Tx 2:9-121) Tội lỗi 2) Niềm tin sai lầm3) Lòng vô tín4) Ý riêng5) Kiêu ngạo

24. Chúng ta phải giúp người ta nhìn nhận những hàng rào thuộc linh và khắc phục chúng. Trong phần liệt kê bên dưới, hãy đánh dấu những phần nào người ta phải làm để trở thành những thuộc viên của Hội Thánh bạn. a) Chấp nhận sự khó chịu của thập tự giá (Mac Mc 8:34; GaGl 5:11) thậm chí nếu thập tự giá có nghĩa là sự từ khước, sự bắt bớ, hoặc sự chết.b) Thừa nhận họ là những tội nhân, phải ăn năn tội lỗi của mình và cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho mình (IGi1Ga 1:8-9)c) Tiếp nhận Chúa Jesus Christ là Con Hằng sống của Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa của mình (GiGa 1:12; Cong Cv 16:31)d) Công khai thừa nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình và là Chúa qua bài làm chứng công khai và chịu báp têm bằng nước (RoRm 10:9-10; 6:3-14. Mat Mt 28:18-20)

Bạn sẽ phải đương đầu với nhiều nan đề khi muốn thực hiện điều tốt nhất cho cánh đồng của bạn. Chúng tôi không thể cho bạn biết câu trả lời thích hợp được. Nhưng Chúa có thể ! Ngài luôn luôn biết. Bạn hãy lệ thuộc vào Ngài. khi nhìn xem cánh

Page 161: Chien luot ht tang truong

đồng của mình, hãy ngửa trông Ngài nữa. Tin cậy Ngài khi bạn tuân theo những chỉ dẫn của Ngài. Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài !

25. Viết vào vở ghi chép của bạn bất cứ những hàng rào đặc biệt nào ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh mà bạn thấy được ở tại đó. Có thể đó là những hàng rào về mặt thuộc linh hoặc về xã hội. Hãy cầu hỏi Chúa điều Ngài muốn bạn phải làm đối với những hàng rào đó. Hãy viết ra bất cứ những ý nghĩ nào mà Ngài có thể tỏ cho bạn.

Công tác đặc biệt

Hãy dùng sự quan sát của bạn cùng với bất cứ sự giúp đỡ nào bạn có được từ những cuộc trò chuyện với những người khác về các câu hỏi trong bài 8 phần bản tường trình số 4. Hãy nhớ rằng tất cả những công tác đặc biệt nầy đều nhằm giúp bạn hiểu rõ cánh đồng của mình hơn và thấy được cách bạn có thể hoạt động tốt nhất cho sự tăng trưởng của Hội Thánh bạn. Điền vào bản tường trình.

Công tác nhiệm ý số 6 Nếu bạn chọn đọc bài báo của Eugene Nida bạn sẽ điền vào tờ bài làm mà bạn tìm được trong tập tài liệu dành cho học viên của mình.

Bài tập trắc nghiệm:

Câu chọn lựa. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng.

1. Điểm Nhấn mạnh trong cơ cấu Hội Thánh đã thu hút sự tự hình dung của Hội Thánh vùng biên giới theo tiến sĩ Mc Gavran đã phát biểu là a) Uy quyền của những người lãnh đạo quốc gia trên Hội Thánh địa phương.b) Trách nhiệm về uy quyền cá nhân của Hội Thánh địa phương c) Hoàn cảnh kinh tế trong Hội Thánh địa phương d) Hướng chính trị của những người lãnh đạo quốc gia

2. Chiến lược dường như tốt nhất cho sự tăng trưởng của Hội Thánh trong những nền văn hóa khác nhau của thế giới ngày nay có thể là phải:a) Rao giảng cho người chưa được cứu với tinh thần coi mọi người như anh em và cần phải bỏ thành kiến.b) Để các Hội chúng riêng rẽ vì cớ những cộng đoàn khác nhaud) Dẫn dắt người ta vào một nếp sống đầy dẫy Thánh Linh và bày tỏ tình yêu của Chúa dành cho những người thuộc các đơn vị khác.

3. Hội Thánh tăng trưởng tốt hơn khi người ta có thểa) Thờ phượng bằng tiếng mẹ đẻ của họ

Page 162: Chien luot ht tang truong

b) Được kết hợp trong những nhóm văn hóa khác nhau c) Bỏ những quan hệ thân tộc của họ và triển khai các mối quan hệ mớid) Đưa gia đình họ vào Hội Thánh trước khi công khai bày tỏ đứng về phía Cơ Đốc Giáo.

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ trưóc mỗi câu Đúng. Viết chữ S nếu Sai..... 4. Để vượt qua những hàng rào thuộc linh, nhất thiết phải có lời cầu nguyện sốt sắng, lời cầu nguyện cầu thay ..... 5. Nếu người ta đã được nghe nói về Tin Lành rồi, chúng ta phải cung cấp những bản dịch Kinh Thánh bằng ngôn ngữ truyền thống của họ...... 6. Môi trường sống của một người bao gồm tôn giáo, chính trị và các tập tục..... 7. Sự tự hình dung của một Hội Thánh là đáng tin cậy và nên được dùng để làm lan rộng chức vụ của Hội Thánh trong vùng...... 8. Cơ cấu quyền hành trong một nền văn hóa thường không được giữ theo trong tổ chức và việc điều hành của Hội Thánh địa phương ..... 9. Nhóm người tinh hoa có quyền lực trong một xã hội phải được nghe nói về Chúa trước hết, trước khi Tin Lành có thể được quần chúng tiếp nhận ..... 10. Các yếu tố xã hội không có ảnh hưởng gì tới việc xây dựng một Hội Thánh vững chắc tự sinh sôi..... 11. Người gây dựng Hội Thánh biết ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ kinh doanh của một xã hội để giúp đỡ theo cách hữu hiệu nhất..... 12. Các kiểu truyền đạt giữa nền văn hóa nầy với nền văn hoá kia thay đổi rất ít..... 13. Mức độ ý thức dân tộc trong cơ cấu xã hội của một cộng đồng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Hội Thánh ..... 14. Những hàng rào về mặt xã hội thường có nhiều ảnh hưởng đến nới người ta tham gia Hội Thánh hơn là trên giáo lý của điều được giảng ra..... 15. Hội Thánh đầu tiên đã không phải đương đầu với những nan đề của những hàng rào xã hội mà Hội Thánh ngày nay đối diện.... 16. Việc tập trung vào nhóm văn hóa, là nhóm đa số người trong Hội Thánh của bạn thuộc vào có thể đem lại sự tăng trưởng Hội Thánh lớn nhất..... 17. Các môn thể thao và những sự giải trí có rất ít ảnh hưởng trên việc hình thành đặc điểm của một xã hội. .... 18. Hội Thánh phải là một nhân tố làm cho thanh sạch, để thâm nhập vào xã hội mà nó được thành lập

19. Kể ra hai điều Phao lô bảo chúng ta làm đối với những phong tục văn hóa trong RoRm 14:13, 19.

20. Kể tên bốn bộ phận cơ bản của một cơ cấu xã hội có thể rất đáng kể đối với sự tăng trưởng Hội Thánh.

Page 163: Chien luot ht tang truong

giẢi đáp1. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Saie. Saif. Đúng

2. b) Giàu có và không cần chi nữa

3. b. Nhu cầu phải tự tin ở vùng biên giới Hoa Kỳ.

4. a. Câu trả lời của bạn tùy theo hoàn cảnh trong khu vực riêng của bạnb. Trong một xã hội có khuynh hướng sống theo tập thể, gia đình thích cùng nhau có quyết định hơn các nhân sự phải cố gắng chinh phục toàn thể gia đình và sử dụng các mối quan hệ thân tộc để đạt đến những người bà con.

5. Câu trả lời của bạn. Nghiên cứu kỹ hoàn cảnh là một điều tốt, hầu cho sự hiểu biết đó có thể được sử dụng cho sự tăng trưởng của Hội Thánh.

6. d) Huấn luyện cho cả hai, để những người cao tuổi vào vị trí nắm quyền và cho từng người trẻ tuổi làm phụ tá

7. Câu trả lời của bạn. Cơ cấu xã hội của cộng đoàn nầy chỉ đặt để những người lớn tuổivào các vị trí quyền hành. Để cho cơ cấu xã hội không bị phá vỡ, đó là cách tốt nhất để Hội Thánh tuân theo.

8. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Saie. Saif. Đúng

9. c) Cung ứng chức vụ đặc biệt cho các nhóm trung cộng đồng.

10. a. Saib. Đúngc. Đúngd. Saie. Đúng

11. Câu trả lời của bạn. Mỗi nền văn hóa đều khác nhau và những câu trả lời giữa

Page 164: Chien luot ht tang truong

xứ sở nầy với xứ sở kia cũng sẽ khác nhau.

12. b) Truyền lại văn hóa và những giá quý của thế hệ này cho thế hệ kế tiếp

13. a) Dùng những điều đó để ghi sâu những giá trị đạo đức cơ đốc và dẫn đưa người ta đến với Chúa Cứu Thế.

14. b) Ngôn ngữ thân mật của họ

15. a) Loại âm nhạc được sử dụng rộng rãi và được xã hội ư thích

16. Câu trả lời của bạn. Tất cả đều có thể bổ ích

17. c) Tập trung vào nhóm người nhanh chóng tiếp thu nhất nhưng vẫn truyền giảng cho những người khác trong các buổi nhóm tại nhà.

18. Kiểm tra lại hình vẽ của bạn với khung 8.1

19. a. 1) Chính trịb. 4) Chủng tộcc. 2) Giai cấpd. 3) Ngôn ngữe. 3 Ngôn ngữ

20. a. 3) Tính ưu việt chủng tộcb. 2) Đặt để những hàng rào văn hoác. 3) Tính ưu việt chủng tộcd. 1) Tình yêu Cơ Đốce. 2) Đặt để những hàng rào văn hoá

21. c) yêu thương dân tộc mình, phục vụ họ, làm một thành viên gương mẫu trong cộng đồng xã hội mình.

22. a. Đúngb. Sai c. Đúngd. Saie. Saif. Đúng

23. a. 3) Lòng vô tínb. 5) Sự kiêu ngạoc. 1) Tội lỗid. 4) Ý riêng

Page 165: Chien luot ht tang truong

e. 2) Niềm tin sai lầm

24. Câu trả lời của bạn kiểm tra lại điều này cẩn thận và cầu hỏi Chúa sự hướng dẫn trong việc khích lệ dân sự của bạn hầu việc Chúa.

25. Sử dụng điều đó trong cức vụ của bạn

Di Chuyển Đến Những Vùng Dễ Tiếp Nhận Tin Lành

Trong bài 8 chúng ta đã khám phá một nguyên tắc quan trọng và hữu hiệu đối với sự tăng trưởng của Hội Thánh đó là, người ta muốn trở thành những Cơ Đốc Nhân mà không gặp những trục trặc về mặt xã hội. Chúng ta đã nghiên cứu một số những hàng rào xã hội chủ yếu và đã thấy được cách hoạt động bên trong những tình huống đó để vun trồng những Hội Thánh bản xứ vững vàng. Trong bài học này chúng ta tiếp tục nhận ra những sự khác biệt giữa những con người và điều đó ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của họ đối với sứ giả và sứ điệp của người ấy như thế nào. Người dân Au Châu và người dân Châu Á khác biệt nhau trong nhiều lãnh vực về văn hóa Người Châu Á thì khác với người Châu Phi. Người ở Bắc Mỹ thì khác với người ở Nam Mỹ. Lịch sử và những điều kiện sống của một xứ sở thường làm cho thái độ và cách sống của người dân tại đó rất khác so với một quốc gia láng giềng . Thậm chí trong cùng một xứ sở cũng có những nền văn hóa khác các nhóm văn hóa khác nhau trong cách tiếp nhận của họ đối với Tin Lành.

Chúng ta không nghiên cứu các bài học này chỉ để hiểu được cách các Hội Thánh tăng trưởng. Bài học nầy cũng không phải chỉ để tỏ cho bạn biết cách người ta có thể khám phá những khu vực dễ tiếp nhận Tin Lành, Mà là để giúp bạn thực sự làm được một điều gì đó từ sự hiểu biết ấy ! Mục đích của nó là để giúp bạn và Hội Thánh của bạn tìm được mùa gặt đang chín vàng và đi đến đấy. Nguyện Chúa giúp bạn bắt đầu thực hành các chiến lược quan trọng mà bạn sẽ được học trong bài nầy.

Dàn bài nhận biết những sự thay đổi trong sự tiếp nhận Khám phá những khu vực dễ tiếp nhận Nghiên cứu các báo cáoSử dụng phương tiện truyền thông đại chúngXem xét các điều kiệnXem xét những kết quả qua việc truyền giáoCác phương pháp phù hợp với sự dễ tiếp nhậnĐối với các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc : Các Hội Thánh bản xứĐối với những khu vực có khoảng trống đức tin: Tính thực tế hiện tạiĐối với những khu vực đa dạng: Chiến lược đa dạng

Page 166: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu bài học Khi học xong bài nầy, bạn có thể:Nhận biết những kỹ thuật dùng để khám phá được những con người dễ tiếp nhận đối với Tin Lành.Nhận ra những điều kiện sống thường khiến cho người ta dễ tiếp nhận hơn và sử dụng những cơ hội đó để đưa dắt họ đến với Chúa Cứu Thế.Sử dụng những xu hướng của chủ nghĩa dân tộc hiện có để hướng đến một chương trình vững mạnh để mở mang những Hội Thánh tự túc, tự trị, tự sinh sôi và đầy dẫy Thánh Linh.

Sinh hoạt học tập 1.Tuân theo thủ tục nghiên cứu tiêu chuẩn đã được đề nghị ở bài 1.2.Xem xét kỹ các biểu đồ của bài học để thấy được những khái niệm trong nội dung bài học đã được làm rõ bằng chữ viết hoặc biểu đồ như thế nào.3.Ôn lại bài nầy cách vắn tắt, làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.

Các từ then chốt người thuộc thuyết bất khả trisự trung thành người vô thầnbắt đầusự di trúsự định hướnglòng yêu nướcnhân viêndự đoáncó thiện cảm phương pháp kỹ thuậtsự phản bộikhác nhau

Khai triển bài học

Nhận biết những thay đổi trong sự tiếp nhận Mc Gavran 216-218 (245-248)

Mục tiêu 1: Nhận ra giai đoạn thời gian người ta dễ tiếp nhận Tin Lành nhất và đưa ra một ví dụ trong Kinh Thánh cho thấy sự việc thay đổi tiếp nhận của một khu vực.

Page 167: Chien luot ht tang truong

Không ai thật sự tiên đoán được người ta có sẵn sàng lắng nghe sứ điệp của chúng ta và đi theo Chúa Cứu thế hay không. Đức Chúa Trời đã ban cho con người đặc quyền được thay đổi thái độ của họ về bất cứ điều gì. Thay đôi thái độ là một đặc tính thông thường của mọi con người bất kể những khác biệt về địa lý, chủng tộc, và văn hóa trong các cộng đồng xã hội nhân loại. Có một số người hôm nay thật cương quyết mà ngày mai là có thể đổi ý. Một số người khác có thể thật dễ tiếp nhận bây giờ nhưng về sau có thể không thích nữa.So sánh LuLc 9:51-56 với Cong Cv 8:5-8, 14-17; 9:31. Các khúc Kinh Thánh này cho thấy những thái độ đã thay đổi như thế nào khi các sứ đồ cứ trung tín trình bày Phúc Âm và Chúa đã bắt đầu làm việc ở giữa vòng họ.

1. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Những người thuộc độ tuổi trung niên tiếp nhận Tin Lành với thái độ sẵn sàng bởi vì kinh nghiệm đã cho họ thấy đời sống là ngắn ngủi và không thỏa lòng .b. Tuổi ấu thơ là đoạn đời dễ tiếp nhận Tin Lành nhất c. Những thanh niên trẻ tuổi luôn luôn thích tìm kiếm những gì mới mẽ vì vậy họ sẽ sẵn sàng tiếp nhận Tin Lành d. Thường thường cần phải cầu nguyện cho những người lớn để họ có một sự thay đổi về thái độ trước khi họ tiếp nhận Cơ Đốc Giáo.

Tìm ra những khu vực dễ tiếp nhận đối với Tin Lành

Mục tiêu 2: Nói được bốn phương pháp cơ bản để qua đó chúng ta có thể tìm ra những người dễ tiếp nhận đối với Tin Lành.

Có nhiều bi kịch xảy ra trong đời sống bởi vì người ta không thấy rõ nơi mình phải đi. Tôi còn nhớ đã chứng kiến một chiếc máy bay Alitalia lớn rơi và vỡ vụn, làm chết tất cả 94 hành khách trên tàu. Thời tiết đầy mây, sương mù và mịt mờ. Viên phi công không thể hạ cánh tại phi trường Bombay. không biết vì sao anh ta mất phương hướng, và đâm vào núi, và máy bay nổ tung.Cũng vậy, sự thiển cận có thể gây ra những lỗi lầm bi thảm trong công tác giảng Tin Lành. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ sai phái những nhân sự vào đúng chỗ thích hợp khi chúng ta ngữa trông sự chỉ dẫn của Ngài, và tuân giữ những chỉ đạo của Ngài. Đôi khi những chỉ dẫn ấy đến bằng những phương cách siêu nhiên, nhưng Ngài thường dẫn dắt khi chúng ta nhìn xem cánh đồng và để ý xem mùa gặt đã sẵn sàng ở chỗ nào hơn. Khi chúng ta sử dụng các phương pháp khác nhau để tìm ra những vùng dễ tiếp nhận, Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta và giúp chúng ta cảm động theo ý Đức Chúa Trời.

2. Trong những thí dụ về sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời ban cho Phi e rơ trong Công vụ đoạn 2 và 3, Cong Cv 10:1-23 hãy xếp loại mỗi câu dưới đây, là loại 1)

Page 168: Chien luot ht tang truong

nếu là sự chỉ dẫn siêu nhiên, loại 2) nếu là tự nhiên..... a. Qua một khải tượng.... b. Một sự thăm viếng đặc biệt.... c. Sự thúc đẩy của Đức Thánh Linh.... d. Bởi các phép lạ chữa lành.... e. Bởi các phép lạ chữa lành.... f. Việc quan sát tình huống

3. Kể ra bốn phương cách cơ bản để khám phá những lãnh vực dễ tiếp nhận Tin Lành trong việc mở mang Hội Thánh.............Nghiên cứu các bảng báo cáo

Mục tiêu 3: Nói được hai loại báo cáo mà bạn có thể nghiên cứu để tìm thấy những khu vực dân chúng dễ tiếp thu Tin Lành.

Chúng ta đã nói đến việc so sánh các tốc độ tăng trưởng ở các Hội Thánh khác nhau có thể giúp chúng ta khám phá những khu vực đáp ứng như thế nào. Các tốc độc tăng trưởng trong Hội Thánh của các đơn vị cộng đoàn là rất quan trọng cho mục đích nầy. bạn nghiên cứu vẽ các đồ thị để giúp người ta nhìn thấy những so sánh ấy dễ dàng hơn. Ngay cả khi bạn không có đủ thông tin để có được mức độ tăng trưởng, thì bạn cũng có thể có được ý nghĩ khái quát về thái độ dễ tiếp nhận của người dân nhờ vào các dữ liệu về việc tham dự và về số thuộc viên. Các báo cáo đó hẳn đã có sẵn từ các Hội Thánh địa phương, các văn phòng giáo phái thuộc quốc gia, và ở bất cứ bảng thăm dò nào về sự tăng trưởng của Hội Thánh mà người ta đã thực hiện.

Những báo cáo qua các lớp học hàm thụ.

Nếu bạn đến văn phòng của ICI Viện Hàm Thụ Quốc Tế ở tại một số các quốc gia, bạn sẽ tìm được một bản đồ khổng lồ nằm trên tường. Những chiếc đinh ghim khác màu cho bạn biết nơi các học viên được xác định vị trí, và khoảng chừng bao nhiêu học viên ở mỗi thành phố liếc qua là bạn có thể thấy ngay nơi có số học viên tập trung đông đảo. Nghiên cứu những khu vực có vẻ dễ tiếp nhận Phúc Am nhất, bạn có thể xem các bảng báo cáo về học viên. trong đó bạn tìm được 1)Có bao nhiêu ghi tên theo học, 2) Có bao nhiêu học viên đã tin Chúa qua chương trình học, 3) Có bao nhiêu học viên đã học xong môn học mở đầu, và 4) Có bao nhiêu người tiếp tục học những bài học khác nữa. Với nguồn thông tin đó, các nhân sự đã dâng mình cho việc mở mang Hội Thánh có thể đi đến nơi nào họ được tiếp đón. họ có thể giúp các tân tín hữu nhóm lại với nhau để thờ phượng và học hỏi Lời Chúa.

Page 169: Chien luot ht tang truong

Gieuma Alnatas là cậu bé đã quy đạo, con trai của một người thờ tà thuật. Vài năm về trước, đang khi còn là một học sinh tại trường Kinh Thánh ở Port au Prince Haiti, anh quyết định phải làm cái gì đó cho một khu vực không có Hội Thánh Tin Lành. Vào một ngày thứ bảy anh đem theo 15 bài học của ICI và bắt đầu chuyến đi vất vả, kéo dài lên miền núi để đến làng Piron. Anh nhanh chóng tìm được 15 học viên có lòng quan tâm và họ đã đưa anh đến gặp những người khác. Một thời gian lâu sau đó đã có một nhóm khá đông, đủ để xây dựng một nhà nguyện nhỏ và hình thành một Hội Thánh. Ngày nay đã có 250 thuộc viên trong Hội Thánh nầy, và có các Hội Thánh khác cũng đang được bắt đầu.

4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúnga. Mức độ tăng trưởng của các Hội Thánh khác nhau không phải là một khía cạnh quan trọng trong việc khám phá ra những khu vực dễ tiếp nhận .b. Việc sử dụng các đồ thị có thể hữu hiệu trong việc tìm ra những khu vực dễ đáp ứng với việc mở mang Hội Thánh.c. Không nhất thiết phải kể cả những đơn vị cộng đoàn khi lập biểu đồ mức độ tăng trưởng của một Hội Thánh d. Khi chuẩn bị đi vào một khu vực mới để bắt đầu một chương trình truyền giảng, biết được số người ghi tên và số người hoàn tất một khóa học hàm thụ không quan trọng bằng biết được có bao nhiêu người đã tiếp nhận Chúa.e. Những báo cáo từ các trường hàm thụ có thể ích lợi lớn cho việc bắt đầu các Hội Thánh mới.

5. Theo tác giả, nguồn thông tin hữu ích về tính tiếp nhận của Hội Thánh trong một khu vực có thể có được từ.a) Những sự thăm dò nghiên cứu sự tăng trưởng của Hội Thánh, số liệu tham dự, và những sự quan sát trên cánh đồng b) Hội Thánh địa phương, văn phòng quốc gia và những nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội Thánh.c) Văn phòng quốc gia, các bảng danh sách về số thuộc viên, và các đơn vị cộng đoànd) Các đơn vị cộng đoàn, các bảng danh sách thuộc viên, và các bảng báo cáo từ nơi các nhân sự.

Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng

Mục tiêu 4: Tìm ra ba cách bạn có thể dùng phương tiện truyền thông đại chúng để khám phá nơi nào người ta dễ tiếp nhận Tin Lành.

Phát các chương trình trên đài truyền thanh hoặc truyền hình

Page 170: Chien luot ht tang truong

Những phát thanh viên trên đài truyền thanh và truyền hình đã xử dụng các kỹ thuật khác nhau để được sự hưởng ứng từ các thính giả của họ. Một số các chương trình cung cấp sách báo tặng không, các chương trình học hàm thụ, hoặc những món quà khác.

Một chương trình khác có thể mời người nghe viết thư (hoặc gọi điện) để nói lên những thỉnh cầu cầu nguyện của họ, những nan đề để được cố vấn, hoặc yêu cầu những bài hát. Từ sự đáp ứng họ có thể làm dấu trên bản đồ những khu vực có sự quan tâm nhiều nhất.

Sách báo văn phẩm Chúng ta sử dụng văn phẩm bằng nhiều cách để khám phá những khu vực dễ tiếp nhận Tin Lành. Chúng ta tìm ra những khu vực dễ tiếp nhận Tin Lành bằng sách báo, văn phẩm qua việc quảng cáo trên nhật báo, tạp chí, sách, các tờ quảng cáo, hoặc truyền đạo đơn về:1.Giới thiệu một tài liệu2.Một khóa học hàm thụ3.Việc cố vấn4.Thông tin về một chủ đề quan trọng5.Sự giúp đỡ về thuộc linh6.Thông báo về những buổi nhóm

Những báo cáo của việc bán các văn phẩm của các hiệu sách Cơ Đốc và của những người bán dạo thuộc Thánh Kinh Hội có thể cho bạn biết đâu là nơi người ta dễ tiếp thu đối với Tin Lành. Hội Thánh nào bán được Kinh Thánh và các văn phẩm Cơ Đốc khác ở các tiền trạm của mình và ở các chương trình truyền giảng khác có thể nhận biết tính dễ tiếp nhận Tin Lành của khu vực đó qua những báo cáo các văn phẩm bán được của mình.

Các bài học Kinh Thánh Hàm Thụ. Qua chương trình học Kinh Thánh hàm thụ, chúng ta cũng có thể khám phá những khu vực dễ tiếp nhận và nhất là qua một hệ thống thăm hỏi ý kiến Các bài học truyền giáo của ICI được in một loạt 6 tập một. Bài 1 được phân phát rộng rãi trong các chiến dịch và trong các loại truyền giáo khác. Những người nào có lòng quan tâm đều nghiên cứu bài đó, gởi đi để được sửa chửa, và ghi tên theo học . Kèm theo từng bài trong năm bài đầu họ gởi cả tên tuổi và địa chỉ của ba người khác nữa, là những người cũng thích học chương trình miễn phí đa phần trong số ba triệu người đã theo học các khóa học của viện Hàm Thụ Quốc Tế trong 138 quốc gia tính đến năm 1981 đều đã ghi tên theo hệ thống giới thiệu đó.

6. Ghép cặp lời mô tả (trái) với phương pháp truyền thông đại chúng được sử dụng trong việc khám phá những khu vực dễ tiếp nhận Tin Lành (phải).

Page 171: Chien luot ht tang truong

... a. Đăng lời kêu gọi trợ giúp về mặt thuộc linh

... b. Hệ thống chuyển lời giới thiệu

... c. Những báo cáo về việc bán văn phẩm của các Hội Thánh Kinh

... d. Sự mời gọi cho những yêu cầu cầu nguyện

... e. Việc ghi tên vào chương trình học

... f. Sử dụng các tạp chí và nhật báo

... g. Tặng các món quà miễn phí1) Sách báo, văn phẩm 2) Các khóa học Hàm thụ3) Các chương trình phát trên vô tuyến truyền thanh hoặc truyền hình

Xem xét các điều kiện Mc Gavran 218-222, 225-227 (248-252, 254-256)

Mục tiêu 5: Kể ra những điều kiện sống có khuynh hướng làm gia tăng tính dễ tiếp nhận của dân chúng đối với Tin Lành và cho thấy những điều kiện nào được khám phá trong khu vực của bạn.

Khi những điều kiện sống thay đổi, thì thái độ của dân chúng đối với Tin Lành cũng thay đổi. Chúng ta phải luôn mở mắt đối với những điều kiện đang thay đổi để thấy chổ nào chúng đang làm cho người ta dễ tiếp nhận đối với Tin Lành hơn.

Sự phục hưng và phong trào quần chúng Chúng ta đã nói về cách người ta bị kéo theo bởi cơn thủy triều thuộc linh, họ tiếp nhận Chúa Cứu Thế dễ dàng hơn trong các cuộc phục hưng và các phong trào quần chúng vì thế chúng ta phải sai phái nhiều nhân sự để đi vào những nơi đó. Nhưng thậm chí nếu những điều kiện sống đó không tồn tại trong khu vực củabạn, thì những điều kiện khác có thể đưa bạn đến những con người dễ tiếp nhận Tin Lành cách nhất thời.

Sự di trú Sự di trú có thể giúp ích hoặc cản trở sự tăng trưởng của Hội Thánh. Các Cơ Đốc Nhân đi xa khỏi tầm ảnh hưởng của Hội Thánh địa phương và bạn bè Cơ Đốc của họ rất mẫn cảm đối với những ảnh hưởng của môi trường mới của họ. Đối với họ tìm được sự ổn định ở tại một Hội Thánh mới như ở nhà ngay lập tức là điều quan trọng biết bao ! Những người dân tạm trú và những người đi đây đó không những rất có khả năng dễ tiếp thu đối với những tư tưởng mới ( kể cả sứ điệp Tin Lành) mà họ còn là những chứng nhân có tiềm lực để đem Tin Lành đến với dân tộc mình.

7. Ở tại Lina, Pêru (trang 219-249) những người dân miền quê đã di chuyển đến những khu phố tồi tàn vẫn còn dễ tiếp nhận Tin Lành trong vòng

Page 172: Chien luot ht tang truong

a) Ba thángb) Sáu thángc) Khoảng một nămd) Khoảng mười năm

8. Đâu là một bản liệt kê những người tạm trú hoặc những du khách, Hãy đánh dấu x trước những người được tìm thấy trong khu vực của bạn..... a. Các sinh viên cao đẳng hoặc đại học đến từ những nơi khác..... b. Những công nhân nông trại di trú.... c. Những công nhân làm việc theo mùa đến từ các vùng khác.... d. Những người nam đến xứ sở của bạn để tìm việc làm .... e. Những người đi du lịch hoặc những du khách khác sống trong các khách sạn.

9. Kể ra ba cách mà Hội Thánh của bạn có thể bắt đầu giúp đỡ cho những người nầy................

Việc loại bỏ quyền kiểm soát Loại bỏ quyền kiểm soát là một yếu tố trong sự dễ tiếp nhận Tin Lành của những người di dân, và nó cũng ảnh hưởng đến những người sống tại gia đình. Quyền kiểm soát của cha mẹ trong những gia đình không tin Chúa thường là ngăn không cho các trẻ em và thanh niên trở thành những Cơ Đốc Nhân. Mặc dầu tuổi thơ ấu thường là giai đoạn dễ tiếp nhận Chúa nhất trong đời sống nhưng những người thuộc các gia đình người ngoại sẽ thấy dễ dàng hơn để cân nhắc lời mời gọi của Chúa Cứu Thế sau khi họ đã rời gia đình và được tự do để có những quyết định riêng của mình. Những sự kiểm soát về tín ngưỡng và chính trị đôi khi gây khó khăn cho người dân trong việc tin nhận Chúa. Việc ban tự do tín ngưỡng trong một quốc gia làm gia tăng sự dễ tiếp nhận đối với Tin Lành, nhưng có thể vẫn còn nhiều sự kiểm soát của các thế lực tôn giáo thuộc các làng, các bộ tộc, các đẳng cấp và tại địa phương.

10. Trong khu vực bạn đang làm việc, loại kiểm soát nào có ảnh hưởng đáng chú ý đến việc dân chúng tiếp nhận Tin Lành?a) Về chính trịb) Về tôn giáod) Của bộ tộce) Của các đẳng cấp hoặc giai cấpf) Về các phong tục xã hội

Sự chịu khổ và những khủng hoảng

Những người đang chịu khổ thường tìm kiếm một giải pháp cho các nan đề của họ,

Page 173: Chien luot ht tang truong

hoặc ít nhất cho một điều gì đó làm cho nỗi đau khổ của họ có thể dễ chịu hơn Sứ điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự bày tỏ thực tiễn của điều đó qua việc các Cơ Đốc Nhân đáp ứng cho họ ngay thời điểm có cần. Bệnh tật, sự nghèo thiếu, áp bức, chiến tranh, đói kém, nguy hiểm giam cầm, bi kịch, các cuộc khủng hoảng cá nhân của quốc gia trong những hoàn cảnh đó, dân chúng dường như càng sẵn sàng đến với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời là Đấng quan tâm đến họ. Chúng ta đã ghi nhận trong các chiến dịch Tin Lành nơi mà Đức Chúa Trời đã chữa lành cho những kẻ bệnh tật khiến cho những nhu cầu cá nhân đã phá vỡ những hàng rào về xã hội. Những người thuộc giai cấp cao những người thấp kém, người giàu và người nghèo thảy đều gặp gỡ nhau ở một điểm chung, đó là nhu cầu của họ.

11 Đánh dấu x bên cạnh nhóm người nào có trong xứ sở bạn. Đánh dấu kiểm tra (V) bên cạnh chức vụ dành cho nhóm tồn tại đó. Đặt một dấu x thứ hai và một dấu kiểm tra thứ hai bên cạnh các nhóm trong khu vực địa phương của bạn.

Những người chịu đau khổ .... a. Nạn nhân của cơn đói kém .... b. Những người tị nạn.... c. Bệnh tật, bị thương .... d. Nghiện rượu, nghiện ma túy.... e. Tù nhân và gia đình.... f. Những người chạy trốn, những bà mẹ không có cưới hỏi.... g. Những kẻ mồ côi, già nua .... h. Những gia đình gặp khó khăn.... i. Những người thất nghiệp, bị lâm vào cảnh nghèo khổChức vụ đặc biệt .... a. Công tác cứu trợ, các tặng phẩm.... b. Tiếp đón, xây dựng chỗ ở mới.... c. Chăm sóc, cầu nguyện chữa lành.... d. Giải cứu, phục hồi.... e. Những lần thăm viếng, giúp đỡ, phục hồi.... f. Chăm sóc, giúp đỡ, sự định hướng (hướng nghiệp) .... g. Những gia đình, tình thương sự giúp đỡ.... h. Cố vấn, cố vấn hôn nhân.... i. Giúp đỡ, huấn luyện việc làm, hướng nghiệp.

Đọc Mat Mt 25:34-46 Cá nhân bạn có lẽ không thể nào giúp đỡ cho tất cả những người có nhu cầu trong khu vực của bạn. Nhưng bạn và Hội Thánh của bạn có thể làm phần việc của mình bằng cách huy động các thuộc viên Hội Thánh phục vụ trong tinh thần Cơ Đốc. Xem lại toàn bộ bảng liệt kê số 11 một lần nữa trong tinh thần cầu nguyện khẩn thiết. Bạn hãy nhớ rằng sự cứu giúp về mặt thuộc linh, tức là

Page 174: Chien luot ht tang truong

sự cứu giúp mà Hội Thánh có thể cung ứng, là hết sức cần thiết.

12. Hãy viết vào vở ghi chép của bạn bản danh sách những điều bạn cảm thấy Chúa muốn bạn làm thuộc các nhu cầu đã kể trong khu vực của bạn.13. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúng.a. Những người tạm trú không chắc cỡi mở với Tin Lànhb. Sự tăng trưởng đáng chú ý nhất của một Hội Thánh ở tại Brazil là nơi những người dân di trú sống trong những thành phố công nghiệpc. Những cây họ cọ nhỏ cho giám mục Rodrigues một sứ điệp về sự tăng trưởng của Hội Thánh trong một vùng định cư mới.d. Những sinh viên cao đẳng và đại học hẳn được xem là nhóm người khó tiếp nhận nhất đối với việc giảng Tin Lànhe. Những Cơ Đốc Nhân đi xa Hội Thánh địa phương của họ đều dễ bị ảnh hưởng trước những ảnh hưởng mới mẽ và thường bị kéo ra xa khỏi Chúa.

Xem xét những kết quả của việc truyền giáo

Mục tiêu 6: Bàn luận vắn tắt cách Hội Thánh bạn có thể khám phá ra những khu vực dễ tiếp nhận đối với Tin Lành qua việc truyền giáo.

Nhìn lại dàn bài của bài học nầy chúng ta thấy rằng các bài báo cáo, phương tiện truyền thông đại chúng, và những hoàn cảnh sống có thể giúp chúng ta tìm ra những vùng dễ tiếp thu đối với Tin Lành. Phương cách thứ tư là việc truyền giảng dường như là cách đơn giản nhất và trực tiếp nhất cho những khu vực nằm trong tầm tay chúng ta. Tuy nhiên chúng ta phải cân nhắc xem mức độ tiếp nhận có thể tùy thuộc vào 1) Người trình bày sứ điệp , 2) Chính sứ điệp, 3) Nơi rao ra sứ điệp, và 4) Phương pháp được sử dụng. Để có được một hình ảnh đầyđủ chúng ta phải xem xét những kết quả truyền giảng ở những chỗ khác nhau, việc sử dụng những phương pháp khác nhau.

Con người và nơi chốn

Chúng ta không thể đoán định sự tiếp nhận đối với Tin Lành chỉ qua việc có bao nhiêu người đến nhà thờ để nghe vị Mục sư truyền giảng hoặc qua việc có bao nhiêu người quyết định tiếp nhận Chúa ở tại đó. Quyết định đó có thể tùy thuộc vào việc có bao nhiêu thuộc viên đã nói chuyện với những bạn bè chưa tin Chúa của họ cũng như những người hàng xóm của họ về Chúa Cứu Thế và đã đưa những người ấy đến nhà thờ. Ngoài ra, những áp lực của tín ngưỡng và xã hội có thể khiến cho người ta sợ không dám đến nhà thờ mặc dầu họ rất vui mừng khi học Kinh Thánh ở tại nhà hoặc tại nhà của một người hàng xóm. Người ta có thể tiếp

Page 175: Chien luot ht tang truong

nhận trước bài làm chứng của một người bạn của mình hơn là trước một bài giảng của một người xa lạ nào đó.

Phương pháp

Giả sử bạn đi đến một làng nọ và tìm cách bán các văn phẩm Phúc Âm. Không có ai ham thích cả thậm chí cũng không ai muốn nhận sách biếu mà bạn trao tặng. Bạn có thể cho họ là những người không muốn tiếp nhận Phúc Am chăng? Không nhất thiết như vậy đâu. Có thể họ không biết đọc. Hoặc biết đọc thì chỉ vì họ không thích đọc. Nhiều người không đọc. Hoặc có thể giới lãnh đạo tôn giáo của họ đã cấm họ không được nhận bất cứ sách báo Phúc Âm nào cả. Vì cớ những hoàn cảnh khác nhau, một số người dân dễ đáp ứng với một buổi giảng Phúc Âm qua đài phát thanh hơn, hoặc qua truyền hình, phim chiếu, buổi nhóm ngoài phố, hoặc qua sự chứng đạo cá nhân hơn.

Để có được một hình ảnh thật về tính dễ tiếp nhận của người dân đối với Phúc Âm , chúng ta hãy sử dụng việc kết hợp các phương pháp. Đức Chúa Trời dùng các phương pháp khác nhau để hấp dẫn những con người khác nhau. Những phương pháp đó có thể gồm:1.Các buổi nhóm ngoài đường phố2.Việc thăm viếng từ nhà này sang nhà kia3.Những phiếu thăm dò 4.Phân phát các văn phẩm5.Các lớp trường Chúa nhật, các buổi nhóm tư gia, (công tác của tiền trạm)6.Các câu lạc bộ Thánh Kinh7.Những buổi diễn kịch hoặc hòa nhạc tôn giáo8.Những buổi chiếu phim Phúc Âm 9.Các chiến dịch

Các bảng báo cáo về những hoạt động cùng những kết quả có thể giúp chúng ta bắt đầu tiến hành việc gầy dựng Hội Thánh nơi người ta đã sẵn sàng đối với Phúc Âm.

14. Việc sử dụng việc kết hợp các phương pháp để khám phá các khu vực dễ tiếp nhận đối với Phúc Âm là a) một dấu hiệu cuả việc lên kế hoạch không hữu hiệu b) không phù hợp trong nhiều cộng đồngc) cần thiết nếu chúng ta muốn nói về Chúa cho nhiều người hơnd) gây một ấn tượng cho dân chúng về những khả năng và những nguồn phương tiện của chúng ta.

15. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào đúnga. Việc tham gia nhóm lại ở Hội Thánh và những sự quy đạo là thước đo đáng tin

Page 176: Chien luot ht tang truong

cậy về tính tiếp nhận của một cộng đồng đối với Phúc Âm.b. Việc tham gia của những con người khác nhau vào công tác truyền giảng là ích lợi cho việc có được một hình ảnh rõ ràng hơn về tính dễ tiếp nhận của dân chúng đối với Tin Lànhc. Đức Chúa Trời sử dụng những phương pháp khác nhau để hấp dẫn những con ngừi khác nhau.d. Những áp lực về mặt xã hội có ít ảnh hưởng trên sự tiếp nhận của dân chúng đối với Tin Lành hơn là những áp lực về tín ngưỡng.e. Trong khi vẽ đồ thị về các kết quả của việc truyền giáo, phải xem xét các phương pháp được xử dụng ở những nơi khác nhau.

Các phương pháp phù hợp với sự tiếp nhận Mc Gavran 220-224, 226-232 (250-254, 255-265)

Khi chúng ta đem Phúc Âm đi vào một khu vực mới hoặc ở tại các hội truyền giáo ở nội địa hay hải ngoại, chúng ta đều cần phải xem xét thái độ của người dân trong vùng và áp dụng các phương pháp của mình cách phù hợp. Chúng ta phải cố gắng làm cho các nhân viên hòa hợp với các cư dân, việc tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa là điều tất yếu. Việc đánh dấu sự phân bố các vùng dễ tiếp thu sẽ giúp chúng ta biết phải tập trung các nổ lực của mình vào đâu . Sau đó chúng ta có thể hoạch định công tác của mình để đạt được sứ mạng của mình.

Đối với các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc : Các Hội Thánh bản xứ Mc Gavran 220-222 (250-252)

Mục tiêu 7: Giải thích chủ nghĩa dân tộc có thể ảnh hưởng đến thái độ của dân chúng đối với các nhà truyền giáo nước ngoài trong khu vực của họ như thế nào và chủ nghĩa dân tộc có thể giúp ích cho sự tăng trưởng của các Hội Thánh bản xứ như thế nào.

Chủ nghĩa dân tộc có thể hoặc giúp ích hoặc ngăn trở sự lan rộng của Hội Thánh. Nếu Cơ Đốc giáo bị coi là tôn giáo ngoại lai, và Hội Thánh là một cơ cấu thống trị của nước ngoài, thì người dân có thể sẽ căm ghét sự có mặt của Cơ Đốc Giáo. Tình hình sẽ càng tệ hại hơn nếu những quan hệ giữa quốc gia của nhà truyền giáo với xứ sở nơi mình công tác bị căng thẳng. Dân chúng có thể nghi ngờ vị truyền giáo là một gián điệp và giáo hội của người ấy chỉ để che đậy lý do thật sự của việc người ấy có mặt ở đó.

Chủ nghĩa dân tộc Những cảm nghiệm hoặc nỗ lực của tinh thần yêu nước, nhưng mong muốn và những kế hoạch dành cho nên2 độc lập quốc gia. Sự tận hiến đối với dân tộc mình.

Page 177: Chien luot ht tang truong

Tiếp nhận một tôn giáo của người nước ngoài và gia nhập Hội Thánh của người ấy dường như là một hành động phản bội lại chính đất nước mình. Tuy nhiên, nếu Hội Thánh không bị coi là một cái gì đó của ngoại quốc thì sự đe doạ đó sẽ được loại trừ .

Thật ra, các Hội Thánh tự túc, tự trị, tự sinh sôi, và đầy dẫy Thánh Linh, đều có thể cùng hướng đến các xu hướng của chủ nghĩa dân tộc. Lòng yêu nước, tinh thần độc lập, sự tận tụy với đất nước mà chúng ta gọi là chủ nghĩa dân tộc có thể khiến cho các Cơ Đốc Nhân cảm biết trách nhiệm của họ phải truyền giáo cho dân tộc mình. Điều đó khích lệ họ để huấn luyện thành phần lãnh đạo, ủng hộ các Hội Thánh của họ và phát triển các hội truyền giáo ở quê nhà cũng như nước ngoài.

16. Giả sử bạn và cộng đồng của bạn chưa được nghe Phúc Âm . Viết số 1 bên cạnh người giảng Phúc Âm mà sứ điệp của người ấy bạn sẽ sẵn sàng tiếp nhận và tin cậy nhất. Viết số 2 bên cạnh người mà bạn có lẽ sẽ bày tỏ sự dễ tiếp nhận nhiều thứ nhì, và cứ tiếp tục đánh số theo thứ tự. Số lớn nhất dành cho người mà có lẽ bạn thấy sứ điệp của người ấy ít được tiếp nhận nhất..... a. Một người đến từ một quốc gia vừa chinh phục đất nước của bạn và đem nhiều đau khổ cho dân tộc bạn .... b. Một người bạn đã du lịch đến một vùng đất khác, tìm được Chúa Cứu Thế, và quay về với đầy sự vui mừng và lòng yêu thương .... c.Một người từ một khu vực khác trong đất nước của bạn .... d. Một người từ một xứ sở có các mối quan hệ thân thiện với đất nước của bạn.... e. Một người từ một xứ sở có nguy cơ chiến tranh với đất nước của bạn.

Các mối quan hệ có thể gây nên sự khước từ hoặc sự tiếp nhận không chỉ ở giữa các quốc gia. Một cộng đoàn trong một quốc gia có thể có sự thù ghét sâu xa với một đơn vị khác. Sự thù địch có thể ở giữa các bộ tộc, các tầng lớp hoặc các đơn vị dân tộc. Một sự phản ứng chống đối các nhà truyền giáo đến từ một tập thể khác có thể là như vầy “Họ đã đến và hủy phá vùng đất của chúng ta, dân tộc chúng ta và nền văn hóa của chúng ta. Bây giờ họ cho rằng bởi vì họ đã chiến thắng chúng ta nên chúng ta phải giữ theo tín ngưỡng của họ. Chúng ta sẽ không làm thế !”

17. Cách tốt nhất để truyền giáo cho các đơn vị dân tộc thù địch là phải a) Có các nhân sự thuộc cùng một cộng đoànb) Sử dụng sách báo, văn phẩm thay cho các nhân sực) Sai phái người từ một xứ sở vừa mới chinh phục họ d) Cầu nguyện và chờ đợi cho đến khi sự thù nghịch của họ không còn

18. Chủ nghĩa dân tộc có thể giúp cho sự tăng trưởng của Hội Thánh khi a) Cơ Đốc giáo được coi như một tổ chức ngoại quốc tách rời khỏi nền chính trị

Page 178: Chien luot ht tang truong

của xứ sở.b) Các Cơ Đốc Nhân dành thì giờ và tiền bạc của họ cho Hội Thánh địa phương chứ không cho các Hội truyền giáo ở tại một xứ sở khácc) Các Hội Thánh tự túc mà không cần đến sự trợ giúp từ nơi chính phủ của họd) Các Cơ Đốc Nhân ngày càng trở nên có trách nhiệm để truyền giáo cho dân tộc của mình

Đối với những người có khoảng trống đức tin : Tính thực tế hiện tại Mc Gavran 222-224 (253-254)

Mục tiêu 8: Giải thích nhu cầu cấp bách phải trình bày sự thực hữu của Chúa Cứu Thế cho những người đang có một khoảng trống về đức tin

Con người là một sinh vật có lòng tin. Chúng ta phải đưa yếu tố quan trọng có trong bản chất của một người đó vào trong sự cân nhắc để biết khi nào chúng ta đối diện với một khoảng trống của đức tin. Người ấy có thể gạt bỏ tôn giáo của tổ tiên mình và tự nhận mình là một người theo thuyết bất khả tri hoặc là một người vô thần. Nhưng người ấy phải tin vào một điều gì đó. Chỗ trống của đức tin không thể tồn tại lâu dài. Một loại đức tin nào đó sẽ đến chiếm chỗ. Người ấy phải có một cái gì đó lớn hơn chính mình để vươn đến, theo một chánh nghĩa để kêu gọi sự cống hiến của người ấy. Dĩ nhiên, chủ nghĩa vô thần tự nó có thể trở thành một thứ tôn giáo mới, một niềm tin đối với điều người ấy đã cam kết, là cái lý lẽ mà người ấy đã ủng hộ. Nếu chủ nghĩa duy vật chất hủy phá đức tin của người ấy với những niềm tin cũ, thì nó sẽ chiếm chỗ để đòi lòng tin và sự trung thành của người ấy.

Chúng ta có thể nói rằng chỗ trống của đức tin là một tình trạng khủng hoảng về mặt thuộc linh trong đó người ta đã từ bỏ những niềm tin cũ của mình và đang tìm kiếm điều gì đó để thế vào. Người ấy có thể không nhận biết việc mình đang tìm kiếm một niềm tin mới, những người ấy dễ tiếp nhận ( có tấm lòng mềm mại). Người ấy có thể từ chối bất cứ sự đề cập đến một tôn giáo nào song cùng lúc đang nắm lấy thực tế. Điều người ấy cần không phải là những sự tranh cãi về thần học mà là một sự gặp gỡ với Cứu Chúa hằng sống. Người ấy cần nhìn thấy lẽ thật của Phúc Âm được bày tỏ ra trong những đời sống. Người ấy cần quyền năng của Phúc Âm được bày tỏ ra trong những câu trả lời cho sự cầu nguyện. Người ấy cần sự thực của Phúc Âm được chứng tỏ bởi công việc siêu nhiên của Đức Thánh Linh trong chính linh hồn của mình.

19. Những người trong cộng đồng của bạn là người có thể quan tâm nhiều nhất về điều bạn sẽ nói cho họ biết về Chúa là những ngườia) Đang là những môn đồ mạnh mẽ của một tôn giáo không phải Cơ Đốc Giáob) Vẫn kể chính họ là thành viên của một tôn giáo không thuộc Cơ Đốc Giáo,

Page 179: Chien luot ht tang truong

nhưng không còn đức tin trong những sự dạy dỗ của tôn giáo ấy nữa.c) Đã từ bỏ tôn giáo và kết ước với chủ nghĩa duy vật chất vô thần.d) Đã quay ra chống nghịch với tất cả những tôn giáo có tổ chức và phát triển niềm tin riêng của mình

Đối với những thành phần đa dạng : Chiến lược đa dạng Mc Gavran 226-232 (256)

Mục tiêu 9: Thảo luận vắn tắt tầm quan trọng của những nguyên tắc bản xứ khi mở mang các Hội Thánh trong những xã hội đang hấp thụ nền văn hóa khác.

Văn hóa thay đổi khi điều kiện sống thay đổi. Nền văn hóa nào càng hay phô ra cho một nền văn hóa khác thì sự thay đổi thường càng xảy ra nhanh chóng hơn. Thoạt đầu người dân trong nền văn hóa cũ (vòng tròn A) từ chối những đường lối và niềm tin của nền văn hóa mới ( vòng tròn B). Có một số ít người chấp nhận một phần trong hai nền văn hóa đó, như chúng ta thấy trong giai đoạn 1. Phần gối lên nhau của hai vòng tròn cho thấy một phần của nền văn hóa A. Dần dần ( giai đoạn 2) nó trở thành được ưa chuộng ( đặt biệt giữa vòng những người trẻ tuổi) để chấp nhận cái mới. Về sau có lẽ xảy đến một sự chống đối ( giai đoạn 3) tức là quay trở về cái cũ.

Mục tiêu 10: Cho thấy mức tương đối của sự tiếp nhận đối với Tin Lành ở các khu vực khác nhau trên một bảng chính xác chia từ mức kháng cự đến mức tiếp nhận.

Sự phân bố mức tiếp nhận

Mỗi người tham gia việc môn đệ hóa và mở mang Hội Thánh đều phải thận trọng xem xét tính tiếp nhận của cánh đồng truyền giáo nơi mình đang công tác. Các phương pháp, sau đó có thể được sửa đổi cho phù hợp. Chúng ta làm thế nào để đo lường được sự tiếp nhận của dân chúng? Không có một cách nào để đo lường điềuđó, song chúng ta có thể có được ý nghĩ khái quát bằng cách xác định các phần của xã hội nằm trên một trục. Từ mức kháng cự hết sức ( thậm chí thù địch ở điểm A) cột đầu bên tay trái, chúng ta chuyển sang các mức độ kháng cự kém dần hơn về phía chính giữa ( nằm giữa M và N) phía bên phải chúng ta xác định những người sẽ tiếp nhận. Từ những người có lòng quan tâm vừa phải hoặc có thiện cảm ở điểm N cho đến những người ở điểm Z là người muốn trở thành Cơ Đốc Nhân với bất cứ giá nào. Ở cả hai thái cực, người ta đang hành động theo niềm tin chắc của họ, hoặc để tiếp nhận Chúa Cứu Thế (Z) hoặc để chống lại Ngài (A).

Sự kháng cự ABC: Tích cực

Page 180: Chien luot ht tang truong

DEF: MạnhGHI: YếuJKLM: VừaSự tiếp nhận NOPQ: YếuRST: VừaUVW: MạnhXYZ: Tích cực

20. Trên phần tiếp nhận, hãy ghi nhận nơi nào bạn có thể đặt mỗi câu sau đây:a) Sau lơ khi ông bắt đầu cuộc hành trình đến Đa mách (Cong Cv 9:1-2)b) Sau lơ ở lại Đa mách khi A-na-nia đến cùng ông (9:11-18)c) Những người gởi con cái đến trường học Cơ Đốc nhưng bảo chúng không được tiếp nhận Cơ Đốc Giáod) Những người không tin Chúa nhưng tham dự các buổi nhóm ở Hội Thánh bạn thường xuyên.

Mục tiêu 11: Nói lên chiến lược cơ bản được sử dụng đối với các mức độ tiếp nhận khác nhau bên trong những đặc trưng riêng của một Hội Thánh.

Nét riêng biệt của sự tăng trưởng Mc Gavran 230-232 (263-265)

Chúng ta phải luôn nhớ rằng không có một bộ kiểu mẫu nào dành cho việc môn đệ hóa con người ở khắp mọi nơi. Căn bản của niềm tin Cơ Đốc thì vẫn như nhau và không được thay đổi để đáp ứng với các triết lý hoặc những đòi hỏi của con người. Nhưng chúng ta cần phải thay đổi những phương pháp trình bày những lẽ thật đó của chúng ta. Các phương pháp trình bày có thể rất khác nhau khi chúng ta tìm kiếm những phương cách tốt nhất thích hợp với mỗi một đơn vị đồng nhất.

Một thương gia hoạch định công việc làm ăn của mình sao cho có thể đạt được mục tiêu cuối cùng mà người ấy đã định, Nếu người ấy thấy rằng các công việc làm ăn sẽ không tốt đẹp đáng như phải có, thì người ấy sẽ thay đổi chiến lược của mình, hoặc điều chỉnh các phương sách của mình nhằm đem lại những kết quả mong muốn. Cũng vậy, chúng ta có thể sửa đổi chiến lược, hoặc điều chỉnh các phương sách của mình cho phù hợp với những mục tiêu của chúng ta.

Lưu ý rằng ngay cả khi người ta dễ tiếp nhận đối với Tin Lành thì sự đáp ứng của họ có thể vẫn tùy thuộc vào bản tánh của các nhân sự, các phương pháp và vào những kết quả họ nhìn thấy nơi những người đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Nếu những người mới tin Chúa cũng chẳng có gì thay đổi hoặc chẳng vui mừng trong niềm tin mới mẽ của họ, thì những người chưa tin Chúa rất có thể vẫn thờ ơ.

Page 181: Chien luot ht tang truong

Nhưng nếu họ thấy được niềm vui và tình yêu của Chúa trong những người mới quy đạo, những thuộc viên của Hội Thánh, và cá c lãnh đạo thì họ sẽ sẵn sàng đáp ứng với Tin Lành hơn.

Cuối cùng, để đạt đến được các phần tử dễ tiếp nhận trong xã hội, người mở mang Hội Thánh phải theo dõi những thay đổi trong sự tiếp nhận của các đơn vị trong cộng đồng. Mục tiêu là phải đem được những cá nhân trong các đơn vị đó đến với Chúa Cứu Thế. Những người đã quy đạo phải được huấn luyện và khích lệ để chinh phục người khác trong chính nhóm của họ. Khi các Hội Thánh lớn lên, họ phải nói về Chúa, loan báo Tin Lành và mở mang các Hội Thánh khác nữa trong các vùng khác khắp đất nước.

21. Khi có một cánh đồng không đáp ứng, các nhân sự phảia) Bỏ qua nơi đó và đi đến một nơi dễ tiếp nhận hơnb) Đưa thêm nhiều nhân sự và tăng gấp đôi các nổ lực tại đóc) Cứ tiếp tục làm việc , sử dụng các phương pháp dành cho những cánh đồng đề kháng, nhưng tập trung những nổ lực chính yếu vào một khu vực có thái độ dễ tiếp nhận hơn.d) Thay đổi các phương pháp để đáp ứng những đòi hỏi của người dân

Hãy tìm ra điều bạn có thể tìm hiểu về sự tiếp nhận của dân chúng đối với Tin Lành ở mỗi buổi truyền giảng của Hội Thánh bạn. Hãy vẽ đường đồ thị về sự tiếpnhận trên một trục chia trong vở ghi chép của bạn. Hãy thưa với Chúa về bất cứ những thay đổi nào nên được thực hiện trong các phương pháp hoặc trọng tâm của các nổ lực.

22. Kể ra ba điều bạn có thể làm để thay đổi bất cứ một khu vực nào có sự đề kháng .

Công tác đặc biệt

Đã có được hầu hết các câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi trong bảng tường trình dành cho học viên của bạn, tôi đề nghị bạn hãy nghiên cứu một bản đồ khu vực của bạn và ghé thăm văn phòng thành phố. Nếu Hội Thánh của bạn có một số các Hội Thánh nhanh, các Hội Thánh tư gia, hoặc các nhóm học Kinh Thánh, thì bạn có thể cần phải nói chuyện với các nhân sự đang gây dựng tại đó nhằm có được một vài ý tưởng nào đó về thái độ của dân chúng trong khu vực. Nếu bạn không phải là Mục sư, hãy nói chuyện với Mục sư của bạn về những câu hỏi trong bảng tường trình của bạn dành cho bài học này.Cầu nguyện về những điều có thể xảy ra và hãy để Chúa dẫn dắt bạn khi điền vào bảng báo cáo.

Page 182: Chien luot ht tang truong

Bài tự trắc nghiệm Câu hỏi lựa chọn. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng

1. Theo Cong Cv 8:5-8 khu vực đã có sự thay đổi lớn trong thái độ tiếp nhận đối với Tin Lành là a) Giu Đêb) Ga li lêc) Sa ma rid) Sy ri

2. Một nghiên cứu về thái độ tiếp nhận của ba cơ sở tiền đồn nơi bạn đang làm việc cho thấy rằng dân chúng trong hai tiền đồn thuộc hai khu vực có thái độ đề kháng. Tiền đồn thứ ba có thái độ dễ tiếp nhận vì vậy bạn nên.a) Bỏ công tác ở hai khu vực đầu mãi đến sau này và đưa tất cả các nhân sự vào khu vực có thái độ tiếp nhận để tập trung nổ lực b) Tiếp tục công tác ở hai khu vực đầu với những phương pháp thích hợp với khu vực đề kháng, nhưng tập trung những nổ lực lớn nhất vào khu vực dễ tiếp nhận .c) Bỏ công tác ở hai khu vực đầu và di chuyển đến khu vực dễ tiếp nhận d) mởnhững chiến dịch truyền giáo lớn rộng hơn trong hai khu vực đề kháng hầu cho có nhiều người có cơ hội được nghe Tin Lành hơn.

3. Khi được sai phái đến một bộ tộc đang ở vào giai đoạn thứ nhất của tiến trình hấp thụ văn hóa, nhà truyền giáo ra đi đểa) Sửa đổi cho thích hợp với những kiễu mẫu văn hóa mà không nghịch với những nguyên tắc của Thánh Kinh b) Mở các trường học, bệnh viện, và các dưỡng đường trước khi dạy Kinh Thánh cho dân chúng.c) Tạo một cộng đồng nhỏ của các nhân sự truyền giáo và làm phát lộ ra phần nào về Tin Lànhd) Nhận ra rằng cơ hội nói về Chúa cho bộ tộc nầy bị hạn chế vì vậy trông đợi rất ít thay đổi.

4. Chủ nghĩa dân tộc có thể ảnh hưởng đến thái độ của dân chúng đối với các hội truyền giáo ngoại quốc bằng cácha) khiến dân chúng ngờ vực đối với bất cứ những người nước ngoài nào b) ngăn trở dân chúng trong việc có một sự điều chỉnh thích đáng đối với các khuôn mẫu văn hóa mớic) coi như hết thảy các nhân sự Cơ Đốc đều là người ngoại quốc và chống nghịch chính quyền của họd) nhận biết những thay đổi trên thế giới xung quanh họ nhưng chỉ công nhận nền

Page 183: Chien luot ht tang truong

văn hóa nổi bậc của riêng họ.

5. Tác giả nói rằng sự dễ tiếp nhận đối với Tin Lành được tăng thêm bởi những điều kiện như là cóa) gia tăng về dân số b) công việc cứu trợ và việc huấn luyện việc làmc) sự thay đổi trong chính quyềnd) phong trào quần chúng và sự phục hưng

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước những câu nào Đúng, viết chữ S nếu Sai..... 6. Sự giải phóng khỏi những quyền kiểm soát về mặt tôn giáo và xã hội cũ là một yếu tố làm cho những người mới định cư có thái độ dễ tiếp nhận hơn đối với Tin Lành.... 7. Những quyền kiểm soát về mặt văn hóa ở các thành phố thường mạnh mẽ hơn ở những vùng thôn quê ..... 8. Nói về Tin Lành cho những người du lịch đây đó và những người tạm trú là điều quan trọng vì cớ tiềm năng chứng đạo của họ cho chính đồng bào họ..... 9. Khu vực nơi người dân từ chối các văn phẩm Tin Lành dứt khoát có thể được xem như là một nơi không đáp ứng đối với Tin Lành.... 10. Mức tiếp nhận Tin Lành ở tại một khu vực có thể được dựa trên sứ điệp và phương pháp trình bày sứ điệp.... 11. Chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành một sự cản trở lớn đối với sự tăng trưởng của Hội Thánh và thái độ tiếp nhận Tin Lành.... 12. Một bảng phân chia sự tiếp nhận của các thị trấn trong khu vực của bạn có thể giúp ích cho việc lên một kế hoạch bốn năm cho công tác truyền giáo..... 13. Nhất thiết phải thành lập một Hội Thánh bản xứ vững mạnh trước giai đoạn thứ ba trong quá trình hấp thụ văn hóa .... 14. Nhóm người ít tiếp nhận đối với Tin Lành nhất là nhóm người có khoảng trống trong đức tin.... 15. Một nền văn hóa mới thì sự thay đổi sẽ càng chậm xảy ra.... 16. Giữ theo những nguyên tắc của Hội Thánh bản xứ trong mội giai đoạn của quá trình hấp thụ văn hóa là điều quan trọng.... 17. Việc củng cố các khu vực dễ tiếp nhận là cách duy nhất để những người đề kháng có thể được chuyển thành các hội viên có tinh thần trách nhiệm trong Hội Thánh .... 18. Kiểu mẫu của những phương pháp và những chiến lược của sự tăng trưởng Hội Thánh có thể được sử dụng cách thành công ở bất cứ nền văn hóa nào.

19. Kể ra ba điều kiện sống có huynh hướng làm cho người ta dễ tiếp nhận hơn đối

Page 184: Chien luot ht tang truong

vớiTin Lành.

20. Nói lên chiến lược căn bản của bạn để làm việc giữa vòng những người có những đặc điểm khác nhau và các mức độ tiếp nhận khác nhau

giẢi đáp 1. a. Saib. Đúngc. Said. Đúng

2. a 1) Siêu nhiênb. 2) Tự nhiênc. 1) Siêu nhiênd. 1) Siêu nhiêne. 1) Siêu nhiênf. 2) Tự nhiên

3. Các bảng báo cáo, phương tiện truyền thông đại chúng, những điều kiện sống và, việc truyền giáo.

4. a Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Đúng

6. a 1) Văn phẩm, các đài phátb. 2) Các bài học Hàm Thục. 1) Văn phẩmd. 3) Các đài pháte. 2) Các bài học Hàm Thụf. 1) Văn phẩmg. 3) Các đài phát

7. d) Khoảng 10 năm

8. Câu trả lời của bạn. Những khu công nghiệp rộng lớn có thể có tất cả những thành phần đó.

9. Bất cứ bốn cách nào trong những cách sau đây. Phân phát các tác phẩm, các buổi nhóm ngoài đường phố, những lần thăm viếng những vùng các công nhân di trú

Page 185: Chien luot ht tang truong

đang sống, các đài phát, việc chứng đạo cá nhân, các trường Chúa Nhật chi nhánh, các câu lạc bộ Thánh Kinh, các buổi diễn kịch và hòa nhạc

10. Câu trả lời của bạn. Hầu hết các khu vực đều có quyền kiểm soát c) và f), nhưng ở nhiều khu vực có thể khác nhau

11. Câu trả lời của bạn. Xem hết cả hai bảng liệt kê cho cẩn thận để thấy những lãnh vực có cần và bất cứ chức vụ đặc biệt nàodành cho bạn12. Đặt những điều đó thành một vấn đề cầu nguyện nghiêm trọng.

13. a Saib. Đúngc. Đúngd. Sai.e. Đúng

14. c) Cần thiết nếu chúng ta muốn nói về Chúa cho nhiều người hơn

15. a Saib. Đúng c. Đúngd. Saie. Đúng

16. a 5. b. 1.c. 2. d. 3.e. 4.

17. a) Có các nhân sự thuộc cùng nhón người đồng hội đồng thuyền

18. d) Các Cơ Đốc Nhân ngày càng trở nên có trách nhiệm để truyền giáo cho dân tộc mình.

19. b) Không còn đức tin nơi tôn giáo cũ của họ nữa

20. a) Điểm Ab) Điểm Zc) Một chỗ từ J đến Qd) Giữa khoảng R và N

21. c) Cứ tiếp tục hoạt động, sử dụng các phương pháp dành cho những khu vực đề

Page 186: Chien luot ht tang truong

kháng, nhưng vẫn tập trung các nổ lực chính vào một khu vực có thái độ dễ tiếp nhận nhiều hơn

22. Theo dõi những sự thay đổi trong thái độ tiếp nhận sử dụng các phương pháp khác nhau, sửa đổi chiến lược cho phù hợp với mục tiêu.

Tiếp Xúc Với Cả Hai: Các Giai Cấp & Quần Chúng Lao Động

Cho đến nay, trong những bài nghiên cứu, chúng ta đã chú trọng nhiều về những điều giúp ích cùng những điều cản trở sự tăng trưởng của Hội Thánh hoặc đó là một Hội thánh địa phương, một giáo phái hay là một Hội Thánh phổ thông, thân thể của Cứu Chúa Giêxu Christ. Chúng ta đã hiểu rằng Đức Chúa Trời muốn Hội Thánh phải tăng trưởng và chúng ta đã nghiên cứu những điều phức tạp của việc tăng trưởng. Chúng ta đã nhận biết và đã thảo luận những trách nhiệm cơ bản của chúng ta trong kế hoạch của Ngài dành cho sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Trong đơn vị nầy, chúng ta đang xem xét những ảnh hưởng về xã hội học trong sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chúng ta đã thấy được việc hiểu biết những yếu tố khác nhau trong nền văn hóa của xã hội có thể giúp chúng ta mở mang các Hội Thánh bản xứ mạnh mẽ. Bây giờ chúng ta cần xem xét những khía cạnh nhất định của cơ cấu xã hội đã phân chia một xã hội thành ra điều mà Tiến sĩ Mc Gavran gọi là các giai cấp và quần chúng lao động.

Bài học này sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy cơ cấu giai cấp ở nơi bạn hoạt động hơn. Điều này không phải nhằm bày tỏ sự thiên vị dành cho một giai cấp nầy trên giai cấp khác, mà là để giúp bạn biết chắc rằng các Hội Thánh đang đến với mọi thành viên thuộc mọi tầng lớp giai cấp một cách hữu hiệu. Sau đó, bài học nầy sẽ giúp bạn tránh được một số những lỗi lầm thông thường trong việc mở mang Hội Thánh. Bạn và Hội Thánh của bạn vì vậy sẽ có thể tuân theo một đường lối mà sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của Hội Thánh ở giai cấp của xã hội .

Dàn bài :Nhận ra các giai cấp và quần chúng lao độngCác yếu tố trong sự phân chiaChương trình của Đức Chúa Trời cho mọi ngườiTránh những lỗi lầm thông thườngTiếp xúc với quần chúng lao độngTiếp xúc với các giai cấpTránh sự thiên vịNhận ra những nan đề xã hội

Page 187: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu bài học Khi học xong bài học nầy bạn có thể:Phân tích và vẽ đồ thị cơ cấu xã hội của các cộng đồng khác nhau nhằm tránh được một số lỗi lầm quá khứ trong việc thâm nhập cách hữu hiệu vào mọi tầng lớp xã hội.Nhận biết các yếu tố chính đã phân chia xã hội thành nhiều giai cấp khác nhau, và nhận biết những giai cấp quan trọng nhất trong cộng đồng của bạn.Thảo luận những câu Kinh Thánh cho thấy sự mong muốn của Đức Chúa Trời dành cho tình trạng phúc lợi về mặt thuộc linh, thuộc thể, về hôn nhân và về mặt xã hội.

Sinh hoạt học tập 1.Ôn lại các mục tiêu bài học cẩn thận. Các mục tiêu này sẽ giúp bạn nhận biết những điều bạn cần phải cố gắng học hỏi khi nghiên cứu bài học. Khi bạn tiếp tục đi qua phần khai triển bài học, hãy quả quyết bạn sẽ hoàn thành mục tiêu dành cho từng phần trước khi tiếp tục đi sang phần khác.2.Nghiên cứu suốt phần triển khai bài học như trong các bài trước.

Các từ then chốt Sự xa lánh Nhà quý tộcChuẩn mựcCon cháuSố phậnSự bằng nhausự bóc lộtsự nhất địnhmột cách cân xứng (tỉ lệ)sự phản ứngnổ lực

Triển khai bài học Nhận Ra Các Giai Cấp Và Quần Chúng Lao Động Mc Gavran 235 - 244 (269 - 279)

Trong bài 4 chúng ta đã biết một cuộc phục hưng có thể cảm động các Cơ đốc nhân ra đi và chinh phục bạn hữu của mình về cho Chúa Cứu thế như thế nào. Nhưng họ

Page 188: Chien luot ht tang truong

phải bắt đầu ở đâu? Làm thế nào để họ có thể nói về Chúa cách tốt nhất cho mọi người trong khu vực của họ? Để làm công việc này cho hữu hiệu điều quan trọng là phải nhận ra các đơn vị phân chia và phân nhỏ của xã hội sự hiểu biết này sẽ giúp cho người mở mang Hội thánh đề ra chiến lược phù hợp nhất cho công tác mà người ấy được kêu gọi để thực hiện.

Mục tiêu 1: Nhận biết bảy yếu tố dự phần trong sự phân chia của một xã hội và sử dụng biểu đồ để cho thấy sự phân bố áng chừng của một xã hội thành ra các giai cấp và quần chúng lao động.

Các yếu tố trong sự phân chia Mc Gavran 236 - 243 (270 - 277)

Sự quan sát chung về một xã hội nhất định sẽ cho chúng ta biết rằng có nhiều sự khác nhau trong dân chúng. Khi tôi du lịch ở nhiều thành phố khác nhau tại Ấn Độ và một số các quốc gia khác, tôi khám phá có hai hạng người rõ rệt. Một thành phần sống động đông đúc gần gũi với nhau trong các khu tồi tàn hoặc thuộc vùng ven thành phố - Thành phần kia sống trong khu vực bố trí đẹp đẽ thuộc thành phố, là nơi những ngôi nhà được xây dựng cho phù hợp với mắt thẩm mỹ của người sở hữu hoặc vì tiện nghi của họ (hoặc theo các kế hoạch của người chủ đất). Một người có thu nhập thấp sẽ không có khả năng để thuê hoặc mua một trong những ngôi nhà cầu kỳ hơn đó. Cũng vậy người có thu nhập cao sẽ không đến sống ở những khu vực nghèo nàn hoặc lụp sụp trong thành phố. Dầu đi nơi nào bạn cũng thấy xã hội bị phân chia bởi điều kiện kinh tế của dân chúng. Sự phân chia ở một số các khu vực nào đó được thấy rõ rệt hơn ở một số khu vực khác.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế không phải là yếu tố duy nhất tạo ra sự phân chia trong xã hội. Nhiều yếu tố khác đã góp phần phân chia con người thành nhiều tầng lớp khác nhau và quyết định vị trí của họ trên cán cân xã hội. Các yếu tố ấy có thể khác nhau từ xã hội nầy sang xã hội kia. Các biểu đồ trong sách của bạn chủ yếu dựa vào tài chánh và nghề nghiệp. Ở một số xã hội, các yếu tố khác có thể quan trọng hơn.

1. Ghép cặp sự mô tả về con người (trái) với yếu tố (phải) giúp xác định vị trí của người ấy trong xã hội. Có người có đến hai yếu tố..... a. Anh em của nhà vua.... b. Thủ tướng.... c. Thành viên của một bộ lạc mù chữ..... d. Vị thầy thuốc của một bộ tộc.... e. Một vị tổng giám mục ở một quốc gia Thiên Chúa giáo.... f. Một người ăn xin.... g. một vị giáo sư đại học

Page 189: Chien luot ht tang truong

.... h. Một tá điền trong trại di trú

.... i. Thành viên của một nhóm phái bị bắt bớ

.... j. Một thương gia giàu có

1) Tài chánh2) Ngôn ngữ3) Nghề nghiệp4) Giáo dục5) Quan điểm chính trị6) Tôn giáo7) gia đình

2. Xem xét kỹ bảng liệt kê mô tả ở bên trên và sau đó làm một số việc sau đây.a. Bên cạnh mỗi sự mô tả, hãy viết chữ C tượng trưng cho địa vị cao, chữ B cho địa trung bình, và chữ T dành cho địa vị thấp theo như bạn suy nghĩ địa vị mà người ấy có được trong xứ sở của chính mình.b. kể tên bất cứ yếu tố nào trong bảy yếu tố đã được kiệt kê bên trên mà dường như có một vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí của một người trong xã hội bạn sống.

Lịch sử ảnh hưởng đến cả sự tự hình dung lẫn cơ cấu giai cấp của một xã hội. Nơi mà một dân tộc chinh phục đươc một dân tộc khác, thì những người chinh phục đôi khi bắt những người dân bị chinh phục phải ở trong những tầng lớp thấp kém suốt nhiều thế hệ. Nơi nào mối quan hệ chủ nô và nô lệ vẫn còn tồn tại giữa các giai cấp thì sự phân chia giai cấp thường tiếp tục kéo dài sau khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ. Thậm chí ở tại nhiều quốc gia, người ta nổ lực* để tất cả mọi người đều được nhận những cơ hội như nhau*, thì nhiều người dường như đã bị mắc bẫy trong sự nghèo khổ, sự phân biệt đối xử về mặt xã hội, và sự vô hy vọng.

3. Nếu như bạn rất nghèo, vô vọng, và bạn không phải là một Cơ đốc nhân trong một khu vực mà hầu hết mọi người đều được thạnh vượng, thì phản ứng tự nhiên của bạn làa) một cảm giác xa lánh và oán giận đối với những người được thạnh vượng.b) có sự vui mừng biết ơn vì phần lớn dân tộc mình đều có được tất cả những gì họ cầnc) không quan tâm đến hoàn cảnh của mình cũng như hoàn cảnh của người khácd) quyết tâm phát đạt để bằng hoặc hơn những người láng giềng mìnhe) tăng thuế những người làm ăn phát đạt để chính phủ có thể giúp đỡ bạn

Trong việc so sánh những cách minh họa những giai cấp khác nhau thuộc cơ cấu xã hội (Hình 10.2) Sơ đồ “A” cho thấy các thành phần của xã hội (các giai cấp

Page 190: Chien luot ht tang truong

khác nhau và ai ở trong mỗi giai cấp) nhưng không cho thấy sự phân chia các cư dân. Sơ đồ “B” cho thấy sự phân chia (bởi những khoảng dành cho từng giai cấp) nhưng không cho thấy các thành phần như sơ đồ “A” Những thông tin đầy đủ nhất là sơ đồ “C” cho thấy cả những thành phần lẫn sự phân chia.

4. Cơ sở chính để phân tích cơ cấu xã hội trong sơ đồ A và B thuộc Hình 10.2 làa) nền giáo dục và nghề nghiệpb) quan điểm chính trị và gia đìnhc) tài chánh và nghề nghiệpd) gia đình và tôn giáo

5. Vẽ một sơ đồ hình quả lê để cho thấy cơ cấu giai cấp của một thị trấn gồm 1000 người lớn. Gồm có 125 thương gia, giáo sư, và nhà khoa học; 75 chủ đất; 350 người thất nghiệp, 250 lao động đơn giản; 200 thợ mộc, thợ máy, và thợ nề.

Sự phân bố một vùng dân cư (vì các cá nhân) trên một cán cân xã hội có thể giao động và thay đổi vì nhiều ảnh hưởng. Nền công nghiệp hóa và sự giáo dục làm gia tăng số lượng trong tầng lớp trung lưu. Những cải cách về xã hội có thể làm giảm bớt số lượng người thuộc tầng lớp hạ lưu. Những cuộc cách mạng có thể thay đổi nhóm người tinh hoa nắm quyền lực. Những đường vạch nằm giữa các tầng lớp không thể được vẽ cách chính xác, nhưng trong bất cứ xã hội nào cũng đều còn có các giai cấp và quần chúng lao động.

6. Trước mỗi lời mô tả về cơ cấu xã hội, hãy liệt kê sự phân loại của nó, viết số 1) cho quần chúng lao động, và số 2) các giai cấp (Mc gavran 1970 trang 239, 1980 trang 273).... a. Tài xế xe tải và nông dân.... b. Đốc công nhà máy xay và nông nô.... c. Chủ đất.... d. Các nhà chuyên nghiệp.... e. Công đoàn doanh nghiệp.... f. Thợ máy.... g. Lao động đơn giản

Mục tiêu 2: Trưng dẫn từ Thánh Kinh cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến con người thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau và Ngài mong muốn đáp ứng các nhu cầu của họ.

Chương trình của Đức Chúa Trời dành cho mọi người Mc gavran 243 - 247 (277 - 281)

Đức Chúa Trời nghĩ gì về cơ cấu xã hội của chúng ta? Ngài có nhận ra sự phân

Page 191: Chien luot ht tang truong

chia giai cấp không? Rõ ràng là Ngài nhận biết sự tồn tại của chúng bởi vì Ngài đã sai phái các tiên tri của Ngài với các sứ điệp đặc biệt dành cho giai cấp lãnh đạo và những kẻ giàu có. Những kẻ cai trị bị buộc tội nhiều lần về trách nhiệm về địa vị của họ để mang lại sự công bằng cho mọi người. Những kẻ giàu bị cảnh cáo về tội bóc lột người nghèo - Đức Chúa Giêxu Christ đã được xức dầu bằng Thánh Linh để giảng Tin lành cho kẻ nghèo. Đức Chúa Trời đã cho Phaolô biết ông sẽ phải làm chứng trước những bậc cầm quyền. Vì vậy chúng ta thấy Đức Chúa Trời liên hệ với con người theo tầng lớp của họ, phù hợp với những nan đề, những trách nhiệm và những nhu cầu của họ.

7. Đọc những đoạn Kinh Thánh sau đây và ghép cặp nhân vật và trường hợp (trái) cho phù hợp với tầng lớp xã hội mà Chúa đã sai phái họ đến với một sứ điệp đặc biệt (phải)..... a. MiMk 3:8-12 (Mi chê).... b. 3:5-7 (Michê).... c. LuLc 4:16-20 (Chúa Giêxu).... d. Cong Cv 9:15 (Phaolô)1) Các bậc cầm quyền2) Những kẻ nghèo3) Các tiên tri giả

Trái với những niềm tin của một vài tôn giáo khác và kinh điển của họ, Thánh Kinh phán về sự quan tâm của Đức Chúa Trời đến với con người bình thường - Hay nói đơn giản, không có một con người nào là quá quan trọng và không con người nào là không đáng kể ở trước mặt Đức Chúa Trời. Dầu người đó giàu hay nghèo, là vua hay thần dân, có giáo dục hay dốt nát, tiêu chuẩn phán xét của Đức Chúa Trời dành cho họ như nhau. Mọi người đều bình đẳng trước mặt Đức Chúa Trời. Mọi người đều phải khai trình với Ngài về những gì họ đã làm trong cuộc đời nầy. Số phận đời đời của họ tuỳ thuộc vào việc họ có tiếp nhận Chúa Cứu thế Giêxu làm Chúa và Cứu Chúa của mình và có trung tín với Ngài hay không trong thời đại Kinh Thánh, thông thường người Do Thái rất khinh thường dân ngoại. Công vụ 10 :9 - 20 thuật về khải tượng và sự kêu gọi Phierơ nhận trách nhiệm đem Tin lành đến cho dân ngoại. Phản ứng ban đầu của ông là ngạc nhiên và từ chối. Chỉ sau khi sứ điệp của Đức Chúa Trời đến với ông đến lần thứ ba ông mới chịu vượt qua hàng rào văn hóa để chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

Sự phân chia của xã hội Ấn Độ dựa trên niềm tin của người Hindu cho rằng Đức Chúa Trời của người Bà la môn đã tạo dựng người Bà la môn từ cái đầu của người đẳng cấp, chiến sĩ đôi vai của người, các thương gia từ bắp đùi và quần chúng lao động từ đôi bàn chân người. Có lẽ điều đó sẽ giải thích những thái độ đối với chế độ đẳng cấp đã phát triển như thế nào và vì sao chúng thay đổi quá chậm. Sự mô tả

Page 192: Chien luot ht tang truong

của Kinh Thánh về việc Đức Chúa Trời dựng nên một người nam và một ngừơi nữ đặc biệt có sức lôi cuốn đối với những người vì nghề nghiệp mà có một thân phận được chấp nhận là kém cỏi hơn trong xã hội.Phần trình bày về việc Đức Chúa Trời lựa chọn những người nô lệ ở tại Ai Cập để trở thành dân sự Ngài trong sách giáo khoa của bạn (trang 243 - 277) có thể đem lại những ý nghĩ sai lạc. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời đã được thực hiện và giao ước được ban cho một người giàu có, một nhà quý tộc và con cháu của người từ lâu trước khi họ đi đến Ai cập - Áp ra ham - Y sác và Gia cốp không phải là những người nghèo. Khi Đức Chúa Trời giải phóng con cháu họ khỏi cảnh nô lệ, Ngài cũng đã cung cấp các nhu cầu vật chất cho họ và những của cải (XuXh 12:35-36).

Chương trình của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại - hoặc của các giai cấp, hoặc của quần chúng lao động - là gì? Bởi sự tái sanh, chúng ta được trở nên con cái của Đức Chúa Trời, đó là giải pháp cho vấn đề tội lỗi. Bởi kinh nghiệm đó, con người từ mọi tầng lớp xã hội và thuộc mọi giai cấp đều được dự phần trong gia đình của Ngài. Tân ước nhấn mạnh đến sự hiệp nhất của mọi con người thuộc các tầng lớp chủng tộc, giáo dục và kinh tế khác nhau trong Chúa Cứu thế Giêxu.

8. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Những người đi theo Chúa Giêxu hẳn bị coi là những con người thuộc tầng lớp hạ lưub. Sứ điệp phán với Phi e rơ là Đức Chúa Trời coi hết thảy mọi người đều bằng nhauc. Tin Lành được ban cho người nghèo bởi vì kẻ giàu sẽ không tiếp nhận Tin lành.d. Sự tạo dựng của Đức Chúa Trời chứng tỏ sự bình đẳng của mọi con ngườie. Đức Chúa Trời liên hệ với con người theo các nhu cầu của họ bất chấp giai cấp xã hội của họf. Cả Chúa Giêxu và Phaolô đều giảng Tin lành cho người nghèo và những người không có học thức.

Tránh Những Lỗi Lầm Thông Thường Mc Gavran 247 - 250 (281 - 285)

Đức Chúa Trời không thiên vị Ngài muốn chúng ta đem Tin lành đến cho mọi người bằng phương pháp hiệu quả nhất có thể được. Hãy xem xét những lỗi lầm mà chúng ta phải tránh: 1)Không nhận ra những sự phân chia trong xã hội và không sửa đổi các phương pháp cho phù hợp với mỗi tầng lớp , 2) thiên vị trong việc tôn trọng và việc tạo cơ hội cho những người trong Hôị Thánh, 3) bỏ qua tầng lớp thượng lưu trong khi tìm cách đạt đến được quần chúng lao động, 4) bỏ qua quần chúng lao động trong khi tìm cách đạt đến các giai cấp.

Page 193: Chien luot ht tang truong

CÁC NHÂN SỰ NÊN ĐI ĐẾN ĐÂU?Các nhân sự Tin Lành- Các giai cấp thượng lưu 5%-30% : thiểu số đề kháng- Các giai cấp hạ lưu 70%-90% : đa số tiếp nhận

Mục tiêu 3: Thảo luận hai lý do khiến cho đa số các nhân sự Tin Lành nên đi đến với quần chúng lao động hơn là các giai cấp.

Tiếp xúc với quần chúng lao động.

Chức vụ của Chúa Jesus chú trọng nhiều đến thường dân và những nhu cầu của họ. Để đến được với người dân bình thường, Ngài đã chọn những người bình dân - người trong lớp quần chúng lao động - để làm việc với Ngài và thực hiện công việc của Ngài giữa vòng quần chúng. Trong mười hai sứ đồ, có 11 người là dân Galilê - dân miền quê. Những người lãnh đạo tôn giáo thuộc giới thượng lưu trong quốc gia gọi các môn đồ của Chúa Giêxu là những kẻ vô học, những con người tầm thường” (Cong Cv 4:13) Chúa Giêxu đã nói về việc đến của nước trời, Ngài đã làm rõ điều đó khi nói rằng “Tin Lành được rao giảng cho kẻ nghèo” (Mat Mt 11:5).

Thật đáng buồn để ghi nhận rằng có một số các hội truyền giáo đã bỏ qua nguyên tắc căn bản trong Mathiơ 11: 5 bởi việc không chú ý đến quần chúng lao động trong những nổ lực của họ. Điều đó một phần có lẽ do bối cảnh giai cấp trung lưu của các nhà truyền giáo và do họ thích giao thiệp với những người thuộc giai cấp của mình hơn. Hoặc có lẽ do họ phải thiết lập các mối liên hệ thuận lợi trước hết với nhóm người tinh hoa có quyền hành để tiếp tục còn được lưu lại trong xứ sở. Đường lối của họ có lẽ là để chinh phục và huấn luyện các thành viên thuộc các giai cấp để đạt đến quần chúng lao động. Nhiều Hội Thánh đã bắt đầu giữa vòng các giai cấp hạ lưu dần dần trở thành giai cấp trung lưu và không còn đạt đến với các giai cấp hạ lưu cách hiệu quả như họ đã từng đạt đến nữa. Trong việc nghiên cứu về các đơn vị cộng đoàn, chúng ta thấy tầm quan trọng của việc sửa đổi các phương pháp của chúng ta cho phù hợp với văn hóa của dân chúng. Các Hội Thánh và các cá nhân khác nhau có thể có các chức vụ và các phương pháp đặc biệt để tiếp xúc các giai cấp khác nhau.

9. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúnga. Thông thường, Tin lành lan truyền từ quần chúng lao động đến các giai cấp.b. Một tôn giáo mới thâm nhập vào một xã hội cách hữu hiệu nhất từ giai cấp trung lưu đến giai cấp thượng lưu và giai cấp hạ lưu.c. Phần lớn các nhân sự giảng Tin Lành nên giúp cho các tầng lớp hạ lưu bởi vì họ thường dễ đáp nhận Tin lành hơn.d. Hội Thánh thường hướng chức vụ của mình vào những người thuộc cùng tầng

Page 194: Chien luot ht tang truong

lớp xã hội của chính Hội Thánh.e. Một kiểu mẫu về những lợi ích chính đáng bắt đầu phải xuất hiện khi quần chúng lao động được gây dựng một cách thích hợp.f. Bởi việc đem Tin lành đến cho quần chúng lao động các Cơ đốc nhân đã nổi bật lên về mặt xã hội và hòa nhập với tầng lớp trung lưu.g. Khi tầng lớp trung lưu tiếp nhận Chúa Cứu thế và những người thuộc gia nhập vào Hội Thánh thì kết quả là Hội Thánh thường bỏ qua quần chúng lao động.

Mục tiêu 4: Kể ra ba lý do để làm chứng cho các tầng lớp thượng lưu và nói được một tỉ lệ phần trăm về công tác Cơ đốc được đầu tư vào việc làm chứng cho họ.

tiếp xúc các giai cấp

Bạn có thấy khó làm chứng cho những nhân vật thuộc với giới thượng lưu vì sợ ho không quan tâm chăng? Họ cũng có nhu cầu cơ bản sâu xa mà chỉ Chúa Cứu Thế mới thỏa đáp được.Đức Chúa Trời yêu thương họ và muốn họ được dự phần trong gia đình và côngviệc của Ngài. Mạng lệnh ủy thác cho chúng ta là phải đem Tin lành đến cho mọi người. Chúng ta hãy giúp họ tìm được sự phong phú thật bằng cách nói cho họ biết về Chúa Giêxu.

Đức Chúa Trời có một chỗ trong nước của Ngài và trong công tác hầu việc Ngài dành cho người giàu, cho những người được đào tạo chuyên môn, cho những nhà lãnh đạo có thế lực, cho các thương gia, các bác sĩ, các luật sư, những bậc cầm quyền của các quốc gia Ngài yêu thương hết thảy họ. Số lượng của họ, theo tỉ lệ tương ứng thật là ít ỏi, cũng như ở tại Hội Thánh Côrinhtô khi Phaolô viết “Không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế chẳng nhiều kẻ sang trọng” ( ICôrinhtô 1: 26). Tuy nhiên, cộng tất cả họ từ khắp nơi trên thế giới bạn sẽ có được một số lượng rất đông những người theo Chúa với lòng sốt sắng nhất. Trong lịch sử, các nhà cầm quyền và các chính khách Cơ đốc đã có một ảnh hưởng lớn trên các quốc gia của họ. Các thành viên của cơ quan lập pháp, các luật sư, và các thẩm phán Cơ đốc tiếp tục làm việc vì sự công bằng của xã hội. Những bác sĩ, các y tá và các giáo sư Cơ đốc đang làm việc không mệt mỏi vì Chúa Cứu Thế khắp nơi trên trái đất này. Các thương gia Cơ đốc đang đầu tư vào cõi đời đời bằng cách ủng hộ cho các công tác nhiều mặt của Hội Thánh .

10. a. Theo biểu đồ minh họa nơi các nhân sự nên ra đi (khung 10.3) hãy đưa ra tỉ lệ phần trăm công tác Tin lành trong một quốc gia nên được hướng đến các tầng lớp thượng lưu, và b kể ra hai lý doa……….b……….Không thể nào nói chính xác tỉ lệ phần trăm công tác của một Hội Thánh địa

Page 195: Chien luot ht tang truong

phương nên được hướng đến tầng lớp thượng lưu là gì. Đức Chúa Trời có thể dùng một Hội Thánh nầy để tiếp xúc với tầng lớp thượng lưu, một Hội Thánh khác đến với quần chúng lao động, tuy vậy có một Hội Thánh khác làm việc giữa vòng những thành phần bị ruồng bỏ trong xã hội. Hoặc Ngài có thể dùng một Hội Thánh để làm việc với mọi giai cấp. Đức Chúa Trời có toàn quyền trong việc kêu gọi và chỉ dẫn trong sự hầu việc Ngài. Tuy nhiên, là một chiến lược Hội Thánh thông thường, thì dường như hợp lý khi chúng ta hướng các nổ lực của mình vào các tầng lớp khác nhau tương xứng với tỉ lệ phần trăm của dân số.

11. Trong một buổi truyền giảng chung cho mọi người của Hội Thánh bạn, cho biết a tỉ lệ phần trăm nào về nổ lực được sử dụng cho các tầng lớp thượng lưu và điều đó liên quan như thế nào đến tỉ lệ phần trăm dân số trong khu vực của bạn.a…b…

Mục tiêu 5: Nhận biết ba kiểu thiên vị đôi khi được thấy trong các Hội Thánh và có một khúc Kinh Thánh áp dụng cho mỗi trường hợp.

Tránh thiên vị

Hội Thánh thời Tân ước đã từng có các vấn đề về sự thiên vị và chúng ta ngày nay cũng vậy. Các thầy phó tế đầu tiên đã được chọn ra để giải quyết vấn đề phân biệt đối xử về mặt xã hội (Cong Cv 6:1-7). Những bà goá người Hêbơrơ đã được đối xử tốt hơn các bà góa người Hêlênít (nói tiếng Hy lạp). Vấn đề đã được giải quyết khi những người Hê lê nít có người đại diện trong ban điều hành của Hội Thánh. Những tên tuổi theo tiếng Hy Lạp cho thấy họ là những người Hê lê nít. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng những yêu cầu dành cho sự bổ nhiệm đòi hỏi họ phải là những người thuộc linh.

Thư Gia cơ cảnh cáo về một hình thức thiên vị khác, việc đối xử với người giàu tử tế hơn với kẻ nghèo (Gia Gc 2:1- 9) Ông nói rất mạnh mẽ nghịch với những sự tây vị như thế. Chúng ta phải cư xử tôn trọng đối với người nghèo cũng như tôn trọng với kẻ giàu và phải yêu thương họ bằng nhau. Tin lành làm cho mọi người bình đẳng hóa. Khi đã được sinh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời thì chúng ta đều được cất nhắc lên một địa vị mới trong đời sống. Người nghèo được cất lên khỏi đống tro tàn và ngồi với các vương tử (Thi Tv 113:7). Người giàu thì nhận biết rằng họ chỉ là những tội nhân được cứu bởi ân điển.

Chúng ta phải cẩn thận để tránh đừng tây vị trong các chương trình huấn luyện của chúng ta cho sự phục vụ Cơ đốc. Một số các Hội Thánh giới hạn việc huấn luyện chức vụ cho những người đã có được một nền giáo dục tốt. Nếu Chúa kêu gọi một người vào chức vụ truyền giảng, thì Hội thánh có trách nhiệm phải giúp đỡ người

Page 196: Chien luot ht tang truong

ấy có được sự huấn luyện người ấy cần, dầu cho người ấy ở trình độ giáo dục nào. Trong khi Đức Chúa Trời cung ứng những ống dẫn của chức vụ thích hợp cho mọi tầng lớp xã hội, thì thông thường chúng ta vẫn thấy có nhiều người được chọn đại diện cho quần chúng lao động - như Phi e rơ, hơn là những người đại diện cho các giai cấp - như Phaolô (ICôrinhtô 1: 26 - 29). Chúng ta hãy nhận lấy những chiếc bình được lựa chọn đó, và dạy Lời Chúa cho họ, và huấn luyện họ cho công việc mà Chúa đã kêu gọi họ (Eph Ep 4:11-12).

12. Việc lựa chọn một người trong một nhóm thiểu số để hầu việc trong một vị trí trách nhiệm nào đó trong Hội Thánh đặt cơ sở trêna) tỉ lệ phần trăm của nhóm người đó trong Hội Thánh b) việc tất cả các nhóm thiểu số đều phải có một tiếng nói trong ban điều hành Hội Thánhc) sự dạy dỗ của Thánh Kinh rằng Đức Chúa Trời sử dụng mọi ngườid) phẩm chất mà người ấy có chứ không dựa vào giai cấp trong xã hội của người ấy.

Mục tiêu 6: Thảo luận một số những nan đề chính của xã hội, trách nhiệm của Hội Thánh về các nan đề đó, và hai điều cực đoan nên Tránh.

Nhận Biết Những Nan Đề Trong Xã Hội Mc gavran 250 - 259 (285 - 294)

Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự yêu thương, công bình và thương xót. Lời Ngài bày tỏ chương trình của Ngài giành cho các mối tương quan trong xã hội đặt cơ sở trên những giá trị đó. Ngài đã sai Thánh Linh Ngài để làm đầy dẫy chúng ta bởi bổn tánh của Ngài. Vì vậy khi chúng ta yêu thương người khác, đối xử với họ một cách công bằng, tử tế và giúp đỡ nhau,thì đó là điều tự nhiên. Chúng ta chống nghịch với Satan, kẻ thù của Đức Chúa Trời, và nghịch cùng tội lỗi và điều ác mà Satan thường gây ra mọi thứ nan đề. Chúng ta không thể dửng dưng trước công việc của nó.

Sự giáng sinh của Chúa Jesus là một tin vui mừng không những chỉ dành cho những kẻ chăn chiên được nghe các thiên sứ loan báo, mà cũng cho toàn thể thế giới (LuLc 2:10) Và tin vui mừng đó vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Một Đấng Cứu thế đã đến! Ở đâu Ngài là Chúa thì ở đó Ngài đem bình an trên đất và tốt lành giữa vòng con người. Ngài có giải pháp cho những vấn đề bất công của xã hội. Đối diện với những nan đề đó, Hội Thánh công bố một sứ điệp công bình.1.Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa Toàn năng và Đức Chúa Cha là Đấng công bình.2.Những ai tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài là tiếp nhận quyền năng để làm người công chính.3.Đức Chúa Trời muốn chúng ta hãy làm việc với tình yêu thương vì sự công bình

Page 197: Chien luot ht tang truong

trong thế gian.4.Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài là một tấm gương về sự yêu thương và công bình của Ngài.5.Chúa Cứu Thế sẽ trở lại để lập sự công bình trọn vẹn trên thế gian.6.Những ai ngày nay sống cho Chúa Cứu Thế sẽ được dự phần trong nước đời đờicủa Ngài.

Đối diện với những nan đề của xã hội và những tranh chiến của con người vì sự công bằng của xã hội, Hội Thánh cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để tránh hai điều nguy hiểm, hai thái cực 1)dửng dưng trước những nan đề của xã hội 2) dành sự ưu tiên hàng đầu cho các nan đề của xã hội. Chúng ta phải nhớ rằng cách để sửa đổi xã hội là để cho quyền năng của Đức Chúa Trời thay đổi những con người hợp thành xã hội. Chúng ta cũng có trách nhiệm để ứng dụng Lời Chúa vào lương tâm con người bằng cách dạy họ chương trình của Chúa dành cho, đời sống và các mối tương quan của họ. Chúng ta phải nêu lên những khuôn mẫu về tình yêu thương, về sự công bình và lòng thương xót không chỉ bằng lời nói của chúng ta mà còn bằng hành động của chúng ta.

13. Ghép cặp những nan đề (trái) cho thích hợp với hành động (phải) mà bạn sẽ chọn cho Hội Thánh đảm nhận... a. Người không khéo tay,thất nghiệp... b. Nghiện ma túy, tội phạm... c. Không biết đọc tính toán sổ sách... d. Thù ghét, có thành kiến chủng tộc... e. Căm ghét giai cấp thượng lưu... f. Bệnh tật, điều kiện thiếu vệ sinh ... g. Nhà ở không thích hợp cho dân di trú .... h. Lo lắng, ức chế về thần kinh1) Dạy đọc, dạy số học2) Các lớp học về chăm sóc sức khỏe3) Dạy nghề mộc, nhề may..v.v..4) Cầu nguyện cho người bệnh5) Dạy về tình yêu thương và sự chăm sóc của Chúa6) Những sự phục vụ dành cho nhà tù7) Chức vụ phục hồi8) Hướng dẫn đến một đời sống đầy dẫy Thánh Linh9) Làm việc với chính quyền đia phương để có sự cải thiện10) Đem Tin lành đến các đường phố.

Chúng ta đã thấy rằng sự di trú, một nền văn hóa thay đổi, sự chịu khổ, và sự bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời, hết thảy đều làm cho người ta dễ chấp nhận Tin

Page 198: Chien luot ht tang truong

lành hơn. chúng ta đang sống trong một thời đại bất ổn về mặt xã hội, có tranh chiến và đổi thay ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một thời điểm có sự chuyển đổi dân cư đến các thành phố. Đây là giai đoạn nhất định có sự cải cách về mặt xã hội là giai đoạn của những cố gắng nhằm có sự cải thiện về mặt sức khỏe, giáo dục và các điều kiện sống. Và đây cũng là lúc để bỏ khỏi các phương thức cũ kỹ và tìm kiếm một phương cách tốt hơn. Thật là một thời điểm quan trọng để rao giảng Tin lành cho mọi người bằng tất cả sức mạnh của Tin Lành! Tạ ơn Đức Chúa Trời vì hàng ngàn người đã tìm thấy Chúa Cứu thế Giêxu là câu trả lời! Ngài quan tâm đến những nhu cầu của họ, cả thuộc thể lẫn thuộc linh. Ngài làm thành những lời hứa của Ngài “Trước hết hãy tìm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mat Mt 6:33).

14. Kể ra ba phẩm tính chúng ta phải có trong các mối tương quan với người khác, hoặc họ là những người chưa được cứu hoặc họ là những Cơ Đốc nhân.

15. Hai điều cực đoan Hội Thánh cần phải tránh có liên quan đến các vấn đề xã hội là.a) việc giảng truyền Lời Chúa và sự thờ ơb) nhất định đòi cải cách xã hội và sự căm ghétc) quá thờ ơ hoặc quá nhấn mạnh đến những nan đề xã hộid) công bình và thành kiến.

16. Điều đem lại ít lợi ích nhất trong việc xây dựng một xã hội thạnh vượng làa) hoạt động để thay đổi đời sống của người dân tạo thành xã hội.b) cầu nguyện cho những người có quyền hành.c) các Cơ đốc nhân làm việc với tình yêu thương vì cớ ích lợi của đất nước họ.d) hoạt động để cải thiện những điều kiện sống và sự giáo dục

Công tác đặc biệt

Nếu Hội Thánh của bạn nhỏ bé và bạn biết rõ tất cả các thuộc viên, thì sẽ dễ cho bạn điền vào biểu đồ của bài học nầy trong báo cáo dành cho học viên. Nếu Hội Thánh bạn rộng lớn thì bạn cần nghiên cứu danh sách các thuộc viên và các sổ sách về các thuộc viên thêm vào. Đây chỉ là một sự phân tích gay go, vì vậy bạn không cần phải đặt câu hỏi với các thuộc viên về nền tảng giáo dục hoặc số thu nhập của họ. Nếu có những nhóm người có ngôn ngữ khác nhau, thì bạn cần phải biết những ai thuộc vào một nhóm nào để tiện việc lên kế hoạch bước kế tiếp để giúp đỡ họ. Điền vào bảng báo caó của bạn trên cơ sở quan sát của bạn và bất cứ sự thăm dò nào bạn thực hiện được.

Công tác nhiệm ý Nếu bạn không tìm được thông tin về một Hội thánh đã nêu trên, bạn hãy sử dụng

Page 199: Chien luot ht tang truong

biểu đồ để đưa ra nguồn thông tin tương tự về khu vực bạn đang sống hoặc về các sinh viên các trường bạn theo học.

Bài tập trắc nghiệm Câu Lựa Chọn. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời Đúng.

1. Bằng chứng về sự phân chia giữa các giai cấp với quần chúng lao động ở mức độ nhỏ nhất theo sự mô tả của Tiến sĩ Mc Gavran là ở tronga) chế độ đẳng cấp tại Ấn Độb) các quốc gia được Cơ đốc hóac) các cộng đồng xã hội tổ chức theo bộ lạcd) các quốc gia công nghiệp hóa

2. Dường như hợp lý khi hướng các nổ lực của chúng ta đến các giai cấp khác nhau thuộc một nền văn hóa.a) trong ánh sáng của sự dạy dỗ theo Kinh Thánh để rao Tin Lành cho mọi người.b) cân xứng với tỉ lệ phần trăm dân số của học) phù hợp với giai cấp công nhân.d) bởi nhấn mạnh đến việc tiếp xúc những người nghèo và những người bị xã hội ruồng bỏ.

3. Việc truyền giáo theo các tầng lớp khác nhau thuộc cán cân xã hội được Phi e rơ mô tả rõ nhất tronga) IPhi 1Pr 2:4b) Cong Cv 10:34c) IPhi 1Pr 1:3d) Cong Cv 6:1-7

4. Ghép cặp lời mô tả về sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho con người (trái) với khúc Kinh Thánh bày tỏ điều đó (phải).... a. Lòng thương xót dành cho những kẻ đau khổ... b. Tức giận với những kẻ lập luật bất công ức hiếp kẻ nghèo.... c. Mong muốn cung ứng mọi nhu cầu vật chất cho dân sự Ngài.... d. Quan ngại cho sự nghèo nàn thuộc linh của những Cơ đốc nhân giàu có.... e. Mong muốn chữa lành kẻ đau đớn và rao Tin lành cho kẻ nghèo.... f. Mong muốn mọi người đều được cứu1) EsIs 10:1-32) XuXh 3:7-103) Mat Mt 6:25-334) GiGa 3:165) KhKh 3:14-18

Page 200: Chien luot ht tang truong

6) GiGa 11:4-5

5. Trong sự phân loại dựa trên sự giáo dục và nghề nghiệp hãy ghép cặp các nhân vật với tầng lớp xã hội mà họ thuộc vào hoặc 1) tầng lớp thượng lưu hoặc 2) tầng lớp hạ lưu... a. Phaolô... b. Đa phần các môn đồ của Chúa Giêxu... c. Ni - cô -đem... d. Luca... e. Giôsép người A -ri - ma - thê1) tầng lớp thượng lưu2) tầng lớp hạ lưu

6. Trong một bảng phân loại xã hội dựa trên tài chánh và nghề nghiệp hãy ghép cặp nhân vật (trái) với vị trí họ sẽ đặt để trên cán cân xã hội (phải).... a. Những người ăn xin.... b. Các thống đốc các bang.... c. Những người lao động đơn giản.... d. Giáo sư, bác sĩ, thương gia.... e. Thợ máy, thợ mộc, chài lưới1) A......................................................B2) C.....................................................D3) E......................................................F4) G.....................................................H5) I.......................................................J

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước mỗi câu đúng, viết chữ S nếu thấy sai...... 7. Kinh Thánh nhấn mạnh đời sống thuộc linh như là quan trọng hơn sự công bằng của xã hội...... 8. Để rao giảng Tin lành cho mọi tầng lớp xã hội, Đức Chúa Trời chọn lựa nhiều người làm việc giống như Phaolô hơn là giống như Phierơ...... 9. Sự bất ổn của xã hội trong thế giới ngày nay cho thấy tầm quan trọng của các hội truyền giáo cho mọi quốc gia..... 10. Nền tảng dành cho việc quyết định tỉ lệ phần trăm bao nhiêu các nhân sự nên đi đến tầng lớp thượng lưu phải cân xứng với tỉ lệ xã hội của họ..... 11. Việc tây vị một giai cấp nhất định để giữ các trách nhiệm trong một hội chúng hỗn tạp hầu như sẽ gây ra sự chia rẽ trong Hội Thánh..... 12. Để có được các nhân sự tốt nhất, chọn lựa những người được giáo dục hảo hạng để huấn luyện thêm là một điều khôn ngoan.... 13. Tài chánh và nghề nghiệp là các yếu tố quan trọng nhất trong sự phân chia

Page 201: Chien luot ht tang truong

của một xã hội..... 14. Một lỗi lầm thông thường của Hội Thánh là không nhận ra những sự phân chia trong xã hội để chuyển đổi các phương pháp cho phù hợp..... 15. Lời Chúa bày tỏ chương trình của Ngài dành cho các tương quan trong xã hội đặt nền tảng trên tình yêu thương, sự công bình và lòng thương xót..... 16. Người giàu va người có quyền thế đều là một phần quá nhỏ trong bất cứ một cộng đồng xã hội nào vì vậy Đức Chúa Trời không có chỗ cho họ trong sự hầu việc Ngài..... 17. Vì cớ các nhà truyền giáo đều thuộc thành phần trung lưu và họ thích quan hệ với những người thuộc vào tầng lớp xã hội của chính mình hơn nên một số các hội truyền giáo đã bỏ qua tầng lớp quần chúng lao động trong nổ lực truyền giáo của họ..... 18. Tân ước đã nhấn mạnh đến sự hợp nhất trong Christ của những con người từ những tầng lớp khác nhau về chủng tộc, giáo dục và kinh tế .

19. Giải thích vắn tắt Hội Thánh có thể hoạt động cho sự công bằng của xã hội bằng cách nào.20. Kể ra năm yếu tố đã phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau.

giẢi đáp 1. a. 7) Gia đình 5) Quan điểm chính trịb. 5) chính trị 3) Nghề nghiệpc. 4) Giáo dục đương nhiên 3)Nghề nghiệpd. 3) Nghề nghiệp 6)Tôn giáoe. 6) Tôn giáof. 1) Tài chánh 3)Nghề nghiệpg. 3) Nghề nghiệp, 4)Giáo dụch. 3)Nghề nghiệpi. 6) Tôn giáoj. 1) Tài chính 3)Nghề nghiệp

2. Câu trả lời của bạn. Có thể z, b, g, j là những địa vị cao trọng hầu hết các quốc gia, d, e cũng có thể là địa vị cao ở một số các quốc gia.

3. a) oán giận những người được thạnh vượng

4. c) Tài chánh và nghề nghiệp

5. Sơ đồ của bạn có thể như vầy:A 75 chủ đất BC 125 thương gia DE 200 lao động có kỹ luật I

Page 202: Chien luot ht tang truong

G 250 lao động đơn giản HI 350 thất nghiệp J

6. a. 1) quần chúng lao độngb. 1) quần chúng lao độngc. 2) các giai cấpd. 2) các giai cấpe. 2) các giai cấpf. 1) quần chúng lao độngg. 1) quần chúng lao động

7. a. 1) Những bậc cầm quyềnb. 3) Các tiên tri giảc. 2) kẻ nghèod. 1) Những bậc cầm quyền

8. a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Đúngf. Sai

9. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Đúnge. Saif. Saig. Đúng

10. a. bất cứ tỉ lệ phần trăm nào lên tới 30%b. vì cớ các giai cấp hình thành phần nhỏ hơn trong dân số mà thường ít tiếp nhận đối với Tin Lành hơn.

11. Câu trả lời của bạn. Kiểm tra cẩn thận để biết có phải xứ sở của bạn cũng giống với các nơi khác nhiều không.

12. d) phẩm chất

13. Câu trả lời của bạn. Tôi thì chọna. 3) Dạy nghề mộc, nghề may. v.v.b. 6) Các phục vụ dành cho nhà tù

Page 203: Chien luot ht tang truong

c.) Dạy đọc, dạy số họcd, e, và h.f. 2) Các lớp học về chăm sóc sức khỏe.g. 9) Làm việc với chính quyền địa phương để cải thiện

14. Tình yêu thương, sự công bình, và lòng thương xót

15. c) quá thờ ơ hoặc quá nhấn mạnh đến những nan đề xã hội.

16. d) hoạt động cho sự cải thiện trong các điều kiện sống và giáo dục.

Xem Xét Công Việc Của Bạn

Người nông dân muốn có được sản lượng dồi dào nhất có thể thu được từ mảnh đất của mình thì phải xem xét hai điều: Các cánh đồng và ảnh hưởng của công việc mình đang làm. Việc phân tích đất có thể cho người ấy biết nên trồng cây gì, nên sử dụng loại phân bón nào và cách để vun xới cho các cánh đồng của mình. Tuy nhiên người ấy cũng phải theo dõi kỹ càng công việc của mình. Khi những điều kiện của cánh đồng cũng như thời tiết thay đổi, người ấy phải chuyển đổi các phương pháp của mình sao cho phù hợp.

Nguyên tắc thích nghi với sự thay đổi đó có tầm quan trọng trong công tác Tin lành cũng như trong việc trồng trọt. Trong phần đơn vị nầy, bạn đã thực hiện việc phân tích loại đất, xem xét cơ cấu xã hội trong cánh đồng truyền giáo của bạn. Bạn đã xem xét một số những ảnh hưởng hoặc giúp Hội Thánh tăng trưởng hoặc ngăn trở Hội Thánh. Bạn đã hiểu làm thế nào để tránh được một số những lỗi lầm chung. Bạn hoạch định để làm một điều gì đó cho bất cứ phần nào thuộc cánh đồng của bạn từng bị xao lãng. Đến nay bạn đã nhận biết điều kiện của các bộ phận khác nhau trong cánh đồng một cách dễ dàng hơn. Một vài phần đất cần cày xới trong khi những phần khác thì sẵn sàng để thu hoạch. Và vì vậy bạn phải điều chỉnh công việc của bạn cho những điều kiện thay đổi trên cánh đồng của bạn.

Bài học này nhằm giúp bạn xem xét công việc của mình để thấy có những sửa đổi nào cần phải được thực hiện. Chúng ta sẽ ôn lại một số những nguyên tắc mà bạn đã nghiên cứu và thấy được sự ứng dụng thực tiễn của những điều đó cho cánh đồng của bạn. Ở cuối bài học có một phần duyệt lại toàn bộ đơn vị sẽ giúp bạn kết hợp những gì mình đã học hỏi được

Dàn bài :Nhận biết sự chú trọngLàm việc vì sự cứu chuộcLàm việc để nâng cao về mặt xã hội

Page 204: Chien luot ht tang truong

Nhận biết những nguy hiểmTrục trặc về mặt xã hộiNgưng tăng trưởngSửa đổi chiến lược của bạnTránh những sự cực đoan của việc phân rẽ Cân đối giữa công tác cứu chuộc với việc Nâng cao đời sống

Mục tiêu bài học Khi học xong bài học này, bạn có thể:Xác định được sự sửa đổi nào là cần thiết để đạt được sự quân bình ích lợi giữa sự cứu chuộc và sự cải thiện về mặt xã hội trong công tác của Hội Thánh bạnGiải thích được một số những nguy hiểm cần phải tránh trong việc triển khai và sự tiến bộ của Hội Thánh.Áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong chiến lược toàn bộ của bạn để giữ sự chú trọng phải lẽ trong công việc của bạn và tránh sự đình trệ trong việc phát triển Hội Thánh.

1.Tuân theo các thủ tục nghiên cứu tiêu chuẩn đã được đề nghị trong bài 12.Ôn lại các trang từ 74 -91, HodgesSau khi đã làm bài tự trắc nghiệm, xem lại từ bài 8- 11 như đã đề nghị trong tập học viên. Sau đó đọc trang có các lời chỉ dẫn dành cho phần đánh giá đơn vị và làm Phần đánh giá đơn vị 3. Bạn sẽ tìm thấy tất cả các tài liệu ấy trong tập học viên.

Các từ then chốt

nênủy thácsự chú tâmgiả mạogiải phápphụ

Khai triển bài học

Nhận Biết Sự Chú Trọng Mc Gavran 260 - 262 ( 295 - 298)

Trong bài học này, một lần nữa chúng ta lại tự hỏi mình: điều gì làm cho Hội thánh tăng trưởng và điều gì ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chúng ta thấy rằng khám phá được những nguyên nhân nằm phía sau sự phát triển hoặc không phát triển của Hội Thánh là điều rất quan trọng. Chúng ta đã xem xét một số những ảnh

Page 205: Chien luot ht tang truong

hưởng phức tạp về mặt xã hội học tác động đến sự tăng trưởng. Bây giờ chúng ta muốn xét đến một nguyên nhân rất quan trọng, đó là loại công việc được thực hiện. Chúng ta đang nhắm đến mục tiêu gì trong toàn bộ chương trình Hội Thánh? Các hoạt động của chúng ta có được hướng vào mục tiêu đó chăng? Loại công việc nào đang được chúng ta chú trọng nhiều nhất. Một sự thừa nhận ngay thẳng và thành thật sự chú trọng của chúng ta đang nhắm vào đâu là điều rất quan trọng.

Mục tiêu 1: Sử dụng các tiêu đề và những câu Kinh Thánh để giải thích sự cứu chuộc và đánh giá sự chú trọng được đặt nơi sự cứu chuộc là bởi bạn hay là bởi Hội Thánh của bạn.

Làm việc vì sự cứu chuộc Mc Gavran 260 - 261 (295 - 296)

Trách nhiệm được ủy thác của Hội Thánh đó là phải ra đi trong quyền năng của Thánh Linh để hoàn thành công tác cứu rỗi của Chúa Cứu thế trong thế gian. Con người bị nô lệ cho tội lỗi. Chúa Cứu thế đã trả một giá cho sự cứu chuộc của họ song ngày nay nhiều người vẫn chưa hay biết điều đó. Chúng ta phải đem Tin Lành đến cho họ và khuyên mời họ tiếp nhận điều Chúa Cứu Thế đã thực hiện cho họ.Khung 11.11 Mục tiêu của Phaolô trong công việc của ông dành cho Hội Thánh (Côlôse 1: 21-29) là phảia) dâng một Hội Thánh khiết cho Đức Chúa Trời trong đó mỗi Cơ đốc nhân đều trọn vẹn trong Đấng Christ.b) phục vụ Hội Thánh bằng bất cứ phương cách nào mà ông có thểc) thiết lập kế hoạch cứu rỗi trong Hội Thánh.d) ban lời Chúa trong sự chịu khổ hầu cho các Cơ đốc nhân học tập chịu dựng sự gian khổ.

2. Ghép cặp lời làm chứng (trái) cho phù hợp với khía cạnh cứu rỗi của nó (phải).... a. Tôi là một người nghiện ma túy và đã trộm cắp để nuôi dưỡng thói xấu của mình. Nhưng Chúa đã thay đổi hết mọi điều đó... b. Tôi thuộc về Chúa. Thánh Linh của Ngài hiện sống trong tôi... c. Tội lỗi tôi không còn nữa. Tôi đã được tha thứ... d. Khi tôi bị bệnh, Hội Thánh đã cầu nguyện cho tôi, và Chúa đã chữa lành cho tôi.... e. Trước kia tôi căm ghét Chúa nhưng nay tôi yêu mến Ngài. Tôi là con cái của Ngài.1) Được giải phóng khỏi tội lỗi2) Được phục hồi với Đức Chúa Trời3) Những phước hạnh dành cho con cái Đức Chúa Trời.

Page 206: Chien luot ht tang truong

3. Hãy viết lại biểu đồ sự cứu chuộc trong vở ghi chép của bạn bằng cách nhớ thuộc lòng.4. Một loại biểu đồ mới về sự tự đánh giá (Khung 11:2) sẽ cho bạn thấy bạn và Hội Thánh mình đang thực hiện loại chú trọng nào trên sự cứu rỗi. Bạn có thể sử dụng biểu đồ đó cho bạn và chức vụ của bạn hoặc cho Hội Thánh của mình. Những giá trị chính của nó không nằm trong thang điểm cuối cùng của bạn song nằm trong việc tỏ cho bạn biết đâu là quan trọng cần củng cố.

CHÚ TRỌNG ĐƯỢC NÊU LÊN CHO SỰ CỨU CHUỘC*Bên cạnh mỗi đề tài có liên quan đến sự cứu chuộc:- Việc làm chứng- Việc cố vấn- Việc cahát- Sự cải hoán- Việc cầu nguyện- Việc dạy dỗ - Việc truyền giảng- Các tổng số- Cần củng cố, tăng trưởng*Viết sự chú trọng được dành cho mỗi đề tài thộc hoạt động đó. Sử dụng mức độ tỉ lệ này: 3=nhiều; 2+khá; 1=ít; 0= không có.- Được giải phóng khỏi tội lỗi- Được phục hồi với Chúa- Những ơn phước dành ch con cái Chúa- Sự hy sinh của Chúa giê-xu Christ- Tin Giê-xu Christ- Sự dâng mình cho Chúa Giê-xu Christ* Tính mỗi số điểm cho mỗi hoạt động bằng cách cộng các số điểm Chỗ nào bạn cần củng cố thêm sự chú trọng vào sự cứu chuộc trong một hoạt động thi đánh dấu X. Kế đó, cộng tất cả số điểm của mỗi đề tài. Đánh sấy X cuối cùng ở đề tài nào bạn định phải tăng cường nhấn mạnh. Nếu bạnmuốn tự mình xếp hạng, thì hãy cộng những ố điểm theo dề tài là điểm ưu hạng. 110-126 là rất rốt, 75-109 là tốt 0-74 là kém.

Mục tiêu 2: Nhận biết các chương trình của Hội Thánh nhằm vào việc giúp đỡ dân chúng về mặt thuộc thể, vật chất, và xã hội, và đưa ra một nguyên tắc của Kinh thánh cho các vấn đề đó.

Hoạt động cho sự nâng cao đời sống xã hội Mc Gavran 261 - 262 (297 - 298)

Page 207: Chien luot ht tang truong

Đức Chúa Trời quan tâm đến các nhu cầu của con người và Ngài muốn chúng ta giúp đáp ứng cho họ, nhất là những nhu cầu của các con cái Ngài. Những Hội Thánh trong thời Tân ước đã chia sẻ, ban điều họ có thể cho để giúp cho những người thiếu thốn. Chúa Jesus đã dạy rằng ngay cả một chén nước lạnh mà chúng ta ban cho trong danh Ngài thì cũng vẫn được phần thưởng. (Mat Mt 10:42)

5. Ghép cặp chương trình (trái) cho phù hợp với những câu Kinh Thánh (phải) có liên quan đến chúng.... a. Các bệnh viện, phòng khám.... b. Cứu giúp các nạn nhân của chiến tranh, đói kém, lũ lụt.... c. Tổ ấm giành cho người góa bụa.... d. Các dịch vụ cố vấn.... e. Khu ký túc cho thanh niên1) ITi1Tm 5:162) Gia Gc 1:273) RoRm 12:4-84) Mat Mt 25:34-40

6 Đọc các chương trình dưới đây và khoanh tròn các chương trình nào có khả năng nhất để đưa dân chúng lên một mức sống cao hơn về mặt xã hội.a) Lớp học đọc viết dành cho người lớnb) Nhà cửa dành cho các tội phạm thanh thiếu niênc) Giúp đỡ cho các bà mẹ không có cưới hỏi d) Huấn luyện nghề nghiệpe) Trường họcf) Giúp đỡ những người bị tật g) Giải trí và thể thao dành cho thanh thiếu niênh) Chương trình nhận con nuôi.

Mục tiêu 3: Thảo luận sự trực trặc về mặt xã hội gây ra bởi sự cải đạo và sự nâng cao mức sống.

Nhận Ra Những Nguy Hiểm Mc Gavran 262 - 264, xem lại 248 -249 (298 - 300), ôn lại 281 - 283

Trong bài 2, chúng ta đã thấy rằng sự tăng trưởng của Hội Thánh thật phức tạp Sự cứu chuộc và việc nâng cao xã hội đều là quan trọng, nhưng chúng ta phải nhận biết và tránh được hai nguy hiểm chính trong việc cải thiện xã hội được gọi là nâng cao

NHỮNG NGUY HIỂM TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG

Page 208: Chien luot ht tang truong

Trục trặc về mặt xã hội Ngưng trệ sự tăng trưởng

Tiến sĩ Gavran đã nhấn mạnh nhu cầu của các Cơ đốc nhân là cứ duy trì các mối quan hệ với gia đình và bạn hữu của họ, với các cộng đồng của họ. Tin Lành có thể lan truyền qua những sự ràng buộc đó. Sự cải đạo đôi khi đã làm cắt đứt các mối quan hệ. Sự từ bỏ có thể có từ cả hai phía. Cơ đốc nhân từ bỏ tội lỗi, tập trung đời sống mình vào Hội Thánh và các sinh hoạt của Hội Thánh. Thông thường, sự giáo dục, các cuộc hôn nhân Cơ đốc và sự tiến triển về mặt kinh tế đào sâu sự phân rẽ giữa gia đình người ấy với dân tộc của mình.

SỰ TRỤC TRẶC TRONG XÃ HỘINhững sự trục trặc:Những sự phân rẽ trong xã hội bởi:- Sự quy đạo - Từ bỏ- Tập trung vào hội Thánh- Hôn nhân Cơ Đốc- Sự giáo dục- Sự tiến triển về tài chánh

Sự trục trặc trong xã hội là một điều nguy hiểm cho những người quy đạo thuộc các tầng lớp thượng lưu, cũng như cho bất cứ đơn vị cộng đoàn trong Hội Thánh, nơi hầu hết các thuộc viên đều là từ một đơn vị khác. Việc kết hợp hội chúng do dân chúng từ những tầng lớp khác xa nhau có thể là một điều lý tưởng. Nhưng ở tại khu vực có nhiều chủng tộc thì có thể đó là điều không nên, bởi vì điều đó có thể ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh trong các đơn vị khác nhau

7. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúng.a. Sự chỉ trích của gia đình bởi cớ một người quy đạo không ảnh hưởng gì đến vấn đề trục trặc xã hộib. Việc kết hợp các hội chúng là phương pháp lý tưởng cho việc chống trục trặc.c. Một số các mối quan hệ sẽ bị phá hỏng bởi vì người ta thù ghét những người đi theo Chúa Cứu thếd. Sự trục trặc làm hỏng những sự ràng buộc giữa Cơ đốc nhân với gia đình người ấy và ngăn trở sự tăng trưởng của Hội Thánh

8. Đánh dấu X vào trước bất cứ những nguyên nhân nào trong Hội Thánh bạn có vẻ đang làm gián đoạn các mối quan hệ giữa những Cơ đốc nhân với những người chưa tin Chúa..... a. Sự cải đạo: bỏ khỏi các thói quen tội lỗi

Page 209: Chien luot ht tang truong

.... b. người quy đạo bị gia đình và bạn bè từ bỏ

.... c.người quy đạo từ bỏ gia đình và bạn bè

.... d. Sự tập trung vào Hội Thánh: Dành hết thì giờ cho những sinh hoạt Hội Thánh

.... e. Các mối quan hệ về tình bạn và hôn nhân xây dựng nên một mạng lưới của các gia đình Cơ đốc..... f. Giáo dục nhiều thêm, đào luyện tốt hơn, tiến triển về mặt tài chánh.

Mục tiêu 4: Kể ra ba cách quá chú trọng đến sự nâng cao, góp phần làm trì trệ hoặc ngưng trệ sự tăng trưởng của Hội Thánh.

Ngưng tăng trưởng

Ưu tiên hàng đầu trong công tác Hội Thánh là ưu tiên về mặt thuộc linh - tức là cứu chuộc loài người. Sự cứu chuộc đặt người ta vào một bình diện mới của cuộc sống. Với tư cách là con cái Đức Chúa Trời họ nhận được các ơn phước của Ngài dành cho thân thể, tâm hồn và linh hồn. Rủi thay, sự nâng cao - tức là các điều kiện sống tốt hơn trong thế giới này - nhiều khi đã chiếm ưu tiên hơn cả sự cứu chuộc, là một đòi hỏi cơ bản cho sự sống đời đời. Điều đó làm trì trệ sự tăng trưởng của nhiều Hội Thánh bằng nhiều cách.

Chúng ta đã thấy những trục trặc về mặt xã hội làm cản trở việc chứng đạo hiệu năng như thế nào rồi. Quá chú tâm vào những điều thuật về vật chất thường dẫn đến tình trạng yếu đuối về thuộc linh. Và những chương trình quá tốn kém thường hạn chế việc truyền giảng.

SỰ TRỤC TRẲCCHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤTSỰ TỐN KÉM CỦA CÔNG VIỆCLàm trì trệ:VIỆC CHỨNG ĐẠO: sự phát triển về số lượngTÌNH YÊU DÀNH CHO CHÚA: sự phát triển về thuộc linhSỰ THÀNH LẬP HỘI THÀNH: sự phát triển về địa lý

Hội Thánh cũng như các hội truyền giáo rất thận trọng về các nhu cầu của dân chúng. Vì cớ sự nhân hậu của trái tim họ (tức là tình yêu thương của Chúa ở trong họ) mà các Cơ đốc nhân trong các Hội Thánh được thành lập đã đến với những người khác để giúp đỡ họ xây dựng các trường học, các bệnh viện, các trung tâm nông nghiệp và các công trình của Hội Thánh. Họ đã ủng hộ cho các nhân sự trong những khu vực Hội Thánh còn mới mẽ và gặp phải những xung đột. Họ đã làm điều đó với hy

Page 210: Chien luot ht tang truong

vọng sẽ giúp cho Hội Thánh trong khu vực đó được phát triển, song các báo cáo thường cho thấy các kết quả đã không được như họ trông mong.

Chi phí của công tác cứu tế, từ thiện, về cả nhân lực lẫn tài chánh, thường khiến cho các Hội Thánh không giữ được một tỉ lệ cân xứng trong việc cống hiến tài chánh cũng như các nhân sự để mở mang Hội Thánh cứ mãi chú trọng đến các công trình xây cất quá tốn kém của Hội Thánh,và việc cấp dưỡng đầy đủ cho các nhân sự làm trọn thì giờ ở mỗi hội chúng thì sẽ hạn chế việc mở mang Hội Thánh. Sự cấp dưỡng liên tục từ các nguồn cung cấp bên ngoài sẽ khiến cho hội chúng địa phương bị suy yếu khi họ không đáp ứng được những trách nhiệm về việc tự cấp dưỡng của chính mình và việc cử các giáo sĩ đi ra truyền giáo

9. Những Hội Thánh tự họ có thể sinh sôi kết quả cách lâu dài là những Hội Thánh.a) được trợ cấp từ bên ngoàib) mạnh mẽ trong những chương trình truyền giảngc) loan báo Tin lành qua phương tiện truyền thông đại chúngd) tự túce) tham gia vào nhiều chương trình xã hội.

10. Ghép cặp lời tuyên bố (trái) cho phù hợp với nan đề có liên quan mật thiết nhất (phải).... a. Tôi đang làm việc chăm chỉ để tậu nhà mới nên bây giờ không có thời gian để đi nhà thờ... b. Tất cả những gì hội truyền giáo gởi đến chỉ đủ đáp ứng chi phí của chúng tôi. Chúng tôi không thể mở một Hội Thánh nhánh... c. Cậu tôi ở trong một tôn giáo ngoại quốc, ông ta có những cách làm việc của ngoại quốc... d. Bố mẹ tôi nghèo và thất học. Tôi rất vui nếu được chuyển đến nơi nào chúng tôi có thể gia nhập Hội Thánh và họ giúp cho chúng tôi một sự giáo dục tốt... e. Chi phí của công trình quá lớn, chúng tôi phải đợi đến sau nầy mới có thể truyền giáo cho các thị trấn chung quanh.1) Sự trục trặc trong xã hội 2) Chủ nghĩa duy vật chất3) Các chương trình quá tốn kém4) Lệ thuộc vào các ngân quỹ của nước ngoài

Sửa Đổi Chiến Lược Của Bạn Mc Gavran 264 -277 (300 -313)

Một số các công tác từ thiện đã đóng góp lớn lao vào sự tăng trưởng Hội Thánh và một số khác thì lại ngăn trở. Có một số các tác giả đã viết nhiều về công tác trường

Page 211: Chien luot ht tang truong

học ở tại Châu Phi đã làm lan rộng Tin Lành và nhân gấp bội số các Hội Thánh như thế nào. Tuy nhiên, ở tại các quốc gia châu Á, thật đáng thương là nhiều chương trình của Hội Thánh nhằm giúp đỡ dân chúng đã không mang lại những kết quả mong muốn trong việc tăng trưởng Hội Thánh. Các nhà truyền giáo quá chú trọng đến công tác từ thiện cho đến khi công tác phụ đã trở thành phần công tác chủ yếu. Sự nâng cao đời sống chiếm ưu tiên hơn cả sự cứu chuộc. Điều đó không đúng và không cần thiết mỗi chương trình đều phải như vậy. Chúng ta cần phải để ý những điều ưu tiên của mình và sửa đổi chiến lược của mình, nếu cần thiết, để giữ sự quân bình phải lẽ trong công việc của mình.

Tránh những cực đoan của việc phân rẽ Mc Gavran 264 - 266 ( 300 - 301)

Mục tiêu 5. Mô tả hai cực đoan của sự phân rẽ mà chúng ta cần phải tránh trong chiến lược tăng trưởng Hội Thánh .

Trong những nổ lực của chúng ta nhằm tránh sự trục trặc xã hội, chúng ta không được đi đến một thái cực khác của việc không phân rẽ. Phải có sự phân rẽ khỏi tội lỗi. Chinh phục người ta đến với Hội Thánh mà không có sự hoán cải của họ đối với Chúa Cứu Thế thì thật là một thất bại thảm thương. Chinh phục quần chúng bằng cách đưa họ vào tổ chức của con người là tạo ra nhiều Cơ đốc nhân giả mạo. Một hình thức tôn giáo mà không cứu chuộc được con người thì đó không phải là giải pháp cho sự ngưng trệ trong sự phát triển Hôi Thánh. Một điều cực đoan khác, việc cách ly các Cơ đốc nhân khỏi con người mà họ sẽ phải làm chứng lại là một sai lầm thảm hại

NHỮNG CỰC ĐOAN CỦA VIỆC PHÂN RẼ- Không phân rẽ :không có sự tăng trưởng thộc linh- Cô lập: không tăng trưởng về số lượng

11. Ở tại nhiều quốc gia, giáo hội công giáo La mã đã chinh phục được quần chúng nhưng trong chương trình cứu chuộc và nâng cao đời sống giáo dân của giáo hội họ đã thường thất bại trong việc:a) dạy dỗ các thuộc viên của họ giáo lý Cơ đốcb) bảo thuộc viên của họ xây khỏi thần thông thuyết và việc thờ hình tượngc) làm báptem bằng nước cho các thuộc viên của họd) cung cấp thức ăn cho kẻ đói và nơi nương thân cho người vô gia cưe) xây dựng trường học để góp phần nâng cao đời sống xã hội

12. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúng. Nhiều Hội Thánh Tin Lành đã không tiếp xúc được quần chúng bởi vì họ đã

Page 212: Chien luot ht tang truong

a. gây nản lòng cho các quan hệ bạn hữu thân cận giữa các Cơ đốc nhân vơí các tội nhân.b. không cách ly các Cơ đốc nhân trong các Hội Thánh của tầng lớp trung lưu.c. biện hộ số lượng quan trọng hơn chất lượngd. nhấn mạnh đến việc nâng cao đời sống xã hội và trở thành chỉ là những tổ chức xã hội.

Dầu là Tin lành hay công giáo, mỗi Hội Thánh điều rất khác xa nhau. Trong cùng một thành phố, hai Hội Thánh thuộc cùng một giáo phái đã có thể có những chú trọng khác nhau và những kết quả khác nhau trong công việc của họ rồi. Một Hội Thánh có thể theo chủ nghĩa biệt lập hoặc vì thành phần của họ hoặc vì họ chú trọng vào việc phân rẽ khỏi thế gian. Hội Thánh kia có thể đi theo một cực đoan khác và không khác gì hơn một tổ chức xã hội với một hình thức tôn giáo. Hoặc một Hội Thánh có thể đúng với sứ mạng của nó là muối và ánh sáng trong thế gian, chinh phục nhiều người về cho Chúa Cứu thế.

Cân đối giữa công tác cứu chuộc với việc nâng cao đời sống Mc Gavran 266 -277 (301 -313)

Mục tiêu 6. Nhận ra những vấn đề có liên quan đến việc cân đối giữa sự cứu chuộc với việc nâng cao đời sống trong một Hội thánh và áp dụng các nguyên tắc cần thiết để sửa chữa chúng .

Nan đề không tăng trưởng mà nhiều Hội thánh đang trãi qua có thể được khắc phục bởi sự chú trọng thích đáng vào cả sự cứu rỗi lẫn việc nâng cao đời sống. Chúng ta phải xem sự cứu rỗi là một phước hạnh tối thượng của đạo Cơ đốc, và xem việc nâng cao đời sống là kết quả của sự cứu chuộc Cơ đốc. Việc hiển hiểu được mối liên hệ thích đáng giữa hai yếu tố nầy sẽ giúp Hội Thánh tuân theo loại chiến lược mang lại sự tăng trưởng.

SỰ CỨU CHỘC: Ơn ban tối thượngNÂNG CAO ĐỜI SỐNG: Kết quả sự cứu chuộc

13. Để tăng trưởng về mặt thuộc linh, việc đọc hoặc nghe lời Kinh Thánh hằng ngày làa) không quan trọngb) cần thiết hoàn toànc) tốt nhưng không thiết yếud) một trong các mạng lệnh của Chúa

14. Chúng ta tìm được nền tảng của lời dạy dỗ rằng những ơn ban đó (Khung 11.7) đã dành sẵn cho mỗi một Cơ đốc nhân ngày nay là ở trong

Page 213: Chien luot ht tang truong

a) lời làm chứng của nhiều Cơ đốc nhânb) sự đổi mới có sức lôi cuốnc) Tân ướcd) lời tuyên bố về giáo lý của Hội Thánh Tin Lành.

NHỮNG ƠN BAN TRONG SỰ CỨU CHUỘC- Dành cho mọi Cơ đốc nhân:Giải phóng khỏi tội lỗiSự chỉ dẫn trong Lời ChúaSự thông công với ChúaBáptem bằng Đức Thánh LinhThông công vơí các Cơ đốc nhânDự phần trong Công việc ChúaSự cung ứng của Chúa cho các nhu cầu

Để tránh một số những nguy hiểm chúng ta đã thảo luận, có thể thêm vào một nguyên tắc thứ tám cho bảy nguyên tắc đã được cho trong sách giáo khoa của bạn công tác xã hội của Hội Thánh phải chú trọng mạnh mẽ đến mặt thuộc linh. Thì sau đó công tác từ thiện mới có thể là một ống dẫn hữu hiệu của việc truyền giáo như vậy công tác nâng cao đời sống mới dành cho con người toàn vẹn - linh, hồn, thân - Hội Thánh Ngũ Tuần ở tại Calcutta dưới sự chủ tọa của Mark Buntain là một gương mẫu tốt đẹp cho nguyên tắc nầy. Bắt đầu bằng các buổi truyền giảng tổ chức trong một chiếc lều. Chức vụ của Lời Chúa được tuân giữ bởi sự cầu nguyện cho người bệnh. Những người được chữa lành (và được cứu) họp thành những hạt nhân của Hội Thánh. Ngày nay công việc gồm cả một trường ngoại trú với 1.100 học sinh, một bệnh viện cho 400 bệnh nhân, khóa huấn luyện các y tá và một bữa ăn mỗi ngày cho 9.000 trẻ em bị đói khác nữa. Chương trình truyền giáo mạnh mẽ của Hội Thánh đã đến với hàng trăm ngàn người qua công tác xã hội, trung tâm truyền giáo, văn phòng ICI của Hội Thánh ở tại miền Bắc Ấn Độ cũng như các Hội Thánh của hội thuộc các thứ tiếng Hindi, Bengali Tamil và Telugu

15. Ghép cặp điều kiện sống (trái) cho phù hợp với nguyên tắc (phải ) có liên quan... a. Các trường học của chúng tôi đã giúp đỡ cho những người bị áp bức nầy có được chỗ đứng trong xã hội. Bây giờ chúng tôi cần phải đưa dắt họ đến với Chúa Cứu Thế.1) Sự cứu rỗi thật phải dẫn đến những nổ lực để tăng trưởng2) Sự tăng trưởng thật phải dẫn đến những nổ lực để nâng cao đời sống.3) Sự nâng cao đời sống không được cô.... b. Chúng tôi không có các ngân quỹ của hội truyền giáo vì vậy nên không thể phát triển được

Page 214: Chien luot ht tang truong

.... c. Những người mới quy đạo đang tìm cách chinh phục gia đình họ cho Chúa.lập các Cơ đốc nhân với dân tộc mình.4) Những nổ lực nhằm nâng cao đời sống và tăng trưởng phải được thực hiện cân đối5) Sự hấp thụ văn hóa không nên bị lẫn lộn với việc Cơ đốc hóa.... d. Bây giờ tôi là một Cơ đốc nhân, tôi không nói thứ tiếng của bộ tộc mình nữa, và tôi mặc bộ vest và thắt cà vạt.... e. Từ khi Đức Chúa Trời làm đầy dẫy Thánh linh của Ngài trong tôi, tôi cảm nhận được một tình yêu lớn lao đối với dân tộc mình. Tôi muốn dạy các phụ nữ về việc chăm sóc con cái... f. Nhiều trẻ em trong viện mồ côi đã tìm được Chúa Cứu Thế và đã được đổ đầy Thánh Linh vào tháng nầy trong cuộc phục hưng ở tại đó.6) Những nổ lực cho sự cứu chuộc phải lớn hơn những nổ lực nhằm nâng cao, cải thiện đời sống7) Các khuôn mẫu tăng trưởng phải là những khuôn mẫu có khả năng sinh sản lâu dài cho các Hội Thánh không được trợ giúp8) Công tác xã hội của Hội Thánh phải được chú trọng mạnh mẽ đến mặt thuộc linh

16. Đánh dấu X bên cạnh bất cứ điều kiện nào ở trên cần sửa chữa trong Hội Thánh của bạn.

Những Hội Thánh cũng như các hội truyền giáo nào chú trọng đến việc cải thiện (tức là hoạt động xã hội) xem đó như lý do của mình để tồn tại ở một số quốc gia nhất định nào đó có thể sẽ không đồng ý với những nguyên tắc được trình bày trong bài học nầy. Cũng vậy, có một số các tổ chức đã cống hiến toàn bộ vào việc truyền giáo có thể không nhìn thấy tầm quan trọng của sự cải thiện xã hội. Nhưng Đức Chúa Trời muốn đáp ứng tất cả nhu cầu của dân sự của Ngài ngoại - về thuộc linh, về trí tuệ, về thuộc thể, về vật chất, và về xã hội. Đó là lý do vì sao Ngài kêu gọi những người khác nhau vào những loại công việc khác nhau. Ngài muốn sử dụng mỗi một Cơ đốc nhân để giúp xây dựng một xã hội công bình và ngay thật.

Nhu cầu, những điều khả dĩ, cũng như sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời thảy đều giúp chúng ta tìm ra sự cân xứng phải lẽ trong công tác dành cho sự tăng trưởng và việc cải thiện đời sống. Ở một số các khu vực, nhu cầu của công tác xã hội thật tràn ngập. ở một số nơi thì nhu cầu đó thật nhỏ bé. Chúng ta phải xem xét cánh đồng của mình để thấy được các nhu cầu của nó, xem xét công việc của mình để thấy nó được hướng đến các nhu cầu ấy đầy đủ như thế nào xem xét tiềm năng của mình, và để cho Chúa hướng dẫn chúng ta vào chiến lược của mình nhằm thực hiện ý muốn của Ngài.

Page 215: Chien luot ht tang truong

17. Câu nói: “Những nhà truyền giáo và những người thi hành chức vụ tự mình phải tin vào sự đầy đủ của Chúa Jesus và của Kinh Thánh - đó là sự đầy đủ cho các Hôị Thánh không trợ cấp đáp ứng các nhu cầu sâu xa nhất của đời sống” (Mc Gavran trang 278 - 304 trình bày.a) nguyên tắc của Hội Thánh bản xứb) sự trợ giúp của nước ngoài đối với việc cấp dưỡng Hội Thánhc) các Hội Thánh dành cho những đơn vị cộng đoànd) ưu tiên cho việc cải cách xã hội

18. Ghép cặp những lời phát biểu (trái) cho phù hợp với khung hình nào mô tả đúng nhất sự cân đối giữa nổ lực dành cho việc tăng trưởng Hội Thánh với việc cải thiện xã hội.... a. Chúng tôi có một Hội Thánh đông đảo. Chúng tôi chỉ giảng Lời Chúa, để người ta đến và được cứu. Chúng tôi không có các công tác xã hội với tư cách của Hội Thánh, song chúng tôi khuyến khích các Cơ đốc nhân giúp đỡ người khác.... b. Chúng tôi dành một nữa tuần lễ để dạy dỗ và truyền giảng, và nửa tuần còn lại để lo cho những nhu cầu thuộc thể của dân chúng.... c. Chúng tôi dành mỗi thứ hai ở tại một khoa khám bệnh và những ngày còn lại trong tuần thì để giảng dạy tại Hội thánh nhánh..... d. Mười nhân sự của chúng tôi đang hoạt động ở các trường Cơ đốc, ba mươi người kia đang mở mang các Hội Thánh..... e. Chúng tôi dành 1/2 ngân quỹ vào các chi phí dành cho Hội Thánh địa phương, 1/4 dành cho trường học Cơ đốc ngoại trú và 1/4 vào việc truyền giáo bằng văn phẩm.

Công tác đặc biệt

Một Mục sư cần phải biết những dịch vụ xã hội nào của Cơ Đốc giáo hoặc của chính quyền sẵn có mà các thuộc viên trong hội chúng của người ấy có thể cần đến. Dùng bảng liệt kê trong câu hỏi nghiên cứu 6 để giúp bạn trong việc thăm dò. Tòa thị chính có thể cho bạn thông tin (hoặc cho bạn biết chỗ để tìm) về các dịch vụ xã hội sẵn có của chính quyền. Các Mục sư thuộc những giáo phái khác cũng phải có các thông tin về bất cứ các chương trình gì mà Hội Thánh hoặc giáo phái của họ đang có trong khu vực. Các chương trình thuộc dịch vụ xã hội tại nhiều quốc gia (hoặc công hoặc tư) đều sẵn sàng đón tiếp sự giúp đỡ của những người tình nguyện. Đây có thể là một cánh cửa cơ hội rộng mở cho một số các thuộc viên của Hội Thánh bạn. Họ có thể bày tỏ tình yêu của Chúa và sẽ có các cơ hội để nói cho người ta biết về Ngài. Điền vào bảng tường trình điều tốt nhất bạn có thể làm được hoặc dựa trên sự quan sát của bạn và bất cứ thăm dò nào bạn đã thực hiện.

Page 216: Chien luot ht tang truong

Bài tự trắc nghiệm Câu Chọn Lựa . Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng.

1. Sự trục trặc xã hội theo như tiến sĩ Mc Gavran dùng làa) việc thất bại của các mối quan hệ giữa một người với dân tộc mình hoặc với những người cùng cộng đoànb) bị bất lực để hoà hợp vào bất cứ cộng đoàn nàoc) sự thất bại của một người để giải quyết những trách nhiệm về mặt xã hội của mìnhd) các thành viên thuộc một xã hội đến sống ở một địa điểm khác.

2. Nếu dân chúng trong một cộng đồng không biết đọc Kinh Thánh sẵn dành cho họ thì nhiệm vụ của Hội thánh là phảia) dạy cho mỗi một người trong cộng đồng biết đọcb) lập một trường học Cơ đốcc) có các lớp học đọc viết dành cho các Cơ đốc nhând) nhất định rằng các Cơ đốc nhân đều tham gia các lớp học được chính phù bảo trợ dành cho người lớn

3. Ở tại các Hội Thánh thuộc giáo phái của bạn, sự nguy hiểm dường như là những cực đoan vềa) sự không phân rẽb) sự cách lyc) sự hòa nhập với xã hội mà không chú trọng đến niềm tind) tăng trưởng về số lượng nhiều hơn về chất lượng thuộc linh

4. Từ ngữ Cơ đốc nhân giả hiệu Tiến sĩ Mc Gavran dùng ám chỉ đếna) những tín đồ được tái sinh trong Christb) những Cơ đốc nhân trên danh nghĩa, những Cơ đốc nhân không thựcc) những người từ các tôn giáo khác quy đạod) tất cả những người mới quy đạo

5. Ghép cặp lời mô tả (trái) liên hệ việc phân rẽ với những cực đoan (phải).... a. Sự chết thuộc linh.... b. Cơ đốc nhân trên danh nghĩa.... c. Yếu đuối trong việc chứng đạo.... d. Quay lưng khỏi xã hội của họ..... e. Số lượng thuộc viên Hội Thánh không có sự hoán cải1) không phân rẽ2) cách ly

6. Đọc những đoạn Kinh Thánh (phải) và ghép cặp cho phù hợp với khía cạnh của sự cứu chuộc (trái) mà nó đề cập. Một số đoạn có nhiều câu trả lời.

Page 217: Chien luot ht tang truong

.... a. Giải phóng khỏi tội lỗi

.... b. Phục hồi với Đức Chúa Trời

... c. Những ơn phước dành cho con cái Chúa

.... d. Công việc của Chúa Cứu Thế Jesus

.... e. Niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus

.... f. Dâng mình cho Chúa Cứu Thế Jesus1) IPhi 1Pr 1:18-192) KhKh 5:8-103) GaGl 3:13-144) KhKh 14:1-55) RoRm 3:21-266) HeDt 9:11-157) CoCl 1:12-14

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống ở trước mỗi câu đúng. Viết chữS nếu câu đó sai...... 7. Việc hiểu biết mối tương quan thích đáng giữa sự cứu chuộc và việc nâng cao đời sống sẽ giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng của Hội Thánh...... 8. Việc tập trung vào Hội Thánh là một nguyên nhân gây trục trặc xã hội của các Cơ đốc nhân...... 9. Để thực hiện công việc của Chúa, bạn phải đi ra rao giảng Lời Đức Chúa Trời..... 10. Một nguy hiểm có thể xảy ra từ hoạt động xã hội đó là sự trì trệ trong mức độ tăng trưởng của Hội Thánh..... 11. Sự hấp thụ văn hóa và Cơ đốc giáo hóa đều có ý nghĩa như nhau..... 12. Những dịch vụ xã hội có phí tổn cao thường làm hao phí ngân quỹ và các nhân sự trong việc mở mang Hội Thánh..... 13. Sử dụng các cơ hội để giúp đỡ các Cơ đốc nhân trong những nan đề xã hội của họ là phí phạm những thì giờ lẽ ra phải được dành cho việc truyền giảng.... 14. Việc chăm sóc sức khỏe và huấn luyện nghề nghiệp không được xem là một chức vụ trong Hội Thánh.... 15. Sự cải đạo không thể được xem như là một điều cơ bản đối với những trục trặc trong xã hội..... 16. Nếu hoạt động xã hội của Hội Thánh được chú trọng nhiều về mặt thuộc linh thì toàn thể con người có thể được ích lợi - tức là cả thân, hồn và linh..... 17. Một Hội Thánh có nhiều người hoạt động ở bệnh viện Cơ đốc hơn là ở trong Hội Thánh như vậy là đã đặt sự chú trọng chủ yếu vào các hoạt động xã hội.… 18. Kể ra ba nguyên nhân thông thường của những trục trặc xã hội do các Cơ đốc nhân gây ra… 19. Giải thích vắn tắt việc cải thiện, nâng cao đời sống đã tác động đến sự tăng

Page 218: Chien luot ht tang truong

trưởng Hội Thánh như thế nào bởi chủ nghĩa duy vật chất.… 20. Nêu lên hai phần trưng dẫn của Thánh Linh cho thấy hoạt động xã hội cũng đã dự phần trong Hội thánh Tân ước.

Đánh Giá TiẾn BỘ Đơn VỊ 3

Trước khi tiếp tục với bài 12, bạn hãy ôn lại từ bài 8 đến 11. Sau đó lấy phần Đánh giá tiến bộ Đơn vị 3 trong tập tài liệu dành cho học viên. Hãy gởi nó kèm với những tài liệu nào đã được nói rõ ngoài bìa tập tài liệu dành cho học viên đến hướng dẫn viên ICI của bạn.

giẢi đáp 1. a) dâng cho Đức Chúa Trời một Hội Thánh thánh khiết, trong đó mỗi Cơ đốc nhân đều đã được trọn vẹn trong Đấng Christ.

2. a. 1) Giải phóng khỏi tội lỗib. 2) Phục hồi với Đức Chúa Trờic. 1) Giải phóng khỏi tội lỗid. 3) Những ơn phước dành cho con cái Chúae. 2) Phục hồi với Đức Chúa Trời.

3. Biểu đồ của sự cứu chuộc phải giống như.

SỰ CỨU CHUỘCSự giải phóng khỏi tội lỗiSự phục hồi với ChúaCác ơn phước dành cho con cái ChúaQUASự Hy sinh của Chúa Jesus ChristNiềm tin trong Chúa Giêxu ChristSự dâng mình cho Chúa Giêxu Christ

4. 126 điểm ưu hạng, 110- 125 rất tốt, 75 - 109 tốt, o- 74 kém

5. a.2) Gia Gc 1:27b.4) Mat Mt 25:34-40c. 1) ITi1Tm 5:16d. 3) RoRm 12:4-8e. 3) 12:4-8

6. a) , d) , e) , và có thể c) và h).

Page 219: Chien luot ht tang truong

7. a. Saib. Saic. Đúng d. Đúng

8. Câu trả lời của bạn. Điều đó cho chúng ta thấy rằng có một số các mối quan hệ sẽ bị cắt đứt nhưng ân điển của Đức Chúa Trời sẽ giữ chúng ta và biến chúng ta thành những ống dẫn mang tình yêu của Ngài.

9. d) các Hội Thánh tự túc

10. a. 2) Chủ nghĩa duy vật chấtb. 4) lệ thuộc vào ngân quỹ nước ngoàic. 1) Trục trặc về mặt xã hộid. 1) Trục trặc về mặt xã hộie. 3) Những chương trình quá tốn kém

11. b) xây khỏi thần thông thuyết và việc thờ hình tượng.

12. a. Đúngb. Saic. Said. Sai

13. b) Cần thiết hoàn toàn

14. c) Tân ước

15. a. 4) Những nổ lực nhằm nâng cao đời sống và sự tăng trưởng Hội thánh phải được thực hiện cân đối.b. 7) Các khuôn mẫu tăng trưởng phải là những khuôn mẫu có thể sản sinh lâu dài cho những Hội thánh không được trợ giúpc. 1) Sự cứu rỗi thật phải dẫn đến những nổ lực để tăng trưởngd. 3) Việc nâng cao đời sống không được cô lập Cơ đốc nhân với dân tộc mình.e. 2) Sự tăng trưởng thật phải dẫn dắt đến những nổ lực nhằm nâng cao đời sốngf. 8) Công tác xã hội của Hội Thánh phải được chú trọng mạnh mẽ về mặt tâm linh.

16. Câu trả lời của bạn. Xem xét tất cả các lãnh vực cách cẩn thận với sự cầu nguyện đầy đủ.

17. a) Nguyên tắc của Hội thánh bản xứ

18. a. 3)b. 1)

Page 220: Chien luot ht tang truong

c. 5)d. 4)e. 4)

Truyền Giảng Cho Các Thành Phố

Chúng ta đã nghiên cứu các loại tăng trưởng Hội thánh khác nhau và những nguyên tắc cơ bản cho mỗi loại. Trong đơn vị 3 chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc nhận ra cơ cấu của một xã hội. Sự hiểu biết đó sẽ giúp ích cho bạn, với tư cách là một nhân sự giao lưu văn hóa, hoặc là một Mục sư trong quốc gia với mục đích mở mang các Hội thánh một cách hữu hiệu hơn trong bất cứ thành phần xã hội nào mà Đức Chúa Trời đặt để bạn.

Trong đơn vị cuối cùng của môn học nầy, chúng ta cần xem cánh đồng của bạn về mặt địa lý và hiểu được điều đó có ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng Hội thánh của bạn như thế nào. Một số những phương pháp nhất định nào đó có thể thích hợp cho những người định cư trong thành phố mà không phù hợp cho những người sống ở các vùng thôn quê. Hoặc có một số phương pháp hoạt động tốt ở các vùng thôn quê song lại không thể áp dụng được cho các thành phố.

Bài học nầy cho thấy những khả năng thiết lập các Hội Thánh bản xứ mạnh mẽ ở tại những thành phố. Để rồi, đến lượt các Hội thánh ấy, phải rao giảng và thành lập Hội thánh ở các vùng thôn quê và các làng mạc xung quanh. Chúng ta đã có bí quyết đi đến thành công dành cho công tác ấy qua các chức vụ của Chúa Giêxu và vị sứ đồ Phaolô. Các thành phố và các thị trấn lớn có một tầm quan trọng lớn lao đối với Hội thánh đầu tiên. Và ngày nay cũng vậy. Nguyện Chúa cho chúng ta nhìn xem những thành phố của mình bằng đôi mắt của Chúa Giêxu và khóc cho sự hư mất của họ! Nguyện chúng ta sẽ ra đi với lòng sốt sắng của Phaolô trong quyền năng của Đức Thánh Linh để đưa họ đến với Chúa Cứu Thế

Dàn bài

Nhìn thấy sự thách thức của các thành phốViệc di chuyển đến các thành phốCác trung tâm truyền thôngHợp tác trong những kế hoạch dài hạnHợp tác trong việc thăm dòNghiên cứu các thành phốNghiên cứu các phương phápNghiên cứu tiềm năngPhân bố trách nhiệmSử dụng những nguyên tắc mấu chốt

Page 221: Chien luot ht tang truong

Nơi chốn, người giảng truyền và dân chúngNiềm tin và chủ nghĩa bình đẳng

Mục tiêu bài học

Khi học xong bài nầy bạn có thể:Đánh giá được tầm quan trọng của các thành phố như là trung tâm chiến dịch trong việc đem một quốc gia đến Chúa Cứu ThếPhân tích được những nan đề đặc biệt cũng như những cơ hội riêng biệt để truyền giáo cho các vùng đô thị.Nhận ra những nguyên tắc cơ bản của sự tăng trưởng Hội thánh ở các thành phố cũng như phối hợp với những người khác trong các kế hoạch dài hạn cho việc truyền giáo

Sinh hoạt học tập

1.Nghiên cứu trọn phần triển khai bài học theo cách thông thường2.Bảo đảm đã đọc kỹ sách của Mc Gavran, vì tài liệu này rất quan trọng để hiểu biết đầy đủ bài học.3.Những từ mấu chốt đều là quan trọng đối với sự hiểu biết của bạn về những dự kiện được đề cập đến trong bài học nầy. Nghiên cứu các từ ngữ ấy để bạn sẽ quen thuộc với chúng khi thấy chúng ở các bài học sau

Các từ then chốt

sự truyền thôngcác thập niêntính kinh tếsự bình đẳngnền công nghiệp hóakhông thể đảo ngượcgiáo dânhấp dẫncơ giới hóađô thịsự đô thị hóa

Khai triển bài học

Nhìn Thấy Sự Thách Thức Của Các Thành Phố Mc Gavran 278 - 282 ( 314 - 318)

Page 222: Chien luot ht tang truong

Sư thách thức đưa ra cho Hội thánh bởi đặc điểm của các thành phố, là trung tâm dân cư và trung tâm truyền thông chính là vì ngày nay mở mang tầm quan trọng lớn hơn lúc nào hết trong lịch sử của Hội thánh. Vấn đề làm thế nào để truyền giáo cho các thành phố chiếm một chỗ nổi bật trong suy nghĩ của các nhà chiến lược Hội thánh và những người thành lập Hội thánh. Có hai lý do chính khiến cho việc truyền giáo cho các đô thị hiện nay trở nên cấp thiết: 1) số lượng dân cư từ những vùng thôn quê đổ về các thành phố, và 2) tầm quan trọng chiến lược của các thành phố nhằm tiếp xúc được toàn bộ một vùng

Mục tiêu 1: Nhận biết năm lý do khiến cho dân cư đổ về các khu đô thị và mô tả công tác đã bày ra cho Hội thánh do sự kiện đó.

Di chuyển đến các thành phố Mc Gavran 278 - 279 (314 - 315)

Đông đảo dân chúng đang chuyển từ các vùng nông thôn đến các thành phố. Ở một số các thành phố, người ta đang nhanh chóng đến định cư đến nỗi các cơ quan đô thị không thể giữ vững chuẩn mực vật chất và xã hội trước đà gia tăng và thành phố không thể cung ứng các dịch vụ có cần. Tôi được biết dân chúng từ các bang khác nhau thuộc Ấn Độ đang dời đến sống tại thành phố Bombay với số lượng 500 người một ngày. Tôi thật sửng sốt khi thấy dân số ngày càng gia tăng như thế nào.

Dự đoán của tiến Sĩ Mc Gavran trước sự gia tăng dân cư trong các thành phố là điều báo động. Ông thấy rằng trong vài thập kỷ tới 3/4 loài người sẽ được sanh ra, sống và chết trong các thành phố, hoặc các khu đô thị hơn là các làng mạc hoặc vùng thôn quê. Khả năng có thể xảy ra này là cực kỳ quan trọng để chúng ta ngày nay phải bắt đầu chuẩn bị để đáp ứng cho sự thách thức của việc tăng trưởng

Có nhiều lý do khiến cho dân chúng dời đến sống ở các thành phố. Một số ra đi vì những lợi ích ở tại các thành phố. Đối với những người khác, thì đó là những nan đề trong các vùng thôn quê.

Việc cơ giới hóa các nông trại có nghĩa là cần có ít người làm các công việc hơn. Một người với một chiếc máy có thể làm công việc của nhiều người vì vậy canh tác các mảnh đất nhỏ không còn có tính kinh tế nữa. Thậm chí các lao động làm việc theo mùa đã từng nhặt hái bông vải, trái cây, và các thứ ngũ cốc khác, cũng đã bị thay thế bởi các máy móc. Ngoài ra, sự bùng nổ dân số dẫn đến việc ngày càng nhiều người không thể sinh sống trên một mảnh đất nhỏ. nền công nghiệp hóa* diễn ra ở nhiều quốc gia, có sức hấp dẫn để lôi kéo những người thất nghiệp đến làm việc ở các nhà máy đang mọc lên khắp nơi trong các thành phố.

Page 223: Chien luot ht tang truong

Các khu đô thị khác xa nhau về cơ cấu và dân cư, những thành phố lớn như Buenos Aires, New York, London, Tokyo và Calcutta đều khác nhau về tầm cỡ và cơ cấu. Số lượng và các loại cơ xưởng, cũng như cơ hội việc làm ở các thành phố đó và ở hàng ngàn thành phố và thị trấn nhỏ hơn trên khắp thế giới đều khác xa nhau. Trong bài học về việc truyền giáo cho dô thị nầy, chúng ta xếp các thị trấn và các thành phố với nhau bởi vì những nan đề và những nhu cầu mà chúng cùng có

1. Xếp loại những người sau đây 1)thuộc đô thị; 2)nông thôn.... a. Những người sống ở những trung tâm buôn bán.... b. Những người kiếm sống từ công việc chăn nuôi, trồng trọt.... c. Những người sinh sống bằng việc buôn bán.... d. Những người tham gia việc sản xuất, chế tạo..... e. Những người ăn những gì họ nuôi trồng.... f. Họ sống trong các ngôi làng

2. Đánh dấu X bên cạnh những lý do đã đưa người ta đến sống ở các thành phố ở tại đất nước của bạn.... a. Nền công nghiệp hóa đem lại việc làm.... b.Mong muốn nền giáo dục.... c. Cần được chăm sóc sức khỏe.... d. Ao ước cuộc sống khá hơn.... e. Việc cơ giới hóa các nông trại.... f. Những cơ hội cho nghiệp vụ.... g. Quá nhiều dân so với diện tích đất đai.... h. Hạn hán hoặc thất mùa.... i. Sự nhập cư những tị nạn.... f Sự nhập cư từ các nước nghèo.... k. Sự giải trí và tiêu khiển.... l. Có thêm tiền bạc và tiện nghi vật chất

3. Những thành phố được quy hoạch là một điều được công nhận của khuynh hướng không thể đảo ngược được đối vớia) việc đô thị hóab) nền công nghiệp hóac) sự bùng nổ dân sốd) sự ổn định dân số

Mục tiêu 2: Nhận biết ba cách trong đó các thành phố là những trung tâm truyền thông có thể trở thành những nền tảng cho việc Tin lành hóa một khu vực.

Các Trung Tâm Truyền thông Mc Gavran 280 - 282 ( 316 - 318)

Page 224: Chien luot ht tang truong

Mỗi một thành phố đều là một trung tâm truyền thông cho khu vực phụ cận. Chúng ta có một sứ điệp, một sứ điệp quan trọng nhất thế gian - để truyền đạt. Chúng ta hãy sử dụng các trung tâm truyền thông nầy với những mạng lưới đã được thiết lập của chúng cũng như những phương tiện cho việc truyền thông. Chúng ta hãy xem xét mỗi một thành phố trong đất nước chúng ta như là một cơ sở hoạt động cho việc tiếp xúc với toàn bộ khu vực ngoại vi thành phố.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG:- Nói chuyện- Huấn luyện- Đi lại

Phương tiện truyền thông đại chúng của vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, và báo chí, đang phát đi cho mọi người trong phạm vi của họ các lý tưởng, các khái niệm, các giá trị, các hệ tư tưởng, và niềm tin của những người truyền thông. Chúng ta đã thảo luận về vai trò quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc phá vỡ sự đề kháng và giành được sự lắng nghe đối với Tin lành. Các giáo sĩ Tin lành ở tại Brazil đã tận dụng vô tuyến truyền thanh và truyền hình cách ích lợi trong việc loan truyền Tin lành. Ngày nay ở khắp nơi ở taị nhiều quốc gia, có những cơ hội chưa từng thấy dành cho loại truyền giảng nầy để loan truyền Tin lành đến các khu vực bao quát rộng lớn. Các nhân sự ở tại cơ sở của họ trong thành phố đã gởi các bài học hàm thụ, các văn phẩm và những nhân sự để giúp các thính giả khắp vùng là những người muốn theo Chúa.

Ôtô, xe buýt, xe lửa và máy bay đã làm cho thành phố trở thành những trung tâm truyền thông cho các vùng phụ cận. Dân chúng từ các vùng nội địa đến các thành phố để 1) kinh doanh, 2) việc huấn luyện đặc biệt, 3) thăm bà con, 4) những công việc tạm thời, 5) những lễ đặc biệt. 6) để chữa bệnh, hoặc nhiều lý do khác. Họ lưu lại một thời gian và sau đó trở về làng quê hoặc gia đình của họ ở nông thôn. Chúng ta đã từng thấy những người đi ra trở về có thể là những nhân chứng đầy sức mạnh ở tại cộng đồng của họ. Vậy thì việc có các Hội thánh mạnh mẽ ở tại các thành phố vì sự quy đạo của những người tạm trú tại đó và vì sự loan truyền Tin lành bất cứ nơi nào họ đến là điều quan trọng biết bao!

Đường xá và các phương tiện giao thông từ các thành phố đến những vùng phụ cận cũng nhắc nhở chúng ta việc một Hội thánh mạnh mẽ ở tại một thành phố cần phải đi ra và truyền giáo cho khu vực của mình. Sự phục hưng trong thành phố phải được hướng đến công tác truyền giáo.

Hãy nhìn xem các trường đại học, các trường dạy nghề, và những trường đào luyện dành cho các giáo sư. Chúng ở đâu? Trong các thành phố lớn! Những người trẻ tuổi đến đó từ các vùng miền (thậm chí từ khắp mọi miền đất nước và ngoài nước)

Page 225: Chien luot ht tang truong

để được đào luyện. Sau đó nhiều người sẽ trở về quê hương và chia sẻ cho dân mình điều họ đã học hỏi. Chúng ta có đến với những nhà truyền thông đó bằng Tin lành chưa? Chúng ta phải làm điều đó!

4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Là trung tâm dân cư và trung tâm truyền thông, các thành phố có thể trở thành các trung tâm truyền giáo.b. Sự tăng trưởng phần lớn của Hội thánh ở tại Nhật bản và châu Mỹ Latinh là trong các vùng thôn quê.c. Cong Cv 1:8 đề xuất chiến lược chứng đạo trước hết ở tại thành phố và sau đó đến các vùng phụ cận.d. Việc hướng cuộc phục hưng vào công tác truyền giáo là điều quan trọng để đem lại sự tăng trưởng cho một Hội thánh thiếu hoạt động.e. Các cuộc nói chuyện, việc đào luyện và đi lại là ba phương diện của sự truyền thông sẵn có cho Hội thánh để truyền giảngf. Các phong trào quần chúng của Afericasia đã thành công trong các thành phố hơn là ở vùng nông thôn.g. Ngày nay Hội thánh khó mà đem Tin lành thâm nhập vào một khu vực bởi vì phương tiện truyền thông đại chúng giữ quyền kiểm soát với tư cách là người truyền thông các lý tưởng cũng như các giá trị đạo đức.h. Các Hội thánh miền quê tỏ ra tăng trưởng nhiều hơn các Hội thánh ở thành phố bởi vì sự đề kháng ở các làng quê yếu hơn.i.Một cơ sở truyền giáo mạnh mẽ ở thành phố có tiềm lực để giảng Tin lành cho dân chúng qua sách báo, truyền thanh truyền hình và việc chứng đạo.j. Vô tuyến truyền thanh và truyền hình chưa được chứng minh là những phương pháp lý tưởng để truyền rao Tin lành.

Mục tiêu 3: Nói lên hai đường lối chủ yếu, trong đó các Hội thánh có thể hợp tác nhau trong các kế hoạch của họ để truyền giáo cho các thành phố.

Hợp Tác Trong Các Kế Hoạch Dài Hạn Mc Gavran 282 - 285 ( 318-322)

Chúng ta phải hợp tác với nhau nếu chúng ta muốn hoàn thành sứ mạng của mình. Một con người, một Hội thánh, một giáo phái, không thể đi vào khắp thế gian mà giảng Tin lành cho từng người được, song nếu hợp tác với nhau chúng ta có thể làm được. Một công tác như vậy đòi hỏi phải có việc hoạch định có hệ thống.Điều đó kêu gọi hợp tác để nghiên cứu và đóng góp trách nhiệm.Khung 12.3

5. Thăm dò được xem là cách quản lý tốt bởi vì nó giúp Hội thánh.

Page 226: Chien luot ht tang truong

a) có được càng nhiều thông tin càng tốt về việc truyền giáo không hiệu quả.b) dành các số lượng tiền lớn vào việc truyền giáo để đạt đến với nhiều người.c) trở thành điều ích lợi cho dân chúng ở khắp mọi nơi chứ không phải chỉ Hội thánh địa phương.d) chỉ sử dụng một ít người, vì vậy các chi phí có thể thấp.

6. Các Hội thánh thuộc các giáo phái và tầm cỡ khác nhau có thể hợp tác trong việc truyền giáo qua.a) việc thiết lập các Hội thánh liên giáo phái trên thế giới.b) việc cắt nghĩa và dạy dỗ các giáo lý của mỗi nhóm để có sự hiểu biết tốt hơn.c) việc hoạch định có hệ thống và phân bố trách nhiệmd) việc trao đổi các thành viên để cho các Hội thánh nhỏ có trở nên lớn hơn.

Mục tiêu 4: Giải thích các sử dụng ba loại thăm dò trong các kế hoạch phối hợp để truyền giáo cho các thành phố

Hợp Tác Trong Việc Thăm Dò

Giả sử các Hội thánh truyền giáo trong một quốc gia quyết định hợp tác với nhau để truyền giáo cho các thành phố. Trước hết họ cần nghiên cứu vị trí và các đặc trưng của các thành phố, kế đến là các phương pháp thích hợp và tiềm lực của các Hội thánh. Sau đó họ mới có thể hoạch định công việc của mình cách hiệu quả hơn.

CUÔC THĂM DÒ PHỐI HỢPĐể nghiên cứu: - Các thành phố, - Các phương pháp, - Tiềm năng

Nghiên cứu các thành phố Với một chiếc bản đồ quốc gia và một quyển sách địa lý bạn có thể học biết nhiều điều về những nơi Hội thánh phải được thành lập. Trong một kế hoạch phối hợp, có thể bạn sử dụng ký hiệu màu để cho thấy các khu vực nào đã được truyền giáo và những Hội thánh nào đang làm việc tại đó. Nếu đã có người thực hiện việc thăm dò sự tăng trưởng Hội thánh trong đất nước của bạn rồi, thì bạn hãy trao đổi với các vị lãnh đạo cũng như tham khảo các báo cáo của nhà nước về các giáo phái khác nhau, và các báo cáo về các đài phát thanh Phúc âm, cùng các chương trình hàm thụ.

Một cuộc nghiên cứu về các thành phố riêng rẽ do các Mục sư được huấn luyện

Page 227: Chien luot ht tang truong

trong các nguyên tắc tăng trưởng của Hội thánh sẽ cho thấy:1. cơ cấu xã hội của chúng2. vị trí của các đơn vị cộng đoàn và các nhóm cùng ngôn ngữ3. những hoạt động chính của chúng4. những nhu cầu cụ thể5. tầm cỡ tương đối6. vị trí7. tính dễ tiếp nhận8. tầm quan trọng với tư cách là những trung tâm truyền thông9. những khả năng chúng cung ứng cho việc sử dụng phương tiện truyền thông.

Hết thảy những điều kể trên ảnh hưởng đến quyết định phải bắt đầu ở đâu và nên sử dụng các phương pháp gì

7. Nghiên cứu bản đồ quốc gia của bạn cho thấy những phần chia (các bang, các phân khu, hoặc các tỉnh) và trả lời những câu hỏi sau đây.a. Có bao nhiêu sự phân chia chính trong đó?b. Có bao nhiêu thị trấn lớn và thành phố (kể cả thủ đô).c. Trong các thị trấn và thành phố đó có một hoạt động Phúc âm mạnh mẽ nào không? Có thị trấn hoặc thành phố nào không hề có hoạt động Tin lành nào cả?

8. Những trả lời cho câu 7 phần e có thể được tìm thấy trong tất cả những câu sau đây ngoại trừ.a) một cuộc thăm dò của Hội thánh mới đây về quốc gia nầyb) những báo cáo của các giáo phái khác nhauc) các văn phòng thống kê của chính phủ thuộc quốc gia nầyd) các văn phòng thuộc nhiều Hội thánh khác nhau trong nước

Nghiên cứu các phương pháp

Chúng ta không thể nói rằng việc các nhà mở mang Hội thánh thiếu nổ lực là lý do khiến cho có quá nhiều Hội thánh ở các thành phố tăng trưởng kém cõi. Rất nhiều nhân lực, năng lực, và tiền bạc đã được các hội truyền giáo ở tại Afericasia gởi đến. Một số các phương pháp đã mang lại những kết quả tốt hơn các phương pháp khác. Mới đây, những nhà lãnh đạo Hội thánh ở tại nhiều quốc gia đã hợp tác trong việc thăm dò kỹ lưỡng nhằm tìm ra lý do và cách thức các Hội thánh tăng trưởng. Sách giáo khoa của bạn và phần hướng dẫn nghiên cứu là nhằm để giúp bạn áp dụng các nguyên tắc đã được khám phá trong cuộc thăm dò đó vào công tác của bạn.

Nghiên cứu tiềm năng

Trong việc hoạch định phối hợp có nhiều điều cần phải được cân nhắc như 1) nơi

Page 228: Chien luot ht tang truong

nào các Hội thánh đang hợp tác làm việc với nhau rồi, 2)nơi nào có các tín hữu để họp thành phần cốt lõi của Hội thánh mới, 3) có sẵn bao nhiêu đội thành lập Hội thánh, loại công việc nào thích hợp cho họ, 5) làm thế nào các nhân sự tiền phong có thể được trợ giúp cho đến khi Hội thánh mới có thể cấp dưỡng cho Mục sư của họ, 6) có trang bị nào đã sẵn sàng , 7) phương tiện truyền thông có thể được sử dụng như thế nào và 8) có thể tổ chức các buổi nhóm ở nơi nào. Trong khi cùng nhau cầu nguyện và hoạch định, những người lãnh đạo Hội thánh sẽ tìm được sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời cho kế hoạch và ấn định được các mục tiêu của họ.

9. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNGa. Một chương trình như nhau dành cho các buổi nhóm sẽ hoạt động tốt ở cả các thành phố lẫn các vùng thôn quê.b. Việc đọc các sách báo về sự tăng trưởng Hội thánh ở các quốc gia khác có thể giúp bạn tìm được những phương pháp thích hợp cho cánh đồng của bạn.c. Việc sử dụng các ký hiệu mầu trên bản đồ giúp ích rất ít trong việc quyết định những nơi nào để thành lập Hội thánh.d. Các lớp học ban đêm hoặc các lớp học cuối tuần có thể tốt hơn các khóa hội thảo kéo dài một tuần trong việc lập kế hoạch Hội thánh.e. Trong việc lập kế hoạch phối hợp, không cần thiết phải biết các khả năng của các nhân sự nếu họ sẵn sàng làm việcf. Nơi chốn, các phương pháp, và tiềm năng là ba loại thăm dò cần thiết trong việc hoạch định phối hợpg. Việc giới lãnh đạo Hội thánh thiếu năng nổ thường là lý do của sự tăng trưởng kém cõi trong các Hội thánh ở thành phố.

Mục tiêu 5: Kể tên ba mức độ theo đó các trách nhiệm của việc truyền giáo cho các thành phố có thể được phân bố vào các kế hoạch phối hợp dài hạn.

Phân Bố Trách Nhiệm

Các chi thể trong thân thể của Đấng Christ phải hợp tác với nhau nếu Hội thánh muốn hoàn thành sứ mạng của mình. Sự hợp tác liên giáo phái trong các cuộc thăm dò, các khoá hội thảo, và việc lên kế hoạch về sự tăng trưởng Hội thánh đang mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên ở nhiều vùng. Chúng ta cũng có thể hợp tác trong những chương trình dài hạn và phân phối trách nhiệm để đạt được các mục tiêu cụ thể ở khu vực trách nhiệm truyền giáo do các giáo phái khác nhau. Các Hội thánh thuộc một giáo phái và các thuộc viên của một Hội thánh địa phương có thể tuân theo một đường lối tương tự.

CÁC BƯỚC TRONG VIỆC PHÂN BỐ CÁC TRÁCH NHIỆM- Giữa vòng các giáo phái- Trong một giáo phái

Page 229: Chien luot ht tang truong

- Trong Hội Thánh địa phương

Việc phân bố các trách nhiệm giữa vòng các Hội thánh sẽ thích hợp giữa vòng những Hội thánh đi đúng theo Kinh Thánh trong giáo lý có kết ước với việc truyền giảng và sự tăng trưởng của Hội thánh. Điều đó không có nghĩa là một tập thể nầy phải đuổi tập thể kia ra khỏi một thành phố. Nhiều giáo phái có thể cùng làm việc với nhau một cách hài hòa và tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau cũng như các nhóm cộng đồng khác nhau tốt hơn là chỉ có một tập thể.

Tiến sĩ Mc Gavran giới thiệu cuốn Latin American Church Growth (Sự tăng trưởng của Hội thánh ở Châu Mỹ La tinh) (Read Monterrose, và Johnson, 1969) nhất là các chương nói về nền đô thị hóa* và sự tăng trưởng Hội thánh, cho những thuộc viên Hội thánh ở bất cứ nơi đâu trên thế giới là những người quan tâm đến việc Cơ đốc hóa các thành phố.

Sách giáo khoa Evangelism Today (công tác truyền giáo ngày nay) của ICI (Tác giả L. Jeter Walker, 1977) bày tỏ trong bài 12 cách để phân chia bản đồ và phân bố các trách nhiệm truyền giáo cho một khu vực. Nó cũng bàn đến các phương pháp để thực hiện chiến lược mà bạn đang học tập trong môn học nầy.Nếu bạn có được các cuốn sách ấy thì chúng rất ích lợi cho chức vụ của bạn. Nếu không có sẵn, bạn hãy viết vào vở ghi chép để tham khảo trong tương lai.

10. Nếu bạn có mặt trong một buổi lên kế hoạch, bạn sẽ yêu cầu Hội thánh bắt đầu từ đâu?

11. Quay trở lại bài 7 trong phần hướng dẫn nghiên cứu nầy. Đọc phần huy động Cơ đốc nhân.a. Liệt kê bốn bộ phận sẽ giúp Hội thánh bạn tăng trưởngb. Giải thích vắn tắt cách áp dụng hai nguyên tắc ấy để bắt đầu một Hội thánh trong thành phố bạn đã đề cập trong câu hỏi số 10.

12. Kể ra ba mức độ mà theo đó các trách nhiệm truyền giảng trong các thành phố có thể được phân phối trong việc lên kế hoạch phối hợp dài hạn.

Mục tiêu 6: Kể ra tám nguyên tắc tăng trưởng Hôị thánh căn bản ở các khu đô thị và nhận ra những gương mẫu của việc sử dụng chúng.

Sử Dụng Các Nguyên Tắc Then Chốt Mc Gavran 285 - 295 (322 - 332)

Có nhiều hội truyền giáo đã làm việc khó nhọc và lâu dài ở các thành phố và đã tìm được nhiều phương cách trong việc thành lập các Hội thánh. Việc phân tích về các Hội thánh đó đã giúp cho các nhà nghiên cứu sự phát triển của Hội thánh tìm ra

Page 230: Chien luot ht tang truong

một số các nguyên tắc tăng trưởng then chốt của các Hội thánh thành phố. Bạn đã nghiên cứu các nguyên tắc ấy rồi. Việc ôn lại sẽ giúp bạn thấy được cách áp dụng chúng vào công tác của bạn.

NHỮNG NGUYÊN TẮC THEN CHỐT1. Phòng ốc2. Tín hữu3. Đề kháng4. Hưởng ứng5. Cùng ngôn ngữ6. Bất động sản7. Niềm tin8. Sự bình đẳng

13. Điền mỗi nguyên tắc tăng trưởng của Hội thánh thành phố (trái)với các từ then chốt (phải).a. Nhân cấp các Hội thánh của bộ tộc, đẳng cấp, và..........1) phòng ốcb. Tập trung vào.................................................................2) tín hữuc. Vượt qua hàng rào.............................................d. Nhận ra các đơn vị đồng hội đồng thuyền........e. Phát triển giới lãnh đạo là các .........không nhận lươngf. Chú trọng đến các Hội thánh có.............................g. Cung cấp nền tảng thần học dành cho.........một xã hội h. Truyền đạt..............mãnh liệt nơi Chúa Cứu thế3) Đề kháng4) Hưởng ứng5) Cùng ngôn ngữ6) Bất động sản7) Niềm tin8) Sự bình đẳng

14. Kiểm tra lại các câu trả lời của bạn cho bài tập 13 rồi che những lời mô tả bên tay trái và nhìn vào bảng liệt kê các từ then chốt để nhớ thuộc lòng phần bên trái.

Mục tiêu 7: Mô tả vắn tắt kế hoạch mà bạn là Mục sư của một Hội thánh thành phố mạnh mẽ, sử dụng để truyền giáo cho thành phố.

Nơi Chốn, Ngươì Truyền Giảng, và Dân Chúng Mc Gavran 285 - 292 (322 - 330)

Tám nguyên tắc đầu tiên có liên quan mật thiết với nhau. Các buổi nhóm được tổ chức ở đâu là một sự giúp đỡ tuỳ thuộc vào dân chúng - tính dễ tiếp nhận của họ,

Page 231: Chien luot ht tang truong

số lượng, và khả năng tài chánh của họ.Việc lựa chọn một người truyền giảng tùy thuộc vào nơi chốn và dân chúng - nhóm cộng đoàn. Có nhiều chấp sự, giáo viên trường Chúa Nhật, và những Cơ đốc nhân trưởng thành không thể chăm sóc một Hội thánh lớn, song có thể dẫn dắt một nhóm bạn hữu trong sự thờ phượng và học Thánh Kinh ở tại nhà của họ. Việc huấn luyện và kinh nghiệm sẽ phát huy chức vụ của họ. Một số có thể trở thành những Mục sư khi các nhóm học Kinh Thánh phát triển thành những Hội thánh.

15. Viết số 1) để cho thấy nơi những người chưa tin Chúa sẽ cảm thấy dễ chịu nhất 2) để biểu thị khả năng tốt thứ nhì, và số 3) để biểu thị nơi mà họ ít cảm thấy dễ chịu nhất.... a. Một nhà thờ có các nhà truyền giáo hướng dẫn các buổi nhóm.... b. Nhà của một người bạn và các bạn hữu điều khiển buổi nhóm.... c. Một nhà thờ với các thành viên của các cộng đoàn của họ hướng dẫn nhóm.... d. Một trung tâm truyền giáo rộng lớn nơi có thể họ không bị để ý.... e. Một nhóm học Kinh Thánh nhỏ nơi không ai biết họ.

16. Nói lên nguyên tắc căn bản cần được áp dụng cho từng điều kiện sống của các thành phố mà Hội thánh của bạn muốn truyền giáo cho.a. Có nhiều gia đình trong Hội thánh thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau. Họ không hiểu lời giảng lắm.b. Trong Hội thánh có một số khá đông các Cơ đốc nhân trên danh nghĩa không ai trong số họ giữ trách nhiệm gì trong việc chứng đạo cả.c. Bạn muốn thành lập một Hội thánh trong mỗi khu vực của thành phố nơi có bất cứ thuộc viên nào của mình đang sống, nhưng không có tài chánh để xây dựng các công trình Hội thánh.d. Có nhiều thành kiến về chủng tộc, và giai cấp giữa vòng những người đã quy đạo.e. Bạn đang chăn dắt một Hội thánh nhỏ có nhiều Cơ đốc nhân trưởng thành. Bạn muốn thành lập một Hội thánh tư gia ở mỗi khu vực trong thành phố, nhưng bạn là người giảng duy nhất trong vùng.

11. a. Việc tuyển mộ, việc huấn luyện, sự trang bị, phân côngb. Câu trả lời của bạn có thể gồm, mỗi một Cơ đốc nhân đều phải được sử dụng cho công việc Chúa, một chương trình cơ bản huấn luyện các nhân sự là quan trọng ở bất cứ Hội thánh nào, trang bị về thuộc linh và về vật chất là điều cần thiết; các thuộc viên được giao các trách nhiệm phải được quan tâm nhiều hơn trong sự trợ giúp nơi nào có cần13. a. 5) ngôn ngữb. 4) hưởng ứngc. 6) Tài sản

Page 232: Chien luot ht tang truong

d. 3) đề khánge. 2) tín hữuf. 1) phòng ốcg. 8) bình đẳngh. 7)niềm tin15. a. 3) ít nhấtb. 1) nhiều nhất.c. 2) nhiều nhìd.2) nhiều nhìe. 3) ít nhất.

Nếu các Hội thánh của bạn thật sự sẽ thừa nhận trách nhiệm truyền giáo và nhu cầu thành lập Hội thánh, chúng ta phải phát huy và huấn luyện một đội quân các nhà lãnh đạo là các tín hữu không nhận lương để bắt đầu các công việc mới và giúp họ lớn lên. Việc đó sẽ bắt đầu một phản ứng dây chuyền, trong đó chúng ta có thể nhân cấp các Hội thánh. Mỗi Cơ đốc nhân phải là một người chứng đạo. Chúng ta cần những người tình nguyện, là những người sẽ làm việc trung tín cho Chúa mà không đòi hỏi phải trả lương. Công việc truyền giáo bởi các tín hữu là một bí quyết của sự tăng trưởng lạ lùng của các giáo hội Tin lành ở tại Châu Mỹ Latinh. William Read cho thấy cách các tín hữu của họ đã hoạt động ở tại Brazil ( Cuốn những kiểu mẫu mới về sự tăng tưởng của Hội thánh Brazil, 1965 trang 131 - 136)

17. Ghép cặp điều kiện trong một thành phố mà bạn muốn truyền giảng (trái) cho phù hợp với giải pháp mà bạn sẽ chọn (phải). Có thể chọn trên một giải pháp..... a. Dân chúng hưởng ứng. Bạn có nhiều Hội thánh tư gia thuộc cùng đơn vị cộng đoàn đang phát triển vượt quá các khu vực của họ..... b. Dân chúng đề kháng. Rất ít người tham sự các buổi nhóm tư gia.... c. Nhiều Hội thánh tư gia thuộc các cộng đoàn khác nhau ở gần nhau. Hết thảy đều phát triển vượt quá các khu vực của họ..... d. Không có Hội thánh nhưng có một số các sinh viên đã biết Chúa Cứu Thế qua ICI.1) Xây dựng, thuê, hoặc mua một cơ sở thích hợp cho một hội chúng đông đảo.2) Bắt đầu hoặc tiếp tục theo kiểu mẫu Hội thánh tư gia.3) Kết hợp nhiều Hội Thánh tư gia ở gần đủ để thờ phượng với nhau.4) Lập thêm nhiều Hội thánh tư gia.

Mục tiêu 8: Nói vắn tắt mối tương quan của chung ta với Chúa đem lại nền tảng cho một xã hội bình đẳng như thế nào.

Niềm Tin Và Chủ Nghĩa Bình Đẳng

Page 233: Chien luot ht tang truong

Mc Gavran 292 - 295 (330 - 332)

Không có nguyên tắc thứ bảy của chúng ta - tức là truyền đạt niềm tin mãnh liệt trong Đấng Christ tất cả những nguyên tắc khác sẽ không mang lại sự tăng trưởng cho Hội thánh. Đức tin trong Chúa Cứu Thế đưa chúng ta vào trong mối tương quan mới với Đức Chúa Trời và với nhau. Chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. Như vậy, hết thảy Cơ đốc nhân là anh em, chị em của nhau. Sự tái sanh là một sự bình đẳng hóa lớn lao. Hội thánh phải là gương mẫu của một xã hội thật sự bình đẳng. Lòng tin nơi Chúa Cứu Thế khiến chúng ta thừa nhận những lời dạy của Ngài về sự công bình và yêu thương đối vơí mọi người. Tình yêu thương của Ngài và Lời của Ngài là nền tảng cho một xã hội công bình.

- Bình đẳng: Tin rằng mọi người dều bằng nhau.- Xã hội bình đẳng: Một xã hội trong đó mọi người đều được đối xử nhu nhau.

18. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Các nhà tiên tri trong Cựu ước đề cập đến sự phán xét mà không giảng truyền chống lại sự áp bức.b. Đức Chúa Trời đã thiết lập các nguyên tắc căn bản dành cho một xã hội công bằng và bình đẳng.c. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng người nam người nữ, Ngài đã dựng nên người nam trước để bày tỏ sự ưu tiên của người nam.d. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người đều có những cơ hội như nhau.e. Loài người không có Đức Chúa Trời thì không có khả năng xây dựng một xã hội công bằng thật sự, vì con người vốn ích kỷ.f. Qua nhiều cách Đức Chúa Trời đã cho thấy Ngài thiên vị đặc biệt tốt với dân tuyển chọn của Ngài.

Khi đề nghị các Hội thánh tách riêng ra thành các đơn vị đồng hội đồng thuyền khác nhau, chắc chắn là chúng ta không muốn lập ra một hệ thống đẳng cấp. Trước mặt Chúa không có nhóm người nào là ưu việt hơn nhóm người khác cả. Chúng ta phải thừa nhận giá trị bình đẳng của mọi người. Các Hội thánh riêng biệt nên có chỉ vì nền văn hóa hoặc vì ngôn ngữ của họ, nhưng bất cứ ở đâu có thể được, chúng ta có thể dùng các buổi nhóm thông công và những đề án hợp tác để củng cố những mối ràng buộc giữa họ với nhau. Chúng ta hết thảy đều là các chi thể trong thân thể Đấng Christ.

19. Phát biểu trong một hoặc hai câu cho thấy mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Trời là nền tảng cho một xã hội bình đẳng như thế nào.

20. Giải thích vắn tắt luật pháp của Đức Chúa Trời đã được tóm tắt lại trong tình

Page 234: Chien luot ht tang truong

yêu thương như hế nào theo Mat Mt 22:37-40.

Công tác đặc biệt

Sử dụng một bản đồ và bất cứ nguồn cung cấp nào sẵn có để tìm được thông tin dành cho bảng tường trình của học viên. Nếu không có sẵn hết thảy thông tin, hãy điền vào những gì bạn thật sự học biết (hoặc đã biết được) Cột đài phát Tin lành ý nói vô tuyến truyền thanh hoặc vô tuyến truyền hình phát đi một chương trình Tin lành nào đó. Cho biết đài nào nếu bạn yêu cầu có thông tin về các học viên ICI trong vùng của bạn (trong bảng tường trình số 4 của học viên trong bài 9) bạn phải có được thông tin này trước khi nộp bảng tường trình số 5

Bài tự trắc nghiệm

Câu Chọn Lựa. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng

1. Hội thánh nào cảnh giác trước những thách thức trong tương lai sẽ bắt đầua) giành ưu tiên hàng đầu vào công tác truyền giáo tức thì cho các khu vực nông thôn trước khi họ di chuyển với số lượng lớn đến các thành phố.b) nhận ra rằng phần lớn dân chúng đều sống ở các thành phố, vì vậy các Hội thánh vùng quê phải bị đóng cửa.c) dành ưu tiên hàng đầu cho việc hoạch định và hành động có hệ thống để truyền giáo cho các thành phố đang phát triểnd) hoạch định các hoạt động xã hội trong Hội thánh nhiều hơn để hấp dẫn thêm các thanh niên đến các thành phố.

2. Trong 75 năm đầu, Hội thánh đầu tiên nhóm nhau tronga) các nhà hộib) các Hội thánh tư giac) các đền thờd) những nơi ẩn dấu, bí mật

3. Các môn đồ của Đấng Christ ở tại Puerto Rico đã phát triển các Hội thánh tư gia từa) các nhóm học Kinh Thánh và cầu nguyệnb) việc chứng đạo ngoài đường phốc) việc phân phát các văn phẩmd) chức vụ qua đài phát thanh

4. Việc huấn luyện các lãnh đạo tín hữu không nhận lương thành lập Hội thánh mới sẽ gây tạo raa) một phản ứng dây chuyền trong việc nhân cấp các Hội thánh trong nhiều vùng

Page 235: Chien luot ht tang truong

mớib) các nhóm đồng nhất được công nhận trong việc xây dựng các Hội thánh mớic) nhiều người tình nguyện phục vụ trong Hội thánhd) người ta thấy được nhu cầu phải chứng đạo rộng khắp ở mỗi khu vực.

5. Ghép cặp phương pháp (trái) cho phù hợp với kiểu thăm dò (phải).... a. các ký hiệu màu trên một bản đồ cho thấy nơi các Hội thánh được xác định vị trí trên đất nước của bạn.... b. Nghiên cứu các thông tin trên các vùng có các Cơ đốc nhân đang sống.... c. Nghiên cứu các bảng thăm dò của các giáo phái khác nhau để khám phá được việc truyền giảng hữu hiệu.... d. Nghiên cứu những cách thành lập các Hội thánh khác nhau để đáp ứng những thời điểm khác nhau1) các thành phố2) các phương pháp3) Tiềm lực

6. Ghép cặp lẽ thật của Kinh Thánh về một xã hội công bằng (trái) cho phù hợp với phần Thánh Kinh trưng dẫn (phải)..... a. Hội thánh đầu tiên là một gương mẫu về tình anh em giữa các Cơ đốc nhân.... b. Chúa Cứu Thế sẽ trở lại để thiết lập một vương quốc bình đẳng cho mọi người.... c. Thánh Linh của Đức Chúa Trời trong chúng ta thay đổi bản tánh chúng ta và đổ đầy trong chúng ta tình yêu của Ngài.... d. Luật pháp của Đức Chúa Trời được tóm tắt lại trong tình yêu thương và đưa ra những cơ hội bình đẳng cho mọi người.... e. Hội thánh phải là một hình ảnh được thấy trước về vương quốc Đấng Christ đặt nền tảng trên tình yêu thương và sự công bằng1) IGi1Ga 14:122) ICo1Cr 12:25-273) KhKh 21:22-274) Mat Mt 23:34-405) Cong Cv 4:32

Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống ở trước mỗi câu đúng. Viết chữ S nếu là câu sai..... 7. Nguyên tắc mấu chốt thứ bảy dành cho sự tăng trưởng của Hội thánh là : niềm tin mãnh liệt nơi Chúa Cứu thế, đó là điều thiết yếu trước khi các nguyên tắc khác có thể thành công...... 8. Không có Chúa, con người không thể xây dựng một xã hội thật sự công bằng trong thế gian.

Page 236: Chien luot ht tang truong

..... 9. Để thật sự truyền giáo cho thế giới ngày nay, Hội thánh phải triển khai và huấn luyện những tín hữu, là các nhân sự không nhận lương.... 10. Những người thành lập Hội thánh thiếu nổ lực chính là lý do khiến cho các Hội thánh ở thành phố phát triển yếu kém.... 11. Thời kỳ tốt nhất để tiếp xúc với những người đến sống ở các thành phố là sau khi họ đã có thời gian để thích ứng với những điều kiện sống mới mẽ.... 12. Cơ cấu xã hội và các nhóm ngôn ngữ thuộc các thành phố riêng rẽ không làm ảnh hưởng đến quyết định phải bắt đầu các Hội thánh mới ở đâu..... 13. Lý do chính của việc chuyển đến đời sống ở các thành phố là để có thêm tiền bạc và tiện nghi vật chất.... 14. Bởi việc cầu nguyện và cùng nhau hoạch định giới lãnh đạo Hội thánh có thể tìm được phương hướng và ấn định các mục tiêu.... 15. Hầu hết các giáo phái của Hội thánh đã tiến hành các cuộc thăm dò sự tăng trưởng ở các quốc gia rộng lớn hơn trên thế giới.... 16. Thật không thích hợp cho các giáo phái để cùng làm việc với nhau trong việc triển khai các cuộc thăm dò và các cuội hội thảo, bởi vì họ khác biệt nhau trong chiến lược mở mang Hội thánh..... 17. Việc sử dụng hữu hiệu các mạng lưới truyền thông trong các thành phố là một sự thách thức cho Hội thánh ngày nay.... 18. Việc tín hữu làm công tác truyền giáo là điều đa số các nhà lãnh đạo Hội thánh không thể chấp nhận… 19. Kể ra ba lãnh vực thăm dò mà bạn nên nghiên cứu trước khi đề nghị nơi chốn để bắt đầu các Hội thánh mới.… 20. Nói lên hai phương cách chủ yếu để các Hội thánh có thể phối hợp với nhau để hoạch định việc truyền giáo cho một vùng

GIẢI ĐÁP 1. a. đô thịb. 2 nông thônc. 1 đô thịd. 1 đô thịe. 2 nông thônf. 2 nông thôn

2. Câu trả lời của bạn. Có thể hầu hết đều áp dụng được cho bất cứ quốc gia nào.

3. a) đô thị hóa

4. a. Đúngb. Saic. Đúng

Page 237: Chien luot ht tang truong

d. Đúnge. Đúngf. Saig. Saih. Saii. Đúngj. Sai

5. a) có được càng nhiều thông tin càng tốt về việc truyền giáo không hiệu quả.

6. c) việc hoạch định có hệ thống và phân bố trách nhiệm

7. Các câu trả lời của bạn. Tôi mong bạn dành nhiều thì giờ và nhiều suy nghĩ cho câu hỏi nầy.

8. c) Các văn phòng thống kê của chính phủ quốc gia

9. a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Saif. Đúngg. Sai

10. Câu trả lời của bạn. Dành thì giờ cầu nguyện cho câu trả lời của bạn để nhận được dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

11. a. Việc tuyển mộ, việc huấn luyện, sự trang bị, phân công.b. Câu trả lời của bạn có hể gồm, mỗi một Cơ Đốc nhân đều phải được sử dụng cho công việc Chúa, một chương trình cơ bản huấn luyện các nhân sự là quan trọng ở bất cứ Hội Thánh naò, trang bị về thuộc linh và về vật chất là điều cần thiết, các thuộc viên được giao các trách nhiệm phải được quan tâm nhiều hơn trong sự trợ giúp nơi nào có cần.

12. Hội thánh liên giáo phái, 1 giáo phái, và địa phương

14. Kiểm tra lại câu trả lời của bạn nhờ bảng liệt kê trong câu hỏi số 13

16. a. Nhân cấp và ngôn ngữ các Hội thánhb. Truyền đạt niềm tin mãnh liệt nơi Chúa Cứu Thếc. Chú trọng các Hội thánh tư gia, và khắc phục rào cản về tài sảnd. Cung cấp nền tảng thần học cho sự bình đẳng trong xã hộie. Phát triển các lãnh đạo tín hữu không nhận lương.

Page 238: Chien luot ht tang truong

17. a. 1) và 3)b. 2)c. cả 4 lẫn 1d. 2

18. a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Đúngf. Sai

19. Câu trả lời của bạn có thể gồm cả ý tưởng nầy: chỉ có sự tái sanh và tình yêu của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta mới có thể khiến chúng ta không ích kỷ và có đủ yêu thương để giữ theo chương trình của Ngài dành cho một xã hội công chính bình đẳng.

20. Để yêu Ngài hết lòng và yêu người khác như yêu chính mình. Điều đó sẽ đem lại một xã hội công bằng.

Hoạt Động Cho Các Phong Trào Quần Chúng

Một trong những bài quan trọng nhất trong sách giáo khoa của bạn là bài mà bạn sắp sửa học đây. Bài học nầy tiết lộ những nguyên tắc có thể khiến cho một số lượng đông đảo có khả năng được thêm vaò trong thân thể của Cứu Chúa Giêxu Christ trong những phong trào quần chúng. Những ví dụ về các phong trào quần chúng ở các quốc gia khác nhau sẽ giúp bạn hiểu nhiều về lịch sử Hội thánh hơn. Bài nghiên cứu nầy sẽ báo cho bạn biết những khả năng của một phong trào quần chúng trong khu vực của bạn và cho bạn thấy điều phải làm.

Trong bài 12 chúng ta tập trung chú ý vaò các thành phố; còn bây giờ hãy xem xét những ngôi làng và các khu vực thôn quê. Đây là nơi phần lớn các phong trào quần chúng đã diễn ra. Mặc dầu dân chúng đang di chuyển từ thôn quê đến các thành phố chúng ta cũng phải nhớ rằng hơn một nữa dân số thế giới vẫn đang sống ở thôn quê. Nhiều người trong số đã sống ở các thành phố hiện nay thực chất vẫn là dân quê. Đôí vơí chúng ta nhận biết các đặc trưng của họ về ý thức tập thể là điều cực kỳ quan trọng để có thể đạt đến họ bằng các phương pháp phù hợp nhất với nền văn hóa của họ.

Nguyện Chúa giúp chúng ta nhận ra những điều ngăn trở sự tăng trưởng nơi chúng ta sống và loại bỏ được những điều đó. Để rồi chúng ta sẽ nhìn thấy quyền năng

Page 239: Chien luot ht tang truong

của Đức Thánh Linh đưa hết thảy các gia đình , các ngôi làng, và các bộ tộc đến với Chúa Cứu Thế. Khải tượng của Giăng trong Khải huyền 7 :9 -10 sẽ được ứng nghiệm.

Dàn bài

Hiểu được các phong trào quần chúngBản chất của chúngTầm quan trọng của chúngCác loại đa dạngPhát triển các Hội Thánh từ phong trào quần chúngDạy dỗ trước và sau sự cải đạoSử dụng các phương pháp phù hợp

Mục tiêu bài học

Khi học xong bài nầy, bạn có thể:Đánh giá bản chất của các phong trào quần chúng và tầm quan trọng của chúng để đưa các số lượng đông đảo vào vương quốc của Đức Chúa Trời.Áp dụng các khuôn mẫu của Kinh Thánh về các phong trào quần chúng để phát triển các Hội Thánh mạnh mẽ, thuộc linh, thuộc bản xứ.Nhận ra những khả năng cho các phong trào trong khu vực của bạn và sử dụng các phương pháp thích hợp để bắt đầu hoặc triển khai chúng

Sinh Hoạt Học Tập

1.Đọc các chương 16 và 17 (tức là các chương 17 -18 trong lần xuất bản có sửa chữa) của quyền Understanding Church Growth (Hiểu biết sự tăng trưởng của Hội Thánh) hết một lần càng nhanh càng tốt. Những minh họa trong chương 17 (18) sẽ giúp bạn hiểu được các nguyên tắc trong chương 16 (17)2.Nghiên cứu phần triển khai baì học theo như thủ tục cho trong bài 1

Các Từ Then Chốt

tai hạithuộc về chủ nghĩa cá nhâncó chất lượngtượng trưng

Triển khai bài học

Hiểu được phong trào quần chúng Mc Gavran 296-305, 310-312, 319-325 (333-342, 347-350; 357-364)

Page 240: Chien luot ht tang truong

Những người được nuôi dưỡng trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân thường không hiểu biết hoặc đánh giá đúng các phong trào quần chúng. Những người đó không hiểu rằng trong các nền văn hóa nơi có những quyết định của tập thể được lập, người ta có thể hỏi ý kiến nhau và quyết định như là một tập thể để tiếp nhận Chúa Cứu Thế và đi theo Ngài. Bất cứ ở đâu người ta thành thật tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và là Chủ thì có sự hoán cải xảy ra. Những quyết định củ một tập thể cũng tốt như của mỗi cá nhân. Trong thế giới Tây phương, người ta quá quen với những quyết định cá nhân cho nên họ đã nêu ra việc Chúa Giêxu đã kêu gọi các môn đồ của Ngài từng người một. Vào lúc bắt đầu chức vụ của mình. Ngài đã chọn những người mà Ngài sẽ huấn luyện để thi hành chức vụ của Ngài. Sau khi sống lại, Ngài đã uỷ thác cho các môn đồ Ngài hãy môn đệ hóa muôn dân. Lịch sử Hội thánh đã cho thấy các phong trào quần chúng có một tầm quan trọng như thế nào việc hoàn thành công tác nầy.

Mục tiêu 1: Áp dụng sự mô tả của Mc Gavran để nhận biết các phong trào dân chúng.

Đặc Tính Của Chúng Mc Gavran 296 - 298 302- 305 (333 - 342)

Khái niệm về phong trào quần chúng còn khá mới mẽ, vì vậy cần được định nghĩa rõ ràng. Ý tưởng ấy thật quan trọng đối với chức vụ giao lưu văn hóa. Không hiểu rõ đặc tính của một phong trào quần chúng sẽ dẫn đến nhiều sự hiểu lầm về cách Đức Chúa Trời muốn Hội Thánh phát triển. Kết quả, một số những mùa thâu hoạch đáng lẽ đã xảy ra lại bị đánh mất. Chúng ta phải nhận ra điều Đức Chúa Trời muốn thực hiện và hợp tác với Ngài trong các phong trào của dân chúng

Phong trào quần chúng là do môt quyết định chung của một số các cá nhân năm người hay là năm trăm người hết thảy đều xuất thân từ một nhóm dân chúng để giúp họ trở thành những Cơ đốc nhân mà không gặp trục trặc về mặt xã hội, trong khi vẫn duy trì quan hệ đầy đủ với những người bà con chưa tin Chúa, nhờ vậy làm cho các nhóm khác trong số dân chúng đó, qua năm tháng sau sự hướng dẫn phù hợp, để đi đến những quyết định tương tự và hình thành các Hội Thánh Cơ đốc được thành lập đặc biệt dành riêng cho các thuộc viện của nhóm dân chúng đó.Donald A. Mc Gavran

1. Khi nói về các phong trào quần chúng, sách giáo khoa của bạn sử dụng từ ngữ quần chúng như làa) những cá thể hoặc những con ngườib) nhân dân, quần chúng hoặc thường dânc) một bộ tộc, đẳng cấp hay một gia đình mở rộng

Page 241: Chien luot ht tang truong

d) một cộng đoàn.

Học thuộc lòng lời định nghĩa của Tiến sĩ Mc Gavran về một phong trào quần chúng (hoặc lời mô tả của ông về cách nó diễn ra) Lưu ý những từ ông dùng để giải thích các cụm từ nhiều cá thể và tình trạng phụ thuộc vào nhau.

Sự quy đạo của nhiều cá nhân có nghĩa là nhiều người cùng nhau tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Họ từ bỏ tội lỗi và những vị thần hoặc những đối tượng thờ phượng trước kia của họ và có ý định vững chắc để sống như Chúa muốn họ sống.

Phụ thuộc lẫn nhau có nghĩa là họ lệ thuộc vào nhau. Họ tham khảo ý kiến lẫn nhau để quyết định tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Khi họ cùng nhau bước bước nầy, hết thảy họ đều được gây dựng bởi quyết định của số còn lại trong nhóm.

Điều quan trọng cần nhớ đó là không một cá nhân nào bị ép buộc để có quyết định này chỉ vì đa số muốn quyết định như vậy. Những người không muốn trở thành Cơ đốc nhân vẫn có thể giữ theo đường riêng của họ.

2. Trước mỗi triết lý ghi ra sự phân loại của nó cho đúng nghĩa, viết số 1) nếu có khuynh hướng sống theo nhóm, viết số 2)nếu theo chủ nghĩa cá nhân.... a. Tôi không thể tin rằng có rất nhiều người đã trở thành những Cơ đốc nhân.... b. Đông đảo mọi người đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế và đang chinh phục bạn bè của họ.... c. Hàng trăm người từ nhiều nền tảng dân tộc khác nhau đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế..... d. Nơi nào có quá nhiều cuộc quy đạo của một cộng đoàn xảy ra thì người ta có thể không hiểu việc theo Chúa có ý nghĩa gì.... e. Đã có nhiều cuộc quy đạo của những người phụ thuộc nhau.... f. Không có sự quy đạo theo nhóm như thế, đó là một quyết định cá nhân.

Gia đình - đơn vị cơ bản của xã hội - giữ một vai trò quan trọng trong nhiều phong trào quần chúng. Cả các ông lẫn các bà đều giúp loan truyền Tin Lành. Quyết định tin Chúa thường là do một gia đình rồi sau đó lan đến cả gia đình mở rộng và bạn hữu. Trong các nhóm thân tộc gần, những người tìm được Chúa Cứu Thế muốn thuyết phục những người thân của mình cũng tiếp nhận Chúa nữa. Những gì cha mẹ dạy dỗ con cái trong gia đình của họ giúp gia đình định hình đường hướng của xã hội trong tương lai. Nhóm gia đình lễ bái hằng ngày bằng việc học Kinh Thánh và cầu nguyện hướng dẫn con cái đến với Chúa là một phần quan trọng của một phong trào quần chúng (Sáng thế ký 18 : 18 - 19).

3. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Theo tiến sĩ Mc Gavran không có cái gọi là “sự quy đạo tập thể”

Page 242: Chien luot ht tang truong

b. Trong một quyết định của tập thể, mỗi người bị buộc phải theo số đông.c. Các cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia đã biến các đền thờ Hồi Giáo của họ thành các nhà thờ điều đó cho thấy sự kết ước tập thể của họ với Chúa Cứu Thế.d. Mỗi một sự hoán cải đều là kết quả của một quyết định của cá nhân.e. Trong một xã hội có khuynh hướng sống tập thể, không ai có thể sống cuộc sống xã hội hoặc tín ngưỡng của riêng mình.f. Những ví dụ nêu lên trong sách giáo khoa về những người dân bộ tộc Madigas và Dani cho thấy một triết lý mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân về sự hoán cải.

Mục tiêu 2: Giải thích vắn tắt bốn khía cạnh về tầm quan trọng của phong trào quần chúng và lý do vì sao chúng đặc biệt quan trọng trong những xã hội nhất định

Tầm quan trọng của chúng Mc Gavran 298 - 302, 310 - 312 (336 -339, 347 - 350)

Về văn hóa Các phong trào quần chúng là quan trọng về mặt văn hóa trong các xã hội có khuynh hướng sống theo tập thể. Những quyết định tập thể là kiểu sống được công nhận. Trong một phong trào quần chúng, tập thể không bị trục trặc về mặt xã hội. Nó không cần phải thay đổi cơ cấu xã hội của mình. Nó có thể tạo được một môi trường xã hội Cơ đốc.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG- Về văn hoá- Về số lượng- Về chất lượng- Về Kinh Thánh

4. Hàng ngàn người dân Indonesia đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế từ năm 1966 đến 1980a) từng người mộtb) từng gia đình mộtc) qua các bộ tộcd) qua các cộng đồng và các gia đình mở rộng

Về chất lượng* Nhiều nhà mở mang Hội thánh thắc mắc về chất lượng của các phong trào quần chúng và sự ảnh hưởng của các số lượng đông đảo những người thuộc những nền tảng không tin Chúa đã gia nhập vào Hội thánh. Chất lượng có lẽ tuỳ thuộc vào cách chúng ta dạy dỗ những người mới quy đạo. Chúng ta không thể trông mong họ trở thành những Cơ đốc nhân trưởng thành qua một đêm. Chúng ta không được đoán xét hành vi của họ theo nền tảng Cơ đốc của chính chúng ta. Chúng ta phải

Page 243: Chien luot ht tang truong

giúp họ.1.lớn lên trong ân điển và trong sự thông biết Chúa chúng ta (IIPhi 2Pr 3:18)2.trưởng thành trong sự cứu rỗi (IPhi 1Pr 2:2)3.trong mọi việc được trưởng thành trong Ngài, là Đấng Christ (Eph Ep 4:15)4.tấn tới trong đức tin và thêm lên tình yêu thương của họ (IITe 2Tx 1:3)5.là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời, chúng ta trồng và tưới, còn Chúa làm cho họ lớn lên về mặt thuộc linh cũng như về số lượng (ICo1Cr 3:6-9)Nếu có cơ hội bạn nên đọc quyển sự tăng trưởng của Hội thánh và sự quy đạo tập thể của Pickett. Bạn sẽ thấy cách Đức Chúa Trời làm việc trong các phong trào quần chúng ở tại Ấn Độ.

5. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúnga. Tầm quan trọng về chất lượng của các phong trào quần chúng không đáng kể bằng tầm quan trọng về văn hóa hoặc về số lượngb. Trong một Hội thánh nơi số thuộc viên cơ bản sống thành tập thể thì dễ để từ bỏ những thói quen phạm tội trong công đoàn hơn.c. Có rất ít trục trặc về mặt xã hội được ghi nhận trong các Hội Thánh đặt nền tảng trên chủ nghĩa cá nhân .d. Một Hội thánh có khuynh hướng tập thể gặp nhiều nan đề về kỷ luật hơn là một Hội thánh theo chủ nghĩa cá nhân.e. Thái độ của những Cơ đốc nhân lâu năm có liên hệ nhiều đến chất lượng của các thuộc viên gia nhập vào Hội thánh qua các phong trào quần chúng

Theo Kinh Thánh Còn về tầm quan trọng theo Kinh Thánh của các phong trào quần chúng thì sao? Chúng ta thấy khuôn mẫu nầy trong Cựu ước khi Đức Chúa Trời liên hệ với các dân tộc, các bộ tộc, và các gia đình Tân ước bày tỏ rõ ràng sự tăng trưởng của Hội thánh trong các cộng đoàn Hội thánh đã bắt đầu giữa vòng những người Giu đa ở tại Palestine và đã phát triển nhanh chóng. Luca đã ký thuật có 3000 người quy đạo rồi 5.000 người, sau đó là các đám đông cả nam lẫn nữ! Đến Công vụ đoạn 7 thì Hội thánh bị hạn chế bởi chủng tộc mà từ đó nó đã bắt nguồn - dân Giu đa. Nhưng rồi Hội thánh lại bắt đầu lan rộng ra, trước hết đến với người Samari và rồi đến thế giới dân ngoại. Các phong trào quần chúng đã dự phần vào khuôn mẫu của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh Ngài đểmôn đệ hóa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

6. Ghép cặp sự ích lợi của phong trào quần chúng (trái) cho phù hợp với sự phân loại của nó (phải).

.... a. Hội thánh ổn định hơn

.... b. Có ít trục trặc xã hội hơn

Page 244: Chien luot ht tang truong

.... c. Kiểu mẫu được cho trong Tân ước lẫn Cựu ước

.... d. Các gia đình, các cộng đồng và các làng quê đều tiếp nhận Chúa Cứu Thế

.... e. Ít phải lệ thuộc vào các nhà truyền giáo1) Về văn hóa2) Về số lượng3) Về chất lượng4) Theo Kinh Thánh

Mục tiêu 3: Nhận ra năm loại phong trào quần chúng mà tiến sĩ Mc Gavran đã mô tả

Các loại khác nhau Mc Gavran 316 -325 (354 - 364)

Không có hai con người - cũng không có hai xã hội nào- hoàn toàn giống nhau. Mỗi quốc gia, thậm chí mỗi cộng đồng, đều khác biệt với tất cả các cộng cộng đồng khác về một phương diện nào đó. Chúng ta đã thấy rằng có những yếu tố cơ bản trong một cơ cấu xã hội nhưng có những khác biệt lớn lao khác, đặc biệt trong các mối quan hệ. Một số xã hội người ta có quan hệ chặt chẽ với nhau và có những quyết định tập thể. Những xã hội khác người ta quan hệ rất lỏng lẻo và theo chủ nghĩa cá nhân. Đường lối để cho một phong trào quần chúng phát triển có thể tuỳ thuộc phần lớn vào loại xã hội nào và cách chúng ta sửa đổi các phương pháp của mình cho thích hợp với nền văn hóa chúng ta đang công tác.

7. Giả sử bạn ra đi với tư cách một giáo sĩ cho một hòn đảo. Dân chúng bảo “Chúng tôi là một dân tộc lớn. Chúng tôi sản xuất mọi thứ chúng tôi cần. Chúng tôi không kết hôn với người thuộc các bộ tộc khác. Chúng tôi chiến đấu với dân trên đảo kế cận và bắt họ làm nô lệ cho chúng tôi”

- Khá kiêu ngạo 1,2,3,4,5,6- Khá khiêm nhường 7,8,9,10

a. Bạn sẽ đặt họ vào chỗ nào trên bảng chia?b. Giải thích vắn tắt vì sao các phương pháp của phong trào quần chúng là quan trọng.

Nghiên cứu được càng nhiều phong trào quần chúng càng tốt để thấy được chúng khác nhau như thế nào là điều thật quan trọng. Sự so sánh đó giúp cho các nhà mở mang Hội thánh nhìn thấy rõ hơn những khả năng trong cánh đồng của mình. Các nhóm người khác nhau đáp ứng với Tin lành theo cách họ lý giải sứ điệp liên quan đến nền tảng riêng biệt của họ. Các phong trào quần chúng có thể bắt đầu bằng sự

Page 245: Chien luot ht tang truong

đáp ứng của chỉ một hoặc hai cá nhân, là những người về sau chinh phục được gia đình và bạn bè của họ.

Các phong trào khác có thể bắt đầu với toàn thể một gia đình, bằng những nhóm các gia đình hoặc cả một làng tiếp nhận Chúa.

Vì cớ chế độ đẳng cấp đã thống trị các vùng nông thôn và đô thị Ấn Độ nhiều năm, các làng và một số các vùng trong thành phố bị phân chia thành những khu vực dành cho những nhóm khác nhau. Khi chúng ta giảng Tin lành trong một khu vực nào đó thuộc một ngôi làng hoặc thuộc thành phố, là chúng ta đang đến với một đơn vị đồng nhất. Khi họ đáp ứng với sứ điệp, chúng ta có thể hoạt động và cầu nguyện cho một phong trào quần chúng ở tại đó. Cơ cấu của nó có thể khác với quốc gia của bạn, nhưng bạn vẫn có thể tìm được những cộng đoàn và hoạt động cho các phong trào quần chúng giữa vòng họ.

Tiến sĩ Mc Gavran mô tả năm loại phong trào quần chúng và đặt tên chúng theo các phong trào tương tự hoặc các Hội thánh tương đương trong Kinh Thánh

CÁC PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG- Ly-đi Cong Cv 9:32-35 Mọi người đều tiếp nhận- Lít-trơ Cong Cv 14:8-23 Một số tiếp nhận, một số chống đối- Lao-đi-xê KhKh 3:14-22 Sa sút, trở thành Cơ Đốc giáo trên danh nghĩa- Ê-phê-sô Cong Cv 19:1-20 Thành phần cốt lõi nhận được sự dạy dỗ sâu xa hơn- Đê-ca-bô-lơ Mac Mc 5:1-20 Nhân chứng sử dụng mạng lưới của quan hệ gia đình

1. Ly đi - Cả cộng đồng tiếp nhận Tin lành2. Lít trơ - một số tiếp nhận một số chống đối3. Lao đi xê - phong trào sa sút thành ra Cơ đốc giáo trên danh nghĩa4. Êphêsô - Một phần cốt lõi thất học tăng trưởng với sự dạy dỗ phù hợp5. Chúng ta đã đặt tên các phong trào mạng lưới thuộc Đêcabôlơ từ cách một người đàn ông đã một lần bị qủy ám đã trãi qua vùng Đêcabôlơ (Mười thành phố) thuật cho gia đình anh biết Chúa Giêxu đã giải cứu anh như thế nào.

8. Đọc đoạn Kinh Thánh cho từng loại trong năm loại phong trào quần chúng. Ghép cặp lời mô tả (trái) cho phù hợp với loại phong trào quần chúng (phải) gần giống nó nhất. Một số được ghép cặp nhiều hơn một loại..... a. Phân nữa dân làng đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Những người khác bắt bớ chúng tôi.... b. Chúng tôi đã làm cho vững các lẽ thật của Tin Lành bằng các phép lạ chữa lành..... c. Người anh họ nói về Chúa cho chúng tôi rồi sau đó tôi và nhà tôi chinh phục các gia đình của chúng tôi.

Page 246: Chien luot ht tang truong

.... d. Hội thánh của chúng tôi chỉ là Cơ đốc giáo trên danh nghĩa. Thế rồi một vị tân Mục sư đến dạy dỗ chúng tôi về Tin lành. Chúa đã cứu chúng tôi và đổ đầy Thánh linh trên chúng tôi, kể từ đó Hội Thánh được tăng trưởng.... e. Toàn thể bộ tộc chúng tôi đang đi theo Chúa Cứu Thế.... f. Hội thánh nầy được sinh ra trong một cơn phục hưng nhưng bây giờ đã không còn hoạt động nữa.1) Ly đi2) Lít trơ3) Lao đi xê4) Êphêsô5) Đêca bôlơ

Một nét đáng kể của các cộng đồnng người Châu Mỹ La tinh, Châu Á, và Châu Phi là những mối liên kết mật thiết trong vòng những người họ hàng. Trong một bài học trước, chúng ta đã thấy được việc hiểu biết về cơ cấu xã hội đó đã giúp ích như thế nào cho các nhà thành lập Hội thánh trong việc rao giảng Chúa Cứu Thế cho các gia đình mở rộng. Arthur Tuggy chú trọng việc sử dụng các quan hệ mạng lưới cho sự phát triển Hội thánh.

Mạng lưới - một hệ thống phức tạp, một tổ chức bao gồm những cá nhân nối kết với nhau một cách chặt chẽ và lâu bền.

9. Nghiên cứu kỹ giản đồ và lời mô tả về phong trào mạng lưới trong sách giáo khoa của bạn (từ trang 321-325 - 359-364). Tôi đề nghị bạn vẽ một giản đồ về gia đình của bạn gồm cả những người bà con qua hôn nhân và các gia đình của họ theo như bạn có thể tô màu nhạt lên tên của những người đã tin Chúaa. Kể ra hai cách bạn có thể sử dụng mạng lưới dành cho sự cứu rỗi của những người chưa biết Chúa .b. Nêu lên hai ý nghĩa của việc dùng kỹ thuật nầy để truyền giáo cá nhân trong Hội thánh của bạn.

Phát Triển Các Hội Thánh Từ Phong Trào Quần Chúng Mc Gavran 305 - 310; 312- 315, 325 -334 (342 -344, 350 -353, 364 -372)

Nhiều phong trào quần chúng có tiềm lực đã không xảy ra bởi vì các nhân sự Cơ đốc không nhận ra những khả năng của họ. Một số không hoạt động vì thiếu sự nuôi dưỡng thích đáng của Cơ đốc nhân. Một số đã đi vào những thói lệ kỳ lạ và giáo lý sai trật vì họ đã không được dạy dỗ thích đáng. Kinh Thánh dạy chúng ta trông mong nơi các phong trào quần chúng. Chúng ta cũng được dạy đừng để những phong trào ấy chết đi hoặc tẻ tách khỏi lẽ thật vì sự xao lãng, không quan tâm, hoặc do sự chăm sóc không phù hợp. Nếu chúng ta muốn phát triển các Hội

Page 247: Chien luot ht tang truong

thánh từ phong trào quần chúng, chúng ta phải dạy dỗ Lời Chúa trong quyền năng của Đức Thánh linh và sử dụng các phương pháp thích hợp

Mục tiêu 4: Mô tả vắn tắt phần dạy dỗ có được trong việc phát triển các Hội thánh từ phong trào quần chúng.

Dạy dỗ trước và sau khi quy đạo Mc Gavran 305- 307, 312- 315, 325 - 329 (342 -344, 350 -353, 364-367)

Trước Hạt giống phải được gieo trước khi mùa gặt cụ thể đến! người ta phải được ban cho Lời Chúa như một cái nền vững chắc để có quyết định tin nhận Chúa Cứu Thế. Chúng ta phải rao giảng và dạy dỗ Phúc âm cũng như bày tỏ quyền năng của Tin lành trong đời sống của mình. Thánh Linh dùng Lời Chúa để đưa người ta đến với Đức Chúa Trời.

SỰ DẠY DỖ CHÍNH YẾU- Trước báp-têm: . Sự cứu rỗi . Đời sống Cơ Đốc- Sau báp-têm: . Đời sống đầy dẫy Thánh Linh . Kinh Thánh làm nền tảng . Huấn luyện để phục vụ

Ở bài 2 chúng ta đã nhận thấy rằng sự tăng trưởng của Hội Thánh Phi Châu đã đến cách chậm chạp ở những nơi mà phương pháp truyền giáo chính yếu là nền giáo dục Cơ đốc. Tuy nhiên, nền móng còn đang được đặt để. Các trường học Cơ đốc ở tại hàng ngàn ngôi làng đã giúp cho dân chúng nhận biết lẽ thật của Tin Lành. Các chương trình nâng cao đời sống, (như các bệnh viện Cơ đốc) việc truyền giaó qua các đài phát thanh, và sách báo Cơ đốc hết thảy đều giúp cho dân chúng mềm mại. Bây giờ sự tăng trưởng của Hội Thánh vơí tốc độ thật sửng sốt đang xảy ra ở tại Phi Châu. Tiến Sĩ Mc Gavran ám chỉ đến 6000 giáo phái độc lập của người Châu Phi (trang 320 - 358)

Chúng ta đã có đề cập đến giá trị của các bài học hàm thụ để dạy dỗ trước khi quy đạo lẫn sau khi quy đạo. Thậm chí vào thời điểm nầy hàng ngàn người chưa tin Chúa vẫn đang nghiên cứu những lời hiệu triệu của Chúa Cứu Thế qua các bài học mang tính truyền giáo. Nhiều người hiện nay đang quyết định tin nhận Ngài và đi theo Ngài. Sau khi nhận được sự dạy dỗ khởi đầu, họ ghi tên vào một khóa học dành cho người mới tin Chúa, các bài học nhắm vào sự tăng trưởng thuộc linh dành cho chính họ.

Page 248: Chien luot ht tang truong

10. Các phong trào quần chúng thường bắt đầua) bằng một sự thức tỉnh mạnh mẽ về tâm linhb) bằng việc hàng ngàn người được cuốn vào nước Chúa trong vòng một thời gian ngắnc) sau một thời gian dài có những ảnh hưởng và sự dạy dỗ của Phúc âmd) bởi sự truyền thụ của những thành viên có triển vọng

Sau Một người nổ lực, cố gắng, để đạt đến một mục tiêu nào đó và sau khi đã đạt được rồi thì nghỉ ngơi, đó là điều hoàn toàn bình thường. Lắm lúc người ấy còn trở nên xao lãng sau khi đã đạt được mục tiêu và đánh mất điều đã giành được. Thật đáng buồn khi điều đó laị xảy ra trong chức vụ !một số nhà truyền giáo và các mục sư làm việc thật khó nhọc và cầu nguyện cách sốt sắng để dân chúng tiếp nhận Chúa. Sau đó có sự thức tỉnh về mặt thuộc linh. Người ta bắt đầu đến với Đức Chúa Trời - toàn thể các gia đình, các khu làng, hàng trăm người. Những nhân sự nầy xử lý tình huống ấy như thế nào? Nghỉ ngơi, dân xã vì chiến thắng đã dành được ư? Ra đi để tổ chức các buổi nhóm ở những nơi khác, bỏ mặc các tân tín hữu tiếp tục dọ dẫm theo cách tốt nhất họ có thể tiến được chăng? (Chúng tôi đã từng thấy điều đó xảy ra với những hậu quả thật tai hại) Kêu gọi sự giúp đỡ và huy động mọi nguồn phương tiện để duy trì sức ép mang tính truyền giáo trong khu vực, và cùng một lúc đem cho các tân tín hữu sự dạy dỗ mà họ cần chăng? (Chúng tôi cũng đã từng thấy điều đó xảy ra. Với những kết quả thật kỳ diệu)

Chúng ta đã đọc về một phong trào quần chúng mạnh mẽ trong Cong Cv 2:41-42. Có ba ngàn người được thêm vào Hội Thánh và “Họ bền lòng giữ lời dạy của sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện” Phong trào quần chúng ấy đã lớn mạnh là do có sự chăm sóc sau đó. Chúng ta, những người đang làm việc cho Đức Chúa Trời không khi nào được đánh mất tầm nhìn về nguyên tắc sinh lý của việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Nguyên tắc nầy là điều quan trọng sống còn trong bất cứ sự quy đạo nào và phải là một phần trong bất kỳ phong trào cộng đồng thành công nào. Những người vừa được sinh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời cần phải được chăm sóc dịu dàng và được bảo vệ trước những ảnh hưởng chống lại Cơ đốc giáo mà Phaolô nói đến “Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. Tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu”. (Cong Cv 20:28).

11. Việc hoà nhập những người mới quy đạo trong phong trào quần chúng vào với số thuộc viên của Hội Thánh một cách thành công tùy thuộc vàoa) sự thúc dục của các tân tín hữub) sự dạy dỗ, sự thông công anh em, và sự cầu nguyện

Page 249: Chien luot ht tang truong

c) sự dâng mình sâu nhiệm của các nhân sựd) sự quy đạo của hết thảy các thuộc viên trong “mạng lưới”

12. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Những người mơí quy đạo có niềm tin vững chắc nhờ sự dạy dỗ trước khi chịu báptemb. Việc huấn luyện cho sự hầu việc đến bởi sự dạy dỗ sau khi chịu báptem.c. Việc huấn luyện các chức vụ đặc biệt phải được dành cho hết thảy các nhân sự tín đồ trước khi sai phái họ đi ra hầu việcd. Cơ đốc giáo có thể có các hình thức kỳ dị do thiếu sự dạy dỗe. Những lẽ thật cơ bản phải được dạy dỗ càng đơn giản và thực tế chừng nào càng tốt chừng nấy.f. Sự dạy dỗ căn bản về nếp sống Cơ đốc phải được đưa ra sau khi họ chịu báptem bằng nước.

13. Đọc Cong Cv 20:17-38 Đánh dấu X trước những khuôn mẫu trong công tác chức vụ của Phaolô mà Hội Thánh bạn sử dụng được..... a. Đi ra như một đội ngũ, làm việc khi cần phải trả các chi phí.... b. Giảng đạo và dạy dỗ giữa công khai và riêng tư ở bất cứ nơi nào thuận tiện..... c. Cầu nguyện chữa lành cho người bệnh và giải cứu người bị quỷ ám..... d. Sau nhiều tháng quay lại thăm các Hội Thánh ở tại vùng đó..... e. Huấn luyện nhân sự tại các thành phố và sai phái họ ra đi truyền giáo cho các vùng.... f. Huấn luyện các nhân sự non trẻ bằng cách để họ làm những người phụ tác trong các chuyến đi truyền giáo.

Roland Allen đã có ảnh hưởng lớn lao đến các hội truyền giáo hiện đại bằng quyển sách của ông Missionary Methods: St. Paul' s or Ours? (Các phương pháp của nhà truyền giáo : của Thánh Phaolô hay là của chúng ta?) (Grand Rapids, Mich. Wm. B. Eardmans, Pub. Co. 1962) Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc huấn luyện những người mới quy đạo ngay từ lúc bắt đầu. Những lẽ thật căn bản về Đức Chúa Trời là Cha, là Đấng Tạo Hóa, Chúa Giêxu là Đức Chúa Con và là Chúa Cứu thế của chúng ta, và Đức Thánh Linh nguồn sức mạnh cư trú trong chúng ta, phải được dạy theo hình thức có khả năng là đơn giản nhất và thực tế nhất. Sứ đồ Phao lô đã bắt đầu đưa các thánh lễ của việc làm Báptem và Tiệc Thánh vào các Hội Thánh và dạy dỗ ý nghĩa của những hành động tượng trưng. Với các bức thư cùng những cuộc thăm viếng ông đã đưa các Hội Thánh vào các giáo lý ngày càng cao hơn và đã dạy cho họ những nguyên tắc của đời sống Cơ đốc thực tiễn

14. Theo Tiến sĩ Mc Gavran thất bại trong các phong trào quần chúng thường doa) thiếu sự cải hóan thật sự trong các quyết định của tập thể

Page 250: Chien luot ht tang truong

b) những thông lệ hoặc giáo lý không theo Kinh Thánhc) sự giáo huấn trước khi chịu Báptem không phù hợpd) việc chăn bầy kém cõi

Các phong trào quần chúng đưa ra một nhu cầu lớn lao cần phải huấn luyện các Mục sư để chăm sóc các Hội thánh đông đảo. Ở tại Brazil hơn 50.000 thầy giảng Tin lành đã không huấn luyện về thần học ngoại trừ những gì họ nhận được từ Hội thánh địa phương. Giới lãnh đạo Hội thánh đang cố gắng giải quyết sự khó khăn đó bằng cách chuẩn bị các bài học huấn luyện chức vụ tự học và thiết lập các trung tâm huấn luyện mở rộng. 6.000 giáo phái độc lập của người Phi Châu cũng có một nhu cầu tương tự. Trong một số các giáo phái đó, Cơ đốc giáo đã có những hình thức kỳ lạ vì thiếu sự dạy dỗ theo Kinh Thánh. Một nhà truyền giáo kỳ cựu Fred Burke, ở tại miền nam Phi Châu đã làm rất nhiều để giúp cho nhiều giáo phái trong số đó bằng một chương trình của trường Kinh Thánh Hàm thụ tốt dành cho các vị Mục sư của họ. Tương tự như vậy, ICI và các trường hàm thụ Phúc âm khác đang cung cấp việc huấn luyện về chức vụ để giúp cho các Mục sư và các tín hữu nhân sự ở những nơi họ đang phát triển các Hội thánh mạnh mẽ, vững vàng.

15. Nói vắn tắt vai trò của sự dạy dỗ trong việc phát triển những Hội Thánh từ phong trào quần chúng

16. Trước mỗi câu có liên quan đến sự phát triển của các Hội thánh có phong trào quần chúng, hãy liệt kê thành phần của nó, viết số 1) nếu là sự dạy dỗ căn bản, viết số 2) nếu là sự chăm sóc tiếp tục.... a. Học Kinh Thánh đều đặn ở tại nhà và ở Hội Thánh.... b. Dạy đọc viết cho các Cơ đốc nhân để họ đọc Kinh Thánh và Thánh ca..... c. Chỉ định các lãnh đạo để tiếp tục công việc.... d. Cung cấp một nơi để thờ phượng đều đặn.... e. Dạy dỗ Lời Chúa và những trách nhiệm của Cơ đốc nhân.... f. Sai phái những người giám sát để giúp đỡ những tân tín hữu.... g. Bày tỏ quyền năng của Tin lành trong lời nói và hành động..... h. Bắt đầu lập phép báptem bằng nước và Tiệc Thánh

Mục tiêu 5: Mô tả một ví dụ về cách bắt đầu một phong trào quần chúng và nhận ra một phương pháp bạn nghĩ là mình có thể sử dụng cách hữu hiệu trong khu vực của bạn.

Sử Dụng Các Phương Pháp Phù Hợp Mc Gavran 307- 310, 329 - 334, (344 - 347, 367 - 372)

Phần cuối cùng nầy trong bài học của bạn nhấn mạnh đến việc chúng ta phải giữ

Page 251: Chien luot ht tang truong

theo các nguyên tắc của người bổn xứ và sửa đổi các phương pháp của mình cho phù hợp với các điều kiện sống và nền vănhóa. Ví dụ của Chokosi (trang 329 -334 - 367- 372 tân nhuận chánh) khác với phong trào mạng lưới và các khuôn mẫu khác mà chúng ta đã nghiên cứu. Phương pháp nầy cho thấy một cách để bắt đầu một phong trào quần chúng và minh họa một số các nguyên tắc quan trọng.

17. Trước mỗi câu mô tả các phương pháp của truyền giáo của phong trào quần chúng, hãy ghi lại sự phân loại của nó, viết số 1) nếu là phong trào mạng lưới, viết số 2) nếu là ví dụ của Chokosi..... a. Các nhân sự có nền văn hóa giao lưu bắt đầu truyền giáo cho các khu làng..... b. Đức tin lan truyền giữa vòng những người bà con của các Cơ đốc nhân hiện có..... c. Những người có lòng quan tâm đến sự cứu rỗi đều được dạy dỗ giáo lý Cơ đốc.... d. Hễ ai tiếp nhận Chúa Cứu Thế đều được nhận Baptem sau một thời gian lâu dài được dạy dỗ.... e. Đức tin thường lan tràn theo các dòng họ trong gia đình.... f. Sự cầu nguyện được nhắm vào các bộ tộc hoặc gia đình mở rộng nhiều hơn là công chúng.

18. Ghi ra các kiểu mẫu của những phong trào quần chúng mà bạn nghĩ sẽ hiệu quả trong xứ sở của bạn.

Công Tác Đặc Biệt Tìm biết bất cứ điều gì bạn có thể học biết được về vị trí, cư dân, và tín ngưỡng của bất cứ các bộ tộc hoặc các nhóm ngôn ngữ nào trong xứ sở của bạn. Một quyển sách về địa lý của xứ sở bạn có thể cung cấp một số các thông tin. Người phụ trách thư viện có thể giúp bạn nếu bạn được phép đến một thư viện công cộng hoặc thư viện của trường trung học hoặc đại học. Hãy học hỏi những gì bạn có thể học được từ những cuộc chuyện trò với những con người, khác nhau về công việc của Tin lành trong các cộng đoàn nào đó và trong bất cứ các phong trào quần chúng nào (hoặc các phong trào quần chúng có tiềm năng) đã xảy ra. Điền vào bảng tường trình của bạn.

Bài tự trắc nghiệm Câu đúng sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước mỗi câu đúng. Viết chữ S trước câu nào sai...... 1. Phong trào quần chúng được mô tả tốt nhất là “không có sự trục trặc về mặt xã hội”..... 2.Những quyết định tập thể đều là khuôn mẫu trong các xã hội có khuynh hướng tập thể.

Page 252: Chien luot ht tang truong

..... 3. Khuôn mẫu của Kinh Thánh về các phong trào quần chúng là: trở thành Cơ đốc nhân mà không bị phân rẽ khỏi gia đình...... 4. Trong các xã hội có khuynh hướng tập thể, các quyết định của cá nhân có thể khiến cho người quy đạo bị coi là chống đối..... 5. Một khía cạnh quan trọng của các phong trào quần chúng là Hội Thánh ổn định hơn..... 6. Loại phong trào quần chúng lyđy được biểu thị bằng một số thì tiếp nhận Tin lành, một số thì chống đối Tin lành...... 7. “Mạng lưới” là một tên gọi khác dành cho loại phong trào quần chúng của người Êphêsô..... 8. Khi toàn thể người ở các khu làng hoặc các bộ tộc đều trở thành Cơ đốc nhân thì chúng ta nghĩ đó là phong trào quần chúng có chất lượng...... 9. Nếu có hàng trăm người thuộc các dân tộc khác nhau tiếp nhận Chúa Cứu Thế thì điều đó được coi như một phong trào quần chúng.... 10. Sự quy đạo tập thể thật sự là sự quy đạo phụ thuộc lẫn nhau.... 11. Lý do mạnh mẽ nhất khiến cho dân chúng thuộc các nền tảng ngoại giáo khác nhau đề kháng Tin Lành là vì họ không thể thay đổi nền thần học của họ..... 12.Tầm quan trọng về văn hóa và về chất lượng trong các phong trào quần chúng có liên quan đến việc Cơ đốc hóa toàn thể cộng đồng.... 13. Sự dâng mình cá nhân được sự khích lệ của tập thể sẽ giúp ổn định Hội thánh có phong trào quần chúng..... 14. Môn đệ hóa các gia đình hẳn là một lời dịch tốt hơn là môn đệ hóa muôn dân theo Mat Mt 28:19.... 15. Sự chăm sóc tiếp tục chỉ liên quan đến sự tăng trưởng về mặt thuộc linh chứ không liên quan đến việc củng cố những mối liên kết trong gia đình và cộng đồng..... 16. Trong ví dụ của Chokosi, các nhân sự bắt đầu dạy về tội lỗi và những ảnh hưởng xấu của nó trong cộng đồng.... 17. Khi bắt đầu một phong trào quần chúng, tốt hơn là hãy làm chứng cho những cá nhân trước khi nói chuyện với toàn thể khu làng hoặc bộ tộc..... 18. Sự dạy dỗ sau báptem phải dẫn các Cơ đốc nhân vào đời sống đầy dẫy Thánh linh và sự hầu việc..... 19. Làm Báptem cho những người mới tin Chúa ngay lập tức rồi sau đó hẳn bắt đầu dạy họ các nguyên tắc Cơ đốc thì tốt hơn..... 20. Phong trào của người Lao đi xê bắt đầu thì tốt song vì thiếu dạy dỗ nên đã biến thành một đạo Cơ đốc chỉ có trên danh nghĩa.

GiẢi đáp

1. c) một bộ tộc, một đẳng cấp, hoặc gia đình mở rộng

Page 253: Chien luot ht tang truong

2. a. 2) Chủ nghĩa cá nhânb. 1) khuynh hướng tập thểc. 1) khuynh hướng tập thểd. 2) Chủ nghĩa cá nhâne. 1) khuynh hướng tập thểf. 2) Chủ nghĩa cá nhân

3. a. Đúngb. Saic. Đúngd. Đúnge. Saif. Sai

4. d) qua các cộng đồng và các gia đình mở rộng

5. a. Saib. Đúngc. Said. Saie. Đúng

6. a. 3) Về chất lượngb. 1) Về văn hóac. 4) Theo Kinh thánhd. 2) Về số lượnge. 3) Về chất lượng

7. a. Ở đầu bên tráib. Sự quy đạo của các gia đình sẽ sản sinh một Hội Thánh ít bị trục trặc về mặt xã hội.

8. a. 2) Lít trơb. 1) Ly đi, 2) Lít trơ và5) Đê ca bô lơc. 5) Đê ca bô lơd. 4) Êphêsôe. 1) Ly đif. 3) Lao đi xê

9. a. Câu trả của bạn, có thể gồm cả lời cầu nguyện cho mọi người trong giản đồ và chứng đạo cho họ.

Page 254: Chien luot ht tang truong

b. Câu trả lời của bạn, những phương pháp tương tự có thể được dùng cho Hội Thánh cũng như để khuyến khích những người được cứu là cầu nguyện và chứng đạo.

10. c) sau một thời gian dài có những ảnh hưởng và sự dạy dỗ của Phúc âm

11. b) Sự dạy dỗ, sự thông công anh em và sự cầu nguyện

12. a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Đúngf. Sai

13. Câu trả lời của bạn. Tôi hy vọng bạn đã đánh dấu tất cả các câu ấy. Nếu chưa, hãy cầu nguyện cho việc mở rộng chức vụ.

14. d) việc chăn bầy kém cõi

15. Dân chúng phải được dạy dỗ về Tin lành để được cứu. Họ được đặt đức tin vững chắc và được huấn luyện để hầu việc bởi sự dạy dỗ trước và sau khi chịu báptem.

16. a. 2) sự chăm sóc tiếp tụcb. 2) sự chăm sóc tiếp tụcc. 1) sự dạy dỗ căn bảnd. 2) sự chăm sóc tiếp tụce. 1) sự dạy dỗ căn bảnf. 2) sự chăm sóc tiếp tụcg. 1) sự dạy dỗ căn bảnh. 1) sự dạy dỗ căn bản

17. a. 2) Ví dụ của Chkosib. 1) Phong trào mạng lướic. 2) Ví dụ của Chokosid. 2) Ví dụ của Chokosie. 1) Phong trào mạng lướif. 1) Phong trào mạng lưới

18. Câu trả lời của bạn, nghiên cứu cẩn thận quốc gia của bạn và xem xét các kiểu mẫu trong tinh thần cầu nguyện hầu cho Đức Chúa Trời sẽ dẫn 0đắt bạn vào trong kế hoạch tốt nhất dành cho quốc gia và chức vụ của bạn.

Page 255: Chien luot ht tang truong

Sử Dụng Các Nguyên Tắc Hội Thánh Bản Xứ

Khi học đến hai bài cuối trong chương trình , có lẽ bạn đang suy nghĩ đến hai điều - thứ nhất là làm thế nào để thực hành điều bạn học được, và thứ hai là làm thế nào để ôn tập cho kỳ thi cuối khóa! Cả hai bài học sau cùng nầy sẽ giúp bạn trong hai phương diện đó. Bạn sẽ xem lại các nguyên tắc bổn xứ mà mình đã học để thấy chúng có thể được áp dụng thế nào trong công tác bạn.

Trong đơn vị sau cùng nầy, chúng ta đang nói về cách hợp tác với Đức Chúa Trời và với những người khác trong việc lên các kế hoạch rõ ràng cho sự tăng trưởng. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời đa dạng. Ngài thích nhìn loài người từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi cộng đồng xã hội, tiếp nhận con Độc sanh của Ngài và trở thành những chi thể có trách nhiệm trong thân thể của Đấng Christ. Vì vậy, Thánh Linh của Ngài đã dẫn đưa một số các nhân sự đến các thành phố và một số đến các vùng nông thôn, một số được đưa đến các thành phần thượng lưu và một số đưa đến với quần chúng lao động. Ngài kêu gọi một số nhân sự đến với đất nước của mình và một số đến với người dân nước ngoài. Ngài kêu gọi một số người cho loại công việc nầy và một số cho loại công việc khác. Chúng ta ngửa trông nơi Đức Thánh Linh để được Ngài chỉ dẫn và lệ thuộc vào quyền năng của Ngài khi thi hành công tác Ngài giao cho mỗi người trong chúng ta thực hiện trong kế hoạch toàn bộ của Ngài.

Giờ đã đến để Hội thánh xem xét lại tất cả chương trình của mình trong ánh sáng của những điều ưu tiên của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy các ưu tiên đó được bày tỏ rõ ràng trong chức vụ của Thánh Phaolô, một nhà truyền giáo mẫu mực của Hội thánh đầu tiên. Chúng ta nhìn thấy cách ông thiết lập một Hội thánh, cách ông dạy dỗ dân chúng, truyền cho những trưởng lão phải chăm sóc Hội thánh, rồi sauđó ông đi đến một thành phố khác. Làm thế nào mà ông thiết lập được các Hội thánh vững mạnh trong một thời gian ngắn như vậy ông đã lập một nền móng tốt và đã sắp đặt cho sự tăng trưởng tiếp tục.

Dàn bài

Dạy dỗ các nguyên tắc của Hội thánh bản xứBày tỏ sự liên quan của chúng hiện nayĐưa ra nền tảng lịch sử của chúngBày tỏ tầm quan trọng của của chúng đối với sự tăng trưởngDạy dỗ chúng theo hệ thống Đối diện với các nan đềSử dụng các nguyên tắc dành cho các phong trào quần chúng.

Page 256: Chien luot ht tang truong

Mục tiêu bài học: Khi học xong bài nầy, bạn có thể:Đánh giá được mối quan hệ quan trọng giữa các nguyên tắc bản xứ với sự tăng trưởng của Hội thánh.Chọn lựa một chương trình thích hợp để dạy dỗ các nhân sự Cơ đốc và các hội chúng khác về giá trị cuả các nguyên tắc bản xứ là nguồn sức mạnh và nguồn tăng trưởng trong Hội thánh.Phân tích các nan đề có liên quan trong việc áp dụng những nguyên tắc của Hội thánh bản xứ vào cánh đồng của bạn, và tin cậy Chúa để Ngài giúp đỡ bạn khi xây dựng cho tương lai.

Sinh hoạt học tập 1.Nghiên cứu bài học như thường lệ. Cần ôn lại. Hodges: The indigenous Church (Hội thánh bản xứ), từ trang 99 - 1302.Nếu bạn tự nghiên cứu bài học qua ICI , có lẽ bạn đã có một sự sắp xếp gặp mặt để biết phải làm bài thi cuối khóa bao giờ và ở tại đâu, nếu không, và nếu bạn chưa viết thư để xin thi, thì hãy lấy biểu mẫu yêu cầu xin thi trong tập tài liệu dành cho học viên của bạn, điền vào đó, và gởi cho giảng viên ICI của bạn ngay bây giờ.

Các từ then chốt các ứng viênnăng động lựcmột cách công bằnglan trànđưa vào thực hiệngiai đoạntheo đạosự liên quantự nguyệnngăn chậntrợ cấpthị thực

Khai triển bài học

Dạy dỗ các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ Mc Gavran 335 - 344 (373 - 382) Hodges 99 - 112

Nếu chúng ta muốn hoạch định cho các Hội thánh của mình để tiếp tục tăng trưởng, thì chúng ta phải đặt nền móng cho Hội thánh trong sự dạy dỗ của chúng

Page 257: Chien luot ht tang truong

ta. Khi nào? Giả sử bạn dự định dựng một toà nhà bốn tầng song bây giờ chỉ cần phải bắt đầu ở nền móng và thêm các tầng kia sau. Ngay từ lúc bắt đầu, bạn phải đặt một nền móng vững chắc đủ để chịu đựng công trình khi đã hoàn tất. Vì sự tăng trưởng tiếp tục của Hội thánh, chúng ta phải đặt một nền tảng vững chắc về tinh thần trách nhiệm Cơ đốc cũng như dạy dỗ về các đặc quyền Cơ đốc của chúng ta.

Mục tiêu 1: Xác định ba tình trạng hiện thời của thế giới khiến cho việc dạy dỗ và thực hành các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ là điều rất quan trọng

Bày tỏ sự liên quan của chúng hiện nay Mc Gavran 335 - 336 (373 - 375) Hodges 99 - 112

Bạn đã nghiên cứu các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ như đã được trình bày trong bài Hội thánh bản xứ. Bây giờ chúng ta cần ôn lại các nguyên tắc ấy cách vắn tắt để thấy được tầm quan trọng của chúng đối với các Hội truyền giáo hiện nay, đặc biệt là trong ánh sáng của những hoàn cảnh đổi thay của thế giới ngày nay.

Bản xứ : bắt nguồn hoặc xuất hiện cách tự nhiên ở một nơi hoặc một vùng được định rõ, quen thân, chứ không xa lạ với môi trường sống.

Có nhiều tình trạng thật hết sức quan trọng khiến cho Hội thánh nói chung phải cân nhắc tầm quan trọng của các nguyên tắc bổn xứ đối với sự thành công của sứ mạng nó được giao. Một là nhiều Hội thánh quốc gia đang triển khai các chương trình của các hội truyền giáo của họ. Họ cần phải tránh những lỗi lầm trong quá khứ và lập các Hội thánh của họ trên một nền móng an toàn. Thứ hai là, sự trào dâng của chủ nghĩa yêu nước khiến cho các nhà truyền giáo phải cấp bách giúp gây dựng các Hội thánh quốc gia mạnh mẽ, không có sự cai trị của nước ngoài. Thứ ba là, tình hình chính trị thay đổi nhanh chóng và không ổn định ở tại nhiều quốc gia đòi hỏi Hội thánh phải được huấn luyện trong các trách nhiệm của mình để có thể tiếp tục mà không bị gián đoạn nghiêm trọng nếu như tất cả các nhân sự và ngân quỹ của hội truyền giáo nước ngoài thình lình bị cắt đi.

Nhiều giáo phái hơn 25 năm qua đã cảnh giác trước tình hình đó nên đã từng bước một đã thay đổi đường lối sứ mạng của họ từ sự kiểm soát của hội truyền giáo theo truyền thống sang các nguyên tắc bản xứ. Một số đã chấp nhận với chương trình 10 năm cụ thể (hoặc các thời hạn khác với những mục tiêu nhất định phải được hoàn thành trong giai đoạn đó), vì sự chuyển đổi công việc của họ từ sự lãnh đạo của nước ngoài của quốc gia. Tiến sĩ A.R Tippett đề nghị một nhà truyền giáo phải có khả năng chuyển giao việc quản trị Hội thánh cho những người dân trong nước trong vòng hai mươi năm kể từ lúc bắt đầu công tác. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ không có được 20 năm!

Page 258: Chien luot ht tang truong

1. Tình hình thế giới khiến cho các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ ngày nay trở nên quan trọng là vìa) tình hình chính trị đổi thay đòi hỏi Hội thánh trong nước phải tiếp tục chức vụ nếu như mọi nguồn cấp dường như không còn nữa.b) tinh thần dân tộc đang lan tràn khắp thế giới c) sự thiếu tin cậy và ngờ vực mà các dân tộc có đối với bất cứ hệ tư tưởng nước ngoài nào.d) các chính sách theo truyền thống của hội truyền giáo là không thể chấp nhận được đối với nhiều chính phủ

Bạn đã nghiên cứu các nguyên tắc bản xứ về sự tự túc , tự trị, và tự sinh sôi . Nhiều khi một hội truyền giáo hoặc một nhà truyền giáo giữ theo một trong những nguyên tắc nầy, mà phản đối hoặc luôn tránh các nguyên tắc khác. Nhiều khi việc chuyển giao việc điều hành Hội thánh cho các tín hữu là điều khó khăn. Bởi việc thiết lập một Hội thánh một số các nhà truyền giáo cảm thấy họ là những người phải quyết định mọi việc về sự hoạt động của Hội thánh. Khi một Hội thánh tăng trưởng, nó cần nhận các trách nhiệm của mình. Không nhận ra nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những sự chia rẽ. Chúng ta phải khuyến khích những người lãnh đạo thay vì ngăn trở. Chúng ta phải huấn luyện các nhân sự bản xứ và giao trách nhiệm cho họ.

Tôi rất vui mà nói rằng các nhà truyền giáo thuộc Hội Thánh Ngũ Tuần ở tại An Độ không chỉ là những người tiền phong và tổ chức công việc, mà họ còn những bước khỏi các vị trí chính thức của mình khi có những người hầu việc bổn xứ đúng ra nhận trách nhiệm. Hiện nay tất cả các khu vực và các kỳ đại hội đồng đều do các Mục sư bản xứ điều động. Đa số các Hội thánh đều tự túc và mỗi Hội thánh đều đang tiến hành chương trình truyền giáo của Hội thánh mình. Năm trong số các Hội thánh của chúng tôi ở tại Bangalore đang tham gia vào công tác mở rộng. Các Mục sư, cùng với những tín hữu sốt sắng nhiệt tình đã bắt đầu những nhóm mới cách xa Hội thánh từ ba đến năm cây số (khoảng 2 đến 3 dặm). Một số Hội thánh trả tiền thuê một phòng họp để cho một hội chúng mới có nơi nhóm lại.

2. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu đúng.a. Một tình huống có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của các nhà turyền giáo đó là việc bắt đầu các chương trình của các hội truyền giáo quốc gia.b. Việc tự trị là một nguyên tắc dễ nhất trong các “nguyên tắc tự trị” nhằm củng cố các Hội thánh bản xứ.c. Các hội thánh cần được huấn luyện để vẫn tiến triển mặc dầu có ít hoặc thậm chí không có sự trợ giúp của hội truyền giáo. Đó là một điều rất quan trọng.d. Các Hội thánh của quốc gia phải là những Hôị thánh hoàn toàn thuộc về người bản xứ trong vòng từ 20 đến 30 năm .

Page 259: Chien luot ht tang truong

e. Quyền lãnh đạo trong các Hội thánh của quốc gia phải bị ngăn chận nếu Hội thánh muốn sống còn.f. Nhiều quốc gia đã từ chối thị thực cho các nhà truyền giáo, điều đó cho thấy sự lớn mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tầm quan trọng của các Hội thánh bản xứ

Sự tự trị của các Hội thánh đặc biệt trở nên quan trọng trong những ngày này, khi có sự căng thẳng giữa các nước và chủ nghĩa yêu nước. Các Cơ đốc nhân bản xứ phải là những người có các quyết định về đời sống Cơ đốc và sự trưởng thành của các tín hữu. Điều này có thể có liên quan đến các chất lượng của số thuộc viên, những trách nhiệm trong công việc Chúa, hoặc trong những vấn đề hành xử không theo người Cơ đốc. Các công dân biết rõ chính dân tộc của họ và có các phương cách học biết các sự kiện trong một trường hợp mà người nước ngoài không thể hiểu được. Hơn nữa, khi có bất cứ một hành động kỷ luật nào do người nước ngoài thi hành rất có thể gây ra sự thù ghét từ nơi người bị kỷ luật cũng như những người bà con của người ấy.

Việc sinh sôi là một nguyên tắc của sự sống. Hội thánh nào không tự làm tươi mới chính mình liên tục qua các tân tín hữu thì sẽ tự nhiên chết đi. Nhưng sự tự sinh sôi còn vượt trên điều đó đối với sự sinh sôi của các Hội thánh. Việc thành lập các Hội thánh mới là điều chính yếu nếu chúng ta muốn ttruyền giáo cho thế giới trong thế hệ của mình và hoàn thành sứ mạng của chúng ta trước khi Chúa trở lại. Khi một Hội thánh Tân ước được thành lập ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thì sẽ có những người quy đạo nhiệt thành được dùng để rao Tin lành và mở mang những Hội thánh khắp vùng họ sống. những ngưòi quy đạo là những hạt giống để từ đó chúng ta có thể mong đợi một mùa gặt lớn. Ở một số các Hội thánh Hàn Quốc, người quy đạo sẽ chưa được làm báp têm bằng nưóc cho đến khi nào đã đưa được một người khác về với Chúa. Các nhân sự giao lưu văn hóa phải huấn luyện và sử dụng những tân tín hữu của mình vào công tác truyền giảng và chăn bầy. Phaolô đã làm như vậy Chúng ta phải khích lệ họ trong chức vụ của họ. Roland Allen đã viết rằng “ Chúng ta không bao giờ cử một nhân viên truyền giáo đi thực hiện điều mà người ta đã tự nguyện làm ngay tại chỗ rồi”

Điều quan trọng là đừng lẫn lộn việc bản xứ hóa với việc dân tộc hóa. Dân tộc hóa liên quan đến cách các nhà truyền giáo chuyển giao quyền lãnh đạo Hội thánh cho ban điều hành của dân tộc đó. Còn bản xứ hóa liên quan đến cách Hội thánh lồng khớp vào nền văn hóa của đất nước mình như là các bộ phận tự cấp dưỡng, tự điều hành, và tự sinh sôi của Hội thánh phổ thông của Chúa Cứu Thế.

3. Không có sự đảm bảo cho sự tăng trưởng Hội thánh qua một mình việc dân tộc hoá bởi vìa) các tín hữu có thể oán ghét quyền hành của một người thuộc dân tộc mình và

Page 260: Chien luot ht tang truong

phản đối những đề nghị về sự tự túc b) những chính sách đúng đắn phải được xác lập và những kiều dân không thể am hiểu kỷ luật của Hội Thánh.c) quá chú trọng đến các nguyên tắc bản xứ có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa vòng các thuộc viên.d) hội thánh có thể những người dân trong nước điều khiển mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu về các trách nhiệm của việc tự sinh sôi và tự túc.

4. Giả sử bạn là người điều khiển một chi nhánh của Hội truyền giáo vừa mới hình thành. Hãy đưa ra hai lý do vì sao bạn dạy dỗ các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ cho các thuộc viên trong chi nhánh, và nhất định buộc tất cả các ứng viên của Hội truyền giáo phải nghiên cứu các nguyên tắc ấy.

Mục tiêu 2: Biết được ba nhà văn và những đóng góp của họ đối với việc sử dụng các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ vào các sứ mạng hiện nay

Đưa ra nền tảng lịch sử của quần chúng. Mc Gavran 336-340 (375-378).

Các học viên học về sự tăng trưởng của Hội thánh nên đọc tất cả các bài họ có thể đọc được về những gì mà John Nevius, Roland Allen, và Melvin Hodges đã viết về Hội thánh bản xứ. Nevius đã xác lập những nguyên tắc nhất định và cho thấy cách chúng vận hành. Allen đã tỏ rõ nền tảng Kinh Thánh của các nguyên tắc bản xứ trong chức vụ của Phaolô. Hodges đã đưa ra những chỉ dẫn thực tiễn để áp dụng chúng ngày nay.

Những Nguyên Tắc Được John Newton Sử Dụng:1. Những người qui đạo cứ ở lại nơi họ đang sống2. Các tín hữu lãnh đạo làm việc không lương3. Hội Thánh tư gia các phương tiện của các địa phương4. Những người giám xát người truyền giảng được trả lương5. Huấn luyện cho các thuộc viên, các tín hữu lãnh đạo6. Các Hội Thánh thành lập các Hội Thánh mới

Về mặt lịch sử, các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ đi trở lại thời Tân Ước, nhưng nhiều Hội truyền giáo đã bỏ qua những nguyên tắc đó. Vào giữa những năm 1800, Henry Venn, một người thư ký thuộc Anh giáo của Tổ chức Truyền giáo Giáo hội Anh quốc (English Church Missionary Society) và Rufus Anderson (một thành viên của hội chúng tự trị giáo hội) thuộc Ban Chấp Hành Các Uy viên Hội đồng Hoa Kỳ dành cho các Hội truyền giáo nước ngoài, cả hai đều ủng hộ các nguyên tắc của người bản xứ. Công thức “tam tự” được coi là của Henry Venn.

Page 261: Chien luot ht tang truong

Vào cuối những năm 1800, John Nevius, một nhà truyền giáo cho Trung Hoa thuộc hội Trưởng Lão đưa vào thực hành các nguyên tắc mà Venn và Anderson đã tiến dẫn. Ong đã triển khai một kế hoạch thực tiễn và đã chứng minh là nó vận hành tốt. Ong đã dạy dỗ các nguyên tắc ấy cho Hội thánh Trưởng lão ở tại Hàn quốc. Sự phục hưng và các nguyên tắc bản xứ đã đem lại sự tăng trưởng lạ lùng ở tại đó. Quyển sách của ông Việc Hoạch Định và Triển Khai của các Hội Thánh Truyền Giáo đã có ảnh hưởng lớn lao đến nhiều hội truyền giáo, kể cả một nhà truyền giáo sau này đến Trung quốc là Roland Allen. Allen, một nhà truyền giáo thuộc Anh giáo, đã có ảnh hưởng lớn lao đến các hội truyền giáo hiện đại qua cuốn sách của ông: Các phương pháp của Nhà Truyền Giáo: Của Thánh Phaolô hay là của Chúng ta (Missionary Methods St. Paul’s or Ours?)

Melvin L. Hodges, một nhà truyền giáo thuộc Hội Thánh Ngũ Tuần, là người đã đến Trung Mỹ vào những năm 1930 đã tin chắc rằng cứ tiếp tục trợ giúp của nước ngoài cho các Mục sư người bản xứ không phải là chương trình của Đức Chúa Trời dành cho việc xây dựng Hội thánh của Ngài. Sự quy đạo đối với các nguyên tắc bản xứ là khó khăn nhưng nó đem lại một công việc mạnh mẽ hơn nhiều. Về sau, với tư cách tổng thư ký cho Hội Thánh Ngũ Tuần ở tại Châu Mỹ La Tinh và dân da Đỏ Miền Tây, ông đã dạy các nguyên tắc bản xứ cho các nhà truyền giáo và những người lãnh đạo Hội thánh bản xứ ở nhiều quốc gia. Những sách kèm theo của ông là Xây Dựng Hội Thánh của Tôi và Hội thánh Bản xứ đã được nhiều giáo phái nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các chương trình truyền giáo của họ.

5. Trong việc thiết lập các Hội thánh bản xứ ở tại Hàn quốc. John Nevius đã thực hiện một công tác kỳ diệu vềa) việc huấn luyện các nhân sự lãnh đạo bán chuyên tráchb) việc truyền dạy các lãnh đạo cách kỹ lưỡng mỗi buổi sángc) việc sai phái họ đi ra theo từng nhóm để giảng truyền và chứng đạo.d) việc giúp đỡ họ bắt đầu các Hội thánh mới về mặt tài chánh.

6. Ghép cặp sự đóng góp đối với các hội truyền giáo theo nguyên tắc bản xứ (trái) cho thích hợp với tác giả (phải).... a. Việc hoạch định và triển khai các hội thánh truyền giáo... b. Ghi nhận những khác biệt giữa các Hội truyền giáo cận đại với các phương pháp của sứ đồ Phaolô.... c. Những người giám sát các nhà truyền giáo được trả lương... d. Viết cuốn Hội thánh bản xứ... e. Triển khai công thức “tam tự”... f.Phát biểu rằng “Không bao giờ sai phái một nhà truyền giáo thực hiện điều người dân ở đó đang làm”... g. Đã bắt đầu các Hội thánh nhóm tại nhà hoặc các phương tiện của địa phương

Page 262: Chien luot ht tang truong

... h. Tác giả cuốn Missionary Methods:St. Paul’s or Ours (Các Phương Pháp Của Chúng Ta?)... i. Việc các Mục sư trong nước tự túc... j. Ủng hộ các nguyên tắc bản xứ vào những năm 1800.1) Venn2) Nevius3) Hodges4) Allen

Mục tiêu 3: Vẽ lại và cắt nghĩa một biểu đồ cho thấy các nguyên tắc “tam tự” đã góp phần vào sự tăng trưởng của Hội thánh như thế nào.

Tầm quan trọng của quần chúng đối với sự tăng trưởng Mc Gavran 340-344 (378-382) . Xem lại sách của Hodges 76-85.

Để bày tỏ cho thấy các nguyên tắc bản xứ đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Hội thánh như thế nào, lược đồ sau đây kết hợp những lý do của Hodges dành cho việc tự túc (Trang 61-67) và những lý do của Mc Gavran vì sao các Hội thánh bản xứ tăng trưởng hơn các Hội thánh khác (trang 340-344, 378-382 ở bản nhuận chánh)

Sự tăng trưởng thuộc linh

1. Vâng phục chương trình của Đức Chúa Trời . Khuôn mẫu theo Kinh Thánh dành cho Hội thánh là phải tự túc (nhờ vào số dâng phần mười và các khoản dâng hiến) tự trị và tự sinh sôi. (“tam tự”).2. Ý thức trách nhiệm . Trách nhiệm trong việc cấp dưỡng, điều hành và truyền giảng giúp cho các Cơ đốc nhân lớn lên. Kế hoạch phần mười phân phối trách nhiệm tài chánh một cách công bằng giữa mọi người.3. Mối tương quan với Mục sư. Việc hội chúng cấp dưỡng cho Mục sư làm tăng cường ý thức trách nhiệm của họ đối với nhau.4. Đức tin và sự hy sinh . Những tranh chiến liên quan đến việc tuân giữ các nguyên tắc bản xứ giúp cho những người lãnh đạo lẫn Hội thánh phải phát huy tinh thần/ đức tin/ hy sinh là những yếu tố dẫn đến một chức vụ thuộc linh mạnh mẽ.5. Học hỏi qua thực hành . Người ta lớn lên khi họ học tập Lời Chúa và dạy dỗ điều đó cho người khác. Đức Chúa Trời giúp họ phát huy quyền lãnh đạo, những khả năng, và chức vụ.

Sự tăng trưởng về số lượng

1. Việc chăm sóc các nhóm nhỏ . Nhờ vào khả năng lãnh đạo của các tín hữu địa phương mà chúng ta có việc chăm sóc, chăn bầy, ở các nhóm nhỏ, và giúp chúng

Page 263: Chien luot ht tang truong

phát triển về mặt số lượng cũng như về mặt thuộc linh. Khi chúng phát triển, thì ngay cả nhóm nghèo nàn nhất cũng có thể chu cấp cho một Mục sư theo mức sống của họ nếu như có mười gia đình hoặc hơn mười gia đình trong hội chúng trung tín dâng phần mười.2. Được chấp nhận về mặt văn hóa . Những nguyên tắc phù hợp với người bản xứ khiến cho Hội thánh được cộng đồng xã hội dễ chấp nhận hơn về mặt văn hóa. Họ không coi Hội thánh là một tổ chức của nước ngoài hoặc xem những người đại diện cho Hội thánh như là các nhân viên được trả lương thuộc quyền của nước ngoài. Hàng rào văn hóa đối với việc chấp nhận Tin lành được loại bỏ.3. Lời làm chứng tự nhiên . Với sự tăng trưởng về mặt thuộc linh và một ý thức trách nhiệm, các Cơ đốc nhân sẽ làm chứng và chinh phục các gia đình, các bạn hữu, cùng những người hàng xóm về cho Chúa Cứu Thế.

Sự tăng trưởng về mặt địa lý

1. Sứ Mạng . Việc thành lập Hội thánh. Khi Hội thánh địa phương thấy được sứ mạng của mình là phải thành lập Hội thánh, thì việc truyền giảng ở tại nội địa cũng như ở hải ngoại sẽ khiến cho Hội thánh phát triển về mặt địa lý cũng như về mặt số lượng.2. Sự bành trướng không bị giới hạn. Các Hội thánh mới ở các vùng chưa được truyền giáo có thể khởi đầu nhờ sự trợ giúp của hội truyền giáo hải ngoại, củà Hội thánh trong nước, hoặc từ một Hội thánh mẹ. Nhưng khi đã phát triển, thì sự tự túc của họ cũng như sự phát huy những người lãnh đạo ở địa phương khiến họ là các cơ sở cho sự bành trướng vô tận.

TỰ TÚC, TỰ TRỊ, TỰ SINH ĐÔI - dẫn đến - SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH1. Vâng phục chương trình của Đức Chúa Trời2. Ý thức trách nhiệm3. Mối tương quan với Mục sư - sự tăng trưởng thuộc linh4. Đức tin và sự hy sinh5. Học hỏi qua sự thực hành 6. Sự chăm sóc các nhóm nhỏ7. Được chấp nhận về mặt văn hoá - sự tăng trưởng về số lượng8. Lời chứng tự nhiên9. Sứ mạng thành lập Hội Thánh10. Sự bành trướng vô tận - sự tăng trưởn về mặt địa lý

7. Sự tăng trưởng về số lượng trong một Hội thánh được chứng tỏ quaa) ý thức trách nhiệm, việc thành lập Hội thánh, và sự chấp nhận về văn hóab) đức tin và sự hy sinh, sự bành trướng vô tận, và lời chứng tự nhiên.

Page 264: Chien luot ht tang truong

c) chăm sóc các nhóm nhỏ, được chấp nhận về văn hóa, và lời chứng tự nhiênd) hỗ trợ cho Mục sư, việc chăm sóc các nhóm nhỏ và dâng phần mười.

8. Những nguyên tắc bản xứ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thuộc linh của Hội thánh làa) hỗ trợ cho Mục sư, dâng phần mười, và học tập Lời Đức Chúa Trờib) học tập Lời Chúa, có trách nhiệm với các bạn hữu và gia đìnhc) dâng phần mười, đức tin, và sự hy sinh.d) vâng phục Đức Chúa Trời, đức tin, sự hy sinh và ý thức trách nhiệm.

9. Trên sơ đồ (Khung 14.4) hãy đánh dấu X trước bất cứ điểm nào bạn đã thấy có trong Hội thánh của mình (hoặc quan sát thấy có tại một Hội thánh nào đó). Đánh dấu T trước những điểm nào đang còn thiếu hoặc cần được củng cố qua sự dạy dỗ.

10. Nghiên cứu sơ đồ về các nguyên tắc bản xứ và sự tăng trưởng của Hội thánh (Khung 14.4) cho đến khi bạn có thể viết lại thuộc lòng. Giải thích điều đó với một người bạn hoặc một người trong gia đình bạn. Nếu có cơ hội, sao lại (hoặc tự sửa đổi cho phù hợp theo cách của bạn) trên một chiếc bảng phấn hoặc trên một tấm áp phích và dạy lại cho một nhóm.

Mục tiêu 4: Nhận ra các bước phải thực hiện để dạy dỗ các nguyên tắc bản xứ cách có hệ thống trên cánh đồng của bạn.

Dạy quần chúng theo hệ thống Xem lại phần chót của Bài 5 trong phần hướng dẫn nghiên cứu.

Bạn đã học biết rằng việc dạy dỗ các nguyên tắc bản xứ là bước đầu tiên để đưa vào thực hành các nguyên tắc đó. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số các phương cách để thực hiện và xem thử những điều nào là thích hợp (hoặc có thể được) cho cánh đồng của bạn.

11. Giả sử giáo phái của bạn dự định giữ theo các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ. Bạn là chủ tịch của một hội đồng đã được chỉ định để giúp việc dạy dỗ các nguyên tắc ấy. Hãy đánh dấu các câu sau đây theo thứ tự từ 1 đến 5. Số 1 là quan trọng nhất hoặc là điều bạn sẽ làm trước nhất trong khu vực của bạn.

... a. Để các Mục sư và các nhà truyền giáo nghiên cứu quyển Hội Thánh Bản Xứ hoặc quyển Các Phương Pháp của Nhà Truyền Giáo: Của thánh Phaolô hay của Chúng Ta?... b. Cung cấp các tài liệu, kể cả việc định hướng cho những người mới quy đạo.... c. Đưa thông tin công khai về điều đang được thực hiện ở tại các Hội thánh và các khu vực khác nhau.... d. Tổ chức các khóa hội thảo cho các Mục sư và tại các Hội thánh địa phương.

Page 265: Chien luot ht tang truong

... e. Cung cấp các tài liệu cho các Mục sư để họ dạy dỗ trong các Hội thánh của họ.

12. Giả sử giáo phái của bạn chưa thấy được tầm quan trọng của các nguyên tắc bản xứ và hầu hết các Hội thánh trong cánh đồng của bạn đều lệ thuộc vào sự trợ cấp của Hội truyền giáo. Tuy nhiên, bạn được tự do để dạy dỗ và thực hành các nguyên tắc bản xứ trong Hội thánh của bạn. Với tư cách là một Mục sư, đường lối hành động của bạn sẽ như thế nào?

Mục tiêu 5: Nhận biết năm nan đề thường phải đối diện trong việc đưa vào thực hành các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ, và chỉ ra những giải pháp khả dĩ.

ĐỐI DIỆN VỚI CÁC NAN ĐỀ Mc. Gavran 344-347 (382-386), Hodges 113-130

Trong suốt 50 năm qua các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc nghiên cứu của nhiều tổ chức truyền giáo. Một số các hội truyền giáo đã thâu nhận các nguyên tắc ấy. Các tập thể khác cảm thấy những nguyên tắc ấy không thích hợp cho khu vực hoặc hoàn cảnh của họ. Chúng ta không nên cứ nhắm mắt trước những nan đề và cứ khăng khăng cho rằng chỉ phương pháp của mình là đúng nhất. Con người ta rất khác biệt nhau ở tại các vùng đất khác nhau trên thế giới và sự đáp ứng đối với nguyên tắc ấy cũng có thể khác nhau tùy theo nền tảng văn hóa của họ. Các phương pháp phải được sửa đổi cho phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, chúng ta phải làm việc và cầu nguyện cho sự phát triển của các Hội thánh bản xứ mạnh mẽ.

13. Nghiên cứu biểu đồ (Khung 14.5). Đánh dấu nhạt các vấn đề bạn đã gặp hoặc có khả năng gặp phải khi đưa vào thực hành các nguyên tắc bản xứ. Gạch dưới các giải pháp mà bạn thấy là thích hợp nhất cho cánh đồng của mình.

14. Ghép cặp các nan đề chúng ta thường đối diện khi áp dụng các nguyên tắc “tự” của bản xứ (chữ) với các giải pháp (phải).... a. Khó khăn trong việc thay đổi hệ thống... b. Thiếu tài chánh... c. Có sự trợ cấp ở các hội truyền giáo láng giềng... d. Các khu vực đề kháng hoặc không có thiện cảm... e. Quá chú trọng đến các nguyên tắc bản xứ1) Việc sửa đổi các nguyên tắc2) Nhấn mạnh đến sự dâng mình3) Linh động trong các hệ thống4) Bản xứ hóa các nhân sự mới

Page 266: Chien luot ht tang truong

5) Sử dụng những nhân sự tình nguyện

VIỆC THI HÀNH CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỘI THÁNH BẢN XỨ

CÁC NAN ĐỀ:- Gặp khó khăn trong việc thay đổi hệ thống tổ chức: Các nhà truyền giáo miễn cưỡng rời bỏ quyền hành. Các nhân sự miễn cưỡng không nhận tiền lương của Hội truyền giáo- Thiếu tài chánh: Các Hội thánh miễn cưỡng thừa nhận gánh nặng về tài chánh. Các Hội thánh nhỏ, nghèo nàn không thể cấp dưỡng cho vị Mục sư của họ.- Các hội truyền giáo láng giềng có trợ cấp: Các nhân sự chuyển chỗ để nhận lương. Các nhân sự không được trợ cấp nên bất mãn- Các khu vực đề kháng hoặc không ưa thích: Sợ bị bắt bớ. Những Cơ đốc nhân thầm lặng. Hội thánh không tăng trưởng.- Quá chú trọng đến các nguyên tắc bản xứ: Chỉ trích các kiểu hoạt động khác không linh động. Tin cậy vào các phương pháp. Bỏ qua những nguyên tắc tăng trưởng khác.

CÁCH GIẢI QUYẾT KHẢ DĨ:- Dạy về những lợi ích đúng đắn - Hướng dẫn mọi người đến sự cống hiến mới mẽ- Bắt đầu những công việc mới trên nền tảng của bản xứ.- Huấn luyện các tín hữu lãnh đạo- Sử dụng những vòng tuần hòan của Mục sư- Trợ cấp cho những người trông nom hoặc các Mục sư lưu giảng tuần hoàn.- Duy trì sự riêng rẽ- Dời đến một vùng khác- Dạy dỗ các nhân sự và đưa họ đến sự dâng mình.- Ap dụng các phương pháp phù hợp với tình hình cần thiết - Làm việc để bản xứ hóa nền văn hóa.- Đánh giá đúng các nhân sự

Mục tiêu 6: Mô tả sự tương quan giữa các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ các phong trào quần chúng và quyền năng của Lễ Ngũ Tuần.

SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC DÀNH CHO CÁC PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG Mc Gavran 348-353 (386-391). On lại bài 13 trong phần hướng dẫn nghiên cứu.

Các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ và các phong trào quần chúng hỗ trợ cho

Page 267: Chien luot ht tang truong

nhau. Các phong trào quần chúng nào tuân theo các nguyên tắc bản xứ thì thường làm phát triển các Hội thánh bản xứ mạnh mẽ. Việc sử dụng các nguyên tắc bản xứ không luôn luôn dẫn đến một phong trào quần chúng và có thể thành công hoặc có thể không thành công trong một cộng đoàn. Việc không dùng các nguyên tắc này thật sự khiến cho phong trào quần chúng kém khả năng đi và có nguy cơ dừng lại dầu đã bắt đầu.

Tiến sĩ Mc Gavran liên hệ đến đặc tính phong trào quần chúng của Hội thánh đầu tiên. Tuy nhiên, các Hội thánh do Phaolô thành lập có lẽ có nhiều dân ngoại hơn là dân Do Thái trong số họ. Sự bắt bớ mà ông phải chịu là điều chủ yếu bởi vì ông phản đối việc để cho Cơ đốc giáo chỉ là một phong trào quần chúng của người Do Thái. Ong không yêu cầu người Do Thái phải từ bỏ bản chất Do Thái của họ hoặc các phong tục của người Do Thái. Ong cũng không đòi hỏi những người thuộc dân ngoại phải trở thành người Do Thái và phải giữ theo luật pháp cũng như truyền thống của người Do Thái. Các hội chúng hỗn hợp, thuộc nhiều cộng đoàn khác nhau, không phải là các Hội thánh có phong trào quần chúng điển hình. Tuy nhiên, có một yếu tố của một phong trào quần chúng trong cách thức họ bắt đầu ở các hội chúng thuộc nhà hội của người Do Thái.

Phaolô, vị sứ đồ của dân ngoại, trước hết đã đi đến với cộng đồng có lòng chịu nghe đạo trong các nhà hội Do Thái ở tại các thành phố lớn. Những người Do Thái và người ngoại mới theo đạo đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế và đều đã trở thành những người thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật, họ cũng đã được rèn luyện bằng những lời của Thánh Kinh. Những tân tín hữu nầy đã trở thành các hạt nhân của Hội thánh Cơ đốc và có khả năng để dạy dỗ cho những kẻ quy đạo từ các tà giáo. Bởi vì Phaolô biết rõ rằng Đức Chúa Trời đã sai ông đến với các dân ngoại nên chúng ta không thể đồng ý với lời phát biểu của Tiến sĩ Mc Gavran rằng “Phaolô đã đi đến các thành phố lớn chỉ vì có những người Do Thái sinh sống ở đó” (trang 348 hoặc trang 386 trong bản in lần thứ 2. Tuy nhiên bởi việc trước hết ông đã giảng cho cộng đồng dễ tiếp nhận ấy và chỉ cho họ thấy từ trong Thánh Kinh của họ rằng Chúa Jesus chính là Đấng Mêsi mà họ đang trông đợi, ông ta đã mở được một cánh cửa cho phong trào quần chúng ở giữa vòng họ.

15. Mối tương quan giữa các nguyên tắc bản xứ với các phong trào quần chúng được biểu thị bằng.a) các nguyên tắc bản xứ dẫn đến các phong trào quần chúng ở bất cứ nơi đâub) cách chúng hỗ trợ lẫn nhau.c) các Hội thánh mạnh mẽ mà chúng sản sinh ra trong nhóm cộng đồngd) việc thực hành các nguyên tắc “tam tự”.

- Các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ

Page 268: Chien luot ht tang truong

- Các phong trào quần chúng - Khích lệ - Thực hành

Đem Tin lành đến cho chính dân tộc của họSử dụng các khuôn mẫu văn hóa thích hợp với họSử dụng các cuộc tranh luận hấp dẫn đối với dân tộc họViệc nhóm lại trong các tòa nhà phù hợp với họNhững người ở địa phương hướng dẫn hội chúngTự túc, tự trị, tự sinh sôiLệ thuộc vào quyền năng của Đức Thánh Linh

KẾT QUẢ CÁC HỘI THÁNH BẢN XỨ MẠNH MẼ

16. Từ biểu đồ hãy kể ra những điểm nào đang được sử dụng hoặc đã được khích lệ ở tại quốc gia của bạn.

Cuối cùng, quyền năng của Đức Thánh Linh là động lực cho các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ lẫn các phong trào quần chúng, lễ Ngũ Tuần - điều đã xảy ra ở đó - là để trang bị Hội thánh trong việc thi hành mạng lệnh đã ủy thác cho mình. Khi chúng ta nói đến quyền năng của lễ Ngũ Tuần là chúng ta muốn nói đến công việc của Đức Thánh Linh, ban năng lực cho các Cơ đốc nhân để làm chứng cách kết quả cho Chúa Cứu Thế Quyền năng của Đức Thánh Linh cũng để khẳng định Lời Chúa ngày nay vẫn y như trong thời của Hội thánh đầu tiên.

Các phương pháp của Hội thánh bản xứ có thể giúp chúng ta đưa sự phục hưng vào sự tăng trưởng của Hội thánh, nhưng các phương pháp tự nó không thể làm xảy ra phục hưng. Chúng ta có thể dạy dỗ những nguyên tắc thích đáng và sắp xếp công việc để có sự tăng trưởng liên tục, nhưng chính Đức Chúa Trời mới làm cho nó lớn lên “Nếu Đức Chúa Trời không xây cất nhà, thì những thợ xây cất luống công” (Thi Tv 127:1). Chính quyền năng của Đức Thánh Linh đã sai phái các nhân sự ra đi thành lập các Hội thánh đã lan tràn ra bất chấp sự bách hại trong thời các sứ đồ. Sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh vào đầu thế kỷ 20 này đã bắt đầu một phong trào ngũ tuần hiện đại với hàng ngàn Hội thánh bản xứ của nó rãi khắp trên thế giới. Một sự tuôn đỗ mới mẽ trong các phong trào có sức lôi cuốn quần chúng suốt giai đoạn sau nầy của thế kỷ 20 đã dẫn đến sự phục hưng - tức là đời sống mới - trong nhiều Hội thánh thuộc hầu hết mỗi một giáo phái chính - Nguyện điều đó sẽ được đưa vào sự tăng trưởng!Chúng ta đang chứng kiến một mùa gặt linh hồn lớn lao trong những ngày sau rốt này. Nguyện mỗi người trong chúng ta sẽ được đổ đầy Thánh Linh theo như Cong Cv 2:4 và thực thi phần sứ mệnh mà Chúa đã giao phó cho chúng ta. Sức mạnh năng động của Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến các phong trào

Page 269: Chien luot ht tang truong

quần chúng và các Hội thánh bản xứ mạnh mẽ.

17. Ghép cặp sứ mạng hầu việc (trái) với phần Kinh Thánh trưng dẫn (phải).... a. Đuổi quỷ... b. Làm báptem cho người tin đạo... c. Dạy dỗ các mạng lệnh của Chúa... d. Nhận lãnh quyền năng của Thánh Linh... e. Môn đệ hóa muôn dân... f. Chữa lành người bệnh... g. Làm chứng cho thế gian1) 1:82) Mat Mt 28:18-193) Mac Mc 16:15-16

Công tác đặc biệt

Ở tại một buổi nhóm của các Mục sư thuộc giáo phái của bạn trong khu vực, thảo luận các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ. Bao gồm trong lời bàn luận của bạn để bày tỏ cách chúng phải được tuân giữ và điều gì có thể thực hiện để củng cố các nguyên tắc ấy. Nếu điều đó không thể có được, thì bạn có thể dạy một lớp hoặc giảng một bài về chủ đề này.

Bài tự trắc nghiệm

Ghi vào vở ghi chép của bạn để tham khảo thêm.

1. Ghép cặp nan đề khi áp dụng các nguyên tắc bản xứ (trái) với giải pháp được đề nghị (phải) dường như là tốt nhất đối với bạn.... a. Các nhà truyền giáo miễn cưỡng rời bỏ quyền hành... b. Các nhân sự miễn cưỡng từ bỏ sự trợ cấp của hội truyền giáo1) Sửa đổi cho phù hợp với tình hình và trợ cấp cho công tác nếu cần thiết2) Duy trì sự riêng biệt hoặc dời chỗ

2. Ghép cặp các nguyên tắc của sự tăng trưởng Hội thánh (trái) với kiểu tăng trưởng (phải) theo Mc. Gavran và Godges đã tỏ rõ.... a. Ý thức trách nhiệm... b. Sự bành trướng... c. Đức tin và sự hy sinh... d. Chăm sóc các nhóm nhỏ... e. Thành lập Hội thánh... f. Vâng phục chương trình của Đức Chúa Trời... g. Được chấp nhận về mặt văn hóa

Page 270: Chien luot ht tang truong

1) Về mặt địa lý2) Về mặt thuộc linh3) Về số lượng

3. Ghép cặp lời mô tả (trái) đúng với nhân vật (phải).... a. Đã viết cuốn Missionary Methods: St. Paul’s or Ours?... b. Ủng hộ các nguyên tắc bản xứ ở tại Châu Mỹ La tinh... c. Đã triển khai một khuôn mẫu cho các Hội thánh bản xứ ở Trung Hoa vào những năm 1800.... d. Đã viết cuốn Hội thánh bản xứ... e. Đã dạy các nguyên tắc “tự” cho Hội thánh trưởng lão ở tại Hàn quốc1) Roland Allen2) John Nevius3) Donald Mc Gavran4) Melvin Hodges

CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng.

4. Sự tương quan giữa các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ với các phong trào quần chúng và với quyền năng của Lễ Ngũ tuần được mô tả đúng nhất qua câu nào sau đây?a) Các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ là động lực dẫn đến quyền năng của Lễ Ngũ tuần và các phong trào quần chúng.b) Các phong trào quần chúng, với sức năng động của quyền năng của Lễ Ngũ tuần, khiến có thể sử dụng các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ.c) Các nguyên tắc của Hội thánh bản xứ và các phong trào quần chúng hỗ trợ cho nhau, và quyền năng của Lễ Ngũ tuần là sức năng động cho cả hai.

5. Tất cả những câu dưới đây đều bao gồm các điều kiện khiến cho các nguyên tắc bản xứ là quan trọng trong công tác truyền giáo hiện nay, ngoại trừ một câu. Câu nào KHÔNG bao gồm các nguyên tắc ấy.a) Các Hội thánh của người dân trong nước đều đang bắt đầu các chương trình của các hội truyền giáo của họ và cần phải tránh những lỗi lầm trong quá khứ.b) Các phong trào ân tứ mới, có sức thu hút quần chúng đang đưa tất cả các giáo phái lại với nhau trong những khuôn mẫu văn hóa của chính họ để xây dựng các Hội thánh mạnh mẽ.c) Sự lớn mạnh của chủ nghĩa yêu nước khiến dân chúng phản đối sự quản trị của người nước ngoài.

CÂU ĐÚNG - SAI. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước mỗi câu Đúng. Viết chữ S nếu Sai.

Page 271: Chien luot ht tang truong

..... 6. Một Hội thánh mới sẽ mạnh mẽ hơn nếu như các nguyên tắc bản xứ được sử dụng ngay từ đầu...... 7. Thuộc về bản xứ có nghĩa là không xa lạ đối với môi trường...... 8. Hành động kỷ luật trong Hội thánh được một người nước ngoài xử lý thì tốt hơn là do một người dân trong nước...... 9. Nếu Hội thánh chấp nhận các nguyên tắc “tự” vào việc tự trị thì hai nguyên tắc kia không nhất thiết cần thiết cho sự tăng trưởng đầy đủ..... 10. Chủ nghĩa yêu nước khiến dân chúng phản đối các Hội thánh được các quốc gia khác hậu thuẫn..... 11. Một khi nguyên tắc tăng trưởng nào đã được quyết định rồi thì dầu sao cũng không nên thay đổi nữa..... 12. Việc sử dụng các nguyên tắc bản xứ sẽ dẫn đến một phong trào quần chúng trong bất cứ nền văn hóa nào..... 13. Các đơn vị cộng đồng thường phản đối các nguyên tắc bản xứ.... 14. Các hội chúng hỗn hợp thuộc chức vụ hầu việc của Phaolô không phải là các Hội thánh có phong trào quần chúng điển hình..... 15. Việc sử dụng các nguyên tắc “tam tự” là cơ sở để đem lại sự phục hưng cho Hội thánh..... 16. Cuốn Build My Church (Xây Dựng Hội Thánh của Tôi) của Hodges đã đưa ra những chỉ dẫn thực tiễn để áp dụng các nguyên tắc bản xứ cho Hội thánh ngày nay..... 17. Việc dân tộc hóa liên hệ đến cách các Hội thánh lồng khớp vào nền văn hóa với tư cách là một bộ phận trong thân thể của Đấng Christ..... 18. Các nguyên tắc “tự” khích lệ các phong trào quần chúng và dẫn đến một Hội thánh bản xứ mạnh mẽ.

19. Nói vắn tắt các bước bạn sẽ thực hiện để cải cách một Hội thánh đang giữ theo truyền thống của hội truyền giáo thành ra một Hội thánh bản xứ.

20. Kể ra ba nan đề thông thường đang đối diện với Hội thánh ngày nay và đưa ra một giải pháp cho mỗi nan đề.

GiẢi đáp

1. a) Tình hình chính trị đổi thay

2. a. Đúng b. Saic. Đúngd. Saie. Saif. Đúng

Page 272: Chien luot ht tang truong

3. d) Hội thánh có thể do những người dân trong nước điều khiển.

4. Bất cứ điều nào trong hai điều sau đây: Các chính sách thích hợp phải được thiết lập cho chi nhánh. Điều quan trọng là phải xây dựng công việc của bạn trên một nền tảng thích hợp. Công tác truyền giáo phải được thiết lập ngay từ lúc đầu.

5. a) Việc huấn luyện các tín hữu lãnh đạo không lĩnh lương.

6. a. 1) Neviusb. 4) Allenc. 2) Neviusd. 3) Hodgese. 1) Vennf. 4) Alleng. 2) Neviush. 4) Alleni. 3) Hodgesj. 1) Venn

7. c) chăm sóc các nhóm nhỏ, sự chấp nhận về mặt văn hóa, và lời chứng tự nhiên.

8. d) Vâng phục Chúa, đức tin, hy sinh và ý thức trách nhiệm

9. Các câu trả lời của bạn. Mong rằng bạn có thể đánh dấu tất cả, tuy nhiên, hãy đánh dấu một cách cẩn thận trong tinh thần cầu nguyện. Khi bạn thấy điểm nào là nhu cầu, hãy cầu nguyện nhiều để có được sự khôn ngoan hầu xử lý vấn đề.

10. Sự đáp ứng của bạn.

11. a. 2)b. 5)c. 4)d. 1)e. 3)

12. Câu trả lời của bạn. Có thể sử dụng phần b và c trong câu hỏi 11 kèm với những ý nghĩ của riêng bạn.

13. Câu trả lời của bạn. Bởi vì trong mỗi vùng đều có một số các giải pháp nên không khó để mà tìm được giải pháp nào vận hành tốt cho khu vực của bạn.

14. a. 4) Bản xứ hóa các công tác mớib. 5) Sử dụng các nhân sự tình nguyệnc. 2) Nhấn mạnh đến sự dâng mình

Page 273: Chien luot ht tang truong

d. 1) Sửa đổi các phương pháp cho phù hợpe. 3) Linh động trong các hệ thống

15. b) cách chúng hỗ trợ lẫn nhau

16. Câu trả lời của bạn. Có lẽ ai nấy đều có thể kể mục “đem Tin lành đến cho dân tộc mình”, người địa phương hướng dẫn hội chúng “và” lệ thuộc vào Đức Thánh Linh.

17. a. 3) Mac Mc 16:15-16b. 3) 16:15-16c. 2) Mat Mt 28:18-19d. 1) Cong Cv 1:8e. 2) Mat Mt 28:18-19f. 3) Mac Mc 16:15-16g. 1) Cong Cv 1:8

Lập Các Kế Hoạch Táo Bạo Cho Sự Tăng Trưởng

Đây là bài học cuối cùng trong phần nghiên cứu các chiến lược dành cho sự tăng trưởng Hội thánh, nhưng điều đó không có nghĩa đây là bài học kém quan trọng nhất. Mà nó có thể là phần cao nhất của tất cả những gì chúng ta đã nghiên cứu cho đến bây giờ. Kết thúc việc nghiên cứu các chiến lược về sự tăng trưởng Hội thánh mà không xác định các kế hoạch rõ ràng để đưa vào thực hành là chuốc lấy thất bại. Cũng như một người xây cất phải có một bảng thiết kế để theo đó hầu xây dựng thành công một công trình, chúng ta cũng cần phải có một bản thiết kế (tức là kế hoạch kiến trúc của chúng ta) dành cho phần việc của chúng ta trong công trình xây dựng Hội thánh. Chúa Giêxu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cách cẩn thận khi Ngài phán:

"Vả, trong các người có ai là người muốn xây một cái tháp mà trước hết không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? e khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi ngươì thấy liền chê cười, và rằng "Người nầy khởi công, mà không thể làm xong được (LuLc 14:28-30)

Trong khóa học nầy chúng tôi đã cố gắng để giúp bạn xem xét cánh đồng của bạn, góp nhặt các yêú tố, xem xét các khả năng. Sau khi học xong bài học nầy bạn sẽ ôn lại tài liệu và được thử nghiệm về những gì bạn đã học được. Sau bài trắc nghiệm đơn vị là đến bài thi cuối khóa dành cho khóa học. Nhưng kỳ thi sau cùng thật sự thì nằm trong chức vụ của bạn suốt những năm tháng tiếp theo đó - tức là bạn đưa vào thực hành được bao nhiêu nguyên tắc mà bạn đã học được về sự tăng trưởng

Page 274: Chien luot ht tang truong

Hội thánh.

Dàn bài

Ấn Định Các Mục Tiêu Thích HợpTheo Kinh ThánhRõ ràng, khó khăn, có thể đạt được.Lập kế hoạch để đáp ứng các Mục tiêu của bạnChọn lựa con người và nơi chốn thích hợpChọn phương pháp thích hợpHãy để Thánh Linh dẫn dắt bạn.

Mục Tiêu Học Tập

Khi Học Xong Bài Nầy Bạn Có Thể:Thảo luận tầm quan trọng của các mục tiêu rõ ràng và các chương trình táo bạo dành cho sự tăng trưởng của Hội thánh và thi hành Đại Mạng Lệnh.Chọn các mục tiêu rõ ràng và lập các chương trình táo bạo cho sự tăng trưởng của Hội thánh trong khu vực của bạn và tin cậy Đức Chúa Trời để đạt được thành côngÁp dụng các chiến lược dành cho sự phát triển Hội thánh khi bạn lên kế hoạch cho tương lai và cộng tác với Chúa trong việc xây dựng Hội thánh Ngài

Sinh Hoạt Học Tập 1.Nghiên cứu hết phần khai triển bài học như thường lệ, trả lời tất cả các câu hỏi củabài học và làm tất cả các bài tập.2.Làm bài tự trắc nghiệm nằm ở bài học và kiểm tra lại các câu trả lời của của bạn cách cẩn thận, xem lại những câu nào bạn trả lời chưa đúng.3.Tuân theo những chỉ dẫn trong tập học viên để ôn lại đơn vị , và làm phần Đánh giá tiến bộ đơn vị 44.Ôn lại bài khóa học để chuẩn bị cho bài thi cuối khóa của bạn. Xem phần chỉ dẫn đặc biệt trong tập học viên của bạn.

Các Từ Then Chốt người đồng laobị sụp đổthời kỳ tĩnh dưỡnghiện diệnthay đổinhững mục tiêuquyền ưu tiên

Page 275: Chien luot ht tang truong

Triển khai bài học

Để đạt được mục tiêu tối hậu cho chương trình Hội thánh tăng trưởng trong các địa bàn dân cư khác nhau, chúng ta cần phải có những kế hoạch cụ thể. Các bạn đã nắm được các hiểu biết về xã hội và nhân chủng học liên quan đến cách tiếp xúc với con người. Các đoạn có sứ điệp Kinh thánh thích hợp với nhu cầu con người. Các bạn cũng có quyền năng vĩ đại của Đấng Christ phục sinh và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ được Chúa giao phó, với sự giúp đỡ của Chúa, bạn có thể đưa ra những kế hoạch táo bạo và tuân theo chiến lược được Peter Wagner tóm tắt như sau 1) Mục tiêu phù hợp 2) địa điểm và thời gian thích hợp , 3) phương pháp đúng đắn và 4) đối tượng phù hợp.

Mục tiêu 1: Nêu lên bốn đặc điểm của mục tiêu phù hợp chương trình Hội thánh tăng trưởng, và giải thích cách áp dụng chúng vào việc phát triển Hội thánh.

Đặt các mục tiêu phù hợp Mc Gavran 354 -359 (434 - 440)

Một người có những mục tiêu cụ thể sẽ dễ dàng thành công trong mọi công việc. Mục tiêu xác định phương hướng và mục đích của các nỗ lực. Mục tiêu là sức mạnh khích lệ và nâng đỡ trong khi làm việc lòng quyết tâm hoàn thành mục tiêu thôi thúc người đó nỗ lực tối đa để đạt được những điều cao hơn điều người đó tưởng có thể đạt được. Việc đặt mục tiêu giúp chúng ta giữ đúng các thứ tự ưu tiên và hướng mọi hoạt động nhắm đến mục tiêu.

Việc đặt ra mục tiêu cũng chính là bước đầu tiên trong công việc Chúa. Sau đó chúng ta có thể vạch ra các kế hoạch thích hợp để đat được các mục tiêu đó. Khi viết thơ cho người Côrinhtô về việc sử dụng các ân tứ của Đức Thánh Linh, Phaolô đã dạy rằng bất cứ điều gì họ làm trong giờ thờ phượng nhằm “để gây dựng Hội thánh”(ICo1Cr 14:26), PhaoLô tiếp tục đưa ra những chỉ thị để giữ trật tự trong giờ thờ phượng vì “Đức Chúa Trời không phải là Chúa của sự loạn lạc bèn làChúa của sự hoà bình” Đức Chúa Trời có những chương trình cụ thể va Ngài hành động theo thứ tự nhằm hoàn tất các chương trình đó. Với tư cách là người đồng lao của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải làm như vậy.

Mục tiêu tối hậu của chúng ta trong sự hợp tác với mọi Cơ đốc nhân khác là Phúc âm hóa thế giới và khiến Hội thánh tăng trưởng. Chúng ta phải nhận biết Chúa muốn chúng ta làm gì trong phạm vi của mình và dựa vào đó mà đặt ra các mục tiêu. Các mục tiêu cần phải: 1) theo tinh thần Kinh thánh ; 2) cụ thể ; 3) nhiều hoài bảo và 4) có thể đạt được .

Theo tinh thần Kinh thánh

Page 276: Chien luot ht tang truong

Trong phần đầu chương nầy Tiến sĩ Mc Gavran nhắc lại chủ điểm vẫn được nhắc đi nhắc lại trong sách giáo khoa: Chúng ta phải chấp nhận thứ tự ưu tiên của Chúa và làm việc hướng về các mục tiêu của Kinh thánh trong công tác truyền giáo. Tìm cứu các linh hồn, thiết lập và phát triển Hội thánh phải vượt trên các công tác từ thiện và cải tạo xã hội.

Chúa Jêsus là một nhà chiến lược đại tài. Ngài phán dạy các môn đồ đường hướng rao truyền Phúc âm cứu rỗi: “Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ giuđê, xứ samari cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8) Chương trình của Ngài nhắm đến cả thế giới. Chiến lược để thực hiện chương trình này phải được áp dụng trong khu vực chúng ta đang sống - những chứng nhân đầy dẫy Thánh Linh ra đi từ những tổ hạt nhân tư gia đến các vùng chung quanh và cả những xứ sở kế cận, vượt qua văn hóa riêng để thâm nhập vào nền văn hóa xứ Samari, rồi lan tràn khắp thế giới. Loan truyền Tin lành bao gồm việc thiết lập các Hội thánh mới có nghĩa là các Hội thánh được nhân rộng. Đại mạng lệnh của Đấng Christ là mục tiêu và chiến lược của Ngài là phương hướng của chúng ta.

1. Các mục tiêu của chương trình Hội thánh tăng trưởng cần phảia) nhiều hoài bão, có thể thay đổi và chi tiếtb) có thể đạt được, thích hợp vàcó mục đíchc) theo tinh thần Kinh thánh cụ thể và có thể đạt đượcd) cụ thể, khả thi và chi tiết.

2. Xếp những mục tiêu và phương pháp (trái) sao cho phù hợp với đoạn Kinh thánh (phải).... a. Giảng Tin lành cho mọi người .... b. Công bố sự tự do cho những người bị tội lỗi trói buộc .... c, Rao truyền sự bình an cho những kẻ lo lắng, sợ hãi .... d. Sai đi những nhân sự như Chúa Jesus đã được sai đi.... e. Công bố sự giải cứu cho những kẻ bị áp bức.... f. Được xức dầu bởi Thánh linh để đem Tin lành cho kẻ nghèo1) LuLc 4:18-192) GiGa 20:21-223) Cong Cv 10:34-38

Mục tiêu 2: Nêu thí dụ về các mục tiêu cụ thể bạn muốn Hội Thánh bạn đạt được vào một thời điểm nhất định.

Cụ thể, nhiều hoài bão, có thể đạt được

Ngoài các mục tiêu tổng quát, chúng ta cũng cần đặt ra các mục tiêu cụ thể. Những

Page 277: Chien luot ht tang truong

mục tiêu cụ thể này gồm các mục nhỏ hướng đến mục tiêu lớn. Những mục tiêu nhỏ cần cụ thể để có thể đo lường được sự tiến bộ. Khi đó chúng ta mới có thể dồn hết nỗ lực và nhanh chóng tiến đến chỗ đạt được các mục tiêu đó.

Năm 1968 Hội thánh Ngũ Tuần Cuba thành lập Uy ban phụ trách trường Chúa nhật toàn quốc, trong đại hội thường niên, uỷ ban trường Chúa Nhật trình bày chương trình truyền bá Phúc âm qua các trường Chúa Nhật ở các chi hội. Mọi người đồng ý với mục tiêu lập 50 trường Chúa nhật mới trong năm đó. Suốt năm, cả ba giáo hạt ra sức làm việc để hoàn thành mục tiêu đề ra trong mỗi hạt. Các báo cáo hằng tháng để thúc đẩy sự ganh đua hữu nghị giữa các hạt. Nhiều buổi hội thảo đặc biệt và các khoá huấn luyện được tổ chức để chuẩn bị nhân sự trong các Hội thánh và khích lệ họ ra đi truyền giảng Phúc âm. Đến cuối năm, khi các báo cáo cuối cùng được tổng kết, mọi người nhận ra rằng Chúa đã nhậm lời cầu nguyện và giúp họ thành công mỹ mãn. Đúng 50 trường Chúa nhật mới được thành lập.

3. Một chương trình táo bạo nhưng không có mục tiêu cụ thể sẽ có thể dẫn đến a) một năm trời không tăng trưởngb) kết qủa sút kém nhiều so với tiên liệuc) sự khích lệ và thành công mỹ mãnd) kết qủa tương đương năm trước

Hội Thánh Phúc âm Toàn vẹn ở Seoul, Hàn quốc là thí dụ điển hình về một Hội Thánh đã đề ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể, nhiều hoài bão nhưng có thể đạt được. Trong vòng 6 năm từ một nhóm nhỏ, Hội Thánh này đã phát triển thành Hội Thánh lớn với 3000 tín đồ. Mục sư Yonggi Cho là một mục sư trẻ có khải tượng lớn, đức tin và chăm chỉ làm việc. Thật sự, ông đã làm việc qúa sức. Và năm 1965 đã kiệt lực vì công việc căng thẳng. Trong thời giang dưỡng bệnh, Chúa cho ông thấy nhu cầu chia xẻ trách nhiệm. Nhà thờ chính sẽ trở thành trung tâm huấn luyện và các nhân sự là tín đồ sẽ đảm đương phần lớn công việc. Sẽ thành lập các Hội Thánh trong khắp thành phố và giả như ông qua đời thì Hội Thánh vẫn cứ tăng trưởng

Ban trị sự Hội Thánh chấp thuận đề án tái tổ chức do mục sư đưa ra. Mọi người bắt đầu làm việc theo những kế hoạch cụ thể. Mẹ vợ của mục sư Cho ( một lãnh đạo có nhiều ân tứ và là mục sư phụ tá) nghiên cứu tình hình và chia Hội Thánh thành nhiều khu vực theo bản đồ hành chánh. Đến cuối năm, họ đã có được 85 tổ hạt nhân tư gia do các tín đồ lãnh đạo và không cần cung lương, sau đó Mục sư Cho phục hồi sức khỏe nhưng cứ duy trì hệ thống này 12 năm sau, tức năm 1976, đã có 1311 tổ tư gia. Các trưởng nhóm họp mỗi tuần để học hỏi về đề tài họ sẽ giảng dạy tại các Hội thánh tư gia. Có 60 nhân sự làm việc trọn thời gian phụ tá cho Mục sư. Hơn 30.000 tín đồ nhóm lại mỗi Chúa Nhật tại nhà thờ chính, mục tiêu của năm 1980 là 5000 Hội thánh tư gia. Đức Chúa Trời ban thưởng cho đức tin của họ. Vào

Page 278: Chien luot ht tang truong

tháng 12 năm 1979 họ đã có 7000 Hội thánh tư gia và hơn 100.000 tín đồ. Năm 1981 số tín đồ tăng lên hơn 200.000.

Các mục tiêu phải cho rõ ràng - tức là một con số nhất định phải đạt đến được trong một thời hạn nhất định - Hoặc đó là 1) các Hội thánh tư gia , 2) gia tăng số thuộc viên , 3) các gia đình đã tiếp xúc được trong sự thăm viếng, 4) số thành phố trong đó các Hội thánh đã được thành lập, 5) số lượng người ghi tên trong các khóa học hàm thụ mang tính truyền giảng, 6) Các thị trấn đã tiếp xúc được qua đài phát thanh hoặc đài truyền hình, 7) các bài huấn luyện đã được dạy hoặc, 8) số ngân quỹ quyên được cho các hội truyền giáo tăng lên.

Các mục tiêu phải khó khăn đủ để thách thức chúng ta cống hiến những nổ lực tốt nhất của mình, khó khăn đủ để chúng ta không thể đạt đến được bằng sức riêng của mình mà phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Chúa. Tuy nhiên các mục tiêu ấy phải thực tế và có thể đạt được - tức là điều chúng ta có thể đạt đến nhờ sự trợ giúp của Đức Chúa Trời khi chúng ta hoàn toàn hợp tác. Việc đạt đến được một mục tiêu khó khăn làm tăng thêm đức tin của chúng ta vì cớ những kết quả thậm chí lớn lao hơn. Không đạt được các mục tiêu sẽ mang lại sự nản lòng. Nhưng nếu điều đó có thực sự xảy ra; chúng ta vẫn có thể nhấn mạnh đến sự tiến bộ đã đạt được hoặc kéo dài thêm những giới hạn về thời gian nếu cần thiết. Điều quan trọng là tiếp tục thực hiện điều chúng ta có thể làm để tiếp tục đẩy Hội thánh tiến tới mục tiêu. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhận biết tính thích hợp của các mục tiêu.

4. Đánh dấu X trước các mục tiêu bạn đã ấn định cho Hội thánh của bạn..... a. Ngân quỹ dành cho việc ra đi của hội truyền giáo.... b. Các lớp trường Chúa nhật.... c. Các nhóm cầu nguyện và học Kinh Thánh.... d. Các Hội thánh mới được bắt đầu.... e. Các gia đình được thăm viếng trong công tác truyền giáo.... f. Các khóa huấn luyện được dạy.... g. Những cuộc trò chuyện.... h. Các tín hữu lãnh đạo được huấn luyện... i. Việc tham dự trường Chúa Nhật.... j. Số hội viên của Hội Thánh.... k. Những thị trấn đã được truyền giáo.... l. Các đài phát thanh Tin Lành.... m. Số lượng ghi tên theo học các khóa hàm thụ.... n. Số lượng các Mục sư thêm lên.... o. Văn phẩm đã được phân phát

5. Đánh dấu V bên cạnh những mục mào bạn muốn hoàn thành được trong năm

Page 279: Chien luot ht tang truong

tới. Viết danh mục nầy vào vở ghi chép của bạn và dùng chúng như là điều nhắc nhở cho lời cầu nguyện hàng ngày. Đây là danh mục thử nghiệm và có thể được điều chỉnh nếu cần.

Mục tiêu 3: Thảo luận sau câu hỏi được xem xét để đạt đến được các mục tiêu của bạn và lập các kế hoạch của bạn cách phù hợp

Lập Các Kế Hoạch Đáp Ứng Được Các Mục Tiêu Của Bạn Mc Gavran 358 - 369 (440 - 457)

Bây giờ bạn đã ấn định các mục tiêu dự trù, có sáu câu hỏi để giúp bạn và các nhân sự hợp tác với bạn lập các kế hoạch thực tiễn để đạt đến từng mục tiêu một, trong tiến trình, bạn có thể sửa đổi các mục tiêu của bạn cho phù hợp và sắp xếp lại một vài điểm khi bạn thấy có điều nào cần được làm trước hết và điều nào có thể đợi đến sau.Khung 15.1Các câu hỏi phải được bàn thảo, mục tiêu tối hậu phải được thừa nhận và các kế hoạch phải được lập do những người sẽ cùng làm việc với bạn - Các bạn đồng lao của bạn có thể là các viên chức trong vùng, ban chấp hành của Hội thánh bạn, là các thuộc viên trong Hội thánh. Bạn có thể thảo một kế hoạch tổng quát, mong các anh chị em trong Chúa của bạn có thể cung cấp sự trợ giúp quý giá trong việc đề ra các chi tiết. Họ càng cảm thấy các mục tiêu đó như là các mục tiêu của họ và các kế hoạch đó là kế hoạch của họ thì những nổ lực của họ sẽ càng trở nên thiết tha và kiên quyết để hoàn thành chúng.

6. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga) Một khi các mục tiêu đã được ấn định thì không có lý do gì để thay đổib) Khía cạnh quan trọng nhất cần phải cân nhắc trong việc lập các kế hoạch là những người đang làm việc với bạn.c) Giai đoạn phát triển của Hội thánh là một điều phải cân nhắc trong khi ấn định các mục tiêu.d) Tiến sĩ Mc Gavran tuyên bố rằng việc ấn định mục tiêu phải dựa trên bốn giai đoạn phát triển của hội truyền giáoe) Có nhiều yếu tố bên trong một xã hội ngăn trở các Hội thánh trong việc ấn định các mục tiêu.f) Việc ấn định những giới hạn thời gian cụ thể để đạt đến các mục tiêu thường là không thành công .

Mục tiêu 4: Lựa chọn một nơi để thành lập Hội thánh tuyển lựa các nhân sự và giải thích việc lựa chọn của bạn.

Chọn Lựa Con Người Và Nơi Chốn Thích Hợp

Page 280: Chien luot ht tang truong

Mc Gavran 358 - 363 (440 - 450)

Bạn đã nghiên cứu về các cộng đoàn, những cư dân có lòng dễ tiếp nhận Tin lành, cũng như những nhu cầu và những khả năng trong khu vực riêng của bạn. Bạn cũng đã và đang cầu nguyện để tìm một vài nơi dường như là các khu vực mục tiêu địa phương dành cho việc truyền giáo và việc thành lập Hội thánh. Nếu bạn là một Mục sư thì có lẽ bạn đã lập các kế hoạch của mình rồi và đã bắt đầu một công việc mới. Hoặc bạn đang chờ đợi cho đến bao giờ mới bắt đầu. Bạn có thể là một thư ký giáo hạt đang đợi cho đến khi bạn hoàn tất khóa học nầy trước khi hướng dẫn các nhân sự thuộc khu vực bạn vào một chương trình hợp tác để thành lập và phát triển Hội thánh. Có thể là một nhà truyền giáo sẵn sàng ra đi đến một cánh đồng mới để bắt đầu mở mang một Hội thánh. Hoặc có thể bạn là một nhân sự bán chuyên tự cấp dưỡng cho mình và gia đình trong lúc hướng dẫn một nhóm nhỏ các tín hữu. Dầu ở trong hoàn cảnh nào, bạn dứt khoát cần phải làm điều bạn có thể làm để loan truyền Tin Lành, chinh phục người về cho Chúa Giêxu, và mở mang Hội Thánh của Ngài. Hiện nay thời điểm đã đến để bạn lập một số các kế hoạch rõ ràng cho bước kế tiếp trong công tác của bạn.

Chúng ta đã thấy trong các bài nghiên cứu và trong khi đọc sách Công vụ rằng Đức Chúa Trời đã dùng nhiều cách khác nhau để hướng dẫn các nhân sự của Ngài vào những nơi chốn cũng như tìm gặp những con người thích hợp vào những thời điểm thích hợp. Bạn cảm thấy Đức Chúa Trời muốn bạn hoặc Hội thánh của bạn phải bắt đầu một công tác mới ở đâu? (Hội thánh tư gia, Hội thánh nhánh nhóm học Kinh Thánh và nhóm cầu nguyện) hoặc truyền giảng để đặt nền móng cho một Hội thánh?

7. Lý do cơ bản để chọn một nhóm mơí hoặc một nơi chốn mới để làm việc là.a) nơi đó cách xa đủ để không ai trong Hội thánh thuộc nhóm chúng ta sẽ bỏ chúng ta mà đi đến đấy.b) nơi đó là một trung tâm chiến lược để đi đến với toàn vùngc) dân chúng không có thiện cảm đối với Tin lành cần được học biết nhiều hơn về Tin Lànhd) đó là một nơi tốt cũng như bất cứ một nơi nào khác để giảng Tin Lành

8. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúnga. Mỗi tín hữu đều phải có xác quyết rằng trách nhiệm của mình là phải chinh phục người khác về cho Chúa bất cứ nơi nào mình đi đếnb. Sự phát triển lớn ở Brazil là do có sự lãnh đạo tốt cùng với việc chứng đạo cá nhân.c. Cơ đốc nhân không nên tham gia vào công tác của Hội thánh cho đến khi nào đời sống riêng của họ được toàn vẹn

Page 281: Chien luot ht tang truong

d. Khi Đức Chúa Trời phán với bất cứ Cơ đốc nhân nào về việc dự phần vào sự hầu việc thì điều đó phải được giữ kín cho đến khi nào người ấy thật sự bắt đầu lên đề án.e. Các thuộc viên thường xuyên của Hội thánh thường không đặt một gánh nặng cho một nhóm mới hoặc cho một nơi chốn mới.

9. Trong một Hội thánh mà hội chúng không được thuộc linh, vị Mục sư nêna) đợi cho đến khi mọi người đều được phấn hưng và dâng mình trước khi bắt đầu một Hội thánh nhánh hoặc một cuộc đi ra truyền giáo.b) đi đến một Hội thánh khác thuộc linh hơn.c) tìm cách để hết thảy họ đều tham gia vào kế hoạch và hoạt động trong cuộc ra đi truyền giáo.d) tìm một nhóm người khác làm việc với bạn để mở các Hội thánh mới.

Mục tiêu 5: Lựa chọn phương pháp truyền giáo mà bạn hoạch định để sử dụng trong việc thành lập Hội thánh.

Chọn Các Phương Pháp Thích Hợp Mc Gavran 363 - 369 (450 - 457) Xem lại bài 2 trong phần hướng dẫn nghiên cứu.

Công tác môn đệ hóa một số lượng đông đảo dân chúng trên thế giới, là những người từ trước nay đang ở dưới sự thống trị của những hệ tư tưởng và các thang giá trị phi Cơ đốc chỉ có thể hoàn thành được bởi việc hoạch định và hợp tác thích đáng của các tín hữu để thực thi Đại Mạng Lệnh. Điều đó gồm cả việc thành lập từ Hội thánh này đến Hội thánh khác khắp toàn bộ các khu vực dân cư. Bạn hãy nhớ lại lời tuyên bố trong bài 3 "Ngày nay công tác của chúng ta là phải đem Tin lành đến cho 2.000.000.000 người chưa được nghe Tin lành và phải nhân gấp bội các Hội thánh Tân ước giữa vòng các dân tộc dễ tiếp nhận Tin Lành trên thế giới"

10. Ôn lại các kiểu tăng trưởng Hôị thánh được mô tả trong bài 2. Viết thuộc lòng năm kiểu trong số tám kiểu để được cho trong bài học đó.

11. Ghép cặp phương pháp thành lập Hội thánh (trái) với nhân vật và địa điểm nó được sử dụng (phải)..... a. Những trường học Cơ đốc trong các làng mạc.... b. Các nhóm học Kinh Thánh tại gia và các nhóm cầu nguyện.... c. Các chiến dịch truyền giáo khắp thành phố.... d. Các đài phát thanh và các khoá học hàm thụ để chăm sóc những người quy đạo.... e. Phương tiện truyền thông đại chúng và việc chăm sóc khu vực..... f. Một Hội thánh mẹ nhân gấp bội các tế bào khắp thành phố.

Page 282: Chien luot ht tang truong

1) ICI làm việc với các Hội thánh ở nhiều quốc gia2) Các Hội thánh ở tại Aracaju, Brazil3) Các Hội truyền giáo đầu tiên ở tại Rhodesia4) Yonggi Cho ở tại Seoul, Korea

Trong các bài học nầy, do nhiều minh họa về sức năng động của các hội truyền giáo. Những kế hoạch vận hành tốt trong một đất nước hoặc nền văn hóa nầy lại có thể không thích hợp cho một xứ sở hoặc nền văn hóa khác. Các nhà mở mang Hội thánh đã phải sửa đổi hoặc thay đổi các nguyên tắc cho phù hợp với tình hình trên các cánh đồng của họ. Các phương pháp khác nhau có thể cần thiết cho các khu đô thị hoặc nông thôn, hoặc cho những vùng hoặc đề kháng hoặc dễ tiếp nhận. Chúng ta phải linh hoạt trong các kế hoạch của mình, sẵn sàng điều chỉnh hoặc thay đổi các phương pháp nếu cần thiết. Phương pháp thích hợp đối với dân cư là điều quan trọng bởi vì phương pháp ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của dân chúng. Sự phát triển của Hội thánh tùy thuộc vào tính dễ tiếp nhận của dân chúng đối với Tin lành.

4. Câu trả lời của bạn. Tất cả đều tốt nhưng không phải tất cả đều có thể đạt được trong khu vực ban đang sống.6. a. Saib. Đúng c. Đúng d. Đúng e. Saif. Sai

12. Những lời mô tả về các phương pháp thành lập Hội thánh trong Hội thánh đầu tiên cho thấy rằnga) Phaolô đã sử dụng một phương pháp còn Phi e rơ sử dụng một phương pháp khác trong suốt chức vụ của họ.b) hết thảy các nhân sự đều đã dùng một phương pháp giống nhauc) mỗi nhân sự sử dụng kiểu sửa đổi của mình dựa theo một nguyên tắc cơ bản.d) các nhân sự sử dụng các phương pháp khác nhau và sửa đổi chúng ta phù hợp với các tình huống.

13. Ghép cặp các phương pháp (trái) với kế hoạch cụ thể cho việc truyền giáo (phải).... a. Các học viên được chỉ định đến các vùng nhất định để thành lập Hội thánh.... b. Một kế hoạch truyền giáo ba năm cho các dân bộ tộc.... c. Mời dân chúng từ các thôn xóm đến một ngôi làng trung tâm để dạy dỗ Kinh Thánh... d. Chiến dịch truyền giáo theo "tổ dựng lều" với cá nhân, học sinh, và các nhà

Page 283: Chien luot ht tang truong

truyền giáo người bản xứ... e. Trình bày Kinh Thánh suốt 12 tuần qua những kết quả tốt trong những việc quy đạo.... f. Những người tình nguyện trong công tác mở mang Hội thánh nhận được sự huấn luyện về thần học.1) kế hoạch Sevav2) kế hoạch của Philippine3) kế hoạch của Chokosi

14. Kiểu hoạt động với Chokosi dường như là kiểu phù hợp đối vớia) việc truyền giáo trong thành phố giữa vòng những người thuộc nhiều tầng lớp.b) việc truyền giáo cho các ngôi làng giữa vòng những người thuộc nhiều bộ tộcc) việc truyền giáo trong các làng thuộc một bộ tộc riêng biệtd) một loạt các buổi dạy Kinh Thánh kéo dài 12 tuần trong các thôn xóm.

Mục tiêu 6: Nhận biết sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong việc hoạch định và hoàn thành chức vụ của bạn .

Hãy Để Thánh Linh Dẫn Dắt Bạn Xem lại sách của Hodges 131 - 134

Rốt lại, trong mọi hoạch định của bạn, hãy để Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn. Nhiều khi Ngài sẽ dẫn dắt bạn đến việc thay đổi hoặc điều chỉnh các kế hoạch của mình. Hãy nhạy cảm trước sự dẫn đắt của Ngài. Hãy lệ thuộc vào Ngài. Khi Ngài dẫn đắt, Ngài cũng sẽ ban năng quyền cho bạn để thực hiện điều Ngài bảo bạn làm. Ngài sẽ làm việc trong những người tiếp nhận sứ điệp và giúp họ nhận biết lẽ thật. Ngài sẽ biến đổi đời sống của họ, chữa lành các thân thể bệnh tật, đem lại đắc thắng từ những điều dường như thất bại. Ngài muốn hướng dẫn bạn đến đúng chỗ vào đúng thời điểm, dẫn dắt bạn đến đúng người và ban cho bạn đúng sứ điệp dành cho mỗi người.

15. Trong tất cả những điều đóng góp vào sự tăng trưởng của Hội Thánh, điều chính yếu nhất là:a) giảng truyền Tin lànhb) sự dẫn dắt của Đức Thánh Linhc) chứng đạo từ nhà đến nhàd) bất cứ các chương trình truyền giảng nào.

Chúng tôi cầu nguyện để Chúa chúc phước cho bạn khi tuân theo sự dẫn dắt của Ngài. Nguyện Đức Chúa Cha (là Đấng truyền rằng mọi người đều sẽ đến để nhận biết lẽ thật) Đức Chúa Con (là Đấng đã đến trong hình hài con người để cứu rỗi con người bởi sự chết chuộc tội của Ngài và đã truyền bảo chúng ta hãy đi và môn

Page 284: Chien luot ht tang truong

đệ hóa muôn dân) và Đức Thánh Linh (là Đấng cáo trách về tội lỗi, về sự thánh khiết, và ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng) ban cho chúng ta hết thảy sự can đảm về những xác quyết của chúng ta hầu cho chúng ta có thể ra đi trong quyền năng của Ngài và được chứng kiến Hội thánh của Ngài được xây dựng và nhân bội khắp nơi trên thế giới. Nguyện xin nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Ngài đời đời, vô cùng A men.

Công tác đặc biệt

Nếu có thể hãy nói chuyện với một số các Mục sư hoặc các nhân sự Cơ đốc khác về các mục tiêu và các kế hoạch dành cho việc truyền giáo và sự tăng trưởng của Hội thánh. Điền vào bảng tường thuật của bạn.

Những công tác đặc biệt nầy dẫn đến công tác ngoại khóa đôí với bạn. Tôi mong rằng trong tiến trình bạn sẽ hình thành thói quen nghiên cứu các điều kiện để thấy cách áp dụng chiến lược bạn đã học hỏi. Nguyện bạn tiếp tục xem xét cánh đồng của bạn bằng "con mắt của sự tăng trưởng Hội thánh" để thấy rõ điều Chúa Cứu Thế muốn bạn làm để giúp gây dựng Hội thánh Ngài.

Bài tự trắc nghiệm Câu Đúng Sai. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước mỗi câu đúng. Viết chữ S nếu thấy sai...... 1.Làm chứng từ nhà nầy sang nhà khác và phân phát văn phẩm là những cách để truyền giáo cho một thành phố và xác định được những người hưởng ứng...... 2. Sự đóng góp chính yếu hơn hết đối với sự tăng trưởng Hội thánh là quyền năng và sự chỉ dẫn của Đức Chúa Thánh Linh...... 3. Việc ấn định các mục tiêu khó khăn có nghĩa là cần phải có sự nổ lực lớn lao hơn và sự cầu nguyện sốt sắng hơn để đạt được các mục tiêu...... 4. Những thuộc viên Hôị thánh không thuộc linh lắm thì không nên tham dự vào việc đi ra truyền giáo...... 5. Các vị trí chiến lược không phải là những điều kiện quan trọng nhất cần xem xét trong việc thành lập Hội thánh mới...... 6. Không cần có nhu cầu đặc biệt dành cho việc xác lập các sự ưu tiên hoặc lập các kế hoạch cụ thể nếu như đã dành nhiều thì giờ cầu nguyện và chờ đợi sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời...... 7. Quyền ưu tiên nghĩa là được ban cho sự ưu tiên về tầm quan trọng..... 8. Chiến lược được Chúa Giêxu bạn trong Cong Cv 1:8 để giảng Tin lành cũng giống như chiến lược dành cho các nhân sự trong Hội thánh khắp thế giới ngày nay..... 9. Các mục tiêu phụ chỉ dẫn chúng ta đến các mục tiêu chính vì vậy không cần phải rõ ràng hoặc tuân giữ một cách nghiêm nhặt.... 10. Một sự thách thức đầy hào hứng để làm việc cho Chúa sẽ đạt được mục tiêu

Page 285: Chien luot ht tang truong

giống như hoạt động hướng về các mục tiêu đã ấn định..... 11. Các mục tiêu nên được ấn định theo một mức có thể đạt được, hàu có thể đạt đến không cần quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời..... 12. Một mục tiêu cụ thể phải gồm cả điều kiện được định rõ và giới hạn về thời điểm để đạt đến nó..... 13. Sự từng trãi sẽ giúp một nhân sự nhận ra tính phù hợp của các mục tiêu..... 14. Không đạt đến được mục tiêu cho thấy đã có một sự chọn lựa kém cõi và nên thay đổi..... 15. Sự lãnh đạo tốt và chứng đạo cá nhân là hai yếu tố trong sự tăng trưởng của Hội thánh.... 16. Các kế hoạch và các phương pháp để vận hành tốt trong một cộng đồng, thì cũng sẽ có thành công tương tự trong bất cứ một cộng đồng hoặc một nền văn hóa khác.... 17. Sự dễ tiếp nhận của dân chúng đối với Tin lành tuỳ thuộc vào tính phù hợp của phương pháp dành cho một vùng dân cư riêng biệt..... 18. Trong một Hội thánh sâu nhiệm về mặt thuộc linh thì sự ưu tiên cao nhất trong tuơng lai là dành cho hoạt động xã hội mở rộng..... 19. Nếu các mục tiêu phải lẽ chưa được ấn định thì sẽ không có sự tang trưởng đáng chú ý..... 20. Để đạt được điều tốt nhất trong đời sống thì phải có các mục tiêu cụ thể được lập vào đúng thời điểm cùng với những con người thích hợp và các phương pháp thích đáng

Đánh Giá Đơn Vị 4 Và Kỳ Thi Cuối Khóa

Bây giờ bạn đã kết thúc mọi công việc trong bài nghiên cứu nầy. Ôn kỹ từ bài 12 đến 15 rồi trả lời các câu hỏi trong phần đánh giá tiến bộ Đơn vị 4. Gởi tờ bài làm và tất cả các tài liệu nào đã được nêu rõ ngoài bìa tập học viên cho hướng dẫn viên ICI của bạn. Nếu bạn chưa thực hiện điều đó, hãy sắp xếp với hướng dẫn viên ICI của bạn để làm bài thi cuối khóa càng sớm càng tốt. Để làm bài thi cuối khóa, bạn hãy học các bài tự trắc nghiệm, và các phần đánh giá đơn vị. Ôn lại nội dung bài học nào cần thiết để nhắc bạn nhớ lại. Nếu bạn ôn kỹ và có khả năng hoàn thành các mục tiêu, thì bạn sẽ không gặp khó khăn gì để thi đỗ trong kỳ thi cuối khóa.

GIẢI ĐÁP 1 c) theo tinh thần Kinh Thánh, cụ thể và có thể đạt được

2. a. 3) Cong Cv 10:34-48b. 1) LuLc 4:18-19c. 3) Cong Cv 10:34-48d. 2) GiGa 20:21-22

Page 286: Chien luot ht tang truong

e. 1) LuLc 4:18-19f.1) 4:18-19

3 b) kết quả rút kém nhiều so với tiên liệu

4. Câu trả lời của bạn. Tất cả đều tốt, nhưng không phải tất cả đều có thể đạt được trong khu vực bạn đang sống.

5. Để bảng danh mục nầy như là một vấn đề của sự cầu nguyện và hoạt động hướng đến mục tiêu bạn đã ấn định.

6. a. Saib. Đúngc. Đúngd. Đúnge. Saif. Sai

7. b) đó là một trung tâm chiến lược cho toàn vùng.

8. a. Đúngb. Đúng c. Said. Saie. Sai

9. tìm cách đưa hết thảy họ dự phần vào việc hoạch định và hoạt động trong công cuộc ra đi truyền giáo.

10. Bất cứ năm kiểu nào dưới đây: các cuộc quy đạo ở tại Hội thánh địa phương, nhân bội các tế bào trong Hội thánh địa phương, Hội thánh tách ra bởi các nan đề, sự phân chia để bắt đầu các Hội thánh mới, Hội thánh mẹ thành lập các Hội thánh mới, các nhà truyền giáo tiên phong thành lập các Hội Thánh mới, các trường học Cơ đốc các chiến dịch và sự chăm sóc sau đó.

11. a. 3) các hội truyền giáo đầu tiên ở tại Rhodesiab. 4) Yonggi Cho ở tại Seoul, Hàn quốc c. 2) Các Hội Thánh ở tại Aracaju, Brazild. 1) ICI làm việc với các Hội thánh ở tại nhiều quốc giae. 2) các Hội thánh ở tại Aracaju, Brazilf. 4) Yonggi Cho ở Seoul, Hàn quốc

12. c) Mỗi nhân sự sử dụng kiểu sửa đổi của mình cho phù hợp dựa theo một nguyên tắc cơ bản.

Page 287: Chien luot ht tang truong

13. a. 2) kế hoạch Philippineb. 3) kế hoạch Chokosic. 1) kế hoạch Sevavd. 2) kế hoạch Philippinee. 1) kế hoạch Sevavf. 2) kế hoạch Philippine

14. c) truyền giáo trong các làng thuộc một bộ tộc riêng biệt.

15. b) sự dẫn dắt của Thánh Linh

Từ Vựng

Cột bên phải liệt kê bài học sử dụng từ này.- An ủi: làm cho sầu khổ hoặc cảm giác mất mác của ai đó vơi đi- Bản xứ: bắt nguồn hoặc được tạo ra cách tự nhiên tại một vùng riêng biệt- Bắt chước: đi theo một kiểu mẫu hay một mẫu mực- Bắt đầu: có liên quan đến việc bắt đầu, được đặt ở đầu- Bị sụp đổ: một quyết định đổ xuống bất lực hoặc bất tỉnh, ngã đổ thành một đống hỗn độn hoặc bị san bằng bởi sức mạnh của áp lực bên ngoài.- Bị tràn ngập: bị đầy tràn đến nỗi không thể chứa thêm nữa.- Biết đọc, biết viết: người có thể đọc và viết được- Bình đẳng hóa: một thiết bị đem lại sự phân phát như nhau- Bổ sung: điền vào: điều gì làm cho hoàn tất- Bộ phận: một mảnh riêng biệt của vật gì đó; được chia ra thành từng mảnh- Bội đạo: chống lại đức tin tôn giáo của một người- Buông thả: quá chiều theo những sự thèm khát, ham muốn hoặc ý thích bộc phát của mình.- Cá biệt: một sự việc hay chi tiết riêng tư- Cách đặc trưng: các đặc điểm hoặc các phẩm chất để phân biệt- Các tập tục: những phong tục cố định, ràng buôt về luân lý của tập thể riêng biệt- Các thập niên: một nhóm hoặc bộ gồm 10, một giai đoạn 10 năm.- Các ứng viên: những người khao khát hoặc đủ tư cách đối với một chức vụ hoặc một phần thưởng.- Chẩn đoán: xác định nguyên nhân của một hoàn cảnh, tình trạng, hoặc một nan đề.- Chế độ đa thê (phu): việc kết hôn mà người chồng hoặc vợ, cùng một lần có hơn một người phối ngẫu.- Chính sách trung lập: một chính sách không một vấn đề này mà cũng không theo vấn đề khác.

Page 288: Chien luot ht tang truong

- Chủ nghĩa tương đối: một quan điểm nói rằng điều gì đúng hay tốt lành đều tùy thuộc nơi một cá nhân hay tập thể đang nắm giữ các quan điểm đó; đều đúng với một tập thể này chưa chắc đã tốt đối với một tập thể khác.- Chuỗi: một loạt biến cố liên tục được nối tiếp nhau.- Chuẩn mực: một tiêu chuẩn dựa vào đó các quyết định hoặc sự phán đoán được đặc cơ sở.- Chưa từng thấy: chưa từng xảy ra trước đây- Chứng tỏ: một sự thể hiện ra bên ngoài có nhiều hơn một ví dụ - Có chất lượng: có liên đến hoặc dự phần vào một mức độ hoàn hảo hoặc ưu việt.- Có thiện cảm: nhạy cảm trước những tình cảm của người khác.- Có tính quyết định: điều quan trọng để quyết định một nan đề hay một vấn đề nghiêm trọng.- Cộng đoàn: một nhóm người trong xã hội, trong đó, mọi thành viên đều có chung một điều gì đó.- Con cháu: sinh sản từ một vị tổ tiên hoặc một nguồn gốc.- Công bố: một lời thông báo chính thức, trịnh trọng và công khai- Cơ giới hóa: cung cấp sức mạnh cơ giới hóa hoặc kỹ thuật cơ giới hóa để đạt được một kết quả.- Cơ thể: một vật sống- Dao động: di chuyển tới lui; chuyển động từ mặt này sang mặt kia hoặc từ đỉnh xuống tới đáy.- Dân cư: toàn bộ số dân chúng trong một nước hoặc một vùng.- Dập tắt: làm cho ngột ngạt, trấn áp; ngăn chặn sự hoạt động hay sự phát triển bình thường.- Dễ nghi ngờ: không tin cậy, không chắc chắn, đầy nghi vấn.- Dễ tiếp nhận: cởi mở và dễ đáp ứng với các ý kiến hoặc lời đề nghị.- Do ân tứ: gây ra bởi quyền năng phi thường của Đức Thánh Linh để làm ích cho Hội Thánh.- Dự đoán: nói trước dựa trên cơ sở của việc quan sát hoặc có lý về khoa học.- Đấu thủ: người ở trong trận tranh tài với một người khác- Đầy vất vả: cần có sức lực và nghị lực- Điều bộ: sử dụng những cử động của cơ thể để diễn tả một ý tưởng hoặc suy nghĩ.- Đô thị: liên hệ đến một thành phố- Độc tài: tập trung quyền hành vào một người lãnh đạo hoặc một nhóm tinh hoa.- Đồng thời: hiện diện hoặc xảy ra trong cùng một thời gian.- Động cơ: các nhu cầu hoặc những ao ước khiến cho một người hành động hay thực hiện điều gì đó.- Đủ tư cách: có năng lực để thực hiện một hành động hay một nhiệm vụ nào đó.- Đưa vào thực hiện: đảm bảo sự hoàn thành thật sự bằng các phương tiện cụ thể.

Page 289: Chien luot ht tang truong

- Được đếm với: sự cho phép hoặc khả năng để sử dụng; được phép, tự do, hoặc có quyền tới lui.- Được giải hòa: được khôi phục tình bạn hay sự hòa thuận.- akkaleo (kêu gọi): kêu gọi- ekklesia (Hội thánh): một sự tụ tập hoặc một hội chúng.- Gây chia rẽ: tạo ra sự bất hòa hoặc chia rẽ.- Gia tộc: gia đình mở rộng- Giả mạo: sự phân biệt giữa điều thật sự có và điều giả vờ.- Giai đoạn: một trạng thái nhất định trong một chu trình thay đổi trở đi trở lại đều đặn.- Giải pháp: quá trình giải quyết một vấn đề, một sự giải thích hoặc sự giải đáp cho một vấn đề.- Giao lưu văn hóa: một tình trạng hiện hữu cách phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác nhau và nhiều địa điểm khác.- Giáo dân: khối lượng người được phân biệt với hàng giáo phẩm của họ.- Hàng hóa: vật gì có ích hoặc có giá trị- Hạt nhân: trung tâm hoặc cố lõi của sự hoạt động.- Hấp dẫn: một điều gì đó có sức mạnh hoặc khả năng thu hút.- Harijan: thuộc viên của nhóm người không có đẳng cấp ở An Độ, từ này được Gandhi sử dụng cách đặc biệt để xem họ như là “dân sự của Thượng Đế”.- Hệ tư tưởng: một nhóm, khái niệm có hệ thống, đặc biệt nói về đời người hoặc về văn hóa của con người.- Hiện diện: có tồn tại hoặc có sự sống trong không gian hoặc thời gian- Hiện trạng: tình trạng hiện hữu của các vấn đề hay các hoàn cảnh, giống nhau các vấn đề hiện nay.- Hiện tượng: các biến cố hoặc việc xảy ra rất hiếm hoi hay bất thường.- Hợp lý hóa: đưa ra các nguyên nhân khả dĩ nhưng không thật đối với biến cố nào đó.- Huy động: đưa vào trong một phong trào hay một hành động; tập hợp lại và chuẩn bị sẵn sàng để hành động.- Kairos (đúng thời điểm): thời điểm thích hợp hoặc phải lẽ.- Kết cấu: sự kết hợp hoặc sắp xếp các bộ phận của tổng thể.- Khác nhau: việc có một số những khía cạnh hoặc đặc điểm khác nhau.- Khán giả: những người nhìn xem hoặc thưởng thức nhưng không tham dự.- Khôi phục: tiến trình hoàn lại tình trạng hoặc khả năng trước đây.- Không đáp ứng: không trả lời hoặc không phản ứng.- Không thể đảo ngược: không có khả năng quay trở lại, bỏ qua một bên hoặc tránh né, không thể thay đổi.- Kỹ thuật: áp dụng kiến thức khoa học vào các mục đích thực tiễn; các phương tiện được sử dụng để sản xuất vật chất cho con người.

Page 290: Chien luot ht tang truong

- Lai thế học: đề cập đến số phận chung cuộc của con người và của thế giới- Lan tràn: lớn lên hoặc phát đạt, đạt đến mức phát triển cao.- Lòng yêu nước: yêu mến hoặc tận tụy cho đất nước mình.- Luân phiên: thay đổi từ cái này sang cái khác cách lặp đi lặp lại.- Mang danh nghĩa: trở thành cái gì đó chỉ bằng tên gọi mà thôi.- Mạng lệnh: sai đi có mục đích, hoặc được sai đi với một mục đích.- Mật độ dân số: số trung bình các cá nhân hoặc các đơn vị ở mỗi đơn vị không gian.- Màu da: màu sắc và bề ngoài của làn da đặc biệt là trên khuôn mặt.- Môi trường sống: những hoàn cảnh, những vấn đề, hoặc điều kiện sống chung quanh một người- Môn rodeos: các trận đấu có cỡi bò và quăng dây bắt bò con.- Một cách công bằng: cư xử một cách ngay thẳng và bình đẳng với tất cả những gì có liên quan.- Một cách cân xứng: ở trong một tầm cỡ hoặc mức độ có liên quan đến các bộ phận khác.- Nảy mầm: bắt đầu tăng trưởng; được hình thành; đem lại sứ phát triển.- Năng động lực: hoạt động sinh sôi liên tục như thường.- Nên: được nói ra bởi những động cơ thiết thực.- Nền công nghiệp hóa: chuyển đổi thành một doanh nghiệp phát triển cao hoặc sự phát triển sản xuất.- Ngăn chặn: làm cho phẳng, kiềm chế, ngăn chặn sự hoạt động bình thường.- Người đồng lao: một anh em cùng làm việc.- Người theo vạn vật hữu linh thuyết: những người tin rằng sự sống nằm trong thiên nhiên; gán cuộc sống có ý thức cho các vật thể trong thiên nhiên.- Người thuộc phái bất khả tri: người có quan niệm rằng không thể biết được gì về Đức Chúa Trời.- Người tiền nhiệm: những người trước kia đã nắm giữ các địa vị hoặc chức vụ mà bây giờ những người khác đang nắm giữ.- Người vô thần: người phủ nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời.- Nhà quý tộc: thành viên của một nhóm người được xem là ưu việt.- Nhân viên: tập thể những người được một tổ chức văn phòng, hoặc một xí nghiệp thuê.- Nhân loại học: môn nghiên cứu về con người trong mối quan hệ xã hội và văn hóa của người ấy.- Nhóm tinh hoa: một nhóm người ưu việt về mặt xã hội.- Những hoàn cảnh: các tình trạng hoặc các chi tiết xảy ra mà người ta khó kiểm soát được.- Những chuyên gia: những người tự cống hiến vào một nghề nghiệp hoặc một ngành nghiên cứu đặc biệt.

Page 291: Chien luot ht tang truong

- Những mục tiêu: các mục tiêu không quan trọng dẫn đến các mục tiêu quan trọng.- Những sự kiêng kỵ: những cấm kỵ được dựng lên do các phong tục xã hội của một hệ thống văn hóa.- Nổ lực: dành sự cố gắng hoặc năng lực nghiêm túc- Phân biệt đối xử: nhận biết những khác biệt giữa hai đối tượng như nhau.- Phỏng chừng: gần chính xác, không chính xác.- Phỏng vấn: một buổi gặp mặt để phỏng vấn thông tin từ một người nào đó.- Phụ: kém quan trọng.- Phụ thêm: điều gì làm cho thêm vào.- Phương pháp: các phương cách khéo léo khi thực hiện một việc đặc biệt nào đó.- Quốc tế: bao gồm dân chúng từ khắp thế giới.- Quyền ưu tiên: được ưu tiên về tầm quan trọng.- Quyết liệt: với năng lực mạnh mẽ.- Số phận: quá trình hoặc các sự kiện được định trước thường vẫn là sức mạnh không thể cưỡng lại được.- Sơ khai: giai đoạn đầu trong quá trình phát triển, lui lại về thời điểm trước tiên.- Sự ăn mòn: hoạt động liên quan đến việc trở nên lồi lõm, không đều hoặc tiêu mòn đi- Sự bằng nhau: bằng nhau hoặc có cùng giá trị, cùng sự đo lường cùng số lượng- Sự bình đẳng: lòng tin nơi sự bằng nhau của con người sự tôn trọng về các quyền lợi và các đặc quyền về mặt xã hội, chính trị và kinh tế- Sự bóc lột: được lợi do sự hao tổn của người khác, sử dụng người khác để kiếm lợi, kiếm địa vị hoặc của cải cho chính mình.- Sự buồn chán: sự buồn bã, cảm thấy bị thất vọng, không hoạt động nỗi, bất hạnh.- Sự chú tâm: hoàn toàn bị thu hút trong tâm trí hoặc trong những điều quan tâm.- Sự chung chạ tình dục: bao gồm nhiều người và không nghiêm túc với một người hoặc một bạn tình.- Sự di trú: di chuyển từ một hạt, một nơi chốn, hoặc một địa điểm đến một vị trí khác.- Sự định hướng: trở nên quen thuộc với nơi chốn hoặc một điều gì đó.- Sự đô thị hóa: thay đổi từ đời sống nông thôn sang những đặc điểm của đời sống của thành phố.- Sự đồi bại về tình dục: xoay khỏi cách cư xử bình thường về tính dục.- Sự liên quan: mối tương quan với hoặc việc liên hệ đến một vấn đề kề cận, nhất là về tầm quan trọng xã hội.- Sự nhất định: hành động giữa một chỗ đứng kiên quyết cứ giữ vững một tính cách kiên trì. - Sự phản bội: toan lật đổ chính quyền hoặc nhà nước mà mình phải trung thành.- Sự phản ứng: đáp ứng hoặc một hành động được bắt đầu do có một hành động

Page 292: Chien luot ht tang truong

hoặc một sức mạnh khác.- Sự truyền thông: một sứ điệp bằng miệng hoặc viết ra nơi nguồn thông tin được trao đổi giữa những cá nhân hoặc các tập thể- Sự trung thành: sự tận tụy hoặc sự trung thành đối với một người, một tập thể hoặc một chính nghĩa.- Sự xa lánh: cảm giác tách biệt.- Tai hại: có liên quan đến hoặc gây ra đau khổ hoặc tai ương- Tham khảo ý kiến: xin lời khuyên- Thảm họa: một tai họa ghê gớm hoặc biến cố thình lình gây ra sự tổn hại rất lớn.- Thâm nhập: từ từ bước vào hoặc trở thành chính thức- Thất vọng: có những cảm giác không an toàn, nản lòng hoặc không thỏa lòng.- Thay đổi: thực hiện những thay đổi- Thần học: liên quan đến môn học về Đức Chúa Trời hoặc những sự dạy dỗ về tôn giáo.- Thể thức: một kiểu hay một dạng cụ thể. - Theo đạo: từ một tôn giáo hoặc niềm tin khác chuyển sang một tôn giáo khác bởi những sự thuyết phục đặc biệt.- Thiên vị: có khuynh hướng ưa thích một người nào đó hoặc một điều nào đó hơn người hoặc điều kia.- Thiểu số: nhóm người: một bộ phận trong dân số khác biệt đôi chút với những người khác.- Thị thực: chữ ký hoặc sự chấp thuận chính thức do cấp trên ghi trên giấy tờ, thường được sử dụng trên một thẻ hộ chiếu.- Thống kê: sưu tập các dữ liệu định lượng.- Thời kỳ tịnh dưỡng: một thời gian lấy lại sức khỏe và sức mạnh chậm chạp sau khi bệnh- Thuộc về chủ nghĩa cá nhân: những khả năng, những nhu cầu, hoặc những sự quan tâm riêng của con người nhất định tương phản với của một tập thể hoặc một tổ chức.- Thuật lại chi tiết: nói lại lần nữa cách chi tiết hơn.- Thuộc về kinh tế xã hội: liên quan đến sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội và kinh tế.- Tiềm năng: các khả năng đang thể hiện ra.- Tiền hôn nhân: tồn tại hoặc xảy ra trước hôn nhân.- Tính kinh tế: việc sử dụng các nguồn phương tiện cách cẩn thận, khôn khéo và có hiệu quả.- Tình trạng đồng tính luyến ái: thể hiện khao khát tình dục đối với một người có cùng phái tính.- Tối thượng: có quyền năng cao nhất- Trạng thái tĩnh: tỏ ra thay đổi không đáng kể.

Page 293: Chien luot ht tang truong

- Trợ cấp: một tài trợ về tiền bạc để giúp cho một công trình hữu ích công cộng.- Truyền thống: những mẫu mực suy nghĩ hoặc hành động được thừa hưởng trong các quan điểm xã hội hoặc văn hóa.- Từ khước: không chịu tuân theo, vâng phục hay công nhận thêm bất cứ điều gì nữa.- Tự nguyện: được bộc lộ mà không do các ảnh hưởng sức mạnh hoặc nguyên nhân ở bên ngoài.- Tượng trưng: một điều gì đó đại diện cho hoặc gợi nhớ đến một điều khác bởi lý do liên hệ, có sự liên kết, hoặc sự giống nhau tình cờ.- Ưu tiên: đứng đầu về cấp bậc, vị trí hay đặc quyền; đứng ở vị trí trên cùng trong danh sách các hoạt động hoặc sự phục vụ.- Ủy thác: một lệnh trang trọng từ vị thẩm phán bề trên hoặc người ở chức vụ bề trên truyền cho một người bề dưới.- Varnahrma: một thể chế đẳng cấp; một giai đoạn của đời người.- Về sự khiêu dâm: sách báo hoặc tranh ảnh có khuynh hướng làm khơi dậy những ham muốn hoặc phấn khích về tình dục- Vô cùng: không kết thúc; không có giới hạn- Vô giá: quý giá không thể lường được; cực kỳ quý giá.- Vô tích sự: một hành động vô ích, phục vụ không có mục đích hữu ích.- Xâm nhập: lan vào trong hoặc tiến vào bởi việc khắp phục được sự đề kháng.- Ý thức cộng đồng: khi các thành viên thuộc một đơn vị xã hội suy nghĩ về chính họ như một bộ tộc, một đẳng cấp một tầng lớp riêng rẽ.